Vì lớp học hiện không có nhà vệ sinh cho nên nên mỗi khi các cháu có nhu cầu đi đại tiện, các cô giáo đành để các cháu ở gần về nhà để “giải quyết”. Đó là tình cảnh éo le của cô trò lớp mầm non ở xóm Đồng Minh
Nhờ nhà vệ sinh, xin nước
Xóm Đồng Minh (xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cách trung tâm xã hơn 10km. Xóm Đồng Minh nằm sát biển, đến hơn 50% dân số sống nhờ vào nghề đánh bắt cá, việc mà đưa đón con đi học 20km mỗi ngày là điều rất khó khăn. Bởi vậy, từ khi có bậc học mầm non thì tất cả con em của xóm đều phải học tại chỗ. Lớp học mầm non được mượn từ nhà văn hóa ở xóm Đồng Minh, lớp chỉ đủ chỗ cho 2 lớp 4- 5 tuổi, còn các cháu nhà trẻ phải ở nhà.
Từ hơn 10 năm nay, nhà văn hóa xóm đã trở thành lớp học mẫu giáo. Hiện lớp mẫu giáo nhỡ có 49 em, mẫu giáo lớn có 25 em. Cô giáo Đặng Thị Song Hương (phụ trách lớp mẫu giáo lớn) đưa ổ khóa lớp học lên ngán ngẩm: “Cứ khoảng 1 vài tháng lại phải mua ổ khóa mới vì khóa bị ai đó đổ keo vào không mở được phải cắt đi”. Sân chơi của trẻ cũng chính là sân bóng chuyền của xóm. Thỉnh thoảng những trận thi đấu bóng chuyền vẫn diễn ra ngay trên sân mặc dù đang là giờ học của các cháu.
“Mới chiều qua đây thôi, mấy thanh niên đánh bóng chuyền gây ồn ào, ảnh hưởng đến các cháu. Chúng tôi ra nhắc nhở thì họ bảo đây là sân nhà văn hóa xóm chứ không phải là sân trường, chúng tôi phải gọi điện nhờ bác xóm trưởng ra can thiệp. Ồn quá, các cháu cũng không học được nên đành phải cho các cháu nghỉ tại chỗ”, cô Hương nói tiếp.
Sân chơi là sân chung nên dù mới được trang bị một số đồ chơi ngoài trời cho trẻ, các cô cũng đành ngậm ngùi cất trong phòng hoặc cho các cháu chơi trong nhà. Khi hai cô giáo khiêng được đồ chơi ra sân cho các cháu thì các anh chị lớn trong xóm cũng ùa ra, giành chơi với trẻ.
Hàng rào thấp nên nhiều anh chị lớn vẫn nhảy rào vào giành đồ chơi với các em mẫu giáo.
Hàng rào thấp nên nhiều anh chị lớn vẫn nhảy rào vào giành đồ chơi với các em mẫu giáo.
Nhưng cái khổ nhất mà cô và trò ở đây đang phải chịu đựng đó là không có công trình nước sạch cũng như công trình vệ sinh. Bởi vậy nhiệm vụ đầu tiên trong ngày của hai cô giáo sau khi mở cửa lớp là vào nhà dân xin nước. Mỗi cô mỗi thùng, kệ nệ xách vào thềm để có nước cho các cháu rửa tay. Mỗi ngày xin một nhà bởi xin mãi cũng ngại. Xin được ít nước nên cả cô lẫn trò phải sử dụng một tiết kiệm một cách tối đa.
Đi xin nước sạch cho các cháu dùng là công việc đầu tiên mỗi khi đến lớp của hai cô giáo mầm non tại điểm học nhờ nhà văn hóa này.
Đi xin nước sạch cho các cháu dùng là công việc đầu tiên mỗi khi đến lớp của hai cô giáo mầm non tại điểm học nhờ nhà văn hóa này.
Thiếu nước còn giải quyết được chứ không có công trình vệ sinh thì thực sự là "cực hình" đối với cô và trò. Các cháu buồn tiểu thì cho ra ngoài sân hoặc ra vệ đường. Cháu nào buồn đại tiện thì cho cháu tự đi về nhà.
“Một cô một lớp nên chỉ cháu nào nhà xa thì cô giáo phải chở về, cháu nào ở gần thì phải tự đi về. May là nhà gần nên cũng chưa có chuyện gì đáng tiếc xảy ra”, cô Lê Thị Hoài - giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ cho biết.
Cái nhu cầu chính đáng của các cháu dẫu sao cũng được giải quyết dẫu bất tiện và không an toàn cho trẻ nhưng các cô giáo lúc “bí” quá thì không biết làm thế nào. Chẳng lẽ ngày nào cũng xin vào nhà dân đi nhờ nên đành nhịn hoặc gửi lớp, chạy xe máy lên điểm trường khác cách đó hơn 1km để đi nhờ.
Có tiền cũng chịu
Cái khó, cái khổ của cô trò ở đây không phải là lãnh đạo địa phương, Ban giám hiệu Trường Mầm non Quỳnh Lập không biết nhưng cũng bất lực bởi có tiền nhưng không thể triển khai được dự án. “Trước khi năm học mới bắt đầu, Phòng Giáo dục huyện đã có dự án cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa xóm Đồng Minh và Minh Thành để các cháu có điều kiện học tập tốt hơn. Dự án có tổng kinh phí lên tới hơn 1 tỷ đồng. Hiện nhà văn hóa xóm Minh Thành đã được cải tạo, nâng cấp, điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo còn ở Đồng Minh thì lại không triển khai được do người dân không đồng ý”, ông Trương Quang Hương - Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lập cho hay.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/noi-kho-cua-co-tro-mam-non-dong-minh-nghe-khong-co-nha-ve-sinh.html