"Hội chứng nằm trong bốn bức tường" chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tật khúc xạ ngày càng tăng ở học sinh. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Xuân, khoa mắt bệnh viện quận Thủ Đức cho biết.
Theo bác sĩ Xuân, khảo sát trên địa bàn quận Thủ Đức có trên 46% học sinh bị tật khúc xạ.
"Thủ Đức là một quận vùng ven mà tỷ lệ đã rất cao, gần như một em phải đeo kính một em không. Ở các quận trung tâm thành phố hay các em học sinh ở các trường chuyên thì tỷ lệ càng cao hơn"- bác sĩ Xuân cho biết.
Do giải trí bằng game, truyện
"Mẹ, cho con chơi game sau khi học bài nha"- bé Trọng Nguyên (7 tuổi, Q. Thủ Đức) "ngả giá" với mẹ. Tất nhiên mẹ trả lời đồng ý liền sau đó. Không phải một lần, mà hầu như đó là thói quen "thương lượng" của bé với mẹ mỗi lần ngồi vào bàn học bài.
Cũng có nhiều gia đình không cần chờ con "ra giá" mà tự thưởng cho con với khi con có thái độ học tập nghiêm túc.
"Ráng làm tập xong hết đi, mẹ cho coi tivi"- chị Thu Sương (Q.Phú Nhuận) lâu lâu thưởng cho con như vậy. Hoặc cuối tuần, con muốn đi hồ bơi nhưng vì mẹ đơn thân, đi làm cả tuần mệt mỏi nên chỉ muốn ở nhà nghỉ ngơi nên "dụ" con: "thôi ở nhà mẹ cho mượn ipad chơi game", vậy là hai đứa con trai, một lớp 6, một lớp 4 dành nhau chiếc ipad chơi game ầm ĩ.
Và để cuộc chiến dừng lại, chị Sương cung cấp thêm một chiếc điện thoại, mỗi đứa cầm một cái chơi để chị được "yên thân".
Cứ thế, cả ba đứa trẻ nêu trên đều mang kính cận.
"Hội chứng bốn bức tường có nghĩa là trẻ chỉ sinh hoạt trong không gian hẹp của bốn bức tường. Ở trường cũng vậy, ở nhà cũng không khá hơn. Trẻ không có không gian để bản thân và cho mắt được thư giãn, được nhìn xa, nhắm mắt để nghỉ ngơi và điều tiết mắt. Trong bốn bức tường đó, trẻ học, học xong thì nhảy qua xem tivi hoặc giải trí bằng game hay đọc truyện… Chính vì vậy tỷ lệ trẻ bị tật khúc xạ ngày một gia tăng"- bác sĩ Xuân phân tích.
Bên cạnh đó, trong không gian bốn bức tường đó, còn có nhiều yếu tố làm cho mắt điều tiết "mệt" hơn. Như ánh sáng không đủ khiến mắt phải làm việc nhiều hơn, ánh sáng nhân tạo từ đèn điện, tivi, ipad, điện thoại… Hoặc bàn ghế cho trẻ không phù hợp độ cao của lứa tuổi khiến trẻ ngồi sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây tật khúc xạ.
Việc học tập của học sinh ngày nay lại nặng, tập trung nhìn gần trong một khoảng thời gian dài, cùng với việc thiếu không gian cho các hoạt động giải trí ngoài trời khiến đôi mắt phải làm việc liên tục. Ăn uống không đủ chất, không quan tâm chăm sóc mắt trong thời gian cũng là những tác nhân dẫn đến cận thị học đường.
Ánh sáng nhân tạo từ các thiết bị điện tử gây hại cho mắt trẻ- Ảnh minh họa internet
45 phút thì nghỉ 1 phút
Chính từ những nguyên nhân trên, bác sĩ Xuân khuyến cáo, cứ mỗi 45 phút hoạt động thì cho mắt nghỉ ngơi 1 phút bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn xa để mắt được điều tiết. Ở trường học, sau mỗi 45 phút giờ học thì trẻ có 5 phút giải lao, phụ huynh hoặc thầy cô nên khuyến khích không đọc hoặc làm gì khác ngoài việc ra sân trường cho mắt được thư giãn. Đây cũng là cách cho mắt cân bằng giữa ánh sáng thiên nhiên và ánh sáng nhân tạo.
Về việc ngồi đúng tư thế, cách đơn giản có thể hướng dẫn cho trẻ là ngồi trên bàn, hai cùi chỏ chống lên bàn, ngón trỏ và ngón cái đưa lên nắm lấy được dái tai là chiều cao ngồi thích hợp. Hoặc tốt nhất là cho trẻ ngồi bàn được thiết kế đúng với độ tuổi và chiều cao của trẻ.
Ngoài thời gian học, bố mẹ cần cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa như học võ, đàn hát, bơi lội… không chỉ tốt cho mắt mà sức khỏe thể chất của bé cũng trẻ cũng được giải phóng phát triển tốt hơn.
Thường xuyên cho trẻ đi khám mắt định kỳ hàng năm. Hoặc đối với trẻ lớn khi than thở là mờ mắt, nhìn mờ kèm theo nhức đầu… thì cho trẻ đi khám mắt. Đối với trẻ nhỏ cần quan sát trẻ có nheo mắt, nghiêng đầu, bị lé hay nhìn gần đồ vật thì cần sớm can thiệp cho trẻ.
=> mời bạn xem thêm sản phẩm: lưới chắn cầu thang
Đặc biệt, bác sĩ khuyến cáo, chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng cho trẻ có đôi mắt khỏe đẹp. Ăn đầy đủ các nhóm chất, không riêng gì nhóm thực phẩm bổ sung vitamin A. Bởi trong các nhóm thực phẩm sẽ bổ sung chất toàn diện cho cơ thể sống.
Lưu ý, có một số phụ huynh dùng nước mắt nhân tạo và bổ sung thêm vitamin A mỗi ngày cho trẻ là không cần thiết, hoặc phải theo chỉ định của bác sĩ. Cảm giác yên tâm của phụ huynh nhưng vô tình khiến cơ thể trẻ bị lệ thuộc vào thuốc.
Nước mắt nhân tạo chỉ sử dụng trong trường hợp phải làm việc trong môi trường máy lạnh liên tục, mắt khô không có thời gian điều tiết.
Còn đối với vitamin A cung cấp quá nhiều sẽ không đào thải ra ngoài cơ thể mà tích tụ trong gan gây ngộ độc.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/giup-tre-thoat-khoi-hoi-chung-bon-buc-tuong.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét