Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Một số bí quyết khiến trẻ ăn nhiều

Bất cứ phụ huynh nào cũng từng đau đầu và cũng tự nghĩ  “làm sao cho con ăn nhiều?” và “làm sao để con ăn uống lành mạnh?”.




Đó là những vấn đề căng thẳng với các bậc cha mẹ trên khắp thế giới mà ai cũng đang mắc phải. Tuy nhiên, các ông bố, bà mẹ đừng quá hoang mang, các chuyên gia đã chia sẻ và đúc kết 9 bí quyết tuyệt vời để giúp trẻ ăn uống tốt hơn và bữa ăn trở nên “ít phức tạp hơn” đối với cha mẹ.

[caption id="attachment_4642" align="aligncenter" width="725"] 3-4 years boy does not want to eat[/caption]

Cho trẻ ăn là một nghệ thuật không phải là cha mẹ nào cũng luyện được (Ảnh: Friendship Circle of Michigan)

1. Nói không với thức ăn không lành mạnh

Chúng ta không thể tự kiểm soát tất cả mọi thứ mà con ăn, đặc biệt là khi trẻ không ở nhà nhưng chúng ta có thể cho trẻ một nền tảng lành mạnh.

Bà Agatha Achindu - người sáng lập Yummy Spoonfuls Organic Baby Food năm 2006 cho biết: "Đường không chỉ có trong thức ăn đóng gói mà còn có trong soda và đồ uống đều có đường khác trong gia đình. Hãy nhớ rằng khi mua các bạn phải đọc nhãn và không mua bất cứ thứ gì có nhiều đường cho con”.

Cô Achindu cũng đề nghị, cha mẹ không cho trẻ ăn vặt khi ở nhà, nếu không chúng sẽ không ăn bữa chính.

Ngược lại, cũng đừng cầu xin hoặc đe dọa hoặc hối lộ con bạn ăn thức ăn lành mạnh, bởi vì những chiến thuật đó không hiệu quả. Thị hiếu của mỗi người khác nhau, bạn có thể không thích bông cải xanh, nhưng con bạn lại thích và nhiều khi chúng còn thích những món ăn mà bạn chẳng thèm quan tâm tới món ăn đó nữa.

2. Làm thức ăn trở nên thú vị

Lori Day, một nhà tâm lý học và tư vấn giáo dục nói rằng, khi con cô còn nhỏ, nếu thấy thức ăn thú vị, chúng sẽ có nhiều khả năng thử ăn hơn.

Vì vậy, mỗi ngày cô cho con gái đậu Hà Lan để bé đếm, phân loại theo kích cỡ và chơi với chúng trước khi đưa đậu vào nồi. Con bé thích ăn đậu Hà Lan sống hoặc nấu chín, Day nói.

"Mẹo chính của tôi là làm cho thức ăn trở nên thú vị - nếu trẻ tò mò, thích thú với khoa học / thiên nhiên và sẵn sàng khám phá" - Day nói.

3. Cho trẻ tham gia vào quy trình nấu nướng

Một số cha mẹ đưa con cái đi chợ hoặc cửa hàng tạp hóa và cho chúng cùng nấu ăn để khiến trẻ hứng thú hơn với món mà chúng ăn.

Margaret McSweeney, chủ nhà Kitchen Chat, cho biết: "Trẻ em có thể được khơi gợi hứng thú ăn uống lành mạnh khi chúng tham gia vào quá trình nấu ăn và nếm. Một chuyến đi đến siêu thị/chợ có thể là một cuộc phiêu lưu giúp trẻ kết nối với nguồn thực phẩm".

4. Cho trẻ lựa chọn

Ava Parnass, một nhà trị liệu tâm lý trẻ sơ sinh và là tác giả của cuốn "Những cảm giác đói không phải là đói" cho biết, từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên cho con mình ăn các loại thực phẩm, hoa quả, rau và đồ ăn nhẹ mà chúng thích.

Ngoài ra, đừng bao giờ tạo ra các “cuộc đấu tranh quyền lực” với con cái về vấn đề ăn uống, ăn thức ăn gì hoặc thậm chí là ăn gì thì tốt.

"Hãy chắc chắn rằng bạn không kiểm soát quá mức sở thích ăn uống của con nếu không muốn chúng “nổi loạn” trong việc ăn uống” – cô nói.

5. Sáng tạo bữa ăn của trẻ

Rachel Matos, một chiến lược gia tiếp thị truyền thông xã hội cho biết, con trai tuổi teen của cô mê món cánh gà và Pop-Tarts. Cậu bé không thích ăn rau xanh nhưng lại thích nước trái cây.

Cô nói, thay vì tranh cãi chuyện phải ăn rau trong bữa tối, cô lấy máy ép trái cây... và làm cho con nước ép trái cây rồi dần dần thêm vào nước ép rau cải xoăn, rau bina và rau xanh khác".

Mời các bạn xem thêm sản phẩm của chúng tôi:

Cậu bé nhận thấy sự thay đổi màu sắc nhưng tiếp tục thưởng thức hương vị nước ép. Bây giờ, con trai cô có thể uống cải xoăm hoặc rau bina mà không có vấn đề gì. "Các loại nước ép giúp phát triển hương vị cho rau. Cậu bé cũng cảm thấy tốt hơn khi uống rau và trái cây chung", cô nói.

Ngoài ra, có một ý tưởng khác đó là sáng tạo bữa ăn trở nên mới lạ. Chẳng hạn như tổ chức một bữa ăn màu tím với các món ăn kiểu như ớt tím, súp lơ tím, khoai tây tím, nho và cà tím. Trẻ sẽ thích mê và thưởng thức ngay!

6. Hãy ăn làm mẫu

Pam Moore, người sáng lập blog Whatevs cho biết, những đứa trẻ của chúng tôi để ý mọi thứ chúng tôi làm, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng có thể bị ảnh hưởng vì điều đó.

Đó là lí do cô và chồng luôn luôn thêm rau xanh vào bữa ăn, chẳng hạn rau quả cắt lát (ớt chuông, cà rốt, dưa chuột), rau quả tươi. Những đứa trẻ thấy bố mẹ ăn nến bắt chước cha mẹ - chứ thực tế không dễ để khuyên/thuyết phục trẻ ăn món nào đó”.

7. Không cần bắt trẻ ăn

Cherylyn Harley LeBon, một luật sư và mẹ của hai con nhỏ nói rằng, khi trẻ ăn ì ạch, không muốn ăn rau hoặc kết thúc bữa ăn, hãy cho phép chúng dừng lại nhưng không cho ăn thêm gì cả.

Moore, blog Whatevs cho biết, cô và chồng không bao giờ ép buộc trẻ ăn gì và không có thói quen “sửa” bữa tối của mình. "Nếu trẻ từ chối ăn, chúng tôi đồng ý nhưng với điều kiện chúng không được ăn thêm gì cho tới bữa sáng" - cô nói.

“Nếu trẻ muốn có cơ hội thứ hai là ăn thịt bò vì không thích thức ăn trong chén đĩa của mình, tôi nói với con rằng chúng phải ăn xong phần ăn của mình trước khi ăn thêm thứ khác".

8. Nói về tác dụng của đồ ăn

John Furjanic, một người cha đơn thân cho biết, gần đây con gái đã làm John ngạc nhiên bằng cách lặp đi lặp lại một trong những thần chú của bố, đó là "Protein tạo nên các cơ".

Furjanic nói: "Khi tập gập cơ tôi hay lẩm bẩm câu này, con bé liếc mắt, nhưng dường như đã nghe. Giờ thì nó yêu cầu tôi chế biến protein - thịt gà, bít tết và trứng để ăn".

9. Tận hưởng bữa tiệc màu sắc

Kathy Beymer, người sáng lập trang web Merriment Design nói rằng, chúng tôi nói về màu sắc thực phẩm và luôn làm những bữa ăn có nhiều màu sắc khác nhau, một chút màu đỏ, một chút màu xanh lá cây, một chút màu cam, một chút màu vàng".

Nếu mọi thứ trên đĩa là màu be, thì chúng sẽ tự biết đó không phải là một bữa ăn lành mạnh và cần phải thêm một số thức ăn có màu rực rỡ hơn.


MN


Nguồn: http://dochoihahuy.com/mot-bi-quyet-khien-tre-nhieu.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét