Tuổi càng nhỏ thì cha mẹ càng dễ dạy bé cách xin lỗi. Do đó, nên dạy bé những điều này càng sớm càng tốt, đừng đợi bé lớn rồi hãy dạy đó là một quan điểm sai lầm vì cơ bản não bộ của bé phát triển nhanh hơn chúng ta nghĩ và bé học thói hư tật xấu nhanh hơn chúng ta nghĩ.
Nói dối, không trung thực (hoặc thường đổ lỗi cho những người khác) là một trong những tính xấu của con người. Điều đặc biệt là tính cách này là một trong những tính cách các bé học rất nhanh từ độ tuổi rất sớm, và nó sẽ ảnh hưởng lớn đến nhận thức đúng và sai của bé sau 4 tuổi.
NÓI DỐI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ
Bé từ 1 tuổi - 4 tuổi: bé không phân biệt được sự thật và không thật, não không đủ phân tích để tiên đoán sự việc nếu sai hay đúng. Do đó, bé hoàn toàn học tính cách nói dối từ tình huống của cha mẹ và người chăm sóc bé. Theo Gs. Debbie, TT Giáo dục Trẻ nhỏ, Canada khuyên: cha mẹ không nên tạo 1 tình huống không thật hoặc nhân vật ảo trước mặt bé chỉ nhằm gây chú ý bé, điều này làm bé học được hành vi nói dối vô thức.
Từ sau 4 tuổi: não bé bắt đầu hiểu sự việc đúng và sai. Hơn nữa bé cũng tự tiên đoán hậu quả xảy ra với bé nếu bé không nói dối, Các hình thức phạt bé/đánh bé bố mẹ cần chú ý là không nên làm nhiều vì bé học việc dự đoán tình huống, cái mà làm bé tiếp tục nói dối cho các lần sau để không bị phạt hoặc bị đánh.
Để bé thông minh hơn và phát triển trí tuệ lẫn thể chất công ty Hà Huy chúng tôi xin gửi tới các bạn một số sản phẩm được mọi người hay quan tâm : cầu trượt mini, thảm xốp, xà đu đa năng, sản phẩm bộ tập gym cho trẻ và rất nhiều sản phẩm khác.
CHA MẸ LÀM GÌ ?
Đừng bao giờ gây chú ý cho bé bằng những cách đổ lỗi cho những người khác hoặc 1 sự vật tưởng tượng nào đó.
Khi biết bé nói dối, bạn hãy giải thích cho bé về hậu quả của nói dối, và bạn cho bé thấy rằng bạn không hài lòng bé nói dối và hãy nhắc nhở bé là nên nói thật với bạn cho lần sau, nhưng không nên phạt hoặc mắng bé thái quá.
Khi bé trải qua 1 tuổi, chay mẹ hãy tìm những quyển sách nói về các tình huống hoặc câu chuyện về nói thật và nói dối, cha mẹ cũng nên đọc sách cho bé nghe trước khi ngủ, thậm chí kèm hỏi rtheo những câu hỏi mang những tính chất xây dựng như: "con nghĩ bạn nào đang nói dối? bạn rùa hay bạn hươu? hả con".
LÀM SAO GIÚP BÉ NÓI LỜI XIN LỖI KHI BÉ NÓI DỐI?
Xin lỗi cha mẹ hoặc một ai đó khi bé đã lỡ nói dối thì đó là một điều cần thiết và quan trọng hơn cả những hình phạt cho bé. Nhiều cha mẹ thời nay chỉ quan tâm đến việc la phạt hoặc la mắng bé, nhưng bỏ quên lời xin lỗi của bé. Trên thực tế, không nhất thiết là bạn phạt hay la mắng bé, chỉ cần giúp bé nói lời xin lỗi thì bé sẽ luôn là người trung thực cho các sai phạm lần sau.
Để giúp bé nói lời xin lỗi là việc cha mẹ cần phải dạy bé về ý nghĩa ngôn ngữ của 2 từ xin lỗi ngay khi bé bước qua 1 tuổi. Bạn nên đặt ra những tình huống và hoàn cảnh để giúp bé hiểu được lời "xin lỗi" (các bé từ 2 tuổi trở lên)
Khi bé lớn hơn, bé làm sai hay nói dối. Ngay thời điểm bạn phát hiện bé nói dối. Nên dẫn bé vào 1 phòng riêng (không dạy dỗ hay la mắng bé trước mặt người khác - đặc biệt các bé khác cùng tuổi), để bé và bạn cùng ngồi yên trong 5 phút (điều này sẽ làm bạn bình tĩnh hơn) và sau đó nói với bé là bạn đã biết điều bé làm và bé cần nói thật với bạn và giải thích với bé tác hại của việc nói dối. Nên bạn mà yêu cầu bé nói lời xin lỗi bạn hoặc người mà bé nói dối, gây tác hại lên cho người đó. Lời xin lỗi mà bé nói ra được là bé đã trở thành người biết nhận thức sai và đúng tốt, vì thế bé sẽ không tái phạm lần sau nữa và sẽ là người trung thực về sau.
Khi bé nói lời xin lỗi, bạn nên vui vẻ và khích lệ bé, cử chỉ giao tiếp nên làm là "ngồi gần bé hơn hoặc ôm bé vào người bạn và nói rằng "con mẹ đã trưởng thành rồi vì con đã nhận ra được lỗi sai, mẹ rất tự hào về con".
Nguồn: http://dochoihahuy.com/hay-day-con-biet-chiu-trach-nhiem-va-luong-trung-thuc.html
Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016
Hãy dạy con biết chịu trách nhiệm và luông trung thực
Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016
Hãy chia sẻ và hình thành kỹ năng xã hội cho trẻ khi còn nhỏ
Trẻ em học hỏi kỹ năng xã hội ngay từ khi còn nhỏ – điều này sớm hơn chúng ta nghĩ rất nhiều! Trẻ em giống như tờ giấy trắng, chúng sẽ thu nhận tất cả các sự việc diễn ra xung quanh.
Chúng sẽ học hỏi từ những cách thấy mọi người tiếp xúc với nhau, xử sự trong cuộc sống và trong các tình huống khác nhau – tuy nhiên đây không phải là cách duy nhất mà trẻ em có thể học kỹ năng sống. Sự phát triển của trẻ em được hình thành qua nhiều cách và được hấp thu từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó phải kể đến thời gian vui chơi. Bằng cách tổ chức các hoạt động thú vị và chơi cùng bé, bạn có thể giúp con mình học kỹ năng xã hội mà trẻ sẽ rất cần không chỉ khi còn nhỏ mà ngay cả lúc lớn hơn sau này.
Cùng con hoàn thiện kỹ năng xã hội ngay từ nhỏ
Thông qua các trò chơi tập thể, bé sẽ phải học cách nhẫn nại để chờ đến lượt của mình, hợp tác cùng các bạn khác, tuân thủ luật lệ của các trò chơi, thông cảm, giúp đỡ và khả năng tự điều chỉnh. Đây là một trong số những kỹ năng xã hội quan trọng mà việc chơi đùa hằng ngày sẽ giúp bạn rèn luyện cho con bạn. Trò chơi giúp trẻ con tự hiểu được các quy tắc tốt và tương tác xã hội mà sẽ rất có giá trị trong mọi mối quan hệ sau này của bé. Những đứa trẻ có thể chơi chung tốt với nhau, biết chia sẻ với nhau sẽ có thể giành chiến thắng trong các trò chơi, đây là tiền đề giúp bé hiểu được sự tương tác với người khác tốt sẽ đem tới thành công trong cuộc sống sau này.
Ngoài ra mời các bạn xem thêm một số sản phẩm của công ty mình đang bán và phân phối trên toàn quốc:
Trẻ có cơ hội tiếp xúc với bạn bè
Hãy tạo cho con bạn cơ hội để tiếp xúc và cùng chơi với những đứa trẻ khác. Công viên, quảng trường, khu vui chơi….đây là những địa điểm thú vị và hoàn toàn thích hợp cho bé tìm kiếm bạn bè. Thay vì giấu kín con trong bốn bức tường, hãy giúp bé mở cửa thế giới ngay từ lúc còn chập chững bước đi.
Cha mẹ có thể giúp con phát triển về mặt tình cảm bằng cách khuyến khích trẻ có suy nghĩ xem người khác cảm thấy thế nào. Hãy bắt đầu bằng việc hỏi con cảm giác của con, đặt câu hỏi về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống: "con cảm thấy thế nào khi con làm mất đồ chơi?", "câu chuyện đó làm con cảm thấy thế nào?". Một khi trẻ đã có kỹ năng biểu lộ phản ứng tình cảm của mình thì trẻ sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về việc người khác cảm thấy thế nào. "Con thấy thế nào khi con lấy đồ chơi của bạn ấy?". Bằng cách đưa ra những câu hỏi kiểu này, trẻ sẽ bắt đầu nghĩ xem những hành động của mình có ảnh hưởng thế nào đến tình cảm của những người xung quanh.
Cùng con hoàn thiện kỹ năng xã hội ngay từ nhỏ
Hợp tác là một kỹ năng có được phần lớn là từ trải nghiệm thực tế. Cho trẻ cơ hội để tương tác và chơi với mọi người hoặc chính bạn là cách tốt nhất để dạy trẻ học các tương tác với người khác. Đôi lúc con bạn có thể bực bội hoặc không thích chơi với bạn khác vì trẻ nhỏ thường thiếu kiên nhẫn và chưa thể có khả năng chia sẻ, mọi việc sẽ dần được cải thiện theo thời gian và sự trải nghiệm. Khi trẻ chơi và tương tác, chúng cũng bắt đầu phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Những cố gắng ban đầu bây giờ có thể sẽ là những cuộc tranh cãi và mâu thuẫn với anh chị em và bạn cùng lứa, nhưng rốt cuộc trẻ sẽ học được cách thương lượng và thỏa hiệp với người khác.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/hay-chia-se-va-hinh-thanh-ky-nang-xa-hoi-cho-tre-khi-con-nho.html
Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016
Khi nào bạn nên dậy tiếng anh cho trẻ
Nói chung ngôn ngữ là phương tiện truyền tải tốt nhất, đặc biệt là đối với một đứa trẻ. Không chỉ dừng lại ở việc luyện cho con cách biểu đạt tốt nhất bằng tiếng Việt thì có rất nhiều ông bố, bà mẹ có những nhu cầu muốn có con mình tiếp nhận thêm tiếng anh hoặc một số tiếng khác. Nhưng khi nào nên dạy con học tiếng anh? Việc học ngôn ngữ khác từ quá sớm có ảnh hưởng đến phát triển bình thường của bé không?
Khi nào nên dạy tiếng anh cho trẻ???
Thời gian nào thì nên dạy cho trẻ học tiếng anh?
Theo Gs. Mclaughlin, viện ngôn ngữ học Mỹ, về việc dạy ngôn ngữ thứ 2 cho các bé thì các bạn nên lưu ý:
Các bé có thể bắt đầu ghi nhận ngôn ngữ trong não bộ từ tháng thứ 7, nhưng thực sự nói và bắt chước ngôn ngữ từ 12 tháng tuổi. Bé sẽ ưu tiên bắt chước ngôn ngữ mẹ đẻ.
Ngôn ngữ thứ 2 thường được các bé học từ 3 tuổi trở lên. Các bé dưới 3 tuổi là bé sẽ ưu tiên phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ.
Dạy ngôn ngữ thứ 2 cho trẻ như thế nào là đúng?
Đối với từng lứa tuổi khác nhau thì có một tâm lí phát triển cũng như nhận thức là khác nhau, vì vậy với từng độ tuổi khác nhau thì cha mẹ hãy chú ý để giúp con có được cách tiếp thu hiệu quả nhất.
Bé dưới 1 tuổi
Gs.Bs. Kuhl, ở Khoa nghiên cứu não bộ và ngôn ngữ ĐH Wasington cho biết: các bé từ 7 đến 12 tháng tuổi là có thể học cách ghi nhận ngôn ngữ (đa dạng các ngôn ngữ) trong não bộ. Nên nhớ rằng, bé chưa học được, mà lúc này chỉ là ghi nhận tất cả ngôn ngữ bé tiếp xúc. Mặc dù não bộ vẫn sẽ tự ưu tiên ngôn ngữ mẹ đẻ, nhưng tất cả ngôn ngữ khác bé sẽ cũng ghi nhận. Sự ghi nhận này sẽ giúp khả năng học ngôn ngữ dễ phát triển ở độ tuổi lớn hơn.
Khi nào nên dạy tiếng anh cho trẻ???
Đừng khắt khe dạy bé từng chữ, hoặc đừng có 1 chương trình học tiếng Anh cho bé. Bé không cần điều này, và trong giai đoạn này bé cũng không học, đơn giản là bé chỉ ghi nhận thông qua hội thoại hoặc lập lại thường xuyên.
Nếu cha mẹ là 1 người Việt Nam, 1 người nước ngoài nói tiếng Anh, thì cha/mẹ người nước ngoài nên có nhiều thời gian dành cho bé vào buổi sáng và buổi chiều nói chuyện/chơi với bé, dùng từ đơn, phát âm rõ và lập lại từ đó những từ đó vài lần trong ngày.
Cho bé nghe nhạc tiếng Anh qua loa đài (không màn hình, không cầm tay, không trên TV/laptop), chọn loại nhạc có sự lập lại 1 vài từ hơn 5 lần trong đoạn nhạc dưới 2 phút. (Sáng tầm: 8 phút; Trưa: 8 phút; Chiều: 8 phút).
Bé từ 1 - 3 tuổi
Độ tuổi này, bé vẫn ưu tiên học và nói tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên bé có thể phân biệt rõ 1 số phát âm giữa 2 ngôn ngữ. Một lần nữa, tuổi này vẫn không phải là tuổi bé dành học ngôn ngữ thứ 2, mà tuổi này bé chỉ bắt đầu học nói và hoàn thiện âm.
Khi nào nên dạy tiếng anh cho trẻ???
Đừng khắt khe dạy bé từng chữ, hoặc cũng đừng có 1 chương trình học tiếng Anh cho bé.
Nếu cha mẹ là 1 người VN, 1 người nước ngoài nói tiếng Anh, thì cha/mẹ người nước ngoài nên dành thời gian trò chuyện với bé hoặc chơi với bé, dùng câu ngắn dưới 10-15 từ, nhưng bạn hãy lập lại 2-3 từ quan trọng mỗi ngày. Đừng quá gượng ép, mà đơn giản chỉ là trò chuyện cha/mẹ con, phải có sự yêu thương và lập lại.
HOẶC cho bé nghe nhạc tiếng Anh qua loa ( không cầm tay, không màn hình, không trên TV/laptop) cũng chọn loại nhạc có sự lập lại 1 vài từ hơn 5 lần trong đoạn nhạc dưới 2 phút (Sáng: 10 phút và Trưa: 10 phút). Sau 2 tuổi, có thể cho bé xem trên TV và hát hoặc nhảy cùng bé.
HOẶC đọc truyện cho bé nghe trước khi ngủ, chọn truyện có song ngữ, câu ngắn, chữ to và bạn đọc nhấn mạnh những chữ tiếng Anh mà bạn thấy vui và muốn bé ghi nhận.
Bé trên 3 tuổi
Bé có thể học ngôn ngữ thứ 2 (tiếng Anh) ở độ tuổi này trở lên. Theo Gs. Clarke, Khoa ngôn ngữ trẻ dưới 6 tuổi Trung tâm FKD, Úc khuyên cha mẹ nên:
Nói tiếng Anh thường xuyên khi chơi với bé trong ngày hoặc cuối tuần, đơn giản là đoạn hội thoại ngắn, có nội dung và thậm chí giúp bé nói lập lại.
Có thể cho bé tham gia giao tiếp với các bé khác ở trong những môi trường đối thoại bằng tiếng Anh.
Cho bé xem hoặc nghe chương trình tiếng Anh cho trẻ, dưới 20 phút xem trên TV mỗi ngày.
Đọc truyện tiếng Anh cho bé, tìm câu truyện có nội dung và đóng kịch với bé.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/khi-nao-ban-nen-day-tieng-anh-cho-tre.html
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016
Hãy chia sẻ và hình thành kỹ năng xã hội cho trẻ khi còn nhỏ
Trẻ em học hỏi kỹ năng xã hội ngay từ khi còn nhỏ – điều này sớm hơn chúng ta nghĩ rất nhiều! Trẻ em giống như tờ giấy trắng, chúng sẽ thu nhận tất cả các sự việc diễn ra xung quanh.
Chúng sẽ học hỏi từ những cách thấy mọi người tiếp xúc với nhau, xử sự trong cuộc sống và trong các tình huống khác nhau – tuy nhiên đây không phải là cách duy nhất mà trẻ em có thể học kỹ năng sống. Sự phát triển của trẻ em được hình thành qua nhiều cách và được hấp thu từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó phải kể đến thời gian vui chơi. Bằng cách tổ chức các hoạt động thú vị và chơi cùng bé, bạn có thể giúp con mình học kỹ năng xã hội mà trẻ sẽ rất cần không chỉ khi còn nhỏ mà ngay cả lúc lớn hơn sau này.
Cùng con hoàn thiện kỹ năng xã hội ngay từ nhỏ
Thông qua các trò chơi tập thể, bé sẽ phải học cách nhẫn nại để chờ đến lượt của mình, hợp tác cùng các bạn khác, tuân thủ luật lệ của các trò chơi, thông cảm, giúp đỡ và khả năng tự điều chỉnh. Đây là một trong số những kỹ năng xã hội quan trọng mà việc chơi đùa hằng ngày sẽ giúp bạn rèn luyện cho con bạn. Trò chơi giúp trẻ con tự hiểu được các quy tắc tốt và tương tác xã hội mà sẽ rất có giá trị trong mọi mối quan hệ sau này của bé. Những đứa trẻ có thể chơi chung tốt với nhau, biết chia sẻ với nhau sẽ có thể giành chiến thắng trong các trò chơi, đây là tiền đề giúp bé hiểu được sự tương tác với người khác tốt sẽ đem tới thành công trong cuộc sống sau này.
Ngoài ra mời các bạn xem thêm một số sản phẩm của công ty mình đang bán và phân phối trên toàn quốc:
Trẻ có cơ hội tiếp xúc với bạn bè
Hãy tạo cho con bạn cơ hội để tiếp xúc và cùng chơi với những đứa trẻ khác. Công viên, quảng trường, khu vui chơi….đây là những địa điểm thú vị và hoàn toàn thích hợp cho bé tìm kiếm bạn bè. Thay vì giấu kín con trong bốn bức tường, hãy giúp bé mở cửa thế giới ngay từ lúc còn chập chững bước đi.
Cha mẹ có thể giúp con phát triển về mặt tình cảm bằng cách khuyến khích trẻ có suy nghĩ xem người khác cảm thấy thế nào. Hãy bắt đầu bằng việc hỏi con cảm giác của con, đặt câu hỏi về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống: "con cảm thấy thế nào khi con làm mất đồ chơi?", "câu chuyện đó làm con cảm thấy thế nào?". Một khi trẻ đã có kỹ năng biểu lộ phản ứng tình cảm của mình thì trẻ sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về việc người khác cảm thấy thế nào. "Con thấy thế nào khi con lấy đồ chơi của bạn ấy?". Bằng cách đưa ra những câu hỏi kiểu này, trẻ sẽ bắt đầu nghĩ xem những hành động của mình có ảnh hưởng thế nào đến tình cảm của những người xung quanh.
Cùng con hoàn thiện kỹ năng xã hội ngay từ nhỏ
Hợp tác là một kỹ năng có được phần lớn là từ trải nghiệm thực tế. Cho trẻ cơ hội để tương tác và chơi với mọi người hoặc chính bạn là cách tốt nhất để dạy trẻ học các tương tác với người khác. Đôi lúc con bạn có thể bực bội hoặc không thích chơi với bạn khác vì trẻ nhỏ thường thiếu kiên nhẫn và chưa thể có khả năng chia sẻ, mọi việc sẽ dần được cải thiện theo thời gian và sự trải nghiệm. Khi trẻ chơi và tương tác, chúng cũng bắt đầu phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Những cố gắng ban đầu bây giờ có thể sẽ là những cuộc tranh cãi và mâu thuẫn với anh chị em và bạn cùng lứa, nhưng rốt cuộc trẻ sẽ học được cách thương lượng và thỏa hiệp với người khác.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/hay-chia-se-va-hinh-thanh-ky-nang-xa-hoi-cho-tre-khi-con-nho.html
Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016
Giúp bé phát triển ngôn ngữ và não bộ hãy đọc sách cho bé
Theo một báo cáo của Gs.Bs. Duursma, ĐH Y Harvard, Mỹ, đã nhấn mạnh rằng : Cha mẹ dành thời gian đọc sách cho bé nghe mỗi tối, đặc biệt dưới 2 tuổi sẽ giúp phát triển ngôn ngữ và não bộ của bé, hạn chế các vấn đề về ngôn ngữ và mất tập trung trong học tập khi các bé lớn.
Tất cả chúng ta đều muốn có những đứa trẻ thông minh, lanh lợi và đó là lý do vì sao chúng ta dành rất nhiều thời gian lựa chọn cho con mình những trường tốt nhất với đội ngũ giáo viên đảm bảo. Nhưng các bạn cũng nên nhớ rằng: là một người bố, người mẹ, bạn có khả năng để thúc đẩy tiềm năng học tập của con bạn trở thành đơn giản bằng cách biến những cuốn sách trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng. Hãy là người thông thái, lựa chọn cho trẻ những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Ngoài ra chúng tôi cũng khuyên bạn nên sử dụng những sản phẩm của chúng tôi như: bộ tập gym cho trẻ, đồ chơi xúc cát, thú nhún lò xo kèm theo để giúp bé có sức khỏe tốt nhất
ĐỌC TRONG BAO LÂU?
Bé dưới 2 tuổi: Ít nhất là 5 phút cho các bé cho mỗi tối trước đi ngủ
Ít nhất là 10 phút cho bé trên 2 tuổi
THỂ LOẠI SÁCH:
Bé dưới 6 tháng, theo GS.BS Pamela, Trưởng khoa nhi của BV ĐH Brown cha mẹ nên chọn cho con mình những quyển sách lớn, có hình ảnh màu sắc tương phản, ít chữ-chữ nhỏ (1-2 chữ/trang).
Bé từ 7 đến 12 tháng: Ở thời điểm này, các bé có thể cố lặp lại những từ cha nói nhấn mạnh với các bé. GS. Rogers, từ Viện Virginia Polytechnic khuyên cha mẹ nên chọn sách có 1 vật hoặc 1 người trên 1 trang sách.
Bé 13-18 tháng, GS. Cowan khuyên : Cha mẹ có thể chọn sách có 1 hoặc 2 câu ngắn cho bé trong giai đoạn tuổi này.
Bé từ 19 - 24 tháng: Chọn những quyển sách có 1-2 câu trên 1 trang và hình ảnh to.
Bé từ 2 - 5 tuổi: Bạn hãy chọn những quyển sách cho con có câu chuyện ngắn 100-300 từ.
THỜI GIAN ĐỌC:
Tốt nhất trước giờ bé ngủ 30 phút
Hoặc sau giờ cơm chiều, thay vì dành thời gian xem Tivi hoặc dùng máy tính/Ipad thì đọc cho bé nghe.
Sản phẩm đang hót nhất đó là thảm xốp trải sàn của chúng tôi.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/giup-phat-trien-ngon-ngu-va-nao-bo-hay-doc-sach-cho.html
Hưỡng dẫn chọn sữa tươi cho bé
Rất nhiều lo lắng cho bố mẹ rằng liệu chọn sữa như thế nào là thích hợp và đúng với độ tuổi các bé? Đối với sữa tươi thanh trùng hoặc tiệt trùng, thì thành phần như thế nào là được khuyên dùng? Làm sao để chọn sữa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé? Đúng là một vấn đề nan giải trong quá trình chăm sóc con, dưới đây là những lưu ý về cách lựa chọn sữa cho bé:
Phân biệt được giữa sữa công thức dạng lỏng và sữa tươi:
Sữa công thức dạng lỏng: thường được viết dưới dạng tên là "sữa dinh dưỡng pha sẵn". Trong đó có thành phần thì gồm có sữa bột (thay vì sữa tươi) với tỷ lệ phần trăm (%) là không phải 90-100% sữa tươi (vd chỉ ghi là sữa bột 9.6% hoặc ghi là Nonfat milk). Ngoài ra thành phần của những thể loại này có thể có thêm dầu thực vật (vegetable oil) để tạo chất béo (VD như dầu bắp (corn), dầu cọ (palm))
Sữa tươi thì sẽ ghi là 90 - 100% sữa tươi trong thành phần (tùy nhà xản suất) và không có thêm bất kì dầu thực vật nào bổ sung trong thành phần.
Chú ý những thông tin về Canxi trên vỏ hộp
Với mong muốn cho con cải thiện chiều cao, nên cố tình chọn những sản phẩm sữa có chứa thành phần canxi cao như "HIGH CALCIUM" hoặc "SOURCE OF CALCIUM" hoặc "CALXI MAX". Đừng chú ý đến những câu này, hãy đọc thành phần Calcium: Trong 100ml sữa có chứa 108 đến 146 mg Calcium là bình thường. Nếu nhiều hơn mức này thì có thể xem là sữa có bổ sung thêm canxi. Tuy nhiên, việc nhiều canxi trong sữa cũng không đảm bảo là giúp bé tăng trưởng chiều cao vì còn nhiều yếu tố khác như vận động, phát triển trí não và cung cấp đủ vitamin D. Hơn nữa, cơ thể chỉ có nhu cầu hấp thu canxi khi cần, nếu không cần thì canxi có thể sẽ đào thải. Nên hiểu là trong canxi có thể lấy từ nhiều nguồn khác, trong đó sữa chỉ là 1 nguồn quan trọng trong nhiều nguồn.
Trên vỏ ghi "NO PRESERVATIVES" vẫn phải đọc thành phần chú ý đến xem có chất ổn định (stabilizers), hoặc có chất nhũ hóa (emulsifier). Nếu có thì đây là là sữa tiệt trùng có thời gian bảo quản dài, không phải sữa thanh trùng.
Sữa tươi có 2 loại: Sữa tươi thanh trùng (Pasteurized Milk) có hạn sử dụng ngắn. Sữa tươi tiệt trùng (UHT Milk) được sử lý nhiệt độ cao hơn, nên hạn sử dụng dài hơn (thường đến 6 tháng).
Điểm chung cần nhớ khi dùng sữa tươi: Cả 2 loại đều không được dùng khi hết hạn. Khi mở nắp thì nên dùng trong 24 giờ, nếu bảo quản lạnh thì dùng trong 72 giờ.
Khi nào bé bắt đầu dùng sữa tươi ???
Bé bắt đầu 12 tháng tuổi có thể chuyển dần sang sữa tươi. Tuy nhiên có điểm khác biệt sau: Bé bú mẹ hoàn toàn thì không cần chuyển sang sữa tươi, nên cho bé tiếp tục bú mẹ hoàn toàn đến 2 tuổi hoặc hơn. Nếu bé sau 12 tháng tuổi có sử dụng sữa công thức thì chuyển dần sang sữa tươi.
Từ 12 - 24 tháng tuổi: không dùng quá 750ml sữa tươi/ngày vì có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt và biếng ăn.
Từ 24 tháng - 5 tuổi: không quá 500ml/ngày vì nếu nhiều hơn bé dễ biếng ăn và giảm hấp thụ những thực phẩm khác.
Mời bạnh xem thêm sản phẩm giúp bé vận động tốt : http://dochoihahuy.com/danh-muc/bo-tap-gym-cho-be
Nguồn: http://dochoihahuy.com/huong-dan-chon-sua-tuoi-cho.html
Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016
Cha mẹ hãy hình thành nên thói quen cho trẻ
Trong xã hội ngày này mọi thiết bị giải trí có thể lấn át các hoạt động thể chất, nhất là đối với trẻ em, việc vận động càng có ý nghĩa và nên được chú trọng. Không chỉ có chế độ dinh dưỡng mà các hoạt động thể chất cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển toàn diện của trẻ em. Việc rèn luyện sẽ giúp trẻ có thể trạng tốt và khỏe mạnh hơn vì những hoạt động này sẽ giúp bé luôn có một cảm giác cảm thấy thoải mái tinh thần và ăn ngon miệng rất nhiều. Thông qua việc rèn luyện và chơi đùa, con bạn được đốt cháy năng lượng, tăng cường sự trao đổi chất, giảm những nguy cơ quá cân hoặc béo phì, để phòng tránh một số bệnh lý về tim mạch, ung thư và tiểu đường.
Vậy cha mẹ cần bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất:
Cha mẹ nên là một ví dụ tốt
Cách tốt nhất để giúp trẻ hoạt động nhiều hơn trong cuộc sống của chúng là bạn nên trở thành một tấm gương tốt. Dù bận bịu với công việc và cuộc sống thế nào đi nữa, nếu con bạn không bao giờ nhìn thấy bố mẹ tập thể dục hay vận động chân tay trẻ sẽ thấy việc đứng dậy để vận động trở nên khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, trước tiên cha mẹ nên thực hành những gì thuyết giáo. Cha mẹ nên đi cầu thang bộ thay vì thang máy, bạn hãy đi bộ đến các cửa hàng mua thực phẩm chứ không phải đi ô tô, đi dạo trong khu phố hoặc tới công viên... Khi bọn trẻ nhìn thấy cha mẹ vận động trẻ sẽ làm theo.
Công ty Hà Huy chúng tôi cũng có rất nhiều sản phẩm đồ chơi ngoài trời cho bé giúp bé tăng về mặt thể chất rất tốt như : nhà bóng trẻ em, cầu trượt mini, bập bênh cho bé ... và rất nhiều sản phẩm cho bé khác.
Làm cho việc vận động trở nên thú vị
Yếu tố quan trọng để trẻ vận động nhiều hơn là kết hợp hoạt động với sự hưởng thụ. Hãy bắt đầu bằng trò chơi đá bóng hay đánh cầu lông ở khu phố của mình hàng tuần, đi bộ đến công viên sau bữa ăn tối và cho trẻ tham gia một hoạt động mà trẻ yêu thích như khiêu vũ, karate, hoặc bơi lội... Hoạt động càng thú vị, trẻ sẽ tự muốn vận động nhiều hơn là ngồi một chỗ.
Hạn chế thời gian đối với các loại màn hình
Một trong những vật cản đáng kể nhất khiến nhiều trẻ em không thích vận động là những lượng thời gian chúng tập trung vào các thiết bị giải trí kỹ thuật số quá nhiều.
Để giúp rèn luyện thể chất trở thành một phần của cuộc sống của trẻ, cha mẹ nên giới hạn thời gian của mình khi ngồi trước màn hình. Cha mẹ cần thực hiện nghiêm túc thời gian biểu đã đặt ra. Và khi không có gì để tiêu khiển, chúng sẽ buộc phải đứng dậy để làm một việc gì khác tránh nhàm chán.
Bổ sung việc tập luyện thể chất vào lịch trình hàng ngày
Lịch trình của trẻ thông thường là thức dậy, đi học, ăn trưa, trở về nhà,... Nên ngay từ khi con còn nhỏ thì cha mẹ nên lên lịch hoạt động hàng ngày cho trẻ dù đó là tham gia một lớp học thể chất. Các hoạt động có thể là đi bộ, chơi một số trò chơi vận động.... Một khi sự vận động đã trở thành những thói quen hàng ngày của trẻ, nó trở nên dễ dàng hơn nhiều để đảm bảo chúng sẽ duy trì việc tập thể dục khi lớn lên.
Tổ chức nhiều hoạt động ở ngoài trời cho trẻ
Thời tiết hiện nay thích hợp với việc đi ra ngoài nhiều hơn là ngồi trong một căn phòng ngột ngạt. Cha mẹ nên tận dụng cơ hội để tạo ra những hoạt động bên ngoài càng được nhiều càng tốt và khuyến khích trẻ tham gia như đưa trẻ đi bơi hay đi dã ngoại...
Hình thành thói quen vận động cho trẻ
Một điều nhắn nhủ nữa là cha mẹ càng cố gắng làm cho việc rèn luyện thể chất cho bé trở thành một phần cuộc sống của trẻ càng sớm, trẻ sẽ càng có xu hướng xây dựng một lối sống tích cực ở lứa tuổi trưởng thành.
Ngoài ra các bạn cũng nên mua : thảm xốp trải sàn cho bé, chất lượng tốt
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cha-hay-hinh-thanh-nen-thoi-quen-cho-tre.html