Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

4 sai lầm khi cha mẹ pha sữa con cần đặc biệt chú ý !

Lo cho trẻ bị thiếu chất, nhiều cha mẹ pha thêm các chất dinh dưỡng khác vào sữa của trẻ nhưng điều này rất hại cho sức khỏe trẻ.




Các công ty, hãng sữa đều đã có quy định về lượng nước, lượng sữa phù hợp và để đảm bảo em bé nhận được đầy đủ dinh dưỡng.



Tuy nhiên, có không ít cha mẹ vì muốn con bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng khác hay muốn đổi vị sữa cho trẻ đã tự ý thêm các thực phẩm khác vào sữa như sữa mẹ, nước trái cây, nước cơm, chocolate, ca cao… Điều này không tốt cho sức khỏe của trẻ và dưới đây là tác hại.

Pha sữa mẹ vào sữa công thức


Sữa mẹ và sữa công thức có thành phần, tỉ lệ nước, đạm hoàn toàn khác nhau. Trong đó, sữa mẹ gần như là thức uống hoàn hảo cho bé, còn sữa công thức chỉ được chỉ định pha theo hướng dẫn.

Mời bạn xem thêm bài viết khác:

- đồ chơi vận động thể chất cho bé
- xà đu đa năng
- thảm xốp cho bé

Nếu cha mẹ trộn lẫn hai loại sữa này vào chung một bình, các thành phần trong hai loại sữa có thể bị dư thừa, không hề tốt cho bé. Nguy hiểm hơn, với những bé từ 0-6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn yếu, bé có thể sẽ bị nhiễm độc và ảnh hưởng tới tính mạng của bé.

Pha nước trái cây vào sữa công thức


Nếu cha mẹ pha sữa công thức với nước trái cây như một cách để bổ sung nguồn vitamin cho trẻ thì đây là một sai lầm vì điều này sẽ khiến sữa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng do một số loại trái cây có tính axit (cam, chanh, quýt, bưởi, xoài...).

Hơn nữa, khi pha sữa với trái cây chua, chất casein có trong protein của sữa sẽ kết tủa làm cho protein trong sữa bị biến chất, cản trở quá trình hấp thu của trẻ, gây đầy bụng, khó tiêu hóa.

Pha nước cháo loãng, nước cơm vào sữa công thức


Pha nước cháo loãng, nước cơm vào sữa công thức là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng do trong sữa có nhiều vitamin A, còn trong nước cơm/cháo thì lại chứa chủ yếu là chất bột và chất lipoxidase – một loại chất sẽ phá hủy vitamin A.

Nếu uống loại hỗn hợp này lâu dài, trẻ sẽ bị thiếu vitamin A gây ra rất nhiều hậu quả cho sức khỏe. Hơn nữa, tinh bột trong nước cơm sẽ khiến trẻ khó hấp thu canxi, dẫn đến thiếu canxi và các hệ lụy của nó như chậm tăng trưởng chiều cao, rối loạn tiêu hóa, còi xương, suy dinh dưỡng...

Pha nhiều loại sữa với nhau


Việc pha trộn nhiều loại sữa với nhau có 2 điều hại, một là làm mất đi tính cân đối của mỗi loại sữa, hai là thời gian mở hộp sẽ lâu hơn, sữa dễ bị vón cục và mất chất dinh dưỡng cũng như dễ bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, một số mẹ có thói quen pha bột ca cao vào sữa công thức cho trẻ để đổi khẩu vị. Việc pha thêm một chút xíu lượng ca cao không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu pha quá nhiều lại gây ra các tác hại không mong muốn cho cơ thể.

Khi kết hợp các loại này với sữa công thức dễ gây dư thừa chất dinh dưỡng, béo phì.

Hà Lan - Voh.com.vn




Nguồn: http://dochoihahuy.com/4-sai-lam-khi-cha-pha-sua-con-can-dac-biet-chu-y.html

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Hãy tăng chiều cao cho con ngay khi còn nhỏ

Chất lượng cuộc sống ngày nay càng được tăng cao, chiều cao của trẻ không còn phụ thuộc quá nhiều vào gen bố bố mẹ, mà có thể cải thiện tột bậc nhờ chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học.



Điều quan trọng là cha mẹ cần phải biết chọn những cách nào hiệu quả tối ưu từ khi con còn nhỏ.



Ngoài những yếu tố di truyền, những yếu tố khác liên quan đến sự phát triển chiều cao như: dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, vận cân nặng, động thể lực,  môi trường sống… Và chiều cao chỉ phát triển tối đa đến hết tuổi dậy thì.


Đi ngủ sớm giúp tăng chiều cao


Cần cho bé đi ngủ sớm trước 9h tối, mỗi ngày ngủ ít nhất là 8h về ban đêm.


Vì sao ngủ sớm giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt?


Giấc ngủ chiếm từ 14% đến 20% chiều cao trưởng thành của một người. Khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố tăng trưởng chiều cao (growth hormone) - đây là hormone quan trọng trong việc đưa canxi vào xương, kéo dài xương và giúp tăng trưởng chiều cao cho trẻ. Nếu trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc, nội tiết tố này sẽ tiết ra đầy đủ trong suốt giấc ngủ và trẻ sẽ dài ra đến mức tối đa. Nếu ngủ trễ, thời gian nội tiết tố tiết ra và tác động lên xương ngắn hơn, do đó, trẻ sẽ bị mất chiều cao. Cho nên chúng ta thường nghe câu “trẻ em dài ra trong giấc ngủ”.


=> cung cấp:  bập bênh nhựa


Theo cơ chế sinh lý, từ khoảng 24 giờ đêm đến 4 giờ sáng là thời điểm mà nội tiết tố tăng trưởng chiều cao tiết ra nhiều nhất. Trong ngày, hormone tăng trưởng có 2 khoảng thời gian tiết ra nhiều nhất (đạt đỉnh): buổi sáng và đầu giấc ngủ. Do đó, nếu trẻ ngủ đủ giấc và buổi sáng thức dậy sớm, tập thể dục ngay lúc nội tiết tố tăng trưởng tiết ra, sẽ tốt hơn cho chiều cao của trẻ.


Chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung thực phẩm giàu canxi


Chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên lưu ý cho con ăn đầy đủ, cân bằng các nhóm chất, bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin D và MK7. Canxi là chất hình thành và cấu tạo nên xương, có nhiều trong trứng, hải sản như tôm, cua, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa…Vitamin D có vai trò tăng cường sự hấp thu canxi từ ruột vào máu. Để bổ sung vitamin D, cha mẹ nên cho con tắm nắng hàng ngày, từ 6-8h vào mùa hè và 7-9h vào các mùa khác trong năm.


Không thể thiếu Iốt trong bữa ăn là thành phần của nội tiết tố tuyến giáp, nội tiết tố này có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, khi thiếu iốt trẻ sẽ bị thiểu năng tuyến giáp, có thể bị lùn do suy giáp trạng.


Sữa là yếu tố hỗ trợ tăng chiều cao không thể bỏ qua


Trong đời người, có 3 giai đoạn “vàng” để có chiều cao tốt nhất là giai đoạn trong bào thai, giai đoạn dưới 2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (trẻ trai 13-16 tuổi, trẻ gái 10-13 tuổi). Đáng chú ý, cả 3 giai đoạn “vàng” đó, sữa luôn đóng vai trò quan trọng.


Ngoài 3 bữa chính, trẻ cần được bổ sung thêm 2 - 3 cữ sữa xen kẽ.


Có thể thay đổi nhiều loại sữa với các hương vị khác nhau để trẻ không bị ngán.


Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM - cho biết một “bí kíp” để các bậc cha mẹ giúp con chịu uống sữa. Đó là khi con khát nước thì cho con uống sữa (để ngăn mát tủ lạnh giúp bé đã khát), sau đó con vẫn còn khát thì mới uống nước.


=> cung cấp:  Nhà chòi cầu trượt


Để con thích uống sữa và ý thức được việc uống sữa tốt cho mình, cha mẹ hãy để bé chọn loại sữa mình thích uống và tôn trọng lựa chọn của bé


Có thể bổ sung các chế phẩm từ sữa, chế biến các món ăn từ chế phẩm sữa để trẻ hứng thú hơn: pho mai, sữa chua, bơ.


Vận động khoa học:

Tăng cường cho trẻ được vận động thể lực ngay từ khi còn nhỏ.


Trẻ đến tuổi dậy thì cần được hướng chơi một vài môn thể thao yêu thích và phù hợp với độ tuổi, hỗ trợ tăng chiều cao như: chạy, bơi lội, tập xà, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, nhảy dây, yoga.




Những yếu tố có thể làm bé thấp lùn:


- Không vận động hoặc vận động thụ động quá nhiều: Ngồi máy tính, xem tivi, chơi game trên 2,5 tiếng/lần. Tổng thời gian tiếp xúc với điện tử trên 4 tiếng/ngày.


- Uống quá nhiều nước ngọt: 1 lon (220ml)/ngày là quá nhiều cho bé ở dưới 12 tuổi. Bé mà độ tuổi dưới 12 tuổi chỉ nên tối đa 2 lon/tuần, tức là <65ml/ngày. Tốt nhất là không nên giới thiệu nước ngọt cho bé trước 5 tuổi.


- Trẻ bị béo phì, trẻ ít được tắm nắng, trẻ không thích uống sữa và các chế phẩm từ sữa


Môi trường sống: không khí bị ô nhiễm trẻ dễ nhiễm bệnh sẽ dẫn đến chậm tăng trưởng, do biếng ăn trong thời gian bệnh, biếng ăn do dùng thuốc kháng sinh quá nhiều, sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi…




Phương Nguyệt (tổng hợp) - Voh.com.vn




Nguồn: http://dochoihahuy.com/hay-tang-chieu-cao-cho-con-ngay-khi-con-nho.html

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Thực phẩm dinh dưỡng tốt cho trẻ tập đi

 Khi trẻ đến tuổi tập đi (tuổi tầm 6 tháng trở lên) là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển.




Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nằm trong từng độ tuổi, từng giai đoạn là không hề giống nhau. Nhất là giai đoạn khi trẻ mới tập đi, tốn rất nhiều năng lượng để vận động vì vậy cha mẹ nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho trẻ ở giai đoạn này.


Trứng

Trứng là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, men, enzyme, các hormone và dễ mua nhất. Trong trứng có nhiều Acid amin hỗ trợ cho sự phát triển cơ bắp của trẻ. Chất đạm ở lòng đỏ rất dễ hòa tan, còn chất đạm ở lòng trắng có vai trò quan trọng cho cơ thể trẻ nhỏ.

Trái cây tươi

Trái cây nhiều loại rất tốt cho sức khỏe của trẻ, giàu chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, làm sạch răng miệng tự nhiên, là nguồn cung cấp dưỡng chất và các vitamin. Ăn trái cây hàng ngày sẽ giúp cho đường ruột làm việc hiệu quả hơn. Vì vậy, cha mẹ cần phải bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu chất xơ này trong thực đơn hàng ngày của bé nhé!

Ngũ cốc

Ngũ cốc từ lâu đã được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ sử dụng ngũ cốc không chỉ giúp cơ thể phát triển cân đối, mà còn phòng ngừa một số bệnh như tim mạch, tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ béo phì, phòng ngừa loãng xương….

=> mời bạn xem thêm sản phẩm: nhà bóng cho bé

Cho trẻ thường xuyên ăn ngũ cốc không những cải thiện cơ nhai của răng, mà còn có tác dụng loại bỏ các chất bẩn bám trong răng, làm cho răng miệng sạch sẽ hơn, ngăn ngừa sâu răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé.

Sữa

Các nghiên cứu cho thấy, sữa cung cấp những giá trị dinh dưỡng cân bằng đầy đủ năng lượng, protein, giàu vitamin, khoáng chất, chất béo….canxi tự nhiên cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của xương. Cho trẻ bổ sung thêm sữa từ thời bé và trong suốt cuộc đời có thể giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.

Việt quất (Berry xanh)

Các nghiên cứu cho thấy, việt quất có rất nhiều công dụng, nhiều chất bổ dưỡng bảo vệ tim mạch, chống lại bệnh tiểu đường, giảm cholesterol, chống oxy hóa và nhất là hiện tượng lão hóa của tế bào. Việt quất còn được mệnh danh là loại quả để bào chế thuốc trường sinh, mang lại tuổi thọ cho con người. Vì vậy bạn nên bổ sung loại quả này vào bữa sáng cho trẻ hoặc sinh tố vào mùa nắng nóng nhé!

Đậu nành

Đậu nành là một trong những thực phẩm lành tính, giàu dinh dưỡng, được các chuyên gia khuyến khích nên cho trẻ sử dụng.Với thành phần dinh dưỡng cao, đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành nhiều tác động tích cực đến thể chất và trí tuệ của trẻ. Canxi trong đậu nành, được cơ thể hấp thu tốt và ngang với hàm lượng canxi 113mg/100g trong sữa bò. Vì vậy cha mẹ nên bổ sung thêm sữa đậu nành vào bữa ăn hàng ngày, để thúc xương trẻ được cứng cáp hơn và gia tăng chiều cao.

Cà chua

Với thành phần chống oxy hóa phong phú, cà chua được chứng minh là phòng chống hiệu quả nhiều loại ung thư. Cà chua chứa một lượng lớn lycopene, hoạt chất này rất hiệu quả loại bỏ các gốc tự do - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là ung thư. Ngoài ra, vitamin A có nhiều trong cà chua rất tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của trẻ nhỏ cũng như người lớn….

Cá hồi

Ngày càng có nhiểu bà mẹ lựa chọn cá hồi để chế biến thức ăn cho trẻ, vì đây là loại thực phẩm có lợi trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. DHA có trong cá hồi, đóng vai trò quan trọng quá trình sinh trưởng của tế bào não và thần kinh. Omega 3 và axit amin có trong cá hồi giúp cải thiện sức khỏe mắt, ngăn ngừa các vấn đề về thị lực.

Ngoài ra, cá hồi còn chứa nhiều chất EPA giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Cho trẻ ăn cá hồi 2 lần/tuần có thể giảm nguy cơ trụy tim và các chứng rối loạn tim mạch.

Phi Nga  - Voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/thuc-pham-dinh-duong-tot-cho-tre-tap-di.html

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Để trẻ thông minh mẹ hãy dành nửa giờ mỗi ngày cho trẻ

Trẻ em nếu mà được nghe mẹ đọc sách hoặc được mẹ hướng dẫn làm bài tập về nhà trong độ tuổi từ 3-7 tuổi thì thường sẽ có nhiều khả năng nhận thức tiến bộ và tác động kéo dài đến tuổi trưởng thành.


Để trẻ thông minh mẹ hãy dành nửa giờ mỗi ngày cho trẻ


Những người mẹ hoặc những người bố mà dành thời gian cùng con cái tham gia các hoạt động vui chơi như đi bộ, ca hát hoặc vẽ cũng giúp con có các kỹ năng xã hội tốt hơn.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học London và Đại học Essex phân tích dữ liệu từ 8.000 trẻ em và bà mẹ trong 16 năm để hiểu những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển sớm của trẻ.

Giáo sư kinh tế học Marco Francesconi, Đại học Essex cho biết: “Khi được cha mẹ dành nhiều thời gian cho các hoạt động giáo dục, trẻ em sẽ tiếp tục làm tốt hơn khi học đại học và làm việc, trẻ cũng dành nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí, ít hung hăng và hòa nhập xã hội tốt hơn”.

Ông cho biết các bậc cha mẹ chỉ cần dành nửa giờ đến một giờ mỗi ngày để giúp con cái tăng cường kỹ năng nhận thức và xã hội. Và chỉ bằng cách này, các gia đình nghèo hơn có thể giúp con mình bắt kịp với các trẻ em gia đình khá giả.

“Không có công thức chung, nhưng từ những nghiên cứu, tôi ước tính rằng nửa giờ là đủ để làm cho trẻ có một sự khác biệt thực sự trong tương lai” - ông cho biết.

Như vậy, không cần điều gì quá khó khăn, cha mẹ có thể làm một sự khác biệt rất tích cực đến cuộc sống của những đứa trẻ chỉ bằng một sự thay đổi nhỏ là dành thời gian cho chúng.


Thương Thương (Theo Daily mail)


Nguồn: http://dochoihahuy.com/de-tre-thong-minh-hay-danh-nua-gio-moi-ngay-cho-tre.html

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Chơi máy tính quá nhiều khiến cơ xương trẻ phát triển không bình thường

Trẻ em nên hạn chế ít sử dụng máy tính bảng, điện thoại và những thiết bị dùng màn hình cảm ứng. Các nhà khoa học Úc vừa qua đã phát hiện sử dụng quá nhiều các thiết bị này có thể khiến cơ và xương các em phát triển không bình thường.






Dùng các thiết bị điện tử cảm ứng quá nhiều có thể khiến cơ và xương của trẻ phát triển không đúng (Ảnh: Shutterstock)

Nghiên cứu tiến hành so sánh 2 nhóm trẻ từ 3 đến 4 tuổi. Một nhóm thường để chơi đồ chơi, nhóm còn lại chơi trên các thiết bị cầm tay dùng màn hình phản ứng, theo Daily Mail.

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xem xét những ảnh hưởng của thiết bị đến sức khỏe thể chất, tinh thần và phát triển xã hội của trẻ, giáo sư vật lý trị liệu Leon Straker thuộc Đại học Curtin (Úc), một trong những tác giả nghiên cứu, cho biết.

xem thêm:

- thú nhún lò xo
- lưới chắn cầu thang
- cá nhựa

Trong khoảng thời gian 15 phút, nhóm nghiên cứu phát hiện trẻ chơi máy tính bảng sử dụng tay và cơ thể ít hơn so với khi chơi đồ chơi, nhưng nhiều hơn khi xem tivi.

Cụ thể, trẻ chơi đồ chơi có cử động tay nhiều hơn gấp 3 lần so với khi chơi máy tính bảng và 6 lần khi xem tivi. Ngoài ra, chơi đồ chơi cũng giúp trẻ vận động toàn thân nhiều hơn gấp 2 lần so với chơi máy tính bảng.

“Chúng tôi lo rằng các thiết bị màn hình cảm ứng hấp dẫn sẽ khiến cơ bắp và xương trẻ phát triển không tốt”, giáo sư Straker cho biết.

Ông cho rằng có 2 lý do dẫn đến việc này. Một là vì quá mải mê chơi máy tính bảng sẽ khiến các bé ít vận động, chạy nhảy, dẫn đến thiếu các kích thích cần thiết để cơ và xương phát triển. Hai là việc ngồi trong một tư thế quá lâu sẽ khiến xương cổ ít vận động, qua thời gian khiến xương bị yếu và dễ bị tổn thương.

“Tin tốt là các thiết bị cảm ứng có thể dùng trong nhiều tư thế ngồi nên có thể ít gây ảnh hưởng hơn so với xem tivi”, giáo sư Straker nói thêm.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Úc, trẻ em dưới 2 tuổi không được tiếp xúc với bất kỳ thiết bị cảm ứng nào. Với trẻ từ 5 đến 17 tuổi, các em chỉ nên dùng thiết bị dưới 2 giờ/ngày, theo Daily Mail.


Nguồn: Ngọc Quý/TNO


Nguồn: http://dochoihahuy.com/choi-may-tinh-qua-nhieu-khien-co-xuong-tre-phat-trien-khong-binh-thuong.html

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Đừng tạo những cơn ác mộng cho con bằng cách hù dọa

Nỗi sợ lớn dần của trẻ khi ngủ chỉ từ những câu hù “cửa miệng” như ông kẹ bắt con, bác sĩ chích thuốc con… nếu con không nghe lời.



Hù con là tạo ác mộng cho con


Nhiều bà mẹ thường gặp phải chuyện con mình đêm đang ngủ hay khóc òa đột ngột. Nhiều em bé lớn lên, đến lúc cho ngủ riêng thì lại không giám rời bố mẹ. Hay có những trẻ nghe đi khám bác sĩ là sợ không chịu đi. Nỗi sợ lớn dần chỉ từ những câu hù “cửa miệng” như ông kẹ bắt con, bác sĩ chích thuốc con… nếu con không nghe lời.

Dù bé ở độ tuổi nào, người lớn cũng không nên lấy những hình ảnh như ông kẹ, thằn lằn, bác sĩ, công an… ra hù dọa trẻ. Con không ăn cơm, hù ông kẹ bắt, con không nghe lời, hù chú công an bắt, con không uống sữa, hù đưa bé đi bệnh viện cho bác sĩ chích.



Hậu quả là bé ăn trong nỗi sợ, bé bị bệnh đi gặp bác sĩ sẽ thiếu hợp tác vì… sợ, bé lớn lên cùng với “định kiến” về nghề công an.

Bác sĩ Đào Thị Yến Phi - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM, đầu óc trẻ thơ như tờ giấy trắng. Người lớn nói gì đứa bé tin như vậy.

Cung cấp cầu trượt giá rẻ cho bé, sản phẩm các nhựa cân không độc hại

Những hình dung về nỗi sợ đó sẽ ăn sâu vào đầu óc bé. Nó chuyển thành những cơn ác mộng trong đêm hay nỗi sợ ám ảnh khi bé ngủ chập chờn, khiến trẻ khóc đêm.

Tuyệt đối không hù trẻ


Người lớn không nên bao giờ hù trẻ, nhất là sự việc, hiện tượng không có thật. Hãy nói với con là “con hãy ăn cơm đi, con không ăn thì con đói bụng đó” thay vì “con không ăn thì ông kẹ bắt con đi”. Vô hình chung chúng ta làm trẻ có những ấn tượng đầu tiên không tốt về cuộc sống xung quanh

Khi trẻ làm sai, khi trẻ quá hiếu động, đừng nên dùng ông kẹ, ông ba bị để hù doạ con. Hãy dùng cảm xúc yêu thương nhất để bé cảm nhận được. Chẳng hạn "nếu con còn làm vậy, mẹ sẽ buồn lắm...”. Từ đó, bé biết quan tâm tích cực đến cảm xúc của người khác hơn là những nỗi sợ vô hình.

Nếu ai đó hù con về ông kẹ, lúc đó mẹ có thể giải tỏa nỗi sợ trong lòng con bằng cách giải thích “ông kẹ là một ông già có râu, phúc hậu lắm, là ông ngoại của cháu kẹ giống như con là cháu của ông ngoại vậy”.


Phương Nguyệt


Nguồn: http://dochoihahuy.com/dung-tao-nhung-con-ac-mong-cho-con-bang-cach-hu-doa.html

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Cha mẹ đang làm cho trẻ em lười vận động

 Như bản năng, đứa trẻ nào cũng hiếu động, nghịch ngợm. Phải chăng người lớn đang buộc trẻ thụ động dần.




Trẻ nhỏ nào sinh ra, bản năng cũng là rất năng động. Trẻ nhỏ thường hiếu động, nghịch ngợm.

Người lớn thường có khuynh hướng làm cho trẻ thụ động bằng cách khi ở nhà thì “thôi con coi ti vi cho mẹ đỡ mệt”, ra ngoài thì “con đứng yên, ngồi yên chứ mẹ không theo kịp”. Vô hình chung, chính chúng ta làm trẻ thụ động chỉ vì để chúng ta đỡ phải bận tâm.



Nhưng việc trẻ hoạt động thụ động như ngồi một chỗ, chơi game, xem tivi, lướt Ipad hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Khoa học đã chứng minh, trẻ ngồi trên 4 tiếng/ngày có nguy cơ dậy thì sớm và nguy cơ hội chứng chuyển hóa tăng lên.


Trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học, ở trường thường ngồi một chỗ nhiều hơn là vận động. Do đó, thời gian vận động của trẻ thoải mái nhất là khi ở nhà.

Nhiều cha mẹ nói rằng, mình không có thời gian chơi đùa cùng trẻ nhưng phải chăng cha mẹ đang không ưu tiên việc cùng con vận động tích cực ?

Mỗi ngày chỉ cần 1 tiếng vận động cùng con là rất tốt cho thể lực của con, sức khỏe cha mẹ và tình cảm gắn kết với con cái.

Ngày thường có thể tập cho con làm việc nhà cũng là cách vận động không quá sức. Cuối tuần có thể thay việc đi xe máy ra chợ, siêu thị bằng cách đi bộ cùng con.

Các môn thể thao tốt cho bé như bơi lội, nhảy cao, nhảy xa, bóng chuyền giúp tăng chiều cao. Lưu ý, các môn như tập tạ, tập gym hoàn toàn không tốt cho trẻ đang tuổi phát triển.


Phương Nguyệt




Nguồn: http://dochoihahuy.com/cha-dang-lam-cho-tre-em-luoi-van-dong.html

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Cảnh báo tình trạng trẻ bị béo phì, thừa cân ở Việt Nam

Nhiều báo cáo chuyên tại hội nghị khoa học “Tiêu hóa - gan mật - dinh dưỡng nhi khoa” toàn quốc vừa qua tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cảnh báo về tình trạng béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em Việt Nam.


Cảnh báo tình trạng trẻ bị béo phì, thừa cân ở Việt Nam


Theo những số liệu điều tra vào năm 2015, tỷ lệ thừa cân - béo phì ở khu vực thành thị có khoảng là 21,1% và ở nông thôn là 7,6%. Nguyên nhân thừa cân béo phì trẻ em, theo các tác giả đều liên quan đến vấn đề chế độ mất cân đối về đồ ăn như (ăn nhiều chất béo) và ít hoạt động thể lực.

Theo TS Lưu Thị Mỹ Thục - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết việc phòng ngừa thừa cân béo phì ngay từ đầu bằng việc kiểm soát chế độ ăn và vận động của trẻ sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn nhiều so với việc điều trị khi trẻ đã bị béo phì.

Về cơ chế nhận diện trẻ thừa cân béo phì, theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM - cơ chế sinh ra bệnh sẽ chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: di truyền, nội tiết tố và môi trường sống.

Một số sản phẩm của chúng tôi để nâng cao rèn luyện cho trẻ:

- cầu trượt cho bé
- bập bênh nhựa
- bộ tập gym cho trẻ

Việc điều trị thừa cân, béo phì cần phải có sự kiên trì giữa hai bên phối hợp giữa bác sĩ, trẻ béo phì và cha mẹ trẻ, bằng nhiều liệu pháp kết hợp.

Một cách tiếp cận mới trong điều trị béo phì đang được nghiên cứu gần đây là tiếp cận hoạt động hệ vi khuẩn chí đường ruột. Việc điều trị này gồm thay đổi thành phần hệ vi khuẩn chí đường ruột của người béo phì bằng cách sử dụng các vi sinh vật có lợi (probiotic)…

Tại hội thảo, các bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa cũng đều cảnh báo rằng cần kiểm soát tốt không để gia tăng béo phì thừa cân ở trẻ em vì đây sẽ là hậu quả rất xấu đối với sức khỏe của trẻ, như gia tăng các bệnh mãn tính liên quan đến lối sống và dinh dưỡng: đái tháo đường, tim mạch, ung thư, giảm tuổi thọ.

Ngoài ra, còn gây tình trạng rối loạn cảm xúc hay tự ti ở trẻ em…


Nguồn: TTO


Nguồn: http://dochoihahuy.com/canh-bao-tinh-trang-tre-bi-beo-phi-thua-can-o-viet-nam.html

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Mùa đông đến thì trẻ thường mắc bệnh gì ?

Ở các tỉnh miền Bắc nước ta hiện nay đang ở cuối mùa thù và chuẩn bị đến mùa Đông, thời tiết sẽ thay đổi lạnh, ẩm, mưa phùn… gây ảnh hưởng xấu nhiều đến sức khỏe con người.



Ảnh minh họa.


Theo Cục Y tế dự phòng cho biết, điều kiện môi trường trong khoảng thời gian này rất dễ gây mắc các bệnh cảm, cúm, bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi…), đặc biệt là với trẻ em.

Trong khi đó, một số gia đình, các bậc cha mẹ chưa chú ý được việc giữ ấm cho trẻ em như thế nào, để trẻ mặc không đủ ấm, khi đưa trẻ đi ra ngoài, thậm chí khi đưa trẻ đi tiêm chủng cũng chưa đảm bảo giữ ấm cho trẻ, để trẻ bị nhiễm lạnh, dễ dẫn đến mắc các bệnh viêm phế quản, viêm phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong.

Cục Y tế dự phòng ra khuyến cáo cho mọi gia đình cần quan tâm, chủ động thực hiện việc giữ ấm cho trẻ trong mùa đông và khi thời tiết lạnh, cụ thể như sau:

1. Khi đưa trẻ đi ra ngoài trời, đưa trẻ đi tiêm chủng, khi đi bằng xe máy, xe đạp phải cho trẻ mặc quần áo đủ ấm, đi tất, đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm cho trẻ, tránh để trẻ nhiễm lạnh dẫn đến bị ốm, mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi... Nên có người lớn bế, tránh gió và ủ ấm cho trẻ, nhưng lưu ý không nên bọc trẻ quá kín hoặc dùng áo mưa bọc kín trẻ.

2. Trong mùa đông và khi thời tiết lạnh thì phải thường xuyên mặc quần áo đủ ấm, đi tất cho trẻ. Khi đi ngủ đắp chăn đủ ấm cho trẻ, tuy nhiên không đắp quá nhiều chăn, làm cho trẻ toát mồ hôi, sẽ dễ gây cảm lạnh và bị bệnh.

3. Không cho trẻ tiếp xúc với những trẻ hoặc người lớn đang có dấu hiệu bị các bệnh cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế cho trẻ đến những chỗ đông người.

4. Hãy cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất, đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

5. Khi trẻ có các dấu hiệu như ho, sốt… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.


Phi Long


Nguồn: http://dochoihahuy.com/mua-dong-den-thi-tre-thuong-mac-benh-gi.html

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Vừa tắm xong cho bé không nên ép bé đi ngủ luôn

Sau khi tắm rửa sạch sẽ cho bé có nhiều bậc phụ huynh có thói quen “ép” cho bé ngủ ngay, tuy nhiên, điều này làm cho giấc ngủ của bé không chất lượng và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.


Đầu tiên các cha mẹ nên hiểu là khi bé vừa tắm xong, tuần hoàn máu toàn cơ thể của các bé sẽ tăng nhanh, não tăng lượng tiêu thụ oxy, cơ thể tăng tiêu thụ năng lượng sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể của bé mệt mỏi, một số bé “bị ép ngủ” có thể nhanh chống đi vào giấc ngủ, nhưng tình trạng “bị ép ngủ” này sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ và không tốt cho sức khỏe của bé.



Kế đến, sau khi tắm xong, các mao mạch toàn cơ thể của bé đang ở trạng thái giãn nở, cộng thêm sức đề kháng suy giảm vào ban đêm, lúc này bé rất dễ bị các vi khuẩn tấn công xâm nhập cơ thể, dẫn đến nhiễm bệnh.

Hơn nữa, vừa tắm xong, nhiệt độ cơ thể bé tương đối cao, sẽ ức chế não các bé tiết chế hormone melatonin. Hormone melatonin có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thời gian đi vào giấc ngủ (nói dễ hiểu là dễ ngủ) và kéo dài thời gian giấc ngủ.

Sản phẩm giúp bé chơi an toàn: nhà bóng cho bé

Ngoài ra, vào ban đêm, lượng hormone melatonin cao thấp sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.

Do đó, sau khi tắm xong, “ép” cho bé ngủ ngay, có thể làm cho bé nửa đêm thức giấc, thời gian ngủ của bé bị sụt giảm, ngủ không đủ giấc, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Trên cơ sở này, các chuyên gia về giấc ngủ có lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh như sau, trước khi ngủ khoảng 30 phút, tắm rửa sạch sẽ cho bé. Sau khi tắm cho bé xong, không nên “ép” cho bé ngủ ngay, ngược lại dành chút ít thời gian “trò chuyện” cùng bé hoặc vui đùa cùng bé với những trò chơi đơn giản, vừa giúp bé tránh tắm xong buồn ngủ vừa tăng sự gần gũi giữa bé với cha mẹ.

Bạn cũng có thể xem sản phẩm: nhà chòi cầu trượt

Ngoài ra, phụ huynh có thể đọc sách, kể chuyện hoặc mở những bài hát nhẹ nhàng cho bé nghe, giúp bé hoàn toàn thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon. Khi nhiệt độ cơ thể của bé trở lại bình thường sau khi tắm, lúc này hãy cho bé uống sữa và dỗ bé ngủ là tốt nhất.
Nếu như lúc đang tắm rửa cho các bé, thấy bé muốn ngủ ngay, cha mẹ nên nhanh chóng kết thúc tắm rửa cho các bé, dùng khăn tắm lau thật khô cơ thể, nhất là vùng đầu, cổ của bé. Như vậy, phụ huynh sẽ giúp bé giảm thân nhiệt, làm cho bé mát mẻ dễ ngủ, ngủ ngon và tốt cho sức khỏe hơn.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/vua-tam-xong-cho-khong-nen-ep-di-ngu-luon.html

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Cho trẻ sơ sinh ngủ một mình liệu có tốt không ?

Trên các diễn đàn của các bà mẹ bỉm sữa, nhiều thành viên có bàn luận đề cập đến việc nên hay không cho con ngủ riêng để tập tính tự lập từ đầu?




Cho trẻ sơ sinh ngủ riêng: Coi chừng hiểu sai


Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Nguyên, các ông bố, bà mẹ đang nhầm lẫn về việc rèn tính tự lập của trẻ. Một đứa trẻ sơ sinh chưa hình thành ý thức nên không thể hình dung chuyện độc lập, ỷ lại vào mẹ hay không?

Đơn giản lúc này đứa trẻ cần mẹ ở yếu tố sinh học, giao tiếp về mặt điện sinh học. Giữa mẹ và con có một sự nối kết vô hình, đứa bé sẽ ngủ ngon hơn khi được ngủ cùng mẹ.

Không phải trẻ ngủ với mẹ thì bám mẹ


Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bám mẹ thì đó mới là điều tốt, tình cảm mẹ con sâu đậm nhất, quấn quýt nhất trong những năm đầu đời của trẻ.

Đứa bé có thể bắt đầu học tự lập khi ở giai đoạn lớn hơn, chẳng hạn bố mẹ dạy con tự lấy đồ chơi, con tự xúc đồ ăn dù có thể con làm rơi vãi….

Còn việc cho trẻ ngủ riêng từ thuở nằm nôi biết đâu phản tác dụng. Các ông bố bà mẹ đừng nghĩ rằng cho con ngủ riêng hôm đầu con khóc, hôm thứ hai con khóc, đến những đêm sau con không khóc tức là nó quen. Có thể con không phản ứng như những đêm đầu nhưng không phải là con ổn.

Bà mẹ có thể bận rộn cả ngày nhưng đêm nằm cạnh con, ru con, ôm ấp con ngủ là cách gần gũi với con, thể hiện tình cảm với con. Bé nửa đêm giật mình, khóc, nếu có mẹ vỗ về bé sẽ ngủ lại ngay.

Bé nóng quá hay lạnh quá thì mẹ là người nằm cạnh con để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Hoặc khi bé nóng sốt lúc, bé nằm ngủ sấp, mẹ cũng có thể phát hiện sớm và xử trí ngay, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc


Phương Nguyệt - voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cho-tre-sinh-ngu-mot-minh-lieu-co-tot-khong.html

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Cha mẹ có nên pha rượu để tắm cho bé không ?

Theo quan niệm dân gian hay làm, khi trẻ bị sốt, mẹ nên tắm cho bé mà có thể pha rượu trắng để lau mình bên ngoài. Điều này đúng hay sai?




Bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm - thuộc trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM sẽ trả lời thắc mắc của thính giả như sau.

Rượu có thuộc tính là bốc hơi nhanh vì thế khi pha vào nước ấm, dùng để lau người cho bé sẽ thúc đẩy sự bay hơi trên da, khiến thân nhiệt của bé bị sẽ bị giảm đột ngột. Việc này sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của bé.



Cha mẹ hãy tắm cho bé bằng nước ấm pha thay vì dùng khăn lau lên da của bé
Dù trẻ đang bị sốt, các mẹ cũng cần, nên giữ vệ sinh cho bé bằng cách tắm nhanh bằng nước ấm cho bé.

Mẹ hãy dùng một thau tắm lớn, pha lượng nước với nhiệt độ vừa đủ, sau đó nhúng cháu vào thau nước (không ngập qua đầu), rồi dùng khăn khô lau lại cho bé.
Điều này sẽ giúp giữ vệ sinh làn da cho bé mà vẫn không gây giảm thân nhiệt.
mời bạn xem thêm sản phẩm: ghế nhựa đúc


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cha-co-nen-pha-ruou-de-tam-cho-khong.html

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nên uống sữa nào tốt nhất ?

Cha mẹ đang thắng mắc nên cho con uống sữa tươi hay những sữa công thức như nào thì sẽ giúp con phát triển chiều cao, cân nặng, trí não tốt hơn?




Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, , trẻ trên 1 tuổi lúc này có thể sử dụng được sữa tươi (sữa bò nguyên thể) được. Nên trẻ trên 2 tuổi đương nhiên có thể sử dụng bất kỳ loại sữa nào.


Phân biệt hai dạng sữa cơ bản

Đó là sữa nước và sữa bột. Sữa nước là các loại sữa tươi nguyên chất (sữa nguyên từ bò vắt ra). Còn sữa bột còn được gọi là (sữa công thức) thực chất khi trẻ uống vẫn được gọi là sữa hoàn tươi.

Về mặt dinh dưỡng, sữa bột bâu giờ cũng đạt được các mức năng lượng, thành phần dưỡng chất tương đương như sữa tươi. Với sữa công thức (sữa bột) thì có thể bổ sung hoặc thay đổi một số chất cho phù hợp với nhu cầu, tình trạng riêng từng bé.

Một số sản phẩm gia dụng :

- Giá phơi khăn inox
- bộ đồ chơi xúc cát
- Chắn cầu thang

Tuy nhiên, với trẻ không có bệnh lý tiêu hóa, hấp thu bình thường thì chỉ cần uống sữa tươi bình thường như sữa bò vừa mới vắt ra là được.

Nhiều bà mẹ thường nghĩ rằng sữa bột sẽ tốt hơn sữa nước vì được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Tuy vậy, với trẻ trên 1 tuổi, khẩu phần sữa chỉ chiếm 40% so với nhu cầu năng lượng của trẻ trong ngày.

Thành phần dinh dưỡng mà cung cấp chính cho bé lúc này là những thực phẩm trong các bữa ăn. Cho nên việc các bạn dùng sữa bổ sung thêm chất cho bé sẽ không quan trọng bằng việc cân đối bữa ăn cho bé. Cần cho bé ăn đa dạng các thực phẩm trong tự nhiên.

Vì vậy cha mẹ cần biết nếu chỉ dựa vào sữa, dù bé có uống sữa nhiều cũng không thể bù được lượng thức ăn nếu bé ăn nghèo dinh dưỡng.

Nguyên tắc cho bé uống sữa tươi hay sữa nước


Tùy vào khẩu vị bé thích uống sữa tươi hay sữa bột: bé được uống loại sữa mình thích sẽ uống nhiều hơn và thoải mái hơn.

Tùy thuộc vào kinh tế của gia đình: giá tiền hộp sữa không chỉ thể hiện giá trị dinh dưỡng trong sữa mà còn nhiều yếu tố khác (quảng cáo, thuế, phí…) cho nên cần tính đến đủ lượng sữa cho bé trước. Bé được uống 3 ly sữa tươi vẫn tốt hơn chỉ uống 1 ly sữa bột/ngày.

Các phụ huynh cũng cần xem kỹ những thông tin trên bao bì, nhãn hiệu các loại sữa: nếu bé không gặp vấn đề bệnh lý thì không cần dùng các sữa bổ sung chất đặc biệt nào hay sữa thủy phân,…

Nên cho bé uống sữa đa dạng cũng như nhiều loại khác nhau, vừa làm cho bé ngon miệng vừa cung cấp cân đối các thành phần dinh dưỡng khác nhau trong các loại sữa khác nhau.


Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-tu-2-tuoi-tro-len-nen-uong-sua-nao-tot-nhat.html

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Làm gì khi con của bạn dậy thì sớm

Trẻ dậy thì sớm sẽ ảnh hưởng gì đến tâm lí sức khỏe, nguyên nhân là do đâu và cách điều trị ra sao?



Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm


Tuổi dậy thì trung bình ở các trẻ em là từ 8-12 tuổi đối với những bé gái và bé trai thì từ 9-14 tuổi. Nếu dậy thì sớm là trước 8 tuổi đối với bé gái và trước 9 tuổi đối với các bé trai.

Sau đây là các nguyên nhân chính dẫn đến dậy thì sớm:

Thừa cân, béo phì: dư mỡ thừa hoặc dư mô mỡ trong cơ thể làm thay đổi hàm lượng estrogen, insulin và leptin - tăng nguy cơ dậy thì sớm. Cách tốt nhất là khuyến khích trẻ em tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời ít nhất 3 lần mỗi tuần, 30 phút/lần.

Các hóa chất từ môi trường: phthalates – là một dạng của hóa chất tiềm ẩn được nằm trong mỹ phẩm, keo xịt tóc và chất khử mùi, cũng có khả năng dẫn tới phát triển ngực sớm ở bé gái.

Ăn vặt không lành mạnh: hạn chế tối đa ăn các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn (2-3 lần/tuần). Hàm lượng chất béo động vật làm tăng trưởng insulin dẫn đến việc dậy thì sớm.

Thay đổi hormone: xã hội và gia đình cần lưu tâm đến vấn đề này. Khi bé tiếp xúc những phim ảnh người lớn, phim hành động bạo lực cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến não bộ của trẻ, đặc biệt là tuyến yên. Tuyến yên khi bị kích động sẽ bài tiết ra gonadotropin, kích thích các tinh hoàn hoặc buồng trứng sản sinh hormone giới tính testosteron và estrogen, từ đó gây dậy thì sớm.

Suy dinh dưỡng: một số trẻ kén ăn khiến các bậc cha mẹ để con tự do hấp thụ những thực phẩm nhiều đường và chất béo. Do thói quen sai lầm này làm gián đoạn chu kỳ nội tiết nên một số trẻ tuy suy dinh dưỡng nhưng vẫn có nguy cơ dậy thì sớm.

Thực phẩm gây ra dậy thì sớm ở trẻ


Các loại thực phẩm sau đây bị “buộc tội” là nguyên nhân gây ra dậy thì sớm ở trẻ:

Thịt cổ gia cầm: đây là loại thực phẩm được khuyến cáo là không dành cho trẻ. Do gia cầm hiện nay chủ yếu đều được ăn thức ăn có thuốc kích thích tăng trưởng, mà những chất này khi gia cầm ăn vào sẽ tích tụ chủ yếu ở phần từ cổ trở lên đầu.

Khi trẻ ăn nhiều phần đầu gia cầm vô tình ăn luôn cả chất kích thích khiến cho cơ thể trẻ cũng giống như được cho ăn thực phẩm "kích thích phát triển".

Rau củ trái mùa: loại thực phẩm này cũng giống như gia cầm, đa phần đều là thực phẩm được “thúc nhanh chín”. Việc trồng rau quả trái mùa và ép trái cây phải chín bằng chất hóa học sẽ để lại tồn dư chất độc này trong rau củ trái cây. Trẻ em ăn vào sẽ tạo ra nguy cơ mắc bệnh dậy thì sớm.

Thức ăn nhanh, chiên, rán nhiều dầu mỡ: đây là loại thực phẩm yêu thích ở hầu hết trẻ nhỏ. Thức ăn được chế biến trong nhiệt độ cao sẽ làm mất chất dinh dưỡng cần thiết ở trẻ.

Nếu ăn những món này quá thường xuyên, dầu ăn được tái sử dụng trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao tạo ra oxy hóa. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ "phổng phao" trên mức cần thiết.

Thực phẩm chức năng: Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy con mình thấp bé, thua các bạn đồng trang lứa nên tìm cách bổ sung cho con những loại thực phẩm chức năng không cần thiết khi trẻ đang trong độ tuổi trước dậy thì.



Điều này còn nguy hiểm hơn việc cứ để trẻ "thua thiệt chiều cao một chút" nhưng phát triển tự nhiên. Đến tuổi trưởng thành bé sẽ cao lớn vạm vỡ mà không cần phải "thúc" bằng thuốc.

Mời bạn xem thêm một số sản phẩm của chúng tôi:

- bàn mầm non
- giường lưới mầm non
- cầu trượt giá rẻ

Thực phẩm “con nhà giàu”: Nhiều đứa trẻ khi sinh ra đã là những “cô chiêu cậu ấm” nên việc được cha mẹ bồi bổ cho những “siêu thực phẩm” là điều hết sức bình thường. Theo các chuyên gia Đông y, những loại thuốc bổ đặc biệt này đều có tác động lớn đến môi trường nội tiết, dẫn đến sự mất cân bằng về thể chất và tinh thần đối với sự phát triển bình thường của trẻ em.

Nội tạng động vật: khi các bà mẹ dùng nội tạng động vật để chế biến món ăn cho trẻ em cần lưu ý không chỉ về chất lượng mà còn cả số lượng và chủng loại. Bởi vì một món ăn nếu nấu quá nhiều thứ nội tạng với nhau với trọng lượng cao, quá đậm đặc sẽ biến thành một món ăn "kích thích" phát triển ở mức độ cao.

Món ăn đó có thể chứa nhiều hormone tuyến giáp, tuyến sinh dục…thúc đẩy sự phát triển nhanh ở trẻ.

Hậu quả của việc dậy thì sớm ở trẻ


Trẻ dễ bị sốc, bị tự kỉ, trầm cảm.

Tâm trạng sẽ không ổn định, dễ cáu gắt.
Thích thể hiện cái tôi, dễ mắc sai lầm và đua đòi theo việc làm xấu.
Có nhu cầu tình dục theo bản năng chứ chưa nhận thức được nên dễ bị mắc sai lầm hoặc bị những kẻ xấu lợi dụng.
Trẻ dậy thì sớm thường có cơ thể nhỏ, lùn vì đầu xương sớm đóng kín khi quá trình dậy thì kết thúc.

Cách phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ


Cần chế độ dinh dưỡng hợp lý gồm

Tăng cường rau củ quả cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày.
Đảm bảo lượng đạm đầy đủ, không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ...
Không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán... chứa nhiều chất béo khiến trẻ thừa dinh dưỡng.



Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, không rõ nguồn gốc, thực phẩm chứa hormon tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới dậy thì sớm.

Khuyến khích trẻ năng vận động: khi trẻ vận động sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng như các môn bơi, nhảy dây, đạp xe, đá bóng, đá cầu,…
Nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết ở trẻ em (nội tiết nhi khoa) để chẩn đoán xác định cần làm một số xét nghiệm cận lâm sàng.


Thụy Ngân - voh.com.vn




Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-gi-khi-con-cua-ban-day-thi-som.html

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Có nên chuẩn bị tâm lý cho con trước kỳ thi không ?

Con phải thực hiện những ước mơ của bố mẹ, con phải noi gương và học hành của anh hai, chị hai, không học giỏi thì lớn lên con làm được gì? Phải chăng cha mẹ đã và đang tạo áp lực cho con dưới những hình thức khác nhau? Điều đó có làm con tốt hơn?




Mỗi khi kết thúc năm học cũ hoặc khi có những kết quả thi đầu cấp, tuyển sinh Đại học, trên mạng xã hội lại tràn ngập bảng điểm, giấy khen mà bố mẹ đang khoe thành tích của con. Đằng sau những tự hào, chúc tụng, khen ngợi… là áp lực không nhỏ đang áp lên với con cái và cả những bé… không được bố mẹ khoe.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, chuyên viên trung tâm tư vấn Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho biết việc tạo áp lực cho con, nhất là mỗi mùa thi không phải là cách tốt nhất bố mẹ giúp con vượt qua những bước ngoặt này thành công.


Khơi gợi những mơ ước

Nhiều cha mẹ có tư tưởng cho rằng phải tạo áp lực để con học tốt. Đây là quan niệm “nhầm lẫn” từ phụ huynh cả về tâm lý học và sinh lý học đối với học sinh.  Với người lớn, khi gặp áp lực chúng ta cũng làm không tốt những việc vốn là sở trường của mình huống chi trẻ nhỏ. Trẻ càng bị áp lực, càng mất tập trung vì bị áp lực đó chi phối, ảnh hưởng tới năng lực học tập.

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn một số sản phẩm của công ty Hà Huy chúng tôi:

- đồ chơi ngoài trời mầm non
- cầu trượt giá rẻ
- chắn cầu thang

Khi đi thi, trẻ chỉ lo mình có đậu không? Nếu không đậu thì bố mình như thế nào, mẹ đối xử với mình như thế nào?

Thay vì vậy, bố mẹ hãy động viên con mình phải giữ bình tĩnh, tinh thần thoải mái, cố gắng thi tốt theo sức học của mình, nghỉ ngơi và đừng để mình bị áp lực gì khi đi thi. Việc học trẻ đã trải qua trong cả năm. Các kỳ thi chỉ là để phản ánh kết quả học tập trong suốt thời gian đó.

Điều “áp lực” nhất mà cha mẹ tạo ra cho con, đó là giúp con tự mình nhận thức tinh thần trách nhiệm với chính bản thân mình để học tập nghiêm túc, lên kế hoạch học tập khoa học trước mỗi kỳ thi.

Thay vì tạo áp lực, hãy tạo động lực học tập cho con bằng những lời khơi gợi những mơ ước, sở trường, niềm yêu thích của trẻ với các môn học, là chỗ dựa tinh thần cho con chia sẻ những vấn đề trong học tập và sinh hoạt.


Phương Nguyệt  - voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/co-nen-chuan-bi-tam-ly-cho-con-truoc-ky-thi-khong.html

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Thống kê 24,6% trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng

Hàng năm, cả nước có gần 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được cải thiện tình trạng thiếu Vitamin A nhờ hoạt động bổ sung thêm Vitamin A mỗi năm 2 lần cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi ở 63 tỉnh/thành, trẻ từ 37 - 60 tháng tuổi ở 22 tỉnh khó khăn, bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống 1 liều Vitamin A.



Việc bổ sung Vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã/phường trong toàn quốc. Đồng thời, tăng cường những công tác truyền thông về phòng chống thiếu những chất dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong những năm qua, tình trạng mù lòa ở trẻ em do thiếu Vitamin A, tình trạng thiếu Vitamin A huyết thanh, thiếu máu, thiếu sắt đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước.


Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta còn cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi (năm 2015 là 24,6%) và còn có sự chênh lệnh khá lớn giữa các vùng miền, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc (tỷ lệ thấp còi tương ứng là 34,2% và 30,3%).




Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại sự kiện Ngày Vi chất dinh dưỡng sáng 26/5 ở Bắc Ninh.

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ và trẻ em còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng như thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 32.8%, trẻ em dưới 5 tuổi là 27,9%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu Vitamin A tiền lâm sàng là 13% và 69,4% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm ở mức nặng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.


Mời bạn xem thêm sản phẩm: cầu trượt cho bé


Với mục tiêu không ngừng cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của người dân đặc biệt là đối tượng phụ nữ và trẻ em, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2011 - 2020, Nghị định quy định về tăng cường vi chất vào thực phẩm, Đề án tổng thể nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam…


Bên cạnh đó, can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là can thiệp trong 1.000 ngày đầu đời là một trong những giải pháp quan trọng nhất để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, cải thiện tình trạng bệnh tật và tử vong ở trẻ em.


Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh/thành phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo ngành Y tế và các ban, ngành liên quan tại địa phương tổ chức triển khai hiệu quả và an toàn chiến dịch uống bổ sung Vitamin A cho trẻ 6 - 60 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi tại 22 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao và cho trẻ 6 - 36 tháng tuổi tại 41 tỉnh/thành phố; tiếp tục bổ sung Vitamin A cho trẻ có nguy cơ thiếu Vitamin A, bổ sung Vitamin A phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng.


sản phẩm chắn cầu thang cho bé


Phấn đấu đạt trên 98% trẻ em trong độ tuổi được uống Vitamin A, bảo đảm đủ số lượng thuốc Vitamin A, thuốc tẩy giun và đặc biệt quan tâm đến trẻ em ở những vùng khó khăn.


Bên cạnh đó, đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, vận động người dân tích cực tham gia chiến dịch và phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và tẩy giun ngay từ hộ gia đình.




Nguồn: toquoc.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/thong-ke-246-tre-em-viet-nam-suy-dinh-duong.html

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Đang mùa dịch tay chân miệng trẻ em cần chú ý gì khi đi bơi

Bạn nên hạn chế cho trẻ đi bơi trong thời điểm có dịch tay chân miệng vì virus có thể phát tán trong môi trường tụ tập ở khu đông người.




Nên hạn chế cho trẻ đi bơi trong thời điểm có dịch tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan bởi virus trong dịch tiết từ cơ thể trẻ nhiễm bệnh, thông qua tiếp xúc hoặc qua môi trường mà xâm nhập vào cơ thể các bé khỏe mạnh.

=> Chuyên cung cấp sản phẩm: thú nhún lò xo

Do đó, phụ huynh nên thận trọng khi cho trẻ tham gia các hoạt động đông người như hồ bơi, sân chơi công cộng...

Với môi trường nước hồ bơi, thường đã được pha dung dịch khử trùng, tuy nhiên vẫn khó đảm bảo có thể diệt hết được các vi khuẩn gây hại. Trẻ bị bệnh tay chân miệng trong quá trình vận động, bơi lội có thể khiến cho các vết phồng trên da bị vỡ, bong tróc làm phát tán mầm bệnh vào nước bể bơi hay trên các cầu trượt, tay vịn, ghế ngồi.

Đây có thể là nơi phát tán các mầm bệnh cho những trẻ khác bị mắc bệnh tay chân miệng.

Do đó, không nên cho trẻ đi bơi khi trẻ không khỏe, mới khỏi bệnh.



Các hồ bơi thiếu vệ sinh hoặc quá đông người sẽ là nơi phát tán nhiều mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm - Ảnh minh họa

Cần làm gì để trẻ bơi an toàn mà không sợ bé bị bệnh

Trước khi cho trẻ xuống tắm, thì người lớn cần cho trẻ khởi động các kỹ năng đơn giản để tránh bị chuột rút, sốc nhiệt… Nhắc bé đeo kính bơi và không tháo kính dưới bể nhiều lần để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mắt. Trong khi bơi cần tránh sặc nước, hạn chế nước vào tai và mũi, họng.

Sau khi bơi, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý và rửa mắt, nhỏ tai bằng các dung dịch sát trùng thích hợp để phòng các loại bệnh truyền nhiễm vào trong cơ thể.

Sản phẩm cho trường mầm non như: giá đựng đồ chơi, giá để đồ chơi

Chọn lựa hồ bơi an toàn về chất lượng nước. Không bơi ở nơi có quá đông người, hoặc hơi bơi có nước tù đọng và không thay nước hay được khử trùng thường xuyên.

Khi đi bơi nhớ mang theo kính bơi, mũ bơi, mặc đồ bơi.

Trước khi bé xuống bể bơi, phải tắm bằng nước sạch. Sau khi bơi xong, nên tắm kỹ lại bằng sữa tắm, xà phòng và gội đầu bằng dầu gội, dầu xả.

Không cho trẻ đi bơi khi đang bệnh ngoài da hoặc khi thể trạng đang yếu vì lúc này rất rễ bị virut xâm nhập. Trước khi bơi không ăn quá no và nên uống đủ nước.

Minh Hiền - voh.com.vn




Nguồn: http://dochoihahuy.com/dang-mua-dich-tay-chan-mieng-tre-em-can-chu-y-gi-khi-di-boi.html