Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Những cách lựa chọn đồ chơi cho trẻ tự kỷ

Ngày nay trẻ em tự kỷ, ít tiếp xúc, giao lưu với mọi người khá là nhiều. Hôm nay công ty Hà Huy chúng tôi xin gửi tới các bạn một số cách chọn lựa đồ chơi cho trẻt tự kỷ. Đồ chơi cho trẻ tự kỷ cần hội tụ một vài đặc điểm quan trọng sau:

1. Chơi để phát triển chức năng

Tìm đồ chơi kích thích giác quan của trẻ em là điều cần thiết cho tất cả trẻ em. Tuy nhiên, nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ có những thách thức về cảm giác, đặc biệt là sự cảm nhận xúc giác. Đồ chơi gỗ đơn giản có thể là một cách tuyệt vời để giới thiệu cảm giác xúc giác theo cách thấp nhất, không đe dọa, trong đó chúng có toàn quyền kiểm soát. Đồ chơi thích hợp có thể bao gồm:

- Các sách có hình ảnh hoặc minh họa chi tiết nổi đính kèm.
- Các khối gỗ với chữ cái hoặc chữ số được tăng lên (điều này cũng đáp ứng yêu cầu phát triển hơn của trẻ)
- Đồ chơi thả khối, nhận hình kết hợp vận động cho bé
- Đồ chơi có các yếu tố va chạm đập gõ, thả khối, phân biệt lớn nhỏ, phân biệt màu sắc
- Đồ chơi cho trẻ luồn dây, xỏ dây, luồn hạt khối.
- Đồ chơi âm nhạc và đồ chơi tạo âm thanh

do-choi-tre-tu-kyMời bạn xem thêm một số sản phẩm của công ty chúng tôi: giá để giày dép inox , bộ tập gym cho trẻ , bàn ghế mầm non

2. Chọn đồ chơi giúp phát triển tương tác xã hội.

- Giảng dạy sự tương tác, kết hợp của tất cả trẻ em thông qua đồ chơi là một yếu tố cực kì quan trọng. Đối với trẻ tự kỷ, đồ chơi cho trẻ tương tác xã hội thậm chí còn quan trọng hơn để giúp họ phát triển cơ chế đối phó khi giao tiếp với thế giới rộng lớn hơn. Trò chơi nhập vai (bắt chước) hay các trò chơi hội đồng là tuyệt vời cho điều này, đặc biệt là khi cả gia đình cùng chơi với nhau. Tập trung đặc biệt vào vấn đề luân phiên và sự thua cuộc. Tất cả trẻ em cần phải học các kỹ năng này nhưng yếu tố thất vọng khi thua cuộc có thể tác động rất mạnh cho trẻ tự kỷ.

- Hãy cẩn thận với các trang web nhấn mạnh "đồ chơi thích hợp cho trẻ tự kỷ". Mục tiêu của các trang web này có thể là cung cấp cho trẻ tự kỷ trông bình thường (ngồi nhìn robot, búp bê nhảy nói, đèn sáng …)chứ không phải để giúp các em vui chơi và nâng cao kỹ năng của mình.

- Khuyến khích niềm đam mê của trẻ sẽ giúp các trẻ cảm thấy được hỗ trợ và hiểu biết hơn trong cuộc sống. (Cuối cùng cũng có thể dẫn đến sự nghiệp tương lai cho 1 đứa trẻ - một cô gái yêu xe hơi một ngày nào đó có thể thiết kế chúng hoàn thiện hơn.)

- Tập thể dục là điều quan trọng đối với tất cả trẻ em, và trẻ tự kỷ không phải là ngoại lệ. (Nó cũng có thể tạo ra nguồn năng lượng bổ sung). Khuyến khích trẻ chơi cả khi một mình và với người khác. Nếu chúng cảm thấy lo lắng (sợ sệt) với thiên nhiên, hãy khuyến khích sự hợp tác chứ không phải là trò chơi có tính cạnh tranh.

- Cố gắng và hãy thử làm đồ chơi với con của bạn dù chỉ 1 lần. Nếu bạn có một đứa trẻ ở tuổi lớn hơn (từ 10 tuổi), chúng có thể thích trải qua quá trình cùng tạo ra một thứ gì đó với bạn. Ví dụ, cho trẻ biết làm thế nào để làm búp bê sợi, hoặc may một con búp bê. Hoặc ngồi tạo ra những món đồ chơi từ đất sét, đồ chơi gỗ, tre nứa đơn giản.

- Nếu đứa trẻ tự kỷ có anh chị em cùng độ tuổi, xem có đồ chơi nào mà chúng có thể chia sẻ với nhau không. Ví dụ như dụng cụ thể thao, đồ chơi mô hình thành phố, đồ chơi nấu ăn, khối gỗ xây dựng... Điều này tạo cơ hội cho các anh chị em cùng nhau trò chuyện với nhau.

- Hãy chọn một vài món đồ chơi khuyến khích phụ huynh tương tác vui chơi cùng trẻ. Điều này sẽ giúp bạn tạo mối quan hệ gần gũi, chia sẻ của cha mẹ với đứa trẻ. Và để trẻ biết cách làm thế nào chúng có thể làm “việc” với đồ chơi. Nó cũng tạo cơ hội thoải mái cho phụ huynh và trẻ sống trong mô hình các kỹ năng xã hội trong một môi trường thoải mái và thú vị. Trẻ tự kỷ là những cá nhân độc nhất và đáng được biết thế giới bên ngoài.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-cach-lua-chon-choi-cho-tre-tu-ky.html

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Phương pháo giáo dục con của phụ huynh thời đại mới

"Con muốn ăn bánh , Con muốn ăn bánh cơ" cho dù chúng ta được nghe thấy nhiều lời này từ con mình hay con người khác thì kèm theo đó thường là những tiếng gào thét có thể vang vọng khắp siêu thị hay cửa hàng tạp hóa. Khi trẻ bước vào tuổi teen thì những âm thanh này sẽ chuyển thành "Con muốn có quần áo mới. Con muốn một chiếc ô tô...". Bố mẹ sẽ làm gì? Làm thế nào để chúng ta dập tắt được những cuộc chiến này và làm cho cuộc sống của bố mẹ với con cái hòa bình hơn một chút?.

day-con

Người Trung Quốc ở thời cổ xưa đã từng có câu: "Bố mẹ nương tay dễ bị con cái lấn lướt". Rõ ràng, một số "khuôn khổ" cho trẻ là cần thiết để giữ hòa bình và hạn chế sự hỗn loạn.

1. Nhất quán

Đằng sau triết lý  kỹ thuật nhất quán là chúng ta không muốn châm ngòi cho những cuộc tranh cãi và cuộc chiến với con cái mình. Kỹ thuật này được chia sẻ cực kỳ hiệu quả miễn là bạn kiên định với nó và nhớ sử dụng bất cứ khi nào có thể. Kỹ thuật này cha mẹ nên áp dụng tốt nhất khi một đứa trẻ mè nheo, gào thét hay nằn nì. Trong trường hợp này nó có thể sử dụng để dập tắt hầu hết các hành vi không tích cực. Kỹ thuật này có thể làm hiệu quả với trẻ nhỏ, trẻ lớn, thậm chí cả các em tuổi teen.

Thực hiện nó như thế nào? Bố mẹ thường chủ yếu là đáp lại hành vi tiêu cực của trẻ với một thông báo đơn giản và bình tĩnh. Khi trẻ tiếp tục có những hành vi đó, bố mẹ nhắc lại câu thông báo chính xác với ngữ điệu đều đều. Bố mẹ đầu tiên phải học được cách giữ được sự bình tĩnh và kiên định.

Mời các bạn xem thêm sản phẩm của chúng tôi:

2. Là người quyết định

Khi đối phó với tình huống khó, chúng ta phải duy trì sự kiên quyết trong vai trò làm cha mẹ của mình. Cuộc chiến bố mẹ-con có thể cực kỳ dễ tổn thương. Vì thế không có gì khó hiểu vì sao chúng ta dễ dàng đầu hàng. Liệu chúng ta có thể sẽ thốt lên bằng lời rằng mình bỏ cuộc hay chỉ để ý nghĩa đó tồn tại trong đầu và bọn trẻ có thể nhận ra? Con cái có thể hiểu bố mẹ và có thể đọc được ta nghĩ gì. Trẻ sẽ có những cách để mà chúng biết liệu chúng sẽ thắng hay thua trong cuộc chiến với cha mẹ.

Phương pháp giáo dục con cần với quyết tâm, chúng ta sẽ có thêm sức mạnh để dập tắt các hành vi tiêu cực. Nó không đòi hỏi, phải cằn nhằn hay la mắng nhưng nó huy động sức mạnh nội lực - khi bố mẹ là người có quyền trong các tình huống. Có một tình trạng thường xẩy ra là bố mẹ lo lắng hay căng thẳng về việc tranh giành quyền quyết định với con cái. Nhưng bằng sự quyết tâm trong lòng chúng ta có thể ngăn chặn điều đó.

3. Tập trung vào mặt tích cực và phớt lờ sự tiêu cực. 1 trong 3 bí mật nuôi dạy con cần chú ý nhất

Chỉ cần bạn đến siêu thị gần nhà bạn có thể thấy những ví dụ về việc bố mẹ thưởng cho sự la hét của con bằng những hình thức chú ý. Thường thứ trẻ muốn nhất đó là chỉ thu hút được sự chú ý của bố mẹ. Bao nhiêu tiếng khóc là thật sự và bao nhiêu chỉ là giả vờ?

Một thống kê cho thấy hiện bây giờ chỉ có 75% bà mẹ và khoảng 50% các ông bố thường ôm con tuổi đến trường hằng ngày. Điều đó không có gì ngạc nhiên khi trẻ quyết định phải hành động ra ngoài khuôn khổ để lôi kéo sự chú ý của bố mẹ mình. Bằng cách tập trung chú ý đến con khi chúng cư xử tốt. Bạn sẽ giảm được việc chúng cảm thấy cần phải "làm gì đó" để chúng ta phải chạy tới và nói chuyện với con. Tập trung vào con khi chúng tốt. Và ít chú ý khi chúng bộc lộ quá khích sẽ giảm các hành vi thể hiện khao khát như mè nheo.

Bằng cách sử dụng 3 bí mật nuôi dạy con trong cuộc sống hằng ngày. Bạn sẽ bắt đầu thấy nhiều hành vi tích cực và ít hành vi tiêu cực hơn ở trẻ. Cha mẹ hãy duy trì các tính nhất quyết với 3 bí quyết bên trên và đừng bỏ cuộc.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/phuong-phao-giao-duc-con-cua-phu-huynh-thoi-dai-moi.html

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Tâm lí của trẻ khi trở thành chị 2 sớm

Gia đình là một tổ ấm yêu thương, nơi đong đầy hạnh phúc. Bạn sẽ mong ngóng rằng ngày làm việc chóng hết để chạy ào về ôm đứa con bé nhỏ vào lòng, yêu thương và nựng bé. Nhưng trong cuộc sống. Các gia đình trẻ luôn muốn sinh con với khoảng cách năm sinh gần nhau để tiện bề chăm sóc, dạy dỗ con cái. Cũng là để các con không cách xa tuổi nhau nhiều để chúng làm bạn và chơi chung được với nhau. Đó là cái lý khi người lớn suy nghĩ như vậy.

tam-ly-tre-nho

Tôi không biết đã có cuộc nghiên cứu nào về tâm lý của trẻ khi có em lúc 18 tháng tuổi chưa? sự hụt hẫng khi làm chị sớm chưa?

Ghi nhận của tôi về các câu chuyện thực tế được các bà mẹ chia sẻ là thường các bé lúc khoảng 18 tháng tuổi. Thì nhận thức và hiểu biết về thế giới xung quanh chưa rõ ràng. Các bé gái thì sốc nặng hơn bé trai về tâm lý. Vì tình thương ngày nào cả gia đình dành cho bé, nay lại dành cho em nhiều hơn.

Chính điều này làm các bé co cụm lại, buồn, dễ bị trầm cảm. Cả gia đình bố mẹ, ông bà và người thân  lúc đó cần chăm sóc và dành nhiều tình yêu thương cho bé nhiều hơn để bé không cảm thấy bị bỏ rơi.

Mời bạn xem thêm sản phẩm : lưới chắn cầu thang
Nguồn: http://dochoihahuy.com/tam-li-cua-tre-khi-tro-thanh-chi-2-som.html

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Cách dạy con của hoàng tử nước Anh

Mỗi phụ huynh đều có những bí quyết riêng của mình khi nuôi dạy con cái. Và sẽ càng tuyệt vời khi mỗi cách dạy dỗ đó còn giúp trẻ hiểu rằng bố mẹ yêu mình nhiều thế nào.

1_263636

Nếu bạn nhìn vào bức ảnh hoàng tử Anh William bên cậu con trai 3 tuổi, George, bạn sẽ thấy rằng người cha luôn gập gối ngồi xuống khi bên con.

Hoàng tử Anh Willia luôn luôn ngồi xuống khi muốn nói chuyện với con, dù trong các sự kiện trọng đại của Hoàng Gia.

Một lần được biết rằng nữ hoàng Anh còn thậm chí mắng hoàng tử vì làm điều này trong một sự kiện trọng đại, nơi mà có nhiều nhân vật quan trọng tham dự. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý đều khẳng định và nói rằng tất cả bố mẹ đều nên ghi nhớ "bí kíp" đơn giản này.

Khi bạn ngồi xuống ngang tầm con, bạn có thể nhìn vào mắt bé. Các chuyên gia đã phân tích và gọi đây là một kỹ thuật lắng nghe tích cực - phương pháp thể hiện cho con thấy những lời nói của trẻ thực sự quan trọng với bố mẹ. Điều này cũng thúc đẩy lòng tự tin của bé, đồng thời bồi đắp niềm tin cậy và giúp bố mẹ đối với con dễ hiểu nhau qua đối thoại dù trong những tình huống khó khăn nhất.
Tất nhiên, chỉ ngồi xuống ngang tầm con thôi thì chưa đủ. Các nhà tâm lý khuyên bố mẹ nên dừng những việc đang làm một chút trong lúc con nói chuyện với mình và tập trung hoàn toàn vào bé.

Như vậy những lần sau, khi con muốn được bạn chú ý, thì bạn hãy ngồi xuống cạnh bé và nhìn vào mắt con khi trẻ nói. Điều này thật dễ dàng, phải không?
Theo vnexpress
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-day-con-cua-hoang-tu-nuoc-anh.html

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Trẻ giao tiếp giỏi hay kém là do cách mẹ nói chuyện

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí: British Journal of Developmental Psychology mới đây nhất. Các nhà tâm lý đã kiểm tra 40 cặp mẹ/con nằm ở các thời điểm khác nhau trong khoảng bé được 10 -12 -16 và 20 tháng tuổi. Trong những lần đó, họ lại ghi lại những ngôn ngữ của người mẹ khi hai mẹ con chơi với nhau trong tầm khoảng 10 phút. Họ cũng đánh dấu những lúc mẹ đưa ra bình luận có tính tương tác cao về quá trình suy nghĩ của con, chẳng hạn những lời khích lệ khi bé có thể cảm thấy mắc lỗi.

Trẻ giao tiếp giỏi hay kém là do cách mẹ nói chuyện

Sau đó các nhà tâm lý quay lại thăm các cặp mẹ con này khi trẻ lên 5- 6 tuổi, lúc này họ đánh giá được khả năng nhận thức xã hội của đứa trẻ để giải mã xem đứa trẻ hiểu suy nghĩ của người khác thế nào.

Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy ở tuổi lên 5, trẻ có thể hiểu người khác tốt hơn nếu lúc nhỏ mẹ của bé thường xuyên sử dụng các cụm từ nói trên hoặc bình luận tương tác.

"Phát hiện này cho thấy sự tác động của người mẹ tới suy nghĩ và cảm xúc của trẻ lúc còn nhỏ có thể giúp trẻ học được cách cảm thông đối với người khác khi trẻ được lớn lên", trưởng nhóm nghiên cứu Elizabeth Kirk lý giải. "Điều này đưa tới kết quả quan trọng trong sự phát triển xã hội của trẻ, nó đã giúp trẻ hiểu được những gì người khác nghĩ hay cảm nhận".

Thuận An (theo parents)

Mời quý khách xem thêm sản phẩm : cỏ nhân tạo mầm non
Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-giao-tiep-gioi-hay-kem-la-cach-noi-chuyen.html

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Dạy kỹ năng sống cho trẻ dưới 6 tuổi như thế nào

Phương án xử lý, kỹ năng sống cho trẻ dưới 6 tuổi các tình huống này là gì? Cha mẹ tuyệt đối không ngăn cấm vì càng bị cấm, trẻ sẽ càng tò mò. Thay vào đó, hãy hướng dẫn, cho con trải nghiệm và rút được kinh nghiệm ngay.


Dạy kỹ năng sống cho trẻ dưới 6 tuổi như thế nào1. Sử dụng kim

Cha mẹ lấy ra 1 tấm bìa cứng nhỏ, vừa tay cầm của con. In những hình vẽ dễ thương và ngộ nghĩnh ra giấy và dán lên tấm bìa. Sau đó, cha mẹ dùng kim đục trước các lỗ thủng theo các đường viền của hình. Lưu ý, lỗ thủng vừa phải, đừng quá to kẻo con làm rách tấm bìa.

Lúc này hãy đưa cho con cây kim khâu len loại to, cây kim đó sẽ có đầu rất tù nên không đâm vào tay con. Hướng dẫn con xâu những sợi chỉ nhỏ luồn qua lỗ kim. Tiếp tục hướng dẫn con xâu kim qua những lỗ thủng mà trước đã chọc sẵn ở trên tấm bìa. Sau khi con thêu xong, nhớ khen ngợi và lưu trữ tấm bìa lại nhé. Sau này lớn, con sẽ vô cùng thích thú đấy.

2. Học bốc ăn

Hãy mua cho con 1 chiếc ghế ngồi ăn riêng của trẻ. Rửa và lau thật sạch bàn ăn của con. Cha mẹ cũng đừng quên cho con rửa tay trước khi ăn.

Cắt những lát hoa quả nhỏ thành những miếng con cầm vừa tay. Đồng thời bố mẹ cũng luộc một số rau củ quả, để nguội, cắt thành miếng vừa tay con. Cho con ngồi vào ghế và đặt những miếng thức ăn lên bàn. Lưu ý đặt thức ăn từ từ, không kẻo con gạt xuống đất hết. Nên đặt xen kẽ các mầu sắc để thu hút con, ví dụ miếng cà rốt luộc đặt cạnh miếng su su xanh. Con sẽ bị thu hút và nhặt những miếng ăn đó bỏ vào miệng. Trong lúc đó, cha mẹ có thể tiếp tục xúc cơm hay cháo cho con ăn như bình thường. Sau khi con ăn xong, nhớ vệ sinh sạch sẽ ghế ăn cho lần sau nhé.

3. Học xúc thức ăn

Khi con đã đủ tầm 12 tháng, cha mẹ có thể dạy cho con học xúc thức ăn. Lau rửa bàn ăn của con thật sạch. Cho con ngồi vào ghế, xúc hai thìa cháo hoặc cơm chan canh vào bát ăn của con và đưa con một chiếc thìa nhựa nhỏ. Lưu ý bát của con cần phải có đáy rộng để con khó làm đổ thức ăn ra ngoài. Thìa của con nên vừa miệng, không nên to quá cũng như nhỏ quá, nhỏ vì con sẽ phải xúc quá nhiều lần, chóng nản. Đừng trách mắng khi con làm rơi thức ăn ra ngoài, hãy khen ngợi con nhiệt tình. Trong lúc đó, vẫn tiếp tục xúc cho con ăn cho đủ bữa.

4. Học cách đi giày dép

Con hai tuổi là có thể tự học đi giày dép đúng cách. Cha mẹ hãy tự đặt dép của mình 1 cách ngay ngắn trước cửa và chỉ con bắt chước mình. Sau đó, hãy xỏ từng chân vào dép. Nếu con làm đúng nhớ khen ngợi thật nhiều, nếu con làm sai thì đừng trách móc chê bai. Chỉ cần nhắc cho con nhẹ nhàng, vài lần làm sai, con sẽ biết cách làm cho đúng.

5. Học phân biệt phải trái

Để cho con không bị nhầm lẫn, cha mẹ hãy mua cho con chiếc vòng nhỏ đeo vào tay con phía bên phải. Sau đó, luôn luôn đặt ra hỏi con: Rẽ tay phải là phía nào hả con? Đến khi con thuần thục tay phải rồi thì mới dạy con tay bên kia sẽ là tay trái. Đừng dạy một lúc hai tay, con sẽ bị rối. Nhớ đeo vòng cho con lâu cho đến khi con nhớ.

6. Học tự tắm

Mua cho con chiếc chậu tắm, xả nước vào chậu cho nóng vừa phải, phù hợp với con. Cho chút xà bông tắm của trẻ vào chậu, cho vừa phải để con không cần tráng vẫn có thể lau người, an toàn mà không hại da. Hướng dẫn con tự cởi quần áo và để vào rổ quần áo bẩn rồi bước vào chậu. Để con ngồi trong chậu độ 10 phút. Sau đó hướng dẫn con lau người và mặc quần áo. Nhớ khen ngợi con vì đã biết tắm đúng cách. Khi con đã lớn hơn, cha mẹ yêu cầu con tự chuẩn bị quần áo để thay, sau khi tắm xong thì phơi khăn tắm lên cho khô, đổ hết nước và cất gọn chậu.

Ngoài ra các cha mẹ cũng nên tìm hiểu một số sản phẩm của công ty chúng tôi giúp bé chơi vui và có sức khỏe tốt : cá nhựa , đồ chơi xúc cát, hạt muồng muồng

7. Học tự đi toilet

Cha mẹ mua cho con tấm nhựa để kê lên bồn cầu cho trẻ ngồi. Hướng dẫn con tự phục vụ bản thân. Nếu con quá thấp, cha mẹ có thể đặt cho một cái ghế nhỏ xíu bên cạnh bồn cầu để con đứng lên đó đi vệ sinh cho tiện nhé.

8. Học thay và giặt đồ lót

Cha mẹ mua đồ lót cho con thì nhớ mua loại vừa với con. Đặt lịch để 3 tháng thay toàn bộ quần lót cho con. Khi con đã lớn,ì nên yêu cầu con tự chọn đồ lót cho mình và tôn trọng sự chọn lựa đó của con.

Khi con đã bắt đầu dần dần biết mặc quần áo thì yêu cầu con tự thay đồ lót, làm vệ sinh khu vực cơ thể bên trong đồ lót. Chú ý: Đừng yêu cầu con làm quá kỹ, chỉ cần dội nước thì cũng đã đủ sạch sẽ rồi.

Yêu cầu con giặt đồ lót hàng ngày. Ban đầu cho con giặt không xà phòng. Khi con được 3 tuổi, con có thể giặt bằng xà phòng. Lúc đó cha mẹ nhớ dặn con lấy xà phòng ít thôi nhé. Nếu không yên tâm, cha mẹ giặt lại đồ lót sau khi con đã giặt, đừng để con nhìn thấy kẻo con sẽ phản ứng.

9. Học phòng tránh xâm hại

Đừng dạy con đề phòng người lạ. Xung quanh chúng ta, ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Dạy con cách tự phòng vệ cho mình và phát hiện ra người xấu là phương án tối ưu cho trường hợp này. Các cha mẹ chỉ cần dặn: Bất kể ai động vào cơ thể con khu vực bên trong đồ lót thì đều là người xấu. Lúc đó con cần phải biết chạy thoát và về mách bố mẹ. Nhớ tin tưởng con nếu con mách nhé. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

10. Dạy con cầm dao

Dạy con cầm dao tuổi này không phải là quá sớm. Nhưng quan trọng là chúng ta sẽ dạy thế nào. Ban đầu, cha mẹ mua cho con dao nhựa làm đồ chơi. Hãy cho con chơi với quả dưa chuột trước nhé. Sau khi con đã có thể gọt quả dưa chuột dễ dàng thì cho con cầm dao nhựa cắt giò, chả, bánh kem... phục vụ bữa cơm gia đình. Khi con được tham gia vào các công việc quen thuộc này, con sẽ vô cùng thích thú và chăm chỉ làm.

11. Dạy con tránh xa ổ điện và các vật nguy hiểm

Khi thấy con mon men lại gần ổ điện hay thứ nguy hiểm, cha mẹ lúc này ngay lập hãy tức tóm chặt lấy tay con, kéo con về phía ổ điện hay vật nguy hiểm đó, dí tay con vào gần đó (nhớ giữ khoảng cách an toàn nhé). Vừa làm cha mẹ vừa hét thật to rồi nói: “Cho vào đi cho giật đau tay”. Bị bất ngờ, con sẽ rụt lại và lúc này sẽ khóc toáng lên. Chỉ cần vậy là cha mẹ cũng đã đủ làm cho con hiểu ổ điện và các vật dụng nguy hiểm có thể gây cho con bị đau, con sẽ tránh xa.

Hãy thử dạy con bằng những cách đơn giản trên, cha mẹ sẽ thấy con "bận" lắm, ngoan lắm, không còn thời gian nghịch phá nữa đâu. Con cũng biết cách bảo vệ mình, không nghịch dại nữa.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương
Giảng viên trường đại học Sư phạm Hà Nội
Nguồn: http://dochoihahuy.com/day-ky-nang-song-cho-tre-duoi-6-tuoi-nhu-nao.html

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Con bạn quá say với smartphone và cách đối phó

Bạn thường thấy con suốt ngày cắm mặt vào các thiết bị công nghệ, và rồi dần trở nên lơ đãng với mọi sự xung quanh, mà không biết làm thế nào để kéo trẻ thoát khỏi tình trạng đó?


Nếu trẻ em rên rỉ đòi chơi game trên điện thoại, máy tính bảng thay vì ra ngoài trời hoặc chúng chểnh mảng việc học hành hoặc không thể ngồi yên khi đi ăn mà thiếu chiếc ipad trước mặt, thì có thể con bạn đã có vấn đề, Patrick Markey, một giáo sư tâm lý tại Đại học Villanova, Pennsylvania, Mỹ, cho biết.

tre choi ifone

Dưới đây công ty Hà Huy chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn một số cách bố mẹ có thể "cai" nghiện thiết bị điện tử cho con:

Hãy giới hạn thời gian trẻ ở một mình

Với những chiếc máy tính để bàn, một trong những cách tốt nhất để ngăn việc sử dụng quá mức là đặt nó ở nơi sinh hoạt chung, Ofir Turel, một nhà nghiên cứu ở Đại học bang California, Fullerton, Mỹ, nói.

"Nếu bố mẹ mà biết con chơi bao nhiêu thời gian và nhìn thấy những gì trẻ làm trên máy tính, trẻ sẽ không tự tiện thích gì làm nấy trên mạng", Turel nói.

Không may là, các thiết bị di động như smartphone hay máy tính bảng lại khó kiểm soát hơn. Nhưng nếu con bạn chơi bằng thiết bị của bố mẹ, việc ngăn trẻ mang đồ này về phòng riêng có thể là cách tốt để hạn chế việc chúng chơi game, vào mạng. Và khi bạn cân nhắc liệu con mình đã thực sự cần có máy tính, điện thoại chưa, hãy nhớ là, hầu hết trẻ đều chưa cần tới thiết bị này.

Cài đặt mật khẩu bảo vệ

Trẻ có thể vô tình làm tăng hóa đơn tiền mạng hay mua các trò game mất phí nếu bạn để con vô tư chơi trên điện thoại. "Đây là lý do mật khẩu thực sự hữu ích", Markey nói.

Mật khẩu nên cài đặt cho bất cứ trò gì trên điện thoại cần mua bằng thẻ tín dụng. Bạn cũng đừng cho trẻ biết mật khẩu hay cài đặt mật khẩu mà trẻ dễ đoán ra. Cần đảm bảo rằng trẻ chỉ có thể chơi trên điện thoại của bạn khi được bố mẹ cho phép và nên cắt quyền truy cập các trang phải tính thêm phí.

Báo trước thời điểm ngừng chơi

Khi trẻ chơi một trò chơi, cách tốt nhất là cảnh báo cho chúng trước khi đến thời gian không được chơi nữa. Tránh việc ngay lập tức tước bỏ thiết bị điện tử khỏi tay trẻ mà không hề báo trước gì. Hãy nói với con: "Con được chơi 10 phút nữa nhé" và nhắc nhở để trẻ nhớ. Trẻ sẽ dễ hợp tác hơn khi chúng vẫn có quyền chủ động.

Bạn là chủ

Nếu việc cảnh báo trước không hiệu quả, luôn có lựa chọn khác cho bạn. Bố mẹ vẫn là người chịu trách nhiệm, và nếu việc chơi này trở thành một vấn đề, rõ ràng là cần hạn chế việc trẻ truy cập vào smartphone và các thiết bị di dộng khác, Steiner-Adair nói.

"Bạn là chủ các thiết bị này, bạn chỉ cần lấy lại nó là xong", nhà tâm lý nhấn mạnh.

Lấp đầy thời gian của trẻ

Với một số trẻ, các trò chơi trên thiết bị di động không chỉ là trò tiêu khiển, đó còn là một cách để đối phó với căng thẳng, lấp đầy các lỗ hổng trong đời sống xã hội hay đơn giản là để khuây khỏa những giờ buồn chán. Tước đi thiết bị di động với những trò chơi trẻ yêu thích mà không mang đến cho con bất cứ hoạt động nào thay thế thì sẽ chẳng có hiệu quả về lâu dài.

Vì vậy, sau khi giới hạn việc chơi game của con, hãy đảm bảo lấp đầy khoảng thời gian trống đó bằng các hoạt động khác. Hãy đăng ký cho con tham gia lớp tập đá bóng, hay đạp xe, đi bơi... mỗi tuần ba lần.

Làm gương

Trẻ luôn học theo cha mẹ. Nếu bố mẹ lúc nào cũng dính mắt vào màn hình điện thoại, trẻ cũng sẽ coi việc không ngừng chơi game là hành vi có thể chấp nhận được. Vì vậy, bố mẹ nên đặt điện thoại hay máy tính bảng xuống khi vào bữa ăn hay lúc chơi với con.

Chữa bệnh lười của bố mẹ trước

Bố mẹ cũng nên xem lại sự nghiêm khắc nhìn nhận về sự phụ thuộc của mình vào các thiết bị di động. Nhiều phụ huynh còn đưa smartphone cho con để có nhiều thời gian rảnh rỗi, không bị trẻ quấn lấy chân hay để con ăn ngoan, làm theo lời bố mẹ nói. Điều đó sẽ không vấn đề gì ở mức độ vừa phải nhưng trẻ thực sự cần học cách cư xử đúng mực mà không cần có các "vật hối lộ" này.

Việc ngừng sử dụng "bảo mẫu" smartphone hay máy tính bảng ban đầu có thể làm trẻ khó chịu, thậm chí còn ăn vạ, gào khóc nhưng dần dần chúng sẽ phải học cách thích nghi và chấp nhận nếu bố mẹ kiên quyết.

Vương Linh (Theo Livescience) 

bình đựng nước inox , đồ chơi ngoài trời cho bé, bóng nhựa cho bé
Nguồn: http://dochoihahuy.com/con-ban-qua-say-voi-smartphone-va-cach-doi-pho.html

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Không tiêm phòng trẻ có nguy cơ cao mắc thủy đậu

Theo cơ quan y tế quận Brooklyn (New York, Mỹ), có 75 trường hợp bị thủy đậu tại Williamsburg từ tháng 3/2016 đến ngày 17/5/2016. Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 3 tuổi. Trong đó có đến khoảng 72% có các trường hợp không được tiêm phòng và 14% không tiêm đủ liều vắc-xin khuyến cáo.


tre em

Tiêm đủ liều vắcxin chủng ngừa thủy đậu mang lại hiệu quả phòng bệnh tới 98%. Trước sự bùng phát của dịch bệnh càng lớn thì quan chức y tế Brooklyn đã lên tiếng yêu cầu các bậc cha mẹ phải tiêm phòng bệnh thủy đậu đầy đủ cho trẻ. Các bác sĩ cho biết, đối với người chưa được chủng ngừa, triệu chứng thủy đậu có thể sau 3 tuần mới xuất hiện. Bệnh tiếp tục truyền nhiễm trong 8 ngày sau đó mà chúng ta không hề biết.

Mời bạn xem thêm sản phẩm:

Nếu điều trị muộn hoặc chưa đúng cách, thủy đậu có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn da, viêm phổi, viêm não,  nhiễm trùng huyết… Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị tử vong, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai hay bất kỳ ai có hệ miễn dịch bị suy yếu. Bởi vậy bạn cần lưu ý các dấu hiệu ban đầu của bệnh dù là nhỏ nhất như ho, sổ mũi… Việc tiêm phòng đầy đủ là cách tốt nhất ngăn ngừa thủy đậu bùng phát và lây lan.

Trong trường hợp mắc thủy đậu do chưa tiêm vắc-xin đầy đủ hoặc hệ miễn dịch yếu, người bệnh cần điều trị tích cực nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, trong điều trị thủy đậu nói riêng và các bệnh nằm ở ngoài da do virus nói chung, nano bạc được ứng dụng phổ biến nhờ ưu điểm: tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, ngăn chặn không cho chúng phát triển và lây lan.

Các nhà khoa học còn sử dụng nano bạc làm thành phần chính kết hợp cùng dịch chiết xoan Ấn Độ (neem hay cây sầu đâu), chitosan và bào chế dưới dạng gel bôi ngoài da giúp diệt khuẩn, virus ẩn náu hiệu quả hơn, nó làm sạch và giúp các tổn thương nhanh chóng phục hồi, ngăn ngừa hình thành sẹo. Sản phẩm được đánh giá cao trong điều trị một số bệnh ngoài da do nhiễm virus như thủy đậu, tay chân miệng, sởi, zona thần kinh…

Trong điều kiện thời tiết thất thường, trẻ lúc này sẽ có hệ miễn dịch suy giảm thì nguy cơ mắc bệnh tăng cao. Bởi vậy, cha mẹ cần chăm sóc và bổ sung dưỡng chất tăng sức đề kháng cho trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, cần chú ý vệ sinh, cách ly với mọi người, sử dụng sản phẩm bôi ngoài da chứa nano bạc để cải thiện triệu chứng, điều trị bệnh an toàn..

Theo vnexpress
Nguồn: http://dochoihahuy.com/khong-tiem-phong-tre-co-nguy-co-cao-mac-thuy-dau.html

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Làm sao để giúp được trẻ hạnh phúc ?

Các lời khuyên của chuyên gia tâm lí sẽ giúp các ông bố bà mẹ hiểu con hơn, giúp con hạnh phúc hơn.


Làm sao để giúp được trẻ hạnh phúc ?-  Bố mẹ hãy tương tác với con bằng những việc chơi đùa với con

Nếu bạn cùng chơi đùa với chúng, chúng cũng sẽ cảm thấy rất vui vẻ. Bạn làm được điều này thường xuyên tức là bạn đang tạo cho con một tuổi thơ khiến trẻ cảm thấy sẽ gắn bó với cha mẹ hơn. Đây là bước tốt nhất để đảm bảo trẻ sẽ được hạnh phúc trong tương lai.

- Giúp trẻ phát triển các kĩ năng

Các trò chơi có thể tạo ra niềm vui, nhưng hãy vui chơi theo cách mà có thể sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng. Bằng cách khuyến khích trẻ tập luyện nhiều kĩ năng khác nhau. Cảm giác để trẻ có những kiểm soát này là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hạnh phúc trong giai đoạn trưởng thành.Trẻ cần được phép lựa chọn và được làm những gì chúng được thích. Ép buộc và sự thiếu vắng niềm vui không có ý nghĩa gì cả.

- Tạo các thói quen lành mạnh cho trẻ

Hãy cho trẻ ngủ nhiều, vận động nhiều thì lúc này trẻ sẽ ăn uống tốt. Trẻ nhỏ luôn luôn vận động nếu không có ai tìm cách kìm hãm chúng. Một số thức ăn có thể ảnh hướng đến cảm xúc của trẻ.

- Để cho trẻ tự đối mặt với khó khăn

Đôi khi cha mẹ nghĩ rằng việc làm hộ cho trẻ mọi thứ, khiến cuộc sống của trẻ thuận lợi, dễ dàng, sẽ làm trẻ hạnh phúc. Tuy nhiên Carrie Masia-Warner – nhà tâm lý học trẻ em ở Đại học Y khoa New York lại xem đây là một sai lầm rất lớn của những bậc phụ huynh yêu con không đúng cách.

Cha mẹ không nên luôn luôn tìm cách giúp trẻ ngay lập tức hoặc giải tỏa những cảm xúc tiêu cực ở chúng. Trẻ cần có cơ hội cảm nhận và tự xử lý các cảm xúc. Trẻ có cơ hội tập như vậy sẽ phát triển kĩ năng xử lý các cảm xúc tiêu cực. Đây cũng là yếu tố quan trọng dự đoán mức độ hạnh phúc trong cuộc sống tương lai của trẻ. Chơi một mình 10-15 phút mỗi ngày rất tốt cho trẻ. Thói quen này giúp trẻ tự tin và độc lập.

- Cho phép trẻ tức giận hoặc buồn bã

Trẻ cần hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực là bình thường, nó là một phần của cuộc sống. Hãy để con được trải nghiệm mọi cảm xúc, bao gồm cả tức giận và buồn bã. Thay vì ngăn cản con, điều bố mẹ cần làm là giúp con diễn giải lại cảm xúc. Trẻ nhỏ hiểu rất nhanh hai từ “vui vẻ” và “giận dữ”. Khi trẻ đặt hai từ đó vào cảm xúc của chúng, chúng sẽ có khả năng nhận biết và kiểm soát cảm xúc.

Dạy con bạn cách chia sẻ và quan tâm tới người khác. Đưa cho trẻ một chiếc quần bẩn và yêu cầu trẻ bỏ vào thùng giặt là cũng rất đủ để dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ.

- Hãy làm gương cho trẻ học theo

Bạn có thể "truyền" lại tính khí, cách ăn nói của bạn cho con qua những hành vi và kiểu dạy con của bạn. Trẻ nhỏ có xu hướng, nhận biết rất tốt để bắt chước cả các cảm xúc của người lớn. Khi bạn cười lúc này trẻ cũng sẽ cười và não bộ trẻ phát đi tín hiệu phải cười. Riêng việc này đã kích thích nhiều đường kết nối neuron.

Nếu bạn biết ơn những điều giản dị và thể hiện điều đó thì bạn sẽ là một tấm gương thật tuyệt vời cho con. Bạn cũng không nên che giấu các cảm xúc tiêu cực của bản thân khi đứng trước con. Bạn hoàn toàn có thể thể hiện chúng với con theo cách hợp lý, và cho con bạn thấy bạn tự xử lý cảm xúc như thế nào.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-sao-de-giup-duoc-tre-hanh-phuc.html

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Những lưu ý khi sử dunmgj bông và dậu gội cho bé đúng cách

Những hóa chất và vật phẩm phụ gia trong các sản phẩm mỹ phẩm dành riêng cho trẻ em hay người lớn cũng đều là mối quan tâm của chúng ta. Nhiều bà mẹ băn khoăn không biết có nên bắt đầu cho bé nên tiếp xúc với xà phòng và dầu gội sớm hay muộn, vào thời điểm nào.

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, mặc dù không có giới hạn về độ tuổi khi sử dụng các sản phẩm công thức cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, lúc này bạn không nên tắm gội cho trẻ bằng những sản phẩm này cho đến khi trẻ rụng rốn. Tắm với nước ấm được khuyến nghị trong thời gian này. Sau khi cuống rốn liền hoàn toàn, bạn có thể tắm được xà phòng cho bé 1 tuần 2-3 lần. Sử dụng dầu gội và xà phòng dành riêng cho trẻ em, không sử dụng chung với người lớn cho đến khi trẻ 1 tuổi. Đọc các thành phần trước khi lựa chọn sản phẩm và nên tránh các sản phẩm chứa quá nhiều những thành phần lạ hoặc có nhiều màu và mùi thơm.

15239-tam-cho-be

Các chất phụ gia như phthalate và paraben có thể gây kích thích cho da trẻ vì nó rất nhạy cảm, mặc dù cũng không có nhiều phàn nàn về vấn đề này. Dùng dầu gội đầu 1.2 tuần cho bé là đủ, sử dụng dầu tắm hoặc dầu gội quá nhiều có thể làm mất đi lớp dầu và độ ẩm tự nhiên của da trẻ, khiến da khô và ngứa.

Những lưu ý khi sử dụng xà bông và dầu gội cho trẻ

- Nếu bạn cho bé sử dụng, dùng xà phòng lần đầu tiên và cảm thấy e ngại, hãy thử lên một phần nhỏ da trẻ và đợi một vài giờ. Nếu không có những dấu hiệu mẩn đỏ hoặc kích thích thì sản phẩm này có thể dùng được.

- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, không được bôi xà phòng trực tiếp lên da. Hòa loãng và sử dụng một miếng bọt biển hoặc khăn vải mềm để lau làm sạch cho bé.

- Sử dụng xà phòng không mùi. Càng ít các thành phần và hóa chất trong xà phòng càng tốt cho trẻ.- Không để xà phòng hoặc dầu gội đầu ở lại trên da bé lâu hơn 3-4 phút.

- Vì bé còn nhỏ nên da rất mịn, không cần thiết phải kì mạnh vì da trẻ không chứa nhiều bụi bẩn như người lớn. Sử dụng xà phòng, mát-xa nhẹ nhàng và rửa sạch.

- Nên tránh các chất làm cho nước tắm sủi bọt và thơm cho tới khi trẻ 3 tuổi vì khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu là cao.

Theo Liva.

bóng nhựa giá rẻ , bàn mầm non
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-luu-y-khi-su-dunmgj-bong-va-dau-goi-cho-dung-cach.html

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Trẻ hay khóc đêm với 10 lý do

Dưới đây công ty Hà Huy chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn 10 yếu tố làm cho bé hay khoc đêm

1. Bé khóc, khó chịu do mọc răng

Nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên thức dậy trong đêm và quấy khóc vào ban đêm có thể là do bé đang mọc răng. Những chiếc răng sữa đầu tiên nhô lên khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu, ngứa răng lợi, sốt. Vì thế bé sẽ khó ngủ ngon giấc và quấy khóc nhiều hơn.

Để đối phó với tình trạng này mẹ nên cho bé ngậm núm vú giả, đồ chơi bằng nhựa mềm… Ngoài ra, nếu bé chưa cai được sữa mẹ thì có thể cho bé bú nhiều hơn để giảm những cơn đau, giúp bé dễ dàng ngủ trở lại.

2. Do bé đói

Bụng đói meo cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé yêu của bạn thường xuyên thức dậy và quấy khóc ở lúc nửa đêm. Trong trường hợp này cho bé ngậm ti mẹ hoặc một bình sữa ấm là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên cũng không vì thế mà mẹ cho bé ăn đêm quá nhiều vì như thế sẽ tạo cho bé thói quen xấu khiến trẻ thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm hơn. Tốt nhất trước khi đi ngủ mẹ nên cho bé ăn no để bé có thể ngủ suốt đêm.

be-khoc-trong-dem

3. Bé mới học bò, lăn, đứng hoặc tập đi

Trẻ bắt đầu học bò, lăn, ngồi, đứng hoặc tập đi… sẽ thường xuyên muốn thực hành kỹ năng mới học được. Vì thế trong lúc đang ngủ, bé sực nhớ cần phải thực hành kỹ năng mới này nên bé sẽ bất chợt thức giấc lúc nửa đêm lăn qua lăn lại, bò trườn trên giường… Và tất nhiên sau những pha biểu diễn bất đắc dĩ bé sẽ khó để ngủ trở lại. Lúc này mẹ nên cho bé bú, ru bé hoặc xoa lưng để giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

4. Do bé bị nóng trong người

Thân nhiệt của trẻ em thường cao hơn người lớn từ 1-2 độ C. Vì thế trong lúc ngủ trẻ dễ bị ra mồ hôi, cảm thấy nóng và khó chịu trong khi đó người lớn thường không có cảm giác này. Nếu bé thức dậy vì nóng và ra nhiều mồ hôi mẹ nên dùng khăn mềm lau sạch mồ hôi ở sau lưng, tóc bé… Tiếp đến nới lỏng quần áo bé, đắp cho bé chiếc chăn mỏng hơn, điều chỉnh lại nhiệt độ trong phòng, bỏ bớt gấu bông, gối ôm để tạo không gian thoáng mát giúp bé ngủ ngon hơn.

5. Do bé bị lạnh

Đối với trẻ nhỏ nhiệt độ lý tưởng trong phòng để giúp bé ngủ ngon là từ 28-29 độ C. Việc để điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh không những không tốt cho sức khỏe của bé mà còn là một trong những nguyên nhân khiến bé thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm do bị lạnh. Vì thế khi ngủ mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ thích hợp với thân nhiệt của bé. Vào mùa đông nên cho bé nằm ngủ giường nệm, đắp chăn ấm mặc quần áo kín, mang tất chân cho để giúp bé ngủ ngon hơn.

6. Do trẻ chưa có khả năng tự điều chỉnh được nhịp độ sinh học

Trẻ nhỏ chưa có khả năng điều khiển nhịp độ sinh học của mình. Vì thế bé có thể ngủ rất sớm và thức dậy muộn hoặc có thể ngủ bất cứ lúc nào trong ngày… Bé thường xuyên giật mình tỉnh giấc và khó để tự ngủ tiếp mà cần sự trợ giúp của cha mẹ.

Những bé thường xuyên ngủ ngon giấc chúng sẽ ít thức dậy lúc nửa đêm. Còn ngược lại những đứa trẻ có xu hướng thức đêm thì bé sẽ thường xuyên thức đêm trong một thời gian dài.

7. Do bé bị chứng trào ngược

Trẻ dưới 1 tuổi thường gặp bị chứng trào ngược, nôn ói, chướng bụng khi mẹ cho bé nằm ngủ ngay sau bữa ăn. Lúc này bé sẽ cảm thấy khó chịu, nên rất khó để ngủ ngon giấc cho đến sáng hôm sau. Cách tốt nhất mẹ không nên cho bé đi ngủ ngay sau khi ăn no. Hoặc nếu mẹ có thói quen cho bé bú nằm hoặc nằm ăn thì nên kê cao đầu bé. Sau khi bé ăn no nên vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi tránh bị đầy bụng gây khó chịu ảnh hưởng tới giấc ngủ.

8. Do bé gặp ác mộng

Trẻ cũng thường gặp những cơn ác mộng vì thế không có gì là ngạc nhiên nếu bé đang ngủ bỗng dưng giật mình khóc thét lúc nửa đêm. Lúc này điều mẹ nên làm là vỗ về bé, đặt tay nhẹ nhàng lên ngực để trấn an và giúp bé an tâm hơn, bé sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

9. Do bé đang ở trong giai đoạn tăng trưởng bứt phá

Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ có những mốc phát triển nhất định. Vì thế nhu cầu về năng lượng của bé cũng nhiều hơn nên việc trẻ nhỏ thường xuyên thức vào đêm để ăn là điều khó tránh khỏi. Vì thế vào bữa tối mẹ nên cho bé ăn no và nên ăn những thực phẩm chắc bụng để trẻ no lâu.

10. Có thể bé đang bị đau

Trẻ có thể bị đau do bị côn trùng cắn hoặc muỗi đốt. Vì thế nếu bé bỗng dưng thức giấc và quấy khóc lúc nửa đêm, mẹ nên kiểm tra chân, tay của bé có bị vết côn trùng cắn hay không; hay chỗ nằm của bé có bị vướng vật cứng nào bên dưới không, bé có bị vật gì quấn vào tay hoặc chân hay trên cơ thể không…. Đôi khi chăn quấn quá chặt cũng khiến bé đau và khó thở vì thế bé sẽ khó ngủ.

Theo Thế giới trẻ
Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-hay-khoc-dem-voi-10-ly.html

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ vào mùa thu

Thường khi vào mùa thu thì nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều tối thường thấp hơn và lạnh hơn so với ban ngày. Chính vì thế trẻ thường hay bị mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, bị tiêu chảy và rất nhiều những căn bệnh khác. Hơn nữa, hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ là tương đối thấp, bởi vậy trẻ rất dễ mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm

cham-soc-em-be-vao-mua-thu

1. Nên mặc thêm áo ấm cho trẻ.

2. Khi cho trẻ uống nước, nên dùng loại nước ấm, tránh dùng nước lạnh sẽ khiến trẻ bị viêm họng.

3. Chú ý việc tiêm chủng. Vào mùa thu có thể cho trẻ uống vaccine rotavirus để giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy.

4. Chú ý việc vệ sinh cơ thể cũng như vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đặc biệt, khi trẻ ra ngoài đường nên cho trẻ đeo khẩu trang. Đánh răng thường xuyên, súc miệng nước muối vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ để phòng ngừa viêm họng.

5. Làm sạch không khí trong phòng. Mỗi ngày nên mở cửa cửa sổ khoảng từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 30 dến 40 phút.

6. Chú ý cho trẻ ngủ đủ giấc và sinh hoạt một cách điều độ và khoa học. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ nên được dậy cách ăn, ngủ, chơi…đúng giờ giấc. Điều này rất có lợi để nâng cao hệ miễn dịch của trẻ trong mùa thu.

Mời các bạn tìm hiểu thêm:


7. Các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho rằng. Việc tập thể dục không những có tác dụng giúp tăng cường thể chất cho trẻ mà còn có thể giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Mỗi ngày, ít nhất trẻ nên có khoảng 2 tiếng đòng hồ dành cho các hoạt động giải trí ngoài trời.

8. Việc mát xa cho trẻ em mỗi ngày cũng giúp lưu thông máu. Trẻ có thể tập các môn thể thao phù hợp như nhảy dây, đá bóng…hoặc bơi lội. Bơi lội được coi là môn thể thao giúp nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất dành cho trẻ em.

9. Duy trì cho trẻ một chế độ ăn hợp lý. Bữa ăn của trẻ nên có đầy đủ chất dinh dưỡng và phải đa dạng. Tuy nhiên mà nói mỗi bữa nên ăn gì và ăn bao nhiêu là vừa đủ là điều rất quan trọng. Không phải cứ cho trẻ ăn nhiều chất bổ dưỡng là tốt. Các chuyên gia cho rằng, cha mẹ cần phải chú ý, đặc biệt phải bảo đảm một ngày cần cung cấp cho trẻ đủ lượng protein, chất béo, lượng vitamin và các khoáng chất.

10. Giữ không khí vui vẻ trong gia đình là điều rất quan trọng đối với tâm lý của trẻ. Cho nên người lớn nên chú ý để trẻ không phải chịu áp lực về tâm lý hay cảm thấy buồn phiền.

Theo Parents
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-dieu-can-biet-khi-cham-soc-tre-vao-mua-thu.html

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Một số điều cha mẹ cần biết để dậy con ngoan

Đối với con nhỏ, ngoài việc học các kiến thức trên sách vở, các bậc cha mẹ nên quan tâm các bé nhiều hơn bằng cách dạy con nhỏ những điều hay lẽ phải trong cuộc sống để con bạn trở thành một đứa trẻ ngoan. Dưới đây là những điều cần thiết cha mẹ nên làm:

day-con-ngoan

1. Khi con muốn yêu cầu điều gì, hãy dạy con nói lễ phép.

2. Luôn biết nói “cảm ơn” khi nhận được bất kì thứ gì.

3. Dạy con không được cắt ngang lời người lớn trừ khi đó là một trường hợp khẩn cấp. Cha mẹ hãy giải thích cho con biết rằng chen ngang vào cuộc nói chuyện của người khác là một thói quen xấu, nếu con muốn nói gì hãy đợi người lớn nói chuyện xong.

Nếu con muốn can thiệp vào câu chuyện đang dở của người lớn hoặc muốn thu hút sự chú ý, cha mẹ hãy dạy con nói một cách lịch sự như “mẹ ơi cho con hỏi một chút”, “mẹ ơi con có chuyện muốn nói”....

4. Dạy con không được phép tự ý sử dụng đồ của người khác khi chưa được phép. Hãy nói với trẻ rằng việc tùy tiện sử dụng đồ mà chưa nhận được sự đồng ý của chủ nhân là một hành động bất lịch sự và có thể gây hiểu nhầm là trộm đồ. Nếu con muốn sử dụng hoặc tò mò về bất cứ thứ gì của ai đó, con cần phải xin phép.

5. Không được nói những từ ngữ tiêu cực, bất lịch sự trước mặt người lớn tuổi. Hãy dạy con “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

6. Dạy con không bao giờ được phép nhận xét, đánh giá, chê bai về người khác. Cha mẹ hãy giải thích cho trẻ thiểu rằng tất cả mọi người đều có lòng tự trọng và không được làm tổn thương điều đó, nếu con phán xét họ thì chắc chắn con cũng sẽ trở thành tâm điểm để người khác đánh giá.

7. Nếu con được mời đến nhà bạn chơi, hãy dặn trẻ phải biết cảm ơn, chào hỏi lễ phép.

8. Trước khi vào phòng hoặc nhà của người khác phải gõ cửa và xin phép mới được vào

9. Không dùng tiếng lóng hay nói bậy trước mặt người lớn tuổi.

10. Dạy trẻ không được đặt biệt danh xấu cho bạn bè hay người khác, không được gọi bạn bè cùng trang lứa bằng những cái tên thô tục vì đó là một hành động không hay.

11. Luôn tốt bụng và lịch sự với tất cả mọi người. Không được lấy người khác ra làm trò đùa cho mình, vì đây là một việc làm tàn nhẫn.

12. Dạy trẻ cách ngồi vào bàn ăn lịch sự, biết sử dụng đũa, thìa và các vật dụng khác đúng cách.

13. Nếu chẳng may va hay đụng vào người khác, phải biết nói xin lỗi.

14. Phải che miệng khi ngáp hoặc hắt xì ở nơi công cộng.

15. Dạy con biết mở cửa cho người lớn tuổi. Những hành động tuy nhỏ nhưng đáng yêu của trẻ sẽ tạo ấn tượng tốt với mọi người.

16. Khi đi ngoài đường, nếu trẻ bắt gặp người lớn tuổi đang vất vả làm một việc gì đó, hãy dạy con biết hỏi thăm xem họ có cần sự giúp đỡ hay không.

17. Khi người lớn yêu cầu làm việc gì, con nên có thái độ kính trọng và vui vẻ làm việc đó.

18. Khi nhận được sự giúp đỡ từ ai đó, hãy dạy con luôn biết nói câu “cảm ơn”.

Và cuối cùng cha mẹ nên dạy trẻ cách nhường nhịn bạn bè, nhường nhịn những em bé ít tuổi hơn.

lưới chắn cầu thang , bộ tập gym cho bé , bập bênh nhựa
Nguồn: http://dochoihahuy.com/mot-dieu-cha-can-biet-de-day-con-ngoan.html

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Hướng dẫn làm đất nặn an toàn cho bé

Đất nặn là một trong những đồ chơi rất tốt, giúp trẻ phát triển trí tuệ, rèn luyện sự khéo tay, tính kiên trì thì đối với các bé còn chưa ý thức được, còn hay cho vào mồm thì lại vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy các bố, mẹ hãy tự làm đất nặn cho con trẻ, sạch sẽ và an toàn tuyệt đối bởi nguyên liệu rất….lành. Hãy cùng Kiddi thực hiện ngay nhé

Nguyên liệu làm đất nặn:

1 bát bột mỳ
1 bát nước
1/2 bát muối
1 thìa cafê dầu ăn
1 vài giọt chanh
Màu thực phẩm (mua ở tiệm làm bánh).
Bước 1: Trộn bột



Cho muối vào bát nước lọc đã chuẩn bị, khuấy tan rồi đổ từ từ vào bát bột mì, trộn đều.
Sau đó cho thêm vài giọt nước cốt chanh, 1/2 thìa cafe dầu ăn trộn đều lên. Muối có tác dụng “bảo quản” cho món đất nặn lâu không bị hỏng. Dầu ăn giúp cho bột mềm và không bị dính.

Ngoài ra các bạn cũng nên tìm hiểu các sản phẩm: giá đểgiày dép inox , lưới chắn cầu thang , bộ tập gym cho bé

Bước 2: Đun hỗn hợp



Chia hỗn hợp vừa trộn thành nhiều phần (mỗi phần tương ứng 1 màu) rồi cho 1 phần vào chảo chống dính và cho vài giọt màu thực phẩm vào và bật bếp đun, khuấy đều cho màu đẹp. Đun tới khi bột sệt lại, sờ chắc như bột nhào là đủ.
Làm tương tự với những phần còn lại để pha thành các màu khác nhau.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong “món đất nặn” rồi ^^. Để nguội thì cất vào hộp hoặc túi nilong để cho bé chơi.

Các bé thỏa sức sáng tạo nhé!
Theo Kheotay
Nguồn: http://dochoihahuy.com/huong-dan-lam-dat-nan-toan-cho.html

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

5 cách tự làm thời gian biểu sống động cho con không quên

Năm học mới đã bắt đầu, chắc chắn sau thời gian nghỉ hè bé sẽ chưa thể quen hết với lịch trình học tập mới. Những gợi ý làm thời gian biểu sau đây sẽ giúp mẹ và bé khỏi quên các công việc cần phải làm, hãy cùng Kiddi khám phá nhé!



1. Đồng hồ lịch trình

Chỉ với kéo, giấy và bút màu cùng một chút khả năng hội họa, mẹ và bé có thể tự tay làm những chiếc đồng hồ lịch trình chi tiết trong ngày. Các hình vẽ ngộ nghĩnh này sẽ khiến bé thích thú hơn khi thực hiện công việc!

2. Biến hóa cho chiếc đồng hồ quen thuộc

Không cần thêm bất kì một dụng cụ nào khác, cha mẹ hãy thử tô màu lên chiếc đồng hồ quen thuộc của gia đình mình, phân chia công việc bằng màu sắc hoặc vẽ lên chính mặt đồng hồ các hình vẽ độc đáo, dễ thương. Việc làm đơn giản này lại vô cùng có ích cho bé khi ở nhà

3. Tận dụng bức tường hoặc cánh tủ lạnh

Dán giấy nhớ các màu ghi sẵn việc cần làm lên cánh tủ lạnh hoặc làm một bảng danh sách các công việc ở trên tường nơi con hay nhìn thấy là cách biến hóa tuyệt vời cho lịch trình của trẻ.

4. Bảng danh sách trạng thái công việc

Một chút khéo tay cùng các vật dụng có sẵn trong nhà (giấy màu, nam châm, băng dính,...), chúng ta có thể hô biến chúng thành các bảng trạng thái công việc. Mỗi lần nhìn vào, con sẽ mong muốn được tích các dấu "hoàn thành" sớm và sẽ có thái độ làm việc tích cực hơn để đạt được điều đó! Các mẹ nhớ ghi tên của từng con để các bé cùng thi đua làm việc nhé!
5. Tận dụng gỗ thừa làm "kho báu" các công việc đã làm

Với miếng gỗ thừa trong nhà, vài chiếc lọ và những viên sỏi, chúng ta đã hoàn thành cho con một kho báu những việc con cần làm rồi! Cách này sẽ giúp con ghi nhớ công việc và cổ vũ con làm nó thường xuyên để tích góp cho kho báu nhỏ ngày càng lớn hơn!

9 gợi ý tự làm thời gian biểu sống động cho con khỏi quên Với 5 gợi ý đơn giản mà vô cùng hữu hiệu này, chắc chắn bé sẽ hứng thú với công việc hàng ngày phải làm hơn và thực hiện nó một cách rất tích cực. Các mẹ hãy thử xem nhé!

Theo Pinterest - bóng nhựa cho bé , giường ngủ mầm non , đồ chơi ngoài trời
Nguồn: http://dochoihahuy.com/5-cach-tu-lam-thoi-gian-bieu-song-dong-cho-con-khong-quen.html