Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Trẻ đổ mồ hôi nhiều thì là bệnh gì?

Bé ngủ trước quạt hay thậm chí ngủ trong phòng có máy lạnh mà vẫn đổ mồ hôi. Điều này có đáng lo ngại?




Theo thạc sĩ bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM, cho biết thì thân nhiệt trẻ nhỏ thường cao hơn người lớn.

Nếu như người lớn, cơ thể làm việc và vận động trong công việc khi đi làm, ăn uống nhưng cũng có lúc nghỉ ngơi thì ở trẻ nhỏ, các tế bào sinh trưởng làm việc liên tục cả khi bé thức và đang ngủ, để giúp bé phát triển thể chất. Do đó, việc bé ra mồ hôi nhiều (thải nhiệt) cũng là bình thường .



Tuy nhiên, những bé được thải nhiệt ra ngoài càng khó khăn thì trong lúc ngủ càng đổ mồ hôi nhiều. Ví dụ, trẻ bị thừa cân béo phì, khi đó lớp mỡ dày bao quanh cơ thể ngăn cản sự thải nhiệt qua da, do đó chúng ta thường thấy trẻ này đổ mồ hôi nhiều hơn.

Ngoài ra các bạn cũng nên tìm hiểu một số sản phẩm giúp ích cho bé phát triển như:

-đồ chơi ngoài trời mầm non
-cầu trượt giá rẻ
-nhà bóng cho bé

Ngoài ra, trẻ nhỏ đổ mồ hôi nhiều còn vì lý do khác, chẳng hạn do bệnh lý thường gặp nhất là thiếu canxi và vitamin D.

Cách nhận biết là cùng với hiện tượng đổ mồ hôi ở trẻ, trẻ có một số triệu chứng khác nhau như: nôn trớ, dễ tiêu chảy, ngủ không ngon giấc, khi ngủ các cơ tay, chân hơi bị giật. Nếu cộng thêm yếu tố là trẻ tăng trưởng chiều cao không đủ theo độ tuổi, chậm mọc răng nữa thì có thể xem đó là bệnh lý.

Một bệnh lý khác là rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ. Đa số các trường hợp này, trẻ thường đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân, đổ mồ hôi cả lúc ngủ và thức.

Trong trường hợp này, cha mẹ nên đứa bé đi khám để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp


P.N


Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-mo-hoi-nhieu-thi-la-benh-gi.html

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Có nên cho trẻ sơ sinh tập bơi?

 Với nhiều người Việt Nam, chuyện tập bơi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa tròn một tuổi là điều quá xa lạ với mọi người.



Thế nhưng, hình ảnh bì bõm của các thiên thần đã trở nên khá quen thuộc với nhiều bố mẹ phương Tây. Vậy, thực ra việc học bơi đem lại lợi ích gì cho bé ở tuổi nhỏ này?


sản phẩm : bệp bênh nhựa cho bé


Ở các nước phương Tây, cha mẹ rất quan tâm việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tập bơi. Ở Việt Nam thì không ít phụ huynh chưa dám. Cha mẹ nên biết, bơi là phản xạ tự nhiên của bé.


Nghe Ths - Bác sĩ Đinh Thạc (Trưởng Phòng Công tác Xã hội Bệnh viện Nhi Đồng 1) tư vấn


Bơi là phản xạ tự nhiên của bé. Ảnh minh họa: internet


Các chuyên gia chuyên tập bơi cho trẻ sơ sinh cho biết, chính môi trường lưỡng cư khi còn ở trong bụng mẹ đã giúp những đứa trẻ sơ sinh có được những phản xạ tự nhiên khi chúng được tiếp xúc với nước.


Các bé có thể tự đóng mở thành miệng và nắp thanh quản trong lúc bơi để ngăn cho nước không tràn vào phổi hoặc có thể đập tay, đạp chân để mình không bị nhấn chìm trong nước. Chính vì thế, các bé sơ sinh dưới 2 tháng tuổi khi cho vào bể nước có thể tự bơi mà không cần qua một lớp học hay đào tạo nào.


Tuy nhiên, vì bé chưa đủ nhận thức và cơ thể chưa đạt đến sự hoàn thiện về thể chất nên khi tập bơi cho bé phải làm sao để kích hoạt được khả năng nín thở và quẫy đạp.


Việc tập cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tiếp cận với môi trường nước sớm sẽ giúp trẻ có khả năng chống đuối nước, tuy nhiên, theo Ths - Bác sĩ Đinh Thạc, cần lưu ý:


- Tham khảo trên mạng những hướng dẫn.


- Đi khám bác sĩ Nhi khoa trước, vì có những trẻ rất sợ nước sẽ ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh hoặc trẻ có bệnh hen suyễn.


- Hãy họn cho bé hồ bơi an toàn vệ sinh, có thầy hướng dẫn, có người theo dõi, giám sát để khi có sự cố xảy ra ta kịp thời ứng cứu.


- Với trẻ từ 3 – 8 tháng tuổi, chỉ nên cho bé tập từ 7 – 10 phút/lần; với bé trên 1 tuổi thì có thể tăng từ 10 – 20 phút/lần.


- Nhiệt độ nước phải luôn cân bằng với nhiệt độ của bé (từ 36 – 380c), nên trang bị thêm cho bé ống bịt mũi, tai.


- Sau khi tắm nên làm vệ sinh tai, mắt cho bé. Nên cho bé đi khám tai, mắt định kỳ hàng tháng.


- Hồ bơi nên dùng riêng cho trẻ sơ sinh. Nếu phải tập bơi chung với những trẻ khác, phải đảm bảo đủ khoảng cách hai cánh tay người lớn.


sản phẩm bảo vệ tốt cho bé học mẫu giáo: thanh chắn cầu thang, bóng nhựa giá rẻ


Trẻ học bơi càng sớm thì càng nhanh biết bơi, tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ phát triển vượt trội về thể chất, giúp trẻ tự mình bảo vệ được mình khi gặp tai nạn dưới nước. Tuy nhiên, phải cần thời gian lâu dài nên phụ huynh phải kiên nhẫn trong việc luyện tập cho trẻ.




H.T


Nguồn: http://dochoihahuy.com/co-nen-cho-tre-sinh-tap-boi.html

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Trẻ sơ sinh cần bú bao nhiêu là đủ ?

Đây là thắc mắc của không ít bà mẹ, nhất là những mẹ có con đầu lòng.




Công thức đơn giản từ bác sĩ Đào Thị Yến Phi để các mẹ giúp con phát triển tốt từ những ngày đầu đời.

Khi nào cần cho bé bú ?

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu, khi bé đói.

Nhiều mẹ thường làm theo cách ‘con khóc mẹ mới cho bú’. Tuy nhiên khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.

Cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nóng quá, lạnh quá, vì phấn chấn quá hoặc buồn tẻ quá.

Các dấu hiệu cho thấy bé đã muốn bú như ngọ nguậy đầu, há miệng, lè lưỡi, cho bàn tay hoặc cả nắm tay vào miệng, chụm môi như đang bú hay rúc vào ti mẹ, thể hiện phản xạ tìm kiếm (miệng bé quay về phía có vật chạm vào má)...

Hình minh hoạ. Nguồn: internet




Cách tính lượng sữa cho bé bú hàng ngày

Một độc giả gửi thư về cho chương trình Kỹ năng làm cha mẹ. Chị cho biết con chị được 15 ngày tuổi, bé bú mẹ hoàn toàn nhưng rất ít bú. Khoảng 4 – 5 tiếng bé mới bú 1 cữ sữa, đêm bé ngủ cả đêm mà không đòi bú.

Theo thạc sĩ bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM, bé sơ sinh, trung bình một ngày tăng 50gr.

Vậy nên, sau mỗi tuần, mẹ cân bé để biết bé có lên ký đều không, bú có đủ lượng sữa cần thiết không?

Lượng sữa bú tối thiểu trong ngày sẽ thay đổi phụ thuộc vào cân nặng của bé.

Cách tính là lấy cân nặng hiện tại nhân với 100 ml để biết số ml sữa ít nhất bé bú trong 24 giờ. Cách tính này chỉ ở mức trung bình,  tùy theo nhu cầu, bé có thể bú nhiều hơn.

Trường hợp bé ngủ quá lâu, ngủ cả đêm không đòi bú sữa, mẹ nên đánh thức con dậy để con bú sữa.


Phương Nguyệt


Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-sinh-can-bu-bao-nhieu-la-du.html

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Giúp trẻ thoát khỏi “hội chứng bốn bức tường”

"Hội chứng nằm trong bốn bức tường" chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tật khúc xạ ngày càng tăng ở học sinh. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Xuân, khoa mắt bệnh viện quận Thủ Đức cho biết.




Theo bác sĩ Xuân, khảo sát trên địa bàn quận Thủ Đức có trên 46% học sinh bị tật khúc xạ.

"Thủ Đức là một quận vùng ven mà tỷ lệ đã rất cao, gần như một em phải đeo kính một em không. Ở các quận trung tâm thành phố hay các em học sinh ở các trường chuyên thì tỷ lệ càng cao hơn"- bác sĩ Xuân cho biết.

Do giải trí bằng game, truyện

"Mẹ, cho con chơi game sau khi học bài nha"- bé Trọng Nguyên (7 tuổi, Q. Thủ Đức) "ngả giá" với mẹ. Tất nhiên mẹ trả lời đồng ý liền sau đó. Không phải một lần, mà hầu như đó là thói quen "thương lượng" của bé với mẹ mỗi lần ngồi vào bàn học bài.

Cũng có nhiều gia đình không cần chờ con "ra giá" mà tự thưởng cho con với khi con có thái độ học tập nghiêm túc.

"Ráng làm tập xong hết đi, mẹ cho coi tivi"- chị Thu Sương (Q.Phú Nhuận) lâu lâu thưởng cho con như vậy. Hoặc cuối tuần, con muốn đi hồ bơi nhưng vì mẹ đơn thân, đi làm cả tuần mệt mỏi nên chỉ muốn ở nhà nghỉ ngơi nên "dụ" con: "thôi ở nhà mẹ cho mượn ipad chơi game", vậy là hai đứa con trai, một lớp 6, một lớp 4 dành nhau chiếc ipad chơi game ầm ĩ.

Và để cuộc chiến dừng lại, chị Sương cung cấp thêm một chiếc điện thoại, mỗi đứa cầm một cái chơi để chị được "yên thân".

Cứ thế, cả ba đứa trẻ nêu trên đều mang kính cận.

"Hội chứng bốn bức tường có nghĩa là trẻ chỉ sinh hoạt trong không gian hẹp của bốn bức tường. Ở trường cũng vậy, ở nhà cũng không khá hơn. Trẻ không có không gian để bản thân và cho mắt được thư giãn, được nhìn xa, nhắm mắt để nghỉ ngơi và điều tiết mắt. Trong bốn bức tường đó, trẻ học, học xong thì nhảy qua xem tivi hoặc giải trí bằng game hay đọc truyện… Chính vì vậy tỷ lệ trẻ bị tật khúc xạ ngày một gia tăng"- bác sĩ Xuân phân tích.

Bên cạnh đó, trong không gian bốn bức tường đó, còn có nhiều yếu tố làm cho mắt điều tiết "mệt" hơn. Như ánh sáng không đủ khiến mắt phải làm việc nhiều hơn, ánh sáng nhân tạo từ đèn điện, tivi, ipad, điện thoại… Hoặc bàn ghế cho trẻ không phù hợp độ cao của lứa tuổi khiến trẻ ngồi sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây tật khúc xạ.

Việc học tập của học sinh ngày nay lại nặng, tập trung nhìn gần trong một khoảng thời gian dài, cùng với việc thiếu không gian cho các hoạt động giải trí ngoài trời khiến đôi mắt phải làm việc liên tục. Ăn uống không đủ chất, không quan tâm chăm sóc mắt trong thời gian cũng là những tác nhân dẫn đến cận thị học đường.


Ánh sáng nhân tạo từ các thiết bị điện tử gây hại cho mắt trẻ- Ảnh minh họa internet


45 phút thì nghỉ 1 phút

Chính từ những nguyên nhân trên, bác sĩ Xuân khuyến cáo, cứ mỗi 45 phút hoạt động thì cho mắt nghỉ ngơi 1 phút bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn xa để mắt được điều tiết. Ở trường học, sau mỗi 45 phút giờ học thì trẻ có 5 phút giải lao, phụ huynh hoặc thầy cô nên khuyến khích không đọc hoặc làm gì khác ngoài việc ra sân trường cho mắt được thư giãn. Đây cũng là cách cho mắt cân bằng giữa ánh sáng thiên nhiên và ánh sáng nhân tạo.

Về việc ngồi đúng tư thế, cách đơn giản có thể hướng dẫn cho trẻ là ngồi trên bàn, hai cùi chỏ chống lên bàn, ngón trỏ và ngón cái đưa lên nắm lấy được dái tai là chiều cao ngồi thích hợp. Hoặc tốt nhất là cho trẻ ngồi bàn được thiết kế đúng với độ tuổi và chiều cao của trẻ.

Ngoài thời gian học, bố mẹ cần cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa như học võ, đàn hát, bơi lội… không chỉ tốt cho mắt mà sức khỏe thể chất của bé cũng trẻ cũng được giải phóng phát triển tốt hơn.

Thường xuyên cho trẻ đi khám mắt định kỳ hàng năm. Hoặc đối với trẻ lớn khi than thở là mờ mắt, nhìn mờ kèm theo nhức đầu… thì cho trẻ đi khám mắt. Đối với trẻ nhỏ cần quan sát trẻ có nheo mắt, nghiêng đầu, bị lé hay nhìn gần đồ vật thì cần sớm can thiệp cho trẻ.

=> mời bạn xem thêm sản phẩm: lưới chắn cầu thang

Đặc biệt, bác sĩ khuyến cáo, chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng cho trẻ có đôi mắt khỏe đẹp. Ăn đầy đủ các nhóm chất, không riêng gì nhóm thực phẩm bổ sung vitamin A. Bởi trong các nhóm thực phẩm sẽ bổ sung chất toàn diện cho cơ thể sống.

Lưu ý, có một số phụ huynh dùng nước mắt nhân tạo và bổ sung thêm vitamin A mỗi ngày cho trẻ là không cần thiết, hoặc phải theo chỉ định của bác sĩ. Cảm giác yên tâm của phụ huynh nhưng vô tình khiến cơ thể trẻ bị lệ thuộc vào thuốc.

Nước mắt nhân tạo chỉ sử dụng trong trường hợp phải làm việc trong môi trường máy lạnh liên tục, mắt khô không có thời gian điều tiết.

Còn đối với vitamin A cung cấp quá nhiều sẽ không đào thải ra ngoài cơ thể mà tích tụ trong gan gây ngộ độc.


Lam Xuân/ TTO


Nguồn: http://dochoihahuy.com/giup-tre-thoat-khoi-hoi-chung-bon-buc-tuong.html

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Cách xử trí khi bé mọc răng

Khi bé bị mọc răng, có thể bị sốt, tiêu chảy, sưng nướu... Cha mẹ cần biết và phân biệt các biểu hiện trẻ mọc răng và trẻ đang mắc bệnh khác để có những xử trí phù hợp.




Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình lớn lên và phát triển của trẻ. Không có mốc chuẩn cụ thể nào qui định cho thời gian mọc răng sữa của trẻ nhưng thường bé sẽ mọc răng từ 6 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu mọc răng sữa.



Theo thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thạc – trưởng phòng Công tác xã hội bệnh viện Nhi đồng 1, khi bé mọc răng, có một số biểu hiện xuất hiện nhưng hầu như không gây bất lợi nhiều đến sức khỏe. Có thể kể đến các biểu hiện như:

Sốt: sốt nhẹ (37,5 – 38 độ C), cha mẹ không cần cho uống thuốc hạ sốt mà chỉ cần cho bé uống đủ nước. Nếu bé sốt 38,5 độ C trở lên thì mới cho bé uống thuốc hạ sốt. Không được để trẻ sốt quá cao.

Chuyên cung cấp và phân phối: tủ kệ mầm non

Đi tiêu: Đi tiêu phân lỏng, sệt, một ngày có thể đến 3 – 4 lần (thường gọi là “tướt mọc răng”). Khi bé đi tiêu có máu nhiều lần trong ngày, đi phân toàn nước thì đó có thể là biểu hiện bé mắc bênh khác chứ không phải do mọc răng.

Ngứa nướu: Nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, bé còn bú mẹ thì cắn vào vú mẹ cho đỡ ngứa.

Trường hợp này, cha mẹ nên mua vòng cắn nướu (chọn sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng) cho bé cắn để đỡ khó chịu. Thường xuyên vệ sinh lưỡi, vòm miệng sạch sẽ cho bé.

sản phẩm uy tín: lưới chắn cầu thang cho bé

Trẻ quấy khóc: trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, hay “mè nheo”, nhưng nếu bé khóc nhiều nên lưu ý đưa bé đi khám vì có thể cùng thời điểm mọc răng, bé cũng đang có vấn đề sức khỏe khác.

Các dấu hiệu kể trên do mọc răng thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 7 ngày.

Trong giai đoạn này, mẹ nên nấu các món ăn mềm như cháo, canh,…để trẻ dễ ăn. Và chia nhỏ, và ra tăng số bữa ăn hằng ngày cho trẻ. Đặc biệt, giai đoạn này mẹ cần bổ sung nhiều hàm lượng canxi trong thực đơn của trẻ như cá, tôm,… và các loại quả như: cam, dâu, kiwi,.. Ngoài ra, mẹ cần cho bé uống thêm sữa, nước ép trái cây để bổ sung vitamin.


Phương Nguyệt




Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-xu-tri-khi-moc-rang.html

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Khi nào cần tiêm ngừa bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ?

Để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ em, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng Khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 thì, trẻ nên được chích ngừa.




Ở Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1952. Bệnh bùng phát nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch phần lớn tập trung ở những vùng trồng nhiều lúa nước kết hợp với chăn nuôi lợn hoặc vùng trung du bán sơn địa có trồng nhiều hoa quả và nuôi lợn.

Chủ động đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để phòng ngừa bệnh. Ảnh: internet


Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản khi gây dịch ở nước này với số lượng người mắc và tử vong rất cao. Năm 1935 các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra căn nguyên gây bệnh là một loại vi rút được đặt tên là vi rút viêm não Nhật Bản và từ đó tên bệnh cũng được gọi là viêm não Nhật Bản.

Nghe tư vấn của bác sĩ Trương Hữu Khanh

Bệnh thường có những biểu hiện rất cấp tính, bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở nhiều các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ngủ li bì, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 10% - 20%.

Đối với vi rút gây bệnh ở viêm não Nhật Bản đã có vắc xin phòng bệnh, thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản làm cho đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm.

Do đó, trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau:

- Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi;
- Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
- Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm.

Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Đối với trẻ trên 5 tuổi, nếu chưa từng được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản:

- Mũi 1: càng sớm càng tốt;
- Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
- Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm.

Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Các cha mẹ hãy chủ động đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tất cả các loại vắc xin trong đó có vắc xin viêm não Nhật Bản, vì vắc xin chính là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất cho trẻ khi trẻ lớn lên, hiệu quả nhất và chỉ có tỷ lệ tiêm chủng cao mới có khả năng bảo vệ được cá nhân và cộng đồng trước các dịch bệnh nguy hiểm trong đó có viêm não Nhật Bản.

Muỗi được xác định chính là nguồn gây bệnh, do đó cần làm vệ sinh môi trường xung quanh, thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại hộ gia đình, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà.

Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, hướng dẫn và phòng lây nhiễm cho người khác.

Mời bạn xem thêm sản phẩm: bình ủ nước inox


H.T


Nguồn: http://dochoihahuy.com/khi-nao-can-tiem-ngua-benh-viem-nao-nhat-ban-cho-tre.html

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Một số bí quyết khiến trẻ ăn nhiều

Bất cứ phụ huynh nào cũng từng đau đầu và cũng tự nghĩ  “làm sao cho con ăn nhiều?” và “làm sao để con ăn uống lành mạnh?”.




Đó là những vấn đề căng thẳng với các bậc cha mẹ trên khắp thế giới mà ai cũng đang mắc phải. Tuy nhiên, các ông bố, bà mẹ đừng quá hoang mang, các chuyên gia đã chia sẻ và đúc kết 9 bí quyết tuyệt vời để giúp trẻ ăn uống tốt hơn và bữa ăn trở nên “ít phức tạp hơn” đối với cha mẹ.

[caption id="attachment_4642" align="aligncenter" width="725"] 3-4 years boy does not want to eat[/caption]

Cho trẻ ăn là một nghệ thuật không phải là cha mẹ nào cũng luyện được (Ảnh: Friendship Circle of Michigan)

1. Nói không với thức ăn không lành mạnh

Chúng ta không thể tự kiểm soát tất cả mọi thứ mà con ăn, đặc biệt là khi trẻ không ở nhà nhưng chúng ta có thể cho trẻ một nền tảng lành mạnh.

Bà Agatha Achindu - người sáng lập Yummy Spoonfuls Organic Baby Food năm 2006 cho biết: "Đường không chỉ có trong thức ăn đóng gói mà còn có trong soda và đồ uống đều có đường khác trong gia đình. Hãy nhớ rằng khi mua các bạn phải đọc nhãn và không mua bất cứ thứ gì có nhiều đường cho con”.

Cô Achindu cũng đề nghị, cha mẹ không cho trẻ ăn vặt khi ở nhà, nếu không chúng sẽ không ăn bữa chính.

Ngược lại, cũng đừng cầu xin hoặc đe dọa hoặc hối lộ con bạn ăn thức ăn lành mạnh, bởi vì những chiến thuật đó không hiệu quả. Thị hiếu của mỗi người khác nhau, bạn có thể không thích bông cải xanh, nhưng con bạn lại thích và nhiều khi chúng còn thích những món ăn mà bạn chẳng thèm quan tâm tới món ăn đó nữa.

2. Làm thức ăn trở nên thú vị

Lori Day, một nhà tâm lý học và tư vấn giáo dục nói rằng, khi con cô còn nhỏ, nếu thấy thức ăn thú vị, chúng sẽ có nhiều khả năng thử ăn hơn.

Vì vậy, mỗi ngày cô cho con gái đậu Hà Lan để bé đếm, phân loại theo kích cỡ và chơi với chúng trước khi đưa đậu vào nồi. Con bé thích ăn đậu Hà Lan sống hoặc nấu chín, Day nói.

"Mẹo chính của tôi là làm cho thức ăn trở nên thú vị - nếu trẻ tò mò, thích thú với khoa học / thiên nhiên và sẵn sàng khám phá" - Day nói.

3. Cho trẻ tham gia vào quy trình nấu nướng

Một số cha mẹ đưa con cái đi chợ hoặc cửa hàng tạp hóa và cho chúng cùng nấu ăn để khiến trẻ hứng thú hơn với món mà chúng ăn.

Margaret McSweeney, chủ nhà Kitchen Chat, cho biết: "Trẻ em có thể được khơi gợi hứng thú ăn uống lành mạnh khi chúng tham gia vào quá trình nấu ăn và nếm. Một chuyến đi đến siêu thị/chợ có thể là một cuộc phiêu lưu giúp trẻ kết nối với nguồn thực phẩm".

4. Cho trẻ lựa chọn

Ava Parnass, một nhà trị liệu tâm lý trẻ sơ sinh và là tác giả của cuốn "Những cảm giác đói không phải là đói" cho biết, từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên cho con mình ăn các loại thực phẩm, hoa quả, rau và đồ ăn nhẹ mà chúng thích.

Ngoài ra, đừng bao giờ tạo ra các “cuộc đấu tranh quyền lực” với con cái về vấn đề ăn uống, ăn thức ăn gì hoặc thậm chí là ăn gì thì tốt.

"Hãy chắc chắn rằng bạn không kiểm soát quá mức sở thích ăn uống của con nếu không muốn chúng “nổi loạn” trong việc ăn uống” – cô nói.

5. Sáng tạo bữa ăn của trẻ

Rachel Matos, một chiến lược gia tiếp thị truyền thông xã hội cho biết, con trai tuổi teen của cô mê món cánh gà và Pop-Tarts. Cậu bé không thích ăn rau xanh nhưng lại thích nước trái cây.

Cô nói, thay vì tranh cãi chuyện phải ăn rau trong bữa tối, cô lấy máy ép trái cây... và làm cho con nước ép trái cây rồi dần dần thêm vào nước ép rau cải xoăn, rau bina và rau xanh khác".

Mời các bạn xem thêm sản phẩm của chúng tôi:

Cậu bé nhận thấy sự thay đổi màu sắc nhưng tiếp tục thưởng thức hương vị nước ép. Bây giờ, con trai cô có thể uống cải xoăm hoặc rau bina mà không có vấn đề gì. "Các loại nước ép giúp phát triển hương vị cho rau. Cậu bé cũng cảm thấy tốt hơn khi uống rau và trái cây chung", cô nói.

Ngoài ra, có một ý tưởng khác đó là sáng tạo bữa ăn trở nên mới lạ. Chẳng hạn như tổ chức một bữa ăn màu tím với các món ăn kiểu như ớt tím, súp lơ tím, khoai tây tím, nho và cà tím. Trẻ sẽ thích mê và thưởng thức ngay!

6. Hãy ăn làm mẫu

Pam Moore, người sáng lập blog Whatevs cho biết, những đứa trẻ của chúng tôi để ý mọi thứ chúng tôi làm, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng có thể bị ảnh hưởng vì điều đó.

Đó là lí do cô và chồng luôn luôn thêm rau xanh vào bữa ăn, chẳng hạn rau quả cắt lát (ớt chuông, cà rốt, dưa chuột), rau quả tươi. Những đứa trẻ thấy bố mẹ ăn nến bắt chước cha mẹ - chứ thực tế không dễ để khuyên/thuyết phục trẻ ăn món nào đó”.

7. Không cần bắt trẻ ăn

Cherylyn Harley LeBon, một luật sư và mẹ của hai con nhỏ nói rằng, khi trẻ ăn ì ạch, không muốn ăn rau hoặc kết thúc bữa ăn, hãy cho phép chúng dừng lại nhưng không cho ăn thêm gì cả.

Moore, blog Whatevs cho biết, cô và chồng không bao giờ ép buộc trẻ ăn gì và không có thói quen “sửa” bữa tối của mình. "Nếu trẻ từ chối ăn, chúng tôi đồng ý nhưng với điều kiện chúng không được ăn thêm gì cho tới bữa sáng" - cô nói.

“Nếu trẻ muốn có cơ hội thứ hai là ăn thịt bò vì không thích thức ăn trong chén đĩa của mình, tôi nói với con rằng chúng phải ăn xong phần ăn của mình trước khi ăn thêm thứ khác".

8. Nói về tác dụng của đồ ăn

John Furjanic, một người cha đơn thân cho biết, gần đây con gái đã làm John ngạc nhiên bằng cách lặp đi lặp lại một trong những thần chú của bố, đó là "Protein tạo nên các cơ".

Furjanic nói: "Khi tập gập cơ tôi hay lẩm bẩm câu này, con bé liếc mắt, nhưng dường như đã nghe. Giờ thì nó yêu cầu tôi chế biến protein - thịt gà, bít tết và trứng để ăn".

9. Tận hưởng bữa tiệc màu sắc

Kathy Beymer, người sáng lập trang web Merriment Design nói rằng, chúng tôi nói về màu sắc thực phẩm và luôn làm những bữa ăn có nhiều màu sắc khác nhau, một chút màu đỏ, một chút màu xanh lá cây, một chút màu cam, một chút màu vàng".

Nếu mọi thứ trên đĩa là màu be, thì chúng sẽ tự biết đó không phải là một bữa ăn lành mạnh và cần phải thêm một số thức ăn có màu rực rỡ hơn.


MN


Nguồn: http://dochoihahuy.com/mot-bi-quyet-khien-tre-nhieu.html

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Nôn ra giun, BS gắp tiếp hơn 1kg trong bụng bé 3 tuổi

Sau khi bé gái 3 tuổi tại Nghệ An nôn ra giun, các bác sĩ gắp tiếp ra búi giun hơn 1kg trong ruột bé.




BS Đậu Anh Trung, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp, BV Sản Nhi Nghệ An cho biết, khoa vừa phẫu thuật lấy búi giun khổng lồ trong ruột bé gái Nguyễn Thị T. (3 tuổi, Nghi Lộc, Nghệ An).

Nôn ra giun, BS gắp tiếp hơn 1kg trong bụng bé 3 tuổi

Bệnh nhi chuyển đến viện trong tình trạng mệt mỏi, có biểu hiện nhiễm khuẩn, nhiễm độc và mất nước, bụng chướng nhiều.'


Gia đình cho biết, tình trạng này đã kéo dài 6 ngày nay, thỉnh thoảng bé có cuộn cơn đau bụng, nôn và có lần nôn ra giun, đại tiện chỉ ra nước tanh, điều trị 4 ngày ở tuyến huyện không tiến triển.

Khi siêu âm, các bác sĩ phát hiện hình ảnh có búi giun, ổ bụng nhiều dịch, chẩn đoán: Bệnh nhi bị tắc ruột do giun/nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. Bệnh nhi được tiến hành bù dịch, dùng kháng sinh kết hợp, chỉ định phẫu thuật.

Mời bạn xem thêm một số sản phẩm của chúng tôi:

BS Trung cho biết, trong quá trình mổ, phát hiện các quai ruột của bệnh nhi đã bị giãn to, ổ bụng nhiều dịch đục. Đoạn hồi tràng dài 40cm chứa đầy giun gây tắc ruột, có đoạn đã bị rách thanh mạc.

Các bác sĩ đã mở hồi tràng lấy ra một số lượng lớn giun đũa đang sống (bỏ đầy bình dung tích khoảng 1,5 lít). Sau mổ, trẻ đang được theo dõi hồi sức do tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc còn nặng nề.

Theo BS Trung, đây là trường hợp khá hy hữu khi có số lượng giun lớn như vậy, gióng lên hồi chuông trong việc chăm sóc sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh cho trẻ em.

Bệnh giun đũa rất phổ biến hiện nay, người bị nhiễm có thể không có những triệu chứng nào. Khi số lượng giun lớn có thể có biểu hiện sụt cân, đau bụng quặn mạn tính, buồn nôn, nôn và có giun trong phân.

Với trẻ em, có thể bị chậm phát triển vê chiều cao và liên quan đến cân nặng, và bao gồm cả việc suy dinh dưỡng. Khi số lượng giun nhiều, tạo thành búi có thể gây ra tình trạng tắc ruột như ở trường hợp bệnh nhân này.

Do đó cha mẹ nên giun cho trẻ theo định kỳ khi trẻ từ 2 tuổi trở lên theo khuyến cáo của bác sĩ.


Nguồn:vietnamnet




Nguồn: http://dochoihahuy.com/non-ra-giun-bs-gap-tiep-hon-1kg-trong-bung-3-tuoi.html

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Trẻ bị tay chân miệng có nên điều trị tại nhà không ?

Bệnh tay chân miệng cũng có thể điều trị tại nhà trong trường hợp bệnh nhẹ - tương đương cấp độ 1 của bệnh.




Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết rằng con mình đang bị bệnh ở cấp độ mấy để có hướng điều trị phù hợp. Do đó, chúng ta cần phải biết và quan sát những biểu hiện và các cấp độ bệnh tay chân miệng để quyết định phải xử lý như thế nào cho đúng?

Biểu hiện và hướng điều trị cho các cấp độ của bệnh tay chân miệng của trẻ

Bệnh tay chân miệng được chúng tôi phân loại theo 4 giai đoạn với biểu hiện, triệu chứng như sau:

Cấp độ 1: Trên da xuất hiện những vết loét miệng hoặc tổn thương, mẩn đỏ, bong nước.

Hướng điều trị: Có thể điều trị ngoại trú, tại nhà và theo dõi tại y tế cơ sở. Cần tái khám 1 - 2 ngày/lần trong 8 - 10 ngày đầu của bệnh.

lạnh. Hoặc giật mình, giật mình ≥  2 lần/30 phút kèm ngủ gà, mạch nhanh trên 150 lần/phút…

Hướng điều trị: phải đưa đến bệnh viện để điều trị.

Cấp độ 3: người bệnh có mạch nhanh > 170 lần/phút; vã mồ hôi, lạnh toàn thân; huyết áp tăng; thở nhanh, thở bất thường; rối loạn tri giác..

Hướng điều trị: điều trị tại bệnh viện, ở những đơn vị hồi sức tích cực, thở oxy.

Cấp độ 4: người bệnh biểu hiện sốc, tím tái, ngưng thở, thở nấc.

Hướng điều triệu: điều trị đặc biệt, cấp cứu tại bệnh viện.

Như vậy, bệnh tay chân miệng chỉ có thể điều trị tại nhà khi trẻ đang ở cấp độ 1.
Chữa bệnh tay chân miệng tại nhà, cần làm gì ?

Khi chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà, cha mẹ cần phải có các kiến thức nhất định và tuân thủ theo quy định, hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ điều trị hoặc tổ chức y khoa uy tín. Cha mẹ tránh việc tự tìm hiểu những thông tin, không rõ nguồn gốc, hoặc tự áp dụng những phương pháp điều trị cho trẻ sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương đưa ra hướng dẫn xử trí bệnh tay chân miệng tại nhà áp dụng cho trẻ mắc tay chân miệng ở cấp độ 1 - có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không – thì có thể điều trị tại nhà bằng cách:
  • Dùng paracetamol hạ sốt giảm đau.

  • Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol.

  • Dùng dung dịch sát khuẩn da (xanhmethylen, milian…) và niêm mạc (zytee, kamistad...) cho các vết loét.


Theo dõi kỹ các dấu hiệu từ 1-2 ngày hoặc tới 1 tuần lúc đó bé sẽ hồi phục. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu nặng: sốt cao, li bì, nôn... hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.

[caption id="attachment_4632" align="aligncenter" width="605"] Trẻ bị tay chân miệng vẫn cần được bú mẹ bình thường nếu còn bú (Ảnh: Shutterstock)[/caption]

* Thức ăn cho trẻ bị tay chân miệng khi điều trị tại nhà

- Thức ăn cho trẻ bị tay chân miệng cần mềm, mịn, mát nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Chẳng hạn như: cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh flan…
- Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần hơn bình thường, mỗi bữa cách nhau 3-4 giờ. Không ép trẻ ăn sẽ gây cho trẻ tâm lý sợ ăn.

sản phẩm bóng nhựa được ưu tiên cùng với bàn ghế mầm non
- Khi cho trẻ ăn, bạn nên dùng loại muỗng nhỏ, không có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi của bé gây cho bé đau đớn.
-  Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, nước trái cây tươi để bổ sung Vitamin C. Với trẻ còn đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú và có thể cho bé bú nhiều lần.

* Vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng khi điều trị tại nhà

Khi trẻ bị bệnh, hãy cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 - 14 ngày đầu của bệnh.

Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng dễ lây lan, do đó khi mà bạn chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng cần lưu ý vấn đề vệ sinh để tránh lây bệnh cho anh chị em của trẻ.

- Trẻ bị tay chân miệng phải được cha mẹ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa sạch mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch.
- Nhắc trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng, đồng thời loại bỏ bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh trên tay trẻ.
- Quần áo của trẻ bị bệnh tay chân miệng nên được ngâm dung dịch sát khuẩn (dung dịch Cloramin B 2%, nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn hoặc luộc nước sôi trước khi giặt); Phòng trẻ cần thông thoáng, đủ dưỡng khí, sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ.
- Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ bị chân tay miệng như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn, đồ chơi… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt.

Tránh những quan niệm sai kiêng tắm, kiêng gió, ủ trẻ quá kỹ - châm chích cho mụn nước mau vỡ ra. Đây là những nguyên nhân làm cho bệnh trầm trọng hơn nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng.

Việc điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà được khuyến khích khi trẻ còn ở giai đoạn nhẹ.

Tuy nhiên, phụ huynh cần đặc biệt phải lưu ý các dấu hiệu của bệnh để sớm xử lý, tránh bệnh tiến triển dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Sự nguy hiểm của bệnh tay chân miệng được cảnh báo bởi 5 lý do.


Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-bi-tay-chan-mieng-co-nen-dieu-tri-tai-nha-khong.html

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách chữa trị : Chân vòng kiềng ở trẻ

Trẻ bị vòng kiềng khi đi người lắc lư, làm dáng đi rất xấu.



Đặc biệt, với các bé gái mà bị tật này, khi lớn sẽ thiệt thòi hơn vì chân vòng kiềng sẽ hạn chế vẻ đẹp hình thể và làm giảm sự tự tin cho trẻ khi lớn lên. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng là do những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ từ khi còn nhỏ.


Dấu hiệu nhận biết chân vòng kiềng


Cách nhận biết chân vòng kiềng hay còn gọi là chân chữ O như sau:


Chân bình thường là hai chân luôn thẳng khít, song song với nhau, khi đứng, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít.


Còn chân vòng kiềng khi mà bé đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không được thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm. Hoặc khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm.




[caption id="attachment_4627" align="aligncenter" width="600"] Image Source: The Science Photo Library
Re Rickets story[/caption]

Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng


Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng;


Trẻ cho tập đứng, tập đi quá sớm;


Trẻ béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi chân;


Do những thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như: địu trẻ trên lưng, trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa hoặc lừa…


Cách hạn chế tật chân vòng kiềng ở trẻ


Cho trẻ bú sữa mẹ: Trong sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng, vitamin rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ, vì vậy cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có vitamin D, một loại vitamin giúp bé hạn chế còi xương (vì còi xương là nguyên nhân gây vòng kiềng ở trẻ). Đến tuổi ăn dặm, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cung cấp đủ lượng canxivà vitamin D cần thiết từ các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng… cho bé.


Nắn chân, tay cho trẻ: Nắn chân cho trẻ một cách nhẹ nhàng và đều cả hai chân, giúp lưu thông máu và rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi nắn chân, trẻ có xu hướng duỗi thẳng chân, rất thích thú… cha, mẹ nên nắn hướng vào trong, từ đùi xuống mắt cá chân, tạo thành thói quen cho trẻ và hạn chế tật vòng kiềng.


Sản phẩm của chúng tôi: 



Nên nắn chân hàng ngày, đều đặn, trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.


Lưu ý: Khi trẻ trên 1 tuổi, hiện tượng chân cong, chân vòng kiềng sẽ hết.


Việc nắn chân cho trẻ hoàn toàn không có tác dụng làm thẳng chân trong trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng. Việc nắm bóp chân này chỉ có tác dụng xoa bóp, mát xa làm trẻ dễ chịu hơn.


Trong trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng do di truyền cần phải khám để can thiệp điều trị bằng các phương pháp y khoa. Với những trẻ bị chân vòng kiềng do còi xương, thiếu vitamin D hoặc canxi, việc điều trị chỉnh hình sẽ kết hợp với bổ sung các chất trên trong chế độ ăn hàng ngày.




Không bắt trẻ tập đi sớm: Phụ huynh không nên cho trẻ ngồi xe tập đi quá sớm. Không tập đi cho trẻ bằng phương pháp đỡ hai nách trẻ. Thời gian thích hợp để tập đi là ngoài 9 tháng.


Lưu ý: Trọng lượng của cơ thể thường dồn ép xuống chân, vì vậy không ép trẻ đứng hoặc đi quá sớm khi hệ xương chân của trẻ chưa đủ thời gian phát triển, khiến chân trẻ bị biến dạng (vòng kiềng).


Tập giữ thăng bằng trọng lượng cơ thể cho trẻ trước khi tập đi. Luôn theo sát trẻ và đặt gối, chăn ở sát sau trẻ để nâng đỡ, tránh áp lực mạnh ảnh hưởng đến đốt sống hoặc tránh trẻ bị ngã ảnh hưởng tới hệ xương chân.


Nhiều bà mẹ thường lo con sẽ bị chân vòng kiềng khi có ai đó bế con mình dưới dạng “cắp nách”. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, cách bế trẻ như vậy không phải là nguyên nhân dẫn đến chân bị vòng kiềng mà do nhiều tác động khác.


Thay vào đó, việc cho trẻ đứng và tập đi sớm lại dễ gây chân vòng kiềng hơn do xương cẳng chân của bé còn yếu, chưa đỡ được sức nặng của cơ thể, nhất là đối với những trẻ quá bụ bẫm hoặc béo phì.


Bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi:  Thiếu vitamin D trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu canxi, phốt-pho và khiến sự phát triển xương gặp trở ngại. Vitamin D và canxi có tác dụng phát triển xương ở trẻ, vì vậy cần bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ, như vậy, sẽ hạn chế được tật chân vòng kiềng.


Lưu ý: Trẻ thiếu canxi thường quấy khóc, hay vặn mình, ra nhiều mồ hôi, chậm phát triển chiều cao,...


Tắm nắng cho trẻ: Tắm nắng cho trẻ giúp sản sinh ra một lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Khi trẻ đầy đủ vitamin D sẽ hạn chế các hiện tượng về xương, đặc biệt là bệnh còi xương (nguyên nhân gây vòng kiềng ở trẻ).


Cần phận biệt rõ chân cong sinh lý và chân cong bệnh lý


Nếu chân trẻ chỉ cong ở cẳng chân thì không thể gọi là chân vòng kiềng, bố mẹ chỉ cần lo lắng khi chân của bé cong từ trên đùi xuống bàn chân. Vì vậy, cần phải phân biệt được chân cong sinh lý và chân cong bệnh lý.


Phần lớn, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong cẳng chân do tư thế nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, đây là hiện tượng cong chân sinh lý, chân trẻ sẽ tự thẳng khi 1 tuổi mà không cần xoa bóp hay điều trị gì.


Tuy nhiên, một số trường hợp, do sự can thiệp không đúng cách của bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể khiến tình trạng cong chân của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, từ cong chân sinh lý có thể dễ bị chân vòng kiềng.


Cách chữa trị trẻ bị chân vòng kiềng


Khi xác định trẻ bị chân vòng kiềng bẩm sinh, ta hãy áp dụng các phương pháp chữa trị như sau: Phẫu thuật bó (nẹp chân hoặc bó bột) hoặc phẫu thuật sắp lại xương.


Khi phương pháp bó chân không có kết quả, các bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật khi có sự đồng ý của gia đình.


Với những bé lớn (từ 2 đến 5 tuổi) chân bị cong nhiều, bố mẹ nên cho con đi khám để bác sĩ tư vấn về việc phẫu thuật chỉnh trục xương.


Thông thường các trường hợp bị chân vòng kiềng sẽ được can thiệp chỉnh chân khi trẻ trên 5 tuổi, cha mẹ cần đưa con đến các bệnh viện chỉnh hình lớn để được các bác sĩ có chuyên môn tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa và có các xử lý tốt nhất và phù hợp nhất. Dưới độ tuổi này nên để trẻ phát triển tự nhiên, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.


Tóm lại, việc phòng tránh chân vòng kiềng cho trẻ có thể được thực hiện khá đơn giản từ khi sinh ra bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tắm nắng thường xuyên, cho trẻ để bổ sung vitamin D tự nhiên.


Từ tuổi ăn dặm trở đi, trẻ cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như: rau, quả, sữa, thịt, cá, tôm… hàng ngày vào những buổi sáng cho bé tiếp xúc với ánh nắng để hấp thụ vitamin D tránh bị còi xương và tránh để trẻ béo phì vì có thể khiến xương của trẻ phải chịu áp lực lớn, không phát triển tự nhiên.




H.T




Nguồn: http://dochoihahuy.com/dau-hieu-nhan-biet-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri-chan-vong-kieng-o-tre.html

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ mùa nắng nóng

Tiêu chảy ngày nay là căn bệnh phổ biến thường xuất hiện vào mùa nắng nóng.



Căn bệnh này thường làm cho cơ thể người bị mất nước nhiều, rối loạn điện giải gây nên tình trạng suy kiệt, có thể gây tử vong nếu không biết cách điều trị kịp thời và đúng lúc.


Vào mùa hè, khi mà thời tiết có sự thay đổi nóng ẩm và vệ sinh môi trường kém là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn sinh sôi và phát triển, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh trên người. Đồng thời, khi mà nhiệt độ tăng cao cũng làm cho thực phẩm dễ bị lên men và nhiễm khuẩn, từ đó làm tăng khả năng lây lan các mầm bệnh qua đường tiêu hóa.



Bệnh tiêu hóa có thể lây lan nhanh qua bàn tay kém vệ sinh, thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm bẩn và gây thành dịch lớn, nhất là ở khu vực đông dân cư, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt.


Bệnh tiêu chảy thường có kèm theo các triệu chứng như đau bụng, sốt cao, buồn nôn, khô họng và da, nước tiểu ít hoặc không có, cảm giác mệt lã, chóng mặt, khát nước.


Sản phẩm lưới chắn cầu thang được làm bằng gỗ tự nhiên


Đa số các trường hợp tiêu chảy nhẹ, không có những biểu hiện nghiêm trọng thì có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà được.




Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM khuyến cáo:


Trong quá trình điều trị, việc bổ sung nước và chất điện giải để bù lại lượng nước mất là mục tiêu hàng đầu mà bạn cần phải chú ý.


Phụ huynh phải thực hiện việc bù lại việc bị mất nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày. Đối với trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn và uống nhiều nước chín là được.


Ngoài việc uống nước chín, phụ huynh có thể cho trẻ uống nước canh, nước cháo, đậu nành, sữa chua, nước cam vắt không đường…


Lưu ý, không nên cho trẻ uống các loại thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy ngay hay nước ổi... điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ mà còn làm bệnh ở trẻ nặng hơn. mời bạn xem sản phẩm: hạt muồng muồnggiá đựng đồ chơi


Cung cấp chế độ dinh dưỡng và ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng là rất cần thiết cho bệnh phục hồi nhanh hơn. Thức ăn là loại thức ăn mềm, cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày.


Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc để điều trị tiêu chảy thông thường. Trong số đó, thuốc có hoạt chất diosmectite là loại thuốc được khuyến cáo bởi các Tổ chức/Hiệp Hội Y khoa tại Việt Nam và trên thế giới trong điều trị tiêu chảy.


Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn thuốc Diosmectite là thuốc vừa điều trị tiêu chảy vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, an toàn cho cả trẻ em và người lớn.


Ngoài ra, người bệnh cũng cần được nghỉ ngơi trong thời gian đó, thư giãn hợp lý để sức khỏe được phục hồi nhanh chóng.


Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.




H.T




Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-chua-benh-tieu-chay-o-tre-mua-nang-nong.html

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Làm gì khi trẻ “kén cá chọn canh”?

Khi trẻ bị biếng ăn, cả nhà phải vào cuộc. Nhưng phải chọn đúng cách mới có thể cải thiện được tình hình.




Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM cho biết khi trẻ biếng ăn cần xác định rõ nguyên nhân:

Thứ nhất, nếu đột nhiên ở trẻ biếng ăn (chỉ trong những thời gian ngắn), có thể trẻ đang trong giai đoạn trải qua một đợt bệnh nhẹ (có thể bệnh chưa bị phát ra ngoài). Trường hợp này gia đình cần theo dõi thêm.

Thứ hai, khi bé dần lớn, bé nhận biết nhiều hơn và bắt đầu có những sự lựa chọn trong dinh dưỡng: ví dụ chọn uống nước thay vì uống sữa, kén chọn thức ăn này, không thích thức ăn khác. Cha mẹ cần uốn nắn thói quen ăn uống cho bé ngay từ khi còn rất nhỏ.

Hình minh họa. Nguồn: internet


Nghe nội dung tư vấn từ Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi:

Có những trường hợp phụ huynh chia sẻ bé 24 tháng chỉ ăn cơm với thịt chiên, cá chiên, không thích ăn rau, củ quả. Nếu không đáp ứng khẩu phần ăn như vậy cho bé thì bé chỉ uống sữa.

Việc bé ăn gì hay không ăn gì là do thói quen chúng ta tập cho bé từ nhỏ. Trong trường hợp này, bé đã 24 tháng tuổi, khó thay đổi thói quen nhưng vẫn phải làm. Vì nếu không bữa ăn của bé sẽ không cân đối, bé có thể sẽ thiếu chất xơ.

=> cung cấp sản phẩm : tủ kệ mầm non

Ba mẹ có thể tập ăn cho bé theo nguyên tắc: khi bé đang đói bụng, cho bé ăn thứ không thích trước. Bé phải ăn thức ăn đó xong, mới cho bé ăn món bé yêu thích.

Một cách nữa là hãy chế biến chung thức ăn bé thích và không thích. Ví dụ bé thích ăn trứng thì mẹ hay ba có thể chiên trứng kèm các loại rau củ khác nhau để bé tập dần việc ăn rau.

Điều quan trọng là khi chúng ta tập luyện thói quen ăn uống cho bé, mọi người trong gia đình cần thống nhất cách tập, và thống nhất cách thông tin với bé, cách thưởng, phạt; không nên “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” sẽ phản tác dụng đó nhé mọi người.

=> chia sẻ: hạt muồng muồng


Phương Nguyệt


Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-gi-khi-tre-ken-ca-chon-canh.html

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Miếng dán chống say xe gây loạn thần kinh ở trẻ em

Vừa qua bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã cho biết, tại khoa mới tiếp nhận điều trị cho một bé gái 9 tuổi, ngụ Hóc Môn, bé nhập viện với những triệu chứng như la hét, bò lồm cồm và rất kích động sau khi bé dùng miếng dán chống say xe.




Mẹ bé tâm sự rằng bé có kết quả học tập loại giỏi nên chị thưởng cho con một chuyến đi chơi ở trung tâm Thành phố. Sợ con say xe nên chị liền đi mua miếng dán chống say xe để cho bé dùng. Sau khi dán một lúc thì bé có triệu chứng lạ như trên.

Miếng dán chống say xe gây loạn thần kinh ở trẻ em

Bắc sĩ Trương Hữu Khánh


Qua thăm khám và thông tin từ gia đình cung cấp, bác sĩ Khanh cho biết bé bị loạn thần do dị ứng với chất scopolamine có trong miếng dán chống say tàu xe. Bệnh nhi được giữ lại theo dõi 2 ngày và được xuất viện khi các triệu chứng loạn thần đã hết.

cung cấp : bể bóng cho bé

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng cho biết thêm, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận khá nhiều ca tương tự như em bé 9 tuổi trên. Đặc biệt là vào mùa hè, các bé được gia đình cho đi chơi xa. Phụ huynh đưa con tới khám chủ yếu vì tưởng con bị viêm não. Tuy nhiên, sau khi hỏi phụ huynh có dán cho con miếng dán chống say xe không thì phụ huynh đều cho biết có dùng.

Bác sĩ Khanh lưu ý thêm miếng dán chống say tàu xe có hoạt chất scopolamine được các tổ chức dược Thế giới chống chỉ định dùng cho trẻ em ở dưới 12 tuổi. Đặc biệt, ở người lớn, theo khuyến cáo, có đến hơn 10% người sử dụng  có biểu hiện như hoa mắt, nôn nao sau khi dùng miếng dán say tàu xe


Nhất Hương


Nguồn: http://dochoihahuy.com/mieng-dan-chong-say-xe-gay-loa%cc%a3n-kinh-o%cc%89-tre%cc%89-em.html