Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Giáo viên mầm non bị đình chỉ vì bạo hành trẻ 16 tháng tuổi ở Hà Nội

Clip vừa qua được chị: Trần Bích Ngọc, 26 tuổi chia sẻ lần đầu trên trang facebook cá nhân ngày 9.10.
Trong đoạn clip có độ dài hơn một phút, cho thấy một phụ nữ đang cho các cháu ăn thì trong khi một em bé khóc, người này đã dùng hai tay lắc, đẩy mạnh đầu cháu bé, sau đó tát vào miệng cháu.
dinh-chi-giao-vien-mam-non-16-thang
Chị Trần Bích Ngọc cho hay cháu bé bị đánh trong clip là cháu Nguyễn Ngọc Thảo Nhi, 16 tháng tuổi, con gái chị. Clip được ghi tại trường mầm non tư thục Nụ Cười Xinh, địa chỉ 47/63/33 đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Ngày 6.10.2015, hai vợ chồng chị Ngọc tình cờ xem camera của lớp thì thấy con gái khóc và bị cô giáo đánh. Chị Ngọc đã đưa clip lên facebook cá nhân.
Sáng 10.10, phóng viên Thanh Niên Online đã tới trường mầm non tư thục bên trên và vẫn thấy các phụ huynh vẫn đưa đón con tới lớp bình thường.
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Minh Phương, chủ các nhóm lớp trường mầm non tư thục Nụ Cười Xinh cho hay sự việc trong clip là có thật và diễn ra tại lớp mầm non vào sáng 6.10.
Bà Nguyễn Minh Phương cho biết, cô giáo xuất hiện trong clip là cô Mai Bích Ngọc, 34 tuổi. Sau khi vụ việc xảy ra đã yêu cầu cô Mai Bích Ngọc viết bản tường trình, kiểm điểm.

Nguồn: http://dochoihahuy.com/giao-vien-mam-non-bi-dinh-chi-vi-bao-hanh-tre-16-thang-tuoi-o-ha-noi.html

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Xưởng chuyên sản xuất phản gỗ mầm non

Cửa hàng đồ chơi Hà Huy là đơn vị phân phối số lượng lớn các sản phẩm phản gỗ mầm non mang lại giấc ngủ ngon cho các bé mầm non, phản gỗ mầm non là sự lựa chọn ưa chuộng của các trường mầm non.




Phản gỗ mầm non là một trong những sản phẩm thuộc loại giường ngủ mầm non, không giống với các sản phẩm như gường bạt mầm non và giường lưới mầm non, tuy phản gỗ có trọng lượng lớn hơn và có chút vất vả khi di chuyển nó nhưng nó mang lại cảm giác chắc chắn và an toàn cho giấc ngủ của các bé. Với cấu tạo bằng gỗ thông, phản gỗ mầm non thích hợp với các trường mầm non công có không gian vui chơi rộng dành cho các bé. Ngoài ra nó cũng có thời gian khấu hao luôn hoàn toàn hợp lý với giá thành phân phối.

xuong_san_xuat_phan_go_mam_non
Cửa hàng đồ chơi Hà Huy hy vọng sản phẩm phản gỗ mầm non sẽ mang lại sự lựa chọn cho quý khách hàng và làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất


Nguồn: http://dochoihahuy.com/xuong-chuyen-san-xuat-phan-go-mam-non.html

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Nỗi khổ của cô trò mầm non Đồng Minh Nghệ An không có nhà vệ sinh

Vì lớp học hiện không có nhà vệ sinh cho nên nên mỗi khi các cháu có nhu cầu đi đại tiện, các cô giáo đành để các cháu ở gần về nhà để “giải quyết”. Đó là tình cảnh éo le của cô trò lớp mầm non ở xóm Đồng Minh


Nỗi khổ của cô trò mầm non Đồng Minh Nghệ An không có nhà vệ sinh


Nhờ nhà vệ sinh, xin nước

Xóm Đồng Minh (xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cách trung tâm xã hơn 10km. Xóm Đồng Minh nằm sát biển, đến hơn 50% dân số sống nhờ vào nghề đánh bắt cá, việc mà đưa đón con đi học 20km mỗi ngày là điều rất khó khăn. Bởi vậy, từ khi có bậc học mầm non thì tất cả con em của xóm đều phải học tại chỗ. Lớp học mầm non được mượn từ nhà văn hóa ở xóm Đồng Minh, lớp chỉ đủ chỗ cho 2 lớp 4- 5 tuổi, còn các cháu nhà trẻ phải ở nhà.


Từ hơn 10 năm nay, nhà văn hóa xóm đã trở thành lớp học mẫu giáo. Hiện lớp mẫu giáo nhỡ có 49 em, mẫu giáo lớn có 25 em. Cô giáo Đặng Thị Song Hương (phụ trách lớp mẫu giáo lớn) đưa ổ khóa lớp học lên ngán ngẩm: “Cứ khoảng 1 vài tháng lại phải mua ổ khóa mới vì khóa bị ai đó đổ keo vào không mở được phải cắt đi”. Sân chơi của trẻ cũng chính là sân bóng chuyền của xóm. Thỉnh thoảng những trận thi đấu bóng chuyền vẫn diễn ra ngay trên sân mặc dù đang là giờ học của các cháu.


“Mới chiều qua đây thôi, mấy thanh niên đánh bóng chuyền gây ồn ào, ảnh hưởng đến các cháu. Chúng tôi ra nhắc nhở thì họ bảo đây là sân nhà văn hóa xóm chứ không phải là sân trường, chúng tôi phải gọi điện nhờ bác xóm trưởng ra can thiệp. Ồn quá, các cháu cũng không học được nên đành phải cho các cháu nghỉ tại chỗ”, cô Hương nói tiếp.


Sân chơi là sân chung nên dù mới được trang bị một số đồ chơi ngoài trời cho trẻ, các cô cũng đành ngậm ngùi cất trong phòng hoặc cho các cháu chơi trong nhà. Khi hai cô giáo khiêng được đồ chơi ra sân cho các cháu thì các anh chị lớn trong xóm cũng ùa ra, giành chơi với trẻ.


Hàng rào thấp nên nhiều anh chị lớn vẫn nhảy rào vào giành đồ chơi với các em mẫu giáo.
Hàng rào thấp nên nhiều anh chị lớn vẫn nhảy rào vào giành đồ chơi với các em mẫu giáo.
Nhưng cái khổ nhất mà cô và trò ở đây đang phải chịu đựng đó là không có công trình nước sạch cũng như công trình vệ sinh. Bởi vậy nhiệm vụ đầu tiên trong ngày của hai cô giáo sau khi mở cửa lớp là vào nhà dân xin nước. Mỗi cô mỗi thùng, kệ nệ xách vào thềm để có nước cho các cháu rửa tay. Mỗi ngày xin một nhà bởi xin mãi cũng ngại. Xin được ít nước nên cả cô lẫn trò phải sử dụng một tiết kiệm một cách tối đa.


Đi xin nước sạch cho các cháu dùng là công việc đầu tiên mỗi khi đến lớp của hai cô giáo mầm non tại điểm học nhờ nhà văn hóa này.
Đi xin nước sạch cho các cháu dùng là công việc đầu tiên mỗi khi đến lớp của hai cô giáo mầm non tại điểm học nhờ nhà văn hóa này.


Thiếu nước còn giải quyết được chứ không có công trình vệ sinh thì thực sự là "cực hình" đối với cô và trò. Các cháu buồn tiểu thì cho ra ngoài sân hoặc ra vệ đường. Cháu nào buồn đại tiện thì cho cháu tự đi về nhà.


“Một cô một lớp nên chỉ cháu nào nhà xa thì cô giáo phải chở về, cháu nào ở gần thì phải tự đi về. May là nhà gần nên cũng chưa có chuyện gì đáng tiếc xảy ra”, cô Lê Thị Hoài - giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ cho biết.


Cái nhu cầu chính đáng của các cháu dẫu sao cũng được giải quyết dẫu bất tiện và không an toàn cho trẻ nhưng các cô giáo lúc “bí” quá thì không biết làm thế nào. Chẳng lẽ ngày nào cũng xin vào nhà dân đi nhờ nên đành nhịn hoặc gửi lớp, chạy xe máy lên điểm trường khác cách đó hơn 1km để đi nhờ.


Có tiền cũng chịu


Cái khó, cái khổ của cô trò ở đây không phải là lãnh đạo địa phương, Ban giám hiệu Trường Mầm non Quỳnh Lập không biết nhưng cũng bất lực bởi có tiền nhưng không thể triển khai được dự án. “Trước khi năm học mới bắt đầu, Phòng Giáo dục huyện đã có dự án cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa xóm Đồng Minh và Minh Thành để các cháu có điều kiện học tập tốt hơn. Dự án có tổng kinh phí lên tới hơn 1 tỷ đồng. Hiện nhà văn hóa xóm Minh Thành đã được cải tạo, nâng cấp, điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo còn ở Đồng Minh thì lại không triển khai được do người dân không đồng ý”, ông Trương Quang Hương - Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lập cho hay.


Nguồn: http://dochoihahuy.com/noi-kho-cua-co-tro-mam-non-dong-minh-nghe-khong-co-nha-ve-sinh.html

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Lắp đặt xà du và bộ tập gym ở Thanh Xuân Hà Nội

Vừa qua công ty Hà Huy chúng tôi đã đi lắp đặt công trình ở Thanh Xuân Hà Nội. Có đầy đủ bộ tập gym cho bé và xà đi đa năng chuyên nghiệp.

bo-tapgym-thanh-xuan

Bộ tập gym cho béxa-du-thanh-xuan


xà đu đa năngxadu-thanh-xuan1


Nguồn: http://dochoihahuy.com/lap-dat-xa-du-va-bo-tap-gym-o-thanh-xuan-ha-noi.html

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Chia sẻ kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Bạn đã bao giờ tìm hiểu hay đã hiểu về kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì? Nó có thật sự cần thiết với trẻ hay không? Bạn có cho rằng trẻ nhỏ những kỹ năng đó không cần thiết mà nên để chúng phát triển một cách tự nhiên?


Chia sẻ kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Có ai đó đã nói “ gieo hành vi, gặt thói quen” ở lứa tuổi mầm non hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Khi gieo lên đó những mầm nhân cách nào thì ở đó nó sẽ hình thành những thói quen đó cho trẻ sau này, muốn trẻ hình thành thói quen được thì bạn phải tích cực cần phải thông qua trải nghiệm và thích nghi . Nếu cha mẹ bao bọc, không cho phép chúng có môi trường phát triển, trải nghiệm thì làm sao trẻ có thể hình thành được thói quen tích cực cho bản thân. Ngày nay, cuộc sống no đủ hơn, cha mẹ tấp nập lo công việc, kiếm thật nhiều tiền để lo cho con có một cuộc sống đầy đủ, thuê giúp việc chăm sóc cho con mà cha mẹ ngày nay đã làm cơm đưa tận miệng, quần áo có người mặc hộ, giày dépthì lại người xỏ, quàn áo có người giặt, ngã thì có người nựng, nâng... Lớn hơn một chút thì bé lại được người đưa đi học có người đưa đi, học bài thì có sách giải mà không cần suy nghĩ gì còn đi học thì cô giáo đọc cho chép về học thuộc, bị bắt nạt thì chỉ biết khóc hoặc mách cô giáo mà không biết cách tự giải quyết, cả ngày chỉ biết lao vào học, điện tử, máy tính, điện thoại...


Mời quý khách xem thêm:



Cha mẹ luôn cho rằng con nhỏ thì không nên bắt con vào khuôn phép mà mất đi nét hồn nhiên của trẻ vì vậy nó luôn bao bọc, nịnh con, tất cả mọi việc đều làm giúp con, không cho con ra ngoài chơi vì sợ bị ngã đau. Nhưng cha mẹ có biết chính cha mẹ đã tước đi quyền tự do của con, không cho con trẻ được nói, không cho con sử dụng và được làm và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới hiểu rằng con mình có quá thụ động, nhu nhược, quá nhút nhát, quá hiếu động, vô nguyên tắc… Và cha mẹ nhận ra rằng có điều gì đó phát triển thật sự không ổn đối với con của chính mình. Cha mẹ càng lo lắng hơn, càng cố giữ con trong vòng tay bảo vệ của bố mẹ, và thế là như một cái vòng luẩn quẩn. Con càng ngày càng mất đi những năng lực được thích nghi và điều khiển chính cuộc sống của chính mình lúc đó mới đi tìm đến những cơ sở giáo dục để định hướng lại nhân cách cho con. Nhưng cha mẹ đâu có biết, cái nôi của sự giáo dục và nguyên tắc của con từ đó đều xuất phát từ gia đình. Ngay từ đầu cha mẹ thổi nguyên tắc vào cho con, dạy con biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, dạy con biết cách tự lập như phục vụ bản thân, dạy cho con biết lỗi bảo vệ bản thân “ngã phải tự đứng lên, phải làm gì khi bị những người khác bắt nạt mà không phải mách cô giáo, mách bố mẹ”. Dạy con cách sinh tồn khi không có bố mẹ ở nhà con phải làm những cách nào để không bị bỏ đói, dạy con biết nấu 1 món ăn đơn giản. Dạy con những cách thoát hiểm khi bị chó cắn, cách chơi an toàn với thú nuôi…những điều tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không thể đổi ngay từ đầu thì làm sao trẻ có được những kỹ năng đơn giản đó. Kỹ năng đơn giản con còn chưa biết thì sao có thể nói đến những kỹ năng cao hơn, khó hơn.


Hiện nay, phụ huynh thường coi trọng những văn hóa của con hơn, hay nói đúng hơn là chạy theo “thành tích”. Những cuộc đua của các gia đình “Gia đình nào có con học giỏi nhất, tốt nhất” và con cho đi học cả tuần nào là tiếng Anh rồi toán,…mà bỏ ngoài những kỹ năng cần thiết nhất cho con. Học sinh lớp 7,8 vẫn phải bố mẹ đưa đón mà không dám cho đi xe bus. Bạn đã bao giờ dạy con quãng đường từ nhà đến trường sẽ biết đi như thế nào chưa? Bạn đã bao giờ đi bộ cùng con đến trường và chỉ cho con biết cách nhớ đường về nhà khi bố mẹ chưa đến đón chưa? Tôi tin chắc rất ít cha mẹ có thể làm được vì họ phát triển vội đi làm, lúc nào cũng vội vã đưa con đến trường và con cũng chẳng nhớ được đường từ nhà đến trường có những cái gì, có thể dựa vào những cái gì để ghi nhớ.


Nguồn: http://dochoihahuy.com/chia-se-ky-nang-song-cho-tre-mam-non.html

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Cùng tìm hiểu trẻ em mầm non tại các trường Nhật Bản

Việc để trẻ em tự do vui chơi ở trường mầm non sẽ làm cho trẻ cảm thấy tính tò mò, khuyễn khích và say mê học hỏi giúp trẻ thích nghi với môi trường giáo dục tiểu học sau này.


Cùng tìm hiểu trẻ em mầm non tại các trường Nhật Bản

Ở trường mầm non Nhật Bản, trẻ đến trường chỉ để vui chơi.


Ngành giáo dục Nhật Bản cũng như các phụ huynh đều tin tưởng và luôn thống nhất trong việc để cho con trẻ chơi và giao lưu một cách thỏa thích trong môi trường tập thể trước khi chúng bước vào những môi trường có áp lực của nền giáo dục chuẩn mực.


Ở trường mầm non Nhật Bản, trẻ đến trường chỉ để vui chơi.
Khi phóng viên tại tờ báo TODAY đến thăm trường mầm non Ochonomizu ở Tokyo Nhật Bản, các em học sinh đang chơi bóng rất vui vẻ. Một số em khác thì cũng đang đùa nghịch với những chiếc lá mùa thu trong khu hợp chất ngoài trời, trong khi những em khác đang nhảy lên, nhảy xuống cố gắng với những quả cam ở trên cây.


Trong nhà thì các em nhỏ đang tung tăng nhảy múa theo từng nhóm một. Số còn lại thì chạy theo những chiếc máy bay đồ chơi được làm từ những vật liệu tái chế tại đây. Trước khi các em nhỏ trở về nhà, chúng sẽ tụ tập lại để nghe những câu chuyện từ bạn bè và cô giáo. Ở các trường mầm non ở Nhật, một lớp thường có tới 30 đến 35 trẻ mà thôi, nhưng chỉ có một giáo viên phụ trách. Điều này hoàn toàn khác với các trường mầm non ở nước khác hay các chuẩn mực quốc tế khác.


Mời bạn xem thêm sản phẩm : giá để đồ chơi


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cung-tim-hieu-tre-em-mam-non-tai-cac-truong-nhat-ban.html

Giường bạt mầm non kẻ sọc trên đường tới khách hàng

Hôm nay cửa hàng Hà Huy chuẩn bị giao một lô hàng giường bạt mầm non cho trường mầm non bên cầu Lĩnh Nam, Hà Nội.




giuong_bat_mam_non_ke_soc

Thời tiết chuẩn bị vào đông, có rất nhiều các trường mầm non muốn thay đổi giường mới cho các bé mầm non. Với cấu tạo chất liệu bạt ấm áp và màu sắc kẻ sọc thẩm mỹ, giường bạt mầm non kẻ sọc là sự lựa chọn hàng đầu của các trường mầm non và một số gia đình có con nhỏ.

Với đơn hàng hơn 50 chiếc giường bạt mầm non, đồ chơi Hà Huy chuẩn bị mang tới cho quý khách hàng sự ấm áp với chiếc giường xinh xắn. Với giá thành chỉ 155.000 vnđ, chiếc giường chắc chắn và tạo giấc ngủ ngon cho các bé khi mùa đông về.

Dưới đây là hình ảnh lô hàng chuẩn bị rời cửa hàng đến với tay khách hàng.Hy vọng thời gian tới các khách hàng sẽ ủng hộ cửa hàng Hà Huy nhiều hơn nữa.

 


Nguồn: http://dochoihahuy.com/giuong-bat-mam-non-ke-soc-tren-duong-toi-khach-hang.html