Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Những sự thật về con trẻ nên biết trước khi lớn


Bạn đã bao giờ ước được quay về làm một đứa trẻ vô tư không phải suy nghĩ gì hết? Thế nhưng, hầu hết những đứa trẻ nào cũng muốn mình nhanh chóng trở thành người lớn, bao gồm cả bé con của bạn. Hãy dạy cho bé về giá trị của những gì bé đang được hưởng thụ để trẻ không phải nuối tiếc khi lớn lên, bạn nhé.


Giờ ngủ trưa có thể thật quý giá
Con của bạn có thường trốn ngủ trưa? Nếu có, chắc hẳn sau này con sẽ hối tiếc những giấc ngủ trưa khi con lớn. Bọn trẻ thường không muốn ngủ trưa vì chúng nghĩ còn nhiều thứ thú vị khác để làm hơn giấc ngủ trưa nhàm chán kia, thế nhưng khi trẻ lớn lên, có gia đình và sinh con đầu lòng, con có thể đánh đổi tất cả để lấy 30 phút nghỉ ngơi.

Con sẽ biết quý tiền nếu con tự trả những thứ con muốn
Rất ít trẻ em hiểu được câu nói: “Cái này mắc quá!” khi ba mẹ từ chối mua cho chúng một món đồ nào đó. Đối với con, giá tiền chỉ là những con số, trẻ không hiểu như thế nào là mắc hay rẻ. Dĩ nhiên không cha mẹ nào muốn tạo áp lực chuyện tiền bạc lên con nhỏ nhưng ý thức được giá trị của đồng tiền là điều mọi đứa trẻ cần khi lớn lên. So sánh một cách tương đối chi phí của các vật dụng có thể là một gợi ý cho bạn, ví dụ như: “Không mua món đồ chơi này, Bi sẽ có thêm sữa uống trong 2 tuần.” Lưu ý là cần so sánh giữa thứ trẻ muốn có với thứ trẻ thích nhé. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể dạy con ngoan làm quen với việc tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua những thứ mình muốn.
Những chuyện “người lớn” không còn hấp dẫn
Một số đứa trẻ, đặc biệt là các cô cậu tuổi teen, thường nghĩ rằng người lớn có nhiều “đặc quyền”. Bất cứ chuyện gì ba mẹ và anh chị có thể làm mà mình thì không, trẻ sẽ cho rằng điều đó chắc hẳn rất tuyệt, bao gồm cả những điều như uống rượu, hút thuốc. Cho nên, trẻ sẽ không tin rằng có rất nhiều người lớn ghét uống rượu, hút thuốc nhưng họ vẫn buộc phải làm vì công việc hoặc vì quá áp lực và cần được giải tỏa.

MarryBaby




Thời gian trôi nhanh hơn theo độ tuổi của con
Khi còn là một đứa trẻ, bé có tất cả thời gian trên thế giới này, một tuần có thể thành một tháng, một tháng là một thế kỷ còn một năm thì lại càng dài vô tận. Ngay cả khi trẻ tới tuổi đến trường, những ngày nghỉ và ngày hè vẫn còn khá nhiều. Tuy nhiên, khi con học hết cấp 3, thời gian dường như trôi nhanh hơn, mọi thứ trở nên gấp gáp hơn một chút. Và khi con rời giảng đường Đại học, con sẽ nhận ra rằng một tuần có thể trôi nhanh cứ như một phút vậy. Những năm tháng tươi trẻ sẽ trôi qua rất nhanh, nếu con không ý thức được điều đó, con cũng sẽ không hiểu được giá trị của thời gian để sử dụng nó một cách hợp lý.

18 tuổi chưa hẳn là người lớn
Rất nhiều các cô cậu bé cấp 2, cấp 3 nghĩ rằng 18 tuổi là trưởng thành, là lúc được tự do làm mọi điều mình muốn mà không phải chịu sự quản lý của ba mẹ, vì thế, ai cũng mong đến năm 18 tuổi. Tuy nhiên, sự thật là con số 18 chẳng phải tấm vé thông hành vào một thế giới tuyệt vời. Con cái cần hiểu hai điều sau: Thứ nhất, sự trưởng thành không được đo bằng số tuổi, thực tế có những người đã 30 nhưng vẫn thiếu chín chắn so với một số người 20 tuổi; Thứ hai, quyền lợi luôn đi cùng trách nhiệm, khi con đủ lớn để làm những điều con muốn cũng đồng nghĩa con phải có trách nhiệm tương đương với bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Mọi thứ sẽ ngày càng tốt đẹp hơn
Khi một đứa trẻ bị bắt nạt ở trường vì quá mập, vì quần áo cũ kĩ hay vì kiểu tóc khác lạ, trẻ thường có cảm giác những chuyện tồi tệ này sẽ không bao giờ kết thúc. Đối với đầu óc non nớt của con, tất cả những gì trẻ biết là mình bị tổn thương, bị chọc ghẹo. Nếu một đứa trẻ lớn lên với sự ám ảnh của những chuyện trong quá khứ, trẻ sẽ khó phát triển hoàn thiện. Vì thế, đừng bao giờ quên dành thời gian dạy con ngoan bài học về sự lạc quan.

 


Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-su-ve-con-tre-nen-biet-truoc-khi-lon.html

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Cha mẹ có nên cho trẻ dùng điện thoại di động không?


Ngày càng nhiều phần mềm và tính năng hữu ích của điện thoại di động có thể giúp các bậc cha mẹ dễ dàng kiểm soát và quản lý con cái. Tuy nhiên, điện thoại di động cũng có thể là “cửa ngõ” để bé khám phá những điều chưa phù hợp với lứa tuổi của mình. Nên hay không nên cho con sử dụng điện thoại di động?





Điện thoại di động cho con – Tại sao không?
Ngay dưới đây là những lý do thuyết phục vì sao bé con nhà bạn nên có một chiếc điện thoại di động bên mình.
>> Không sợ lạc đường: Với smartphone và sự hướng dẫn sử dụng kỹ càng từ cha mẹ, trẻ sẽ không bao giờ sợ lạc đường. Nhờ tính năng chỉ đường rất hiệu quả của ứng dụng này, trẻ có thể dễ dàng tìm đường về nhà hoặc đến một địa điểm quen thuộc nào đó mà không phải hỏi những người lạ.

=> Sản phẩm tốt cho bé: Bập bênh nhựa

>>> Khuyến khích khả năng tự học: Điện thoại có thể dạy trẻ cách quản lý tài sản cũng chi tiêu hàng ngày. Nếu sử dụng điện thoại thông minh, các ứng dụng về giáo dục được phát hành với số lượng không hề nhỏ sẽ là kho kiến thức vô tận để trẻ khai thác và học tập.
>> Dễ dàng giữ liên lạc: Đối với nhiều bậc phụ huynh, điện thoại là phương tiện lý tưởng để giữ liên lạc với con em họ. Cha mẹ có thể gọi điện để kiểm tra trong khi trẻ cũng có thể tìm đến cha mẹ của chúng nhanh chóng khi có những tình huống ngoài dự kiến. Đối với các dòng smartphone (điện thoại thông minh), cha mẹ còn có thể theo dõi chính xác vị trí của trẻ để đảm bảo việc quản lý lịch trình của chúng.

>>> Tăng tính kết nối xã hội: Xã hội hóa là một bước quan trọng giúp định hình tính cách cũng như thành công của trẻ sau này. Với điện thoại, trẻ có thể giao lưu rộng rãi hơn, kết bạn cũng như thu xếp các tình huống xã hội dễ dàng hơn.

Cho trẻ dùng điện thoại di động – Cân nhắc kỹ
Luôn cùng tồn tại với phe ủng hộ cho trẻ dùng điện thoại di động là một lực lượng cũng hùng mạnh không kém trong việc phản đối cho bé yêu sử dụng điện thoại cầm tay bởi những lý do sau:
>> Nội dung không lành mạnh: Nạn tin nhắn rác hoành hành đồng nghĩa với việc trẻ cũng có nguy cơ bị kích thích trí tò mò bởi những nội dung “người lớn” trên đó. Với những chiếc điện thoại có thể truy cập mạng, sẽ là một tai họa nếu trẻ không truy cập đúng những nguồn thông tin cần thiết.

=> Sản phẩm tốt : bóng nhựa

>>> Khơi gợi lòng tham kẻ xấu: Nếu cho bé yêu sử dụng những loại điện thoại đắt tiền, bạn có thể vô tình khơi gợi lòng tham nơi kẻ gian – những kẻ có thể làm bất kỳ điều gì để đoạt tài sản có giá trị (là chiếc điện thoại di động) của con bạn.

>>> Tài khoản khó kiểm soát: Trẻ em thường rất kém trong việc kiểm soát tài chính. Những cuộc gọi, nhắn tin hay những trò chơi truyền hình có thể khiến người lớn méo mặt. Các ứng dụng trên smartphone cũng là một mối nguy cơ tiềm ẩn với trẻ bởi hầu hết những ứng dụng hấp dẫn trẻ đều có tính phí.

Nguy hiểm tiềm ẩn từ người lạ: Nếu trẻ nhắn tin hoặc chat trên điện thoại, bạn không thể chắc chắn được, ai đang ở đầu dây bên kia? Trẻ có thể đang nói chuyện với một người xấu. Ngoài ra, chúng cũng có thể chụp hình và chia sẻ với bất cứ ai.

Nên cho bé dùng điện thoại di động như thế nào?
Theo một báo cáo mới đây từ Lookout, 22% các phụ huynh tin rằng 10 tuổi là độ tuổi phù hợp cho trẻ bắt đầu sử dụng điện thoại. Mỗi trẻ trưởng thành ở một mức độ khác nhau. Do đó, trước khi sắm điện thoại cho trẻ, bạn nên cân nhắc xem chúng đã hiểu về các kỹ năng sử dụng chúng như thế nào? Nếu như 10 tuổi được xem là quá sớm để trẻ sử dụng điện thoại, hầu hết các bậcphụ huynh đều đồng ý rằng con họ nên sở hữu một chiếc điện thoại ở tuổi 16.

Việc đầu tiên nếu muốn cho trẻ dùng điện thoại, các bậc phụ huynh cần chọn thiết bị cho đúng. Bạn cần phải quyết định xem con bạn chỉ cần một chiếc điện thoại với nhu cầu cơ bản hay một chiếc điện thoại? Một chiếc “feature phone” với các tính năng nhắn tin, định vị, chụp hình và nghe nhạc, thêm một số game cơ bản hiện được bày bán khá nhiều trên thị trường có thể là lựa chọn hợp lý hơn cả. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể sử dụng dịch vụ hoặc các ứng dụng có sẵn trên thị trường để quản lý dữ liệu trên máy của trẻ, từ việc chặn các số điện thoạilạ hoặc chỉ cho phép liên lạc với những số mặc định, cài đặt thời gian, hạn chế quyền truy cập Internet, hạn chế dung lượng sử dụng…

Với một chiếc điện thoại di động dành cho con được sử dụng đúng cách và đúng hướng, nhiều phiền toái sẽ dần “di động” ra khỏi cuộc sống gia đình bạn để cho niềm hạnh phúc của cả nhà sẽ luôn “cố định” một cách vững bền.

Bảo My


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cha-co-nen-cho-tre-dung-dien-thoai-di-dong-khong.html

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Cách trị con ăn vạ có thể bạn chưa biết


Ai cũng chia sẻ rằng khi bé bước vào tuổi lên ba sẽ là sẽ bước vào giai đoạn: lì, bướng và khó bảo. Vì vậy các bậc làm cha mẹ nên chuẩn bị tinh thần trước để đối mặt vì đây là giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên ba” của trẻ. Trong đó, thói ăn vạ là điều dễ khiến nhiều phụ huynh "đau đầu"!





Thế nhưng khi con chưa bước vào tuổi lên ba, mẹ Nam đã thấy đuối vì con lì và khó bảo. Đặc biệt là cái tật hay ăn vạ thì làm cho cả ba, mẹ và ông bà nội vô cùng mệt mỏi. Không biết các mẹ có thường xuyên bị cái cảnh giống mẹ Nam không?

Đòi đồ chơi, không được: ăn vạ
Đòi quà bánh, không được: ăn vạ
Đòi theo bố mẹ, không được: ăn vạ
Không chịu đi học, bắt đi: ăn vạ
Không đi tắm, bắt đi: cũng ăn vạ

Nói chung lại là rất nhiều lí do nhỏ nhặt cũng có thể là cớ để cu cậu khóc cả tiếng đồng hồ khi đòi hỏi không được cấp nhận. Thậm chí nhiều khi còn tự hành hạ bản thân bằng cách: đập tay, tập chân, thậm chí đập cả đầu xuống nền nhà, không thì cố ý khóc, ho rồi ọe ra cho bằng hết cơm cháo…

Bởi vậy, nhiều khi cha mẹ xót con hoặc không muốn công toi công xúc cơm cho con nên đành chiều cho xong. Hay lúc đang bận việc gì đó thì cũng nhượng bộ con cho được việc. Nhưng những lúc đang bực bội trong người mà con cứ thế thì phát cáu lên và thế là cu cậu thế nào cũng bị cho ăn roi. Nhưng như cho con ăn roi có nghĩa là mình đang bất lực trước con cái. Và đôi khi còn bị ông bà mắng cho vì xót cháu khi mình hơi quá tay.

Đôi khi tính lơ đi để cho con biết mình không nhượng bộ thì cũng gặp vấn đề là ông bà sẽ chạy ra dỗ cháu, chiều cháu vì cho rằng nó khóc nhiều sẽ ốm ra. Thế là chứng nào tật nấy.

Sau khi tham khảo ý kiến của các mẹ có con cùng cảnh ngộ như thế, mẹ Nam đã rút ra được vào kinh nghiệm và bắt đầu lên chiến thuật với Bo:

Làm lơ: Lúc này mà dỗ thì chắc chắn không hiệu quả nếu bé chưa thỏa mãn được nhu cầu. Và nếu đánh mắng con thì chỉ làm cho cu cậu cảm thấy ức chế và sẽ lặp lại như cũ, đôi khi tần suất còn nhiều và mạnh hơn. Tốt nhất là các mẹ nên lơ đi. Nhưng làm được điều này thì đòi hỏi các mẹ cũng phải có thần kinh thép. Nhất là khi thấy con mình tự hành hạ bản thân.

Không nhượng bộ khi con ăn vạ: Dù bận hoặc nhà đang có khách, cũng không nhượng bộ con. Đừng sợ mất mặt với khách và chiều con. Vì với trẻ thì được lúc này sẽ được lúc khác. Như vậy càng khó dạy hơn.

Không để người khác xen vào: Nếu để cho ông bà hay bố nó lên tiếng bênh vực thì kể như hỏng. Cần phải thống nhất quan điểm là khi con ăn vạ mà mẹ xử lý thì ông bà cũng nên lơ đi.

Không nên bỏ qua: Việc lơ đi hành động của con lúc đó không có nghĩa là mình bỏ qua hành động của con. Sau khi mọi việc đã trở lại bình thường, các mẹ cần phải ôm bé và nói cho bé hiểu là vì sao mình không cho bé làm như thế, và làm như thế thì không được để bé hiểu vấn đề.

Sau khi áp dụng thử, cu cậu nhà mình ngày đầu khóc cả tiếng, mình cũng kệ, cho khóc đến khàn cổ luôn nhưng mình cũng nhất định không để ông bà và bố nó xen vào. Ngày thứ hai khóc ăn vạ tiếp, nhưng chỉ khóc khoảng 45 phút. Ngày thứ ba chỉ khoảng nửa tiếng, nhưng mình cũng vẫn áp dụng chính sách “mackeno”. Dần dần cu cậu đỡ hẳn, chắc thấy khóc mệt quá mà chẳng được tích sự gì.

Các mẹ nếu có con hay ăn vạ thì thử áp dụng chiêu này của mẹ Nam xem sao nhé! Nhưng khi áp dụng chiêu này thì các mẹ cần phải chuẩn bị cho mình thần kinh thép nhé!


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-tri-con-va-co-ban-chua-biet.html

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã cho con mình ăn quá nhiều


Mẹ băn khoăn liệu mình đã cho con ăn đủ chưa ? Vì thế các mẹ hãy thử nhìn lại những dấu hiệu dưới đây để xác định xem mình có cần phải giảm bớt lượng thực phẩm hay không nhé!





Trẻ nghịch đồ ăn và bỏ bữa

Dù bạn có nghiêm nghị nói rằng: “Ăn hết đồ ăn của con đi” cũng chẳng ích gì khi con bạn đã quá no. Nếu bé ăn uống uể oải, bạn hãy cho bé ngừng ăn lại để dạ dày cảm nhận đã no. Đừng có cố ép con ăn đến miếng cuối cùng chỉ vì bạn nghĩ con ăn chưa đủ.

Trẻ không cảm thấy đói khi đến bữa ăn

Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng các loại snack ăn “không no” nên tha hồ để con “ăn cho vui”. Hậu quả đến bữa ăn, trẻ đã đủ năng lượng nên không thấy đói. Bạn có biết nếu vào thập niên 70, trẻ con chỉ ăn quà vặt 1 lần/ngày thì nay chúng đã ăn số lượng lên đến gấp 3. Không chỉ bàn đến vấn đề con số mà hàm lượng dinh dưỡng trong các loại snack cũng đã tăng lên rất nhiều. Theo một nghiên cứu của trường đại học Bắc Carolina (University of North Carolina) cho biết, các loại thức ăn nhẹ chế biến sẵn ngày nay như bánh cookies, khoai tây chiên, bánh quy giòn… chứa hàm lượng đường và chất béo chiếm 28% trong chế độ dinh dưỡng của trẻ từ 2 – 6 tuổi và chiếm đến 35% của trẻ từ 7 – 12 tuổi.
Bạn cho bé ăn khẩu phần của người lớn

Trẻ con không cần ăn khẩu phần như người lớn vì chúng cần ít năng lượng hơn chúng ta so về mặt kích thước cơ thể. Có một mẹo vui nói rằng, người lớn đo lượng thức ăn bằng gang bàn tay (hoặc thức ăn cầm vừa tay 1 người lớn) thì trẻ con cũng vậy. Bạn hãy thử đổi cỡ dĩa, tô,… của bé bằng gang bàn tay của bé nhé!

Dỗ con bằng snack

Mỗi khi bé tức giận, căng thẳng, khóc mếu, cáu kỉnh, bạn lại đưa cho bé một gói snack để dỗ bé. Đây là điều cần chấm dứt ngay các mẹ nhé. Dù cho có hiệu quả thì chúng cũng khiến bé dễ béo phì. Lúc này, điều bé cần là một cái ôm, hay một ly nước mát để làm dịu cảm giác. Hãy thử mọi cách an toàn khác trước khi dỗ con bằng một gói snack béo ngậy.

Quần áo chật chội

Nếu chiều dài quần áo của con vẫn vậy nhưng chiều rộng trở nên chật chội ở ngực, bụng, vai,… xin chia buồn vì con bạn chỉ đang phát triển bề ngang mà thôi. Chắc chắn bé đang béo lên đấy các mẹ ạ. Nhiều cha mẹ dễ dãi với vài kilogram cân nặng tăng nhanh chóng của bé mà vẫn cho con ăn uống thỏa thích bởi tình thương con “mù quáng”.

Một đứa trẻ béo phì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy như: hoạt động chậm chạp, dễ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh tiểu đường khi lớn lên. Ngoài ra, chúng rất dễ bị những bạn bè trêu chọc và có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý khi ở tuổi teen… Trẻ con cần phát triển chiều cao hơn cân nặng, Nhớ chú ý điều này các mẹ nhé!


Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-dau-hieu-chung-ban-da-cho-con-minh-qua-nhieu.html

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Những trò chơi cho trẻ con khi nhà cúp điện



Khi nhà bị cúp điện, nhiều trẻ thường bị sợ hãi, khóc thét hoặc đơn giản, cả nhà sẽ không biết làm gì khi chiếc TV, máy tính, máy nghe nhạc... lúc này bỗng trở nên vô dụng. Những lúc này, sao mẹ không phát huy sự sáng tạo, óc hài hước và mang đến cho con những trò chơi thú vị khi xưa?



 Bắt chước điệu bộ

Ở trò này, mỗi thành viên sẽ phải thực hiện qua những cử chỉ, điệu bộ nào đó và những người khác sẽ phải đoán xem nhân vật nào trong gia đình đang được bắt chước. Ai là người đoán trúng nhanh nhất sẽ thắng và các thành viên còn lại phải làm theo yêu cầu của người chiến thắng. Trò này phù hợp với những trẻ (từ 3 tuổi trở lên) đã có sự quan sát và óc nhận thức nhất định. Nếu nhà cúp điện vào buổi tối thì các thành viên có thể giả tiếng, còn nếu mất điện vào ban ngày thì sẽ là bắt chước điệu bộ.

=> Chúng tôi cung cấp sản phẩm: chắn cầu thang cho bé

Nghệ thuật làm bóng

Đây là trò phổ biến nhất mỗi khi nhà cúp điện cũng như luôn tạo được sự thích thú nơi con trẻ vì những khám phá mới lạ từ ba mẹ đem lại. Chỉ với đôi bàn tay khéo léo, bạn có thể dắt con đi vào thế giới tưởng tượng đầy thú vị. Hãy từ tốn và khuyến khích bé làm theo. Đây sẽ là kỷ niệm tuổi thơ thú vị của bé cũng như trải nghiệm ngọt ngào về tình mẫu tử của bạn đó

Tiết mục kể chuyện

Hình ảnh quen thuộc ở những khoảnh khắc đèn điện đi vắng là các bé con cùng quây quần bên ba mẹ để mở to đôi mắt ngây thơ và chăm chú lắng nghe những câu chuyện cổ tích hoặc thần thoại ưa thích của chúng. Nếu bạn thường kể chuyện con nghe trước lúc đi ngủ thì hãy nhân dịp nhà mất điện mà khuyến mãi thêm cho con những câu chuyện thú vị. Ngoài ra, bạn cũng có thể khuyến khích trẻ tập đóng vai trò người kể chuyện và kể bạn nghe bất cứ mẩu chuyện nào mà bé nhớ. Đó có thể là hoạt động vui chơi ở trường hoặc những rắc rối trẻ nít của con. Dù cho đó là bất kỳ chuyện nào, việc bé tự kể liền mạch cũng giúp hoàn thiện khả năng ngôn từ và giao tiếp của trẻ.

Ghép hình cùng nhau

Không gì thu hút sự tập trung và nâng cao tinh thần đồng đội bằng việc cả nhà cùng chơi trò ghép hình. Bạn có thể tự ghép nhanh hơn bé rất nhiều nhưng hãy lùi về sau đóng vai trò cố vấn tìm những mảnh ghép phù hợp và động viên bé chinh phục dần từng mảng ghép. Ngoài tác dụng giải khuây và thư giãn cùng nhau trong lúc mất điện, đây còn là trò chơi kích thích sự phát triển trí não, tính chuyên cần cũng như sự tỉ mỉ của trẻ.

=> Sản phẩm: cầu trượt giá rẻ

Trổ tài hoạ sĩ

Mọi người sẽ chọn ra một chủ đề chung và phân công các thành viên cùng vẽ theo chủ đề chung ấy, với điều kiện là mỗi người sẽ vẽ phần của mình một cách bí mật. Ví dụ chủ đề chung được chọn là Buổi Cắm Trại, bố có thể được phân công vẽ cảnh mẹ nướng thịt; mẹ thì vẽ bố dựng lều ra sao, còn con thì vẽ khoảnh khắc đi nhặt củi. Xong xuôi, cả nhà cùng ghép lại thành một bức tranh tổng thể và tiếng cười sẽ vang lên sảng khoái khi thành viên này vẽ về thành viên khác một cách ngộ nghĩnh và hài hước.

Truy tìm kho báu

Mọi người sẽ đề cử ra một danh sách gồm những đồ vật cần tìm. Các đồ vật này nên nằm trong phạm vi an toàn và không đòi hỏi những nỗ lực phải leo trèo để tìm kiếm như muỗng gỗ, chén nhựa, khăn mặt, chìa khoá, gối ôm,…. Khi danh sách đã được thống nhất, lần lượt mỗi thành viên sẽ được quyền sử dụng đèn pin và hành trình săn tìm kho báu gia đình bắt đầu.

Trên đây chúng tôi chỉ gợi ý nho nhỏ cho hoạt động gia đình khi nhà mất điện. Bằng những sự sáng tạo và quan trọng hơn là tình yêu thương con tha thiết, có thể bạn sẽ còn nghĩ ra nhiều trò khác và đa dạng, hấp dẫn hơn. Khi đó đừng quên chia sẻ với Marry.vn và các bậc phụ huynh khác để mỗi khi rủi nhà bị điện tắt thì niềm vui sẽ lập tức được bật lên, bạn nhé!

Bảo My



Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-tro-choi-cho-tre-con-khi-nha-cup-dien.html

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Bố mẹ làm thế nào để giúp con bỏ thói quen bắt chước


Trẻ nhỏ thường bắt chước mọi người rất nhanh, cả điều tốt lẫn điều xấu, điều không hay. Vì trẻ lúc này vẫn chưa phân biệt được điều đúng sai để mà học theo. Tuy nhiên, để trẻ chỉ học và làm theo những điều tốt thì không phải là điều đơn giản. Mời các bạn tham khảo một số thông tin sau:





Học rất nhanh cả điều xấu lẫn tốt

Anh Phạm Minh Tiến ở Nam Định làm kỹ sư xây dựng chia sẻ câu chuyện của con trai mình: “Con tôi rất hiếu động thích học hỏi và làm theo người lớn. Một hôm cháu thấy trong nhà có bộ bài Tây liền rủ bố chơi cùng. Tôi hơi ngạc nhiên vì trước giờ không ai dạy cháu chơi đánh bài cả. Tôi liền ngồi chơi với cháu để xem sao thì thấy cháu cũng chia bài cho cả tôi rồi ngồi đánh. Mỗi khi rút ra một lá bài để đánh cháu thường hay kèm theo câu: “Mày nè! Mày nè!” khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Hỏi ra mới biết cháu thường ra trước nhà chơi và xem mấy đứa trẻ hàng xóm chơi đánh bài và học theo mấy câu nói đó. Ngay lập tức tôi cũng giả vờ đánh bài của mình nhưng mỗi lần đánh tôi nói kèm theo câu: “Thương nè! Thương nè!”. Cháu thấy tôi cứ liên tục nói “Thương nè” như thế thì cũng học theo nói: “Thương nè”.

Một lần khác cháu rủ bà ngoại chơi bài cùng, bà vui vẻ ngồi chơi với cháu. Một lúc sau cháu tát vào má bà mà kêu: “Mày nè”. Bà ngoại rất ngạc nhiên và nói lại với tôi. Tôi dò hỏi thì nghe cháu kể thấy mấy anh chơi bài làm như thế. Tôi liền giả vờ chơi với cháu trong lúc chơi tiếp tục nói: “Thương nè”. Một lát thì vuốt má cháu nói “Thương nè”. Sau lần đó cháu chơi với bà nội và vuốt ve má bà và nói: “Thương nè”, làm bà rất vui và khen cháu ngoan.”



Bé Quang Huy khi đi chơi công viên


Còn chị Phan Thị Kim Loan (Q. Bình Tân, TP.HCM) hiện là giảng viên chia sẻ thêm trường hợp bé nhà chị: “Bé Tina nhà tôi nay đã được 23 tháng tuổi. Bé học hỏi rất nhanh nên giờ đã biết làm một số việc nhỏ như quét nhà, lau bàn, ăn kẹo thì  bỏ rác vào giỏ. Mọi hành động và lời nói của người lớn bé đều học theo rất nhanh. Nhiều lúc trước khi đi ngủ ba bé ra lệnh cho mẹ theo khiểu đùa vui là: “Mẹ! Tắt đèn”. Ấy thế mà, tối hôm sau, bé nhà tôi vào mùng rồi và cũng lệnh cho mẹ y như thế “Mẹ! Tắt đèn” bằng giọng chắc nịch. Nhiều khi đi học ở nhà trẻ về bé chỉ vào mặt anh của bé bảo “ Lì lợm”, rồi đánh vào lòng bàn tay ba và nói “Lì lợm”.

Chia sẻ những sản phẩm : bập bênh nhựa cho bé

Tôi nghĩ có lẽ bé học được khi nghe cô giáo nhà trẻ mắng bạn ở lớp. Bé học hỏi người lớn nhanh như vậy tôi cảm thấy rất vui đồng thời cũng rất lo lắng vì điều tốt, điều xấu gì bé cũng học cả vì chưa biết phân biệt cái gì nên và không nên làm. Vì bé đang ở giai đoạn khám phá thế giới xung quanh nên không thể ngăn bé nghe, nhìn và học hỏi được.”

Vậy bố mẹ phải làm thế nào?

Như các bạn thấy đấy, trẻ nhỏ rất ham học hỏi thế giới xung quanh và tập làm theo mọi thứ mình nhìn thấy. Nhưng với trí não non nớt của trẻ thì vẫn chưa nhận biết được đâu là việc tốt, đâu là việc nên và không nên làm. Vậy bạn cần làm gì khi trẻ nhà bạn rơi vào trường hợp tương tự?

Anh Vĩnh chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Khi thấy trẻ tập theo những hành động xấu bạn đừng nên nóng vội, la mắng trẻ mà phải từ từ tìm hiểu trẻ đã học những điều ấy ở đâu. Vì trẻ còn nhỏ nên giải thích từ từ, tốt nhất là bẻ những việc ấy theo hướng tốt kết hợp việc lặp lại nhiều lần những hành động, lời nói đẹp để trẻ nghe, thấy nhiều thì ắt sẽ học theo.”

Còn với chị Kim Loan, sau khi quan sát và tìm hiểu những hành động và lời nói của bé chị đã làm những việc như sau:
  • Bàn với mọi người trong nhà nên chú ý hành xử trước mặt bé thật khéo léo, để tránh cho bé làm theo đôi khi không tốt.

  • Khi ra đường chỉ cho bé thấy những điều hay, đẹp và khuyến khích bé vỗ tay. Điều sai thì bảo là xấu, là hư và giải thích cho bé là không nên học theo.

  • Khi bé làm những hành động như ra lệnh cho mẹ, hay trừng mắt nói “Lì lợm” thì nói với trẻ là không tốt, khuyên trẻ đừng làm.


Sau những cố gắng như trên, chị Kim Loan thấy bé rất biết nghe lời người lớn. Khi ba mẹ dặn dò, khuyên bé làm gì bé cũng “Dạ”. Những lần sau không thấy bé có những hành động ra lệnh hay nói mọi người “Lì lợm” nữa.

Ông Đặng Trung Hậu, Giảng viên Quốc gia về Sức khỏe sinh sản, Cựu chuyên viên tư vấn Tâm lý trung tâm FDC bổ sung thêm: Trên thực tế, trẻ gần 2 tuổi chỉ biết nói bập bẹ. Ở lứa tuổi này, khả năng bắt chước của trẻ còn rất hạn chế. Ta có giải thích cho trẻ thì cũng không hiệu quả bằng lời nói đi chung với hành động. Hành động đi đôi với lời nói sẽ làm trẻ hiểu và làm theo hơn. Ví dụ như khi bạn dạy trẻ cách tắt đèn, bạn phải làm kèm theo hành động tắt đèn thì trẻ sẽ hiểu và làm theo được. Hoặc khi bạn tắm cho trẻ, thì dạy cho cách kỳ cọ và bôi xà bông luôn thì sẽ trẻ sẽ nhớ.

Sản phẩm tốt bảo vệ cho bé: chắn cầu thang cho bé

Còn với trẻ từ 3 tới 6 tuổi là tuổi bắt chước, có khi trẻ làm như thế này, và nói như thế kia, nhưng trẻ không hiểu hết hành động và lời nói của mình. Đồng thời, lứa tuổi này là giai đoạn hình thành cái nên nhân cách của trẻ, nên trường học thường dạy trẻ những điều chuẩn mực nhất từ cử chỉ tới lời nói. Và trẻ cũng học luôn các thói quen không tốt của cha mẹ, thầy cô giáo, những người xung quanh,… Và nhiều khi ta dạy trẻ làm thế này thế kia nhưng lại mâu thuẫn với mục đích của mình. Ví như như khi bạn nói con không được đánh bạn, nhưng bây giờ chính bạn lại đánh con cho con chừa… Như thế thì trẻ lại mâu thuẫn và sẽ học theo bố mẹ và khi thấy ai có lỗi thì đánh người đó. Các bậc cha mẹ cần chú ý những điều này khi dạy dỗ con.

Thu My – Thy Thy


Nguồn: http://dochoihahuy.com/bo-lam-nao-de-giup-con-bo-thoi-quen-bat-chuoc.html