Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Giúp bé vừa chơi vừa học chỉ 7 bài học đơn giản

Vừa chơi vừa học là phương pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển những kỹ năng vận động, tư duy và logic, đồng thời, giúp trẻ khám phá bản thân, cùng các mối quan hệ với thế giới xung quanh. Để giúp trẻ phát triển những khả năng này, cha mẹ nên áp dụng những bài tập giúp bé vừa học vừa chơi dưới đây.


vua-hoc-vua-choi1. Ghi nhớ nhanh


Bạn sử dụng một cái khay, trong đó có chứa 5 vật khác nhau (bút chì, quả bóng nhựa, chìa khóa, cái ca…). Cho trẻ xem qua 5 phút, rồi lấy một tờ giấy (hoặc chiếc khăn) đậy lại. Sau đó, bảo trẻ kể tên những vật đã nhìn thấy.

2. Đoán xem là gì?

Bỏ 5 – 7 đồ vật vào trong một cái túi xách. Sau đó, cho trẻ thò tay vào sờ và nói tên các vật vừa sờ được. Tùy theo khả năng để tăng độ khó qua hình dáng các vật.

3. Chơi đồ hàng

Sử dụng phép cộng trừ giúp trẻ phát triển những kỹ năng vận động, tư duy và logic.

Mẹ cùng chơi trò mua hàng với bé (có thể sử dụng tiền thật hoặc tiền giả để trao đổi mua bán các vật dụng). Ví dụ, hỏi bé: “Đồ vật này 5 đồng, đồ này 3 đồng, tôi muốn mua cả hai thì phải trả bạn bao nhiêu tiền?”. Đặt hai đồ vật cạnh nhau, để bé nhìn giá và cộng chúng với nhau, hoặc bỏ đi một vài thứ để bé học phép trừ. Nếu bé trả lời đúng, hãy tích cực khen ngợi. Khi bé trả lời sai, bạn cũng đừng vội chê bai hay trả lời ngay, mà cần phân tích, lấy ví dụ, gợi ý để giúp bé tìm ra câu trả lời. Sau đó, áp dụng những việc này vào thực tế, khi bạn dẫn bé đi siêu thị hay mua sắm.

4. Gọi tên đồ vật bị thiếu

Đặt 5 – 7 món đồ chơi khác nhau lên một chiếc kệ. Sau đó, cho trẻ nhìn rõ, rồi quay đi chỗ khác hoặc chơi một trò khác. Mẹ dấu bớt một số vật trên kệ đồ chơi và bảo trẻ quay lại quan sát, xem thiếu những gì. Trong 3 phút, trẻ phải gọi tên được các đồ vật vừa “biến mất”.

5. Tìm hình vẽ

Bạn vẽ lên trang giấy 3 loại hình: hình tròn, hình tam giác và hình vuông với 3 màu khác nhau, số lượng không giống nhau (mỗi loại từ 5 đến 10 hình) và đan xen lẫn nhau. Sau đó, yêu cầu trẻ tìm ra có bao nhiêu hình tròn, hình tam giác và hình vuông.

6. Nhận biết về mức độ

Bạn chuẩn bị các hình to – nhỏ khác nhau (có thể là hình ảnh các con vật, đồ vật như con voi, con chuột, cái tủ, cái bàn…). Các hình này chỉ những vị trí khác nhau như cuốn vở đặt trên bàn, ly ở dưới gầm bàn… Sau đó, bạn cho trẻ nhìn và yêu cầu chỉ ra các yếu tố như: con gì to hơn, vị trí nào trước – sau, trên – dưới? Đây là bài tập dễ, mẹ có thể nâng độ khó lên bằng việc so sánh từ 3 – 5 hình, với các câu hỏi như: con vật nào to nhất, con nào nhỏ nhất, cái gì ở trước nhất, cái gì ở sau cùng?…

7. Phân biệt phải – trái, trước – sau

Mẹ chuẩn bị các tấm ảnh chụp bé với một số vật dụng xung quanh (có thể tiến hành ngay khi trẻ ngồi học hoặc chơi). Cách làm như sau: Cho trẻ ngồi trên ghế và hỏi: “Quyển truyện ở phía nào của con?”. Cho trẻ xem hình và hỏi: “Bên phải ở trong hình là cái gì? Cái cốc ở bên trái hay bên phải của con? Cái tủ này ở đằng trước hay sau so với vị trí con ngồi?”…


Nguồn: http://dochoihahuy.com/giup-vua-choi-vua-hoc-chi-7-bai-hoc-don-gian.html

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

7 Lời khuyên để trở thành những ông bố bà mẹ tuyệt vời

Những gợi ý bên dưới đây sẽ giúp chúng ta trở thành những ông bố, bà mẹ vô cùng tuyệt vời trong mắt con


a8job9qgaew50empwfal1. Dạy con những giới hạn

Trẻ em luôn cần những giới hạn, điều này giúp chúng hiểu và quản lý thế giới riêng của mình. Bố mẹ nên thể hiện tình yêu bằng các ranh giới cần thiết để con khám phá thế giới một cách an toàn.

2. Cho con sự tự do

Mỗi bé đều mong muốn mình có một cuộc sống tự do trong thế giới của mình. Vì vậy, bố mẹ thay vì ngăn cấm hay quản lý con quá khắt khe thì hãy để con tự làm điều mình thích. Nhưng, mỗi việc con làm, chúng ta nên cho con thấy trách nhiệm cùa con như thế nào, và vì sao nên làm những việc đó thật tốt.

3. Đừng cố gắng để sửa chữa mọi thứ.

Hãy cho con trẻ một cơ hội để tìm ra giải pháp riêng của chúng. Yêu thương là bạn thừa nhận một chút thất vọng của trẻ mà không ngay lập tức chạy đến giúp con. Điều đó dạy cho con sự tự tin và khả năng phục hồi, biết đứng lên trước mọi việc

4. Kỷ luật không phải là sự trừng phạt.

Thay vì trước mỗi việc làm sai của con, chúng ta đưa ra hình phạt thì hãy dạy con cách nhận ra lỗi lầm. Dạy trẻ hư không cần đòn roi sẽ giúp con tránh khỏi những tổn thương về tâm hồn không đáng có

5. Đọc sách cùng nhau mỗi ngày.

Chúng ta nên bắt đầu thói quen này khi con vẫn là trẻ sơ sinh, bởi vì chúng luôn thích nghe những âm thanh, tiếng nói của cha mẹ. Ôm ấp con và cùng nhau đọc một cuốn sách là trải nghiệm gắn kết tuyệt vời của gia đình.

6. Hãy là người gương mẫu

Từ khi chào đời đến hết tuổi THCS, trẻ khám phá và thích nghi với thế giới bằng cách học hỏi từ những người xung quanh, nhất là cha mẹ. Vì vậy, mỗi chúng ta cần làm gương cho con, dạy con những điều đúng đắn và chính bản thân cũng thực hiện tốt những điều đó sẽ khiến trẻ tin tưởng học the

7. Khen ngợi cụ thể

Thay vì chỉ đơn giản nói "Con thật tuyệt vời" thì chúng ta nên cố gắng cụ thể về những gì con đã làm để xứng đáng với những phản hồi tích cực đó. Cha mẹ có thể nói: "Mẹ thật bất ngờ với sự kiên nhẫn của con!" hay "Việc con giúp mẹ dọn dẹp thật đáng khen ngợi! Con là đứa trẻ ngoan nhất mà mẹ từng biết".

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối thiết bị mầm non giá tốt trên toàn quốc như sản phẩm : cầu trượt liên hoàn, bàn ghế mầm non

Theo Parents
Nguồn: http://dochoihahuy.com/7-loi-khuyen-de-tro-thanh-nhung-ong-bo-ba-tuyet-voi.html

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Trẻ 10 tuổi và những kĩ năng sống cần thiết nên có

Việc dạy kĩ năng sống cho bé không chỉ giúp bé trưởng thành hơn mà còn học được cách ứng phó với cuộc sống xung quanh


1. Làm công việc giặt ủi

Có rất nhiều sinh viên học đại học hầu như không có kĩ năng làm sạch quần áo, đừng để con chúng ta trở thành một trong số đó. Bố mẹ có thể bắt đầu dạy con việc giặt đồ khi con khoảng 6 tuổi. Nếu chúng ta có một chiếc máy giặt cửa trên, hãy để một chiếc ghế ở gần đó, dạy cho con những kĩ năng như đo lường chất tẩy rửa như thế nào, chọn các bước giặt như thế nào. Amy Mascott, người viết blog của TeachMama.com đã chia sẻ kinh nghiệm rằng cô đặt tên cho các công việc giặt giũ bằng những cách gọi dễ thương, và các bé hầu như đều thích thú mỗi khi nhắc đến việc đó.

anshzdiif2pjnm5un8xx

Cha mẹ cũng nên nhớ rằng, không nên hướng đến sự hoàn hảo trong khi mới bắt đầu dạy con, hãy chú ý đến việc con có thể làm được công việc hay không.

2. Trồng một cây nhỏ

Rất nhiều trẻ mẫu giáo được học cách trồng hạt giống trong lớp nhưng không làm thế nào để chuyển những mầm cây đã nhú thành một khu vườn. Whitney Cohen, đồng tác giả của cuốn sách Dự án vườn cây cho trẻ em đã chia sẻ những điều cơ bản khi hướng dẫn trẻ trồng một cây con
  • Hỏi con nên đào lỗ như thế nào để trồng cây này

  • Khi đưa cây xuống lỗ đã đào, khéo léo lấp đất một cách nhẹ nhàng

  • Hãy cho con một vòi tưới cây nhỏ thay vì một vòi phun lớn

  • Đến 6 hoặc 7 tuổi, con có thể loại bỏ rễ cây và những đồ vật thừa xung quanh cây, nếu rễ quấn chặt, chúng ta khuyên con nên nới lỏng chúng một thời gian trước khi trồng.

3. Học cách gói một món quà

Con luôn thích công việc tặng quà, và gói chúng ra sao. Cha mẹ có thể giúp cắt giấy và dán băng dính lên trên giấy, còn lại, trẻ có thể tự bóc giá tiền ra khỏi món quà, chọn giấy gói sao cho phù hợp và chọn kích thước của hộp quà.

4. Viết một lá thư

Trẻ em có thể đọc một bức thư cho một thành viên trong gia đình (có thể là các hình vẽ), đính kèm các con tem, và thả nó vào hòm thư. Cha mẹ nên dạy trẻ lớn hơn làm thế nào để giải quyết một phong bì và hướng dẫn con viết năm phần của một bức thư: ngày tháng năm, lời chào đầu thư, nội dung, chào tạm biệt và chữ ký. Việc dạy con viết một lá thư khiến con huy động trí nhớ tốt hơn, nhất là trong việc tìm kiếm kỉ niệm với người nhận và tạo nên sự thân thiết lâu dài.

5. Chuẩn bị một bữa ăn đơn giản

Việc dạy con chuẩn bị một bữa ăn đơn giản giúp trẻ rèn luyện tính tỉ mỉ và cẩn thận. Trẻ mẫu giáo có thể cho sữa chua vào bát và thêm trái cây cắt nhỏ, cha mẹ hãy giúp con xắt trái cây nhé. Với trẻ từ 5 tuổi trở lên có thể bắt đầu làm bánh mì hoặc những món ăn trộn. Khoảng 7 hay 8 tuổi, con của bạn có thể thử những món đơn giản với lò vi sóng, 10 tuổi, trẻ có thể sử dụng bếp với món bánh sandwich đơn giản trong sự quan sát và hướng dẫn của cha mẹ. Tập trung vào an toàn khi thực hành là điều mà chúng ta nên dạy con khi nấu nướng, biết đâu đấy con sẽ trở thành một siêu đầu bếp trong tương lai.

Ngoài ra các bạn cũng tìm hiểu một số chò trơi cho bé:
6. Điều trị vết thương

Dạy con từ khi còn trẻ rằng đừng hoẳng sợ khi thấy máu (và không phản ứng thái quá với chính mình). Cho con một trò chơi đánh lạc hướng con khỏi sự đau đớn, dạy con rằng hãy tự biết chăm sóc bản thân mình khi chẳng may bị thương, tự làm sạch vết thương và lấy băng gạc để xử lý chúng

7. Làm sạch phòng tắm

Giữ giẻ hoặc miếng bọt xốp tiện dụng để lau giọt kem đánh răng ra khỏi bồn rửa chén là những việc mà trẻ em ở lứa tuổi này có thể làm và cha mẹ nên chắc chắn rằng con rửa tay kỹ sau khi dọn dẹp. Với những đứa trẻ lớn hơn, chúng có thể chà rửa bát sạch sẽ với những chất tẩy rửa không độc hại như bột baking soda, giấm.

Dạy con làm sạch nhà tắm chính là việc giúp con hiểu được tầm quan trọng của việc giữ nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng và cho con thấy trách nhiệm của mình, con cũng là một thành viên đích thực của gia đình!

8. Dạy con cách mua sắm hợp lý

Trẻ em thường hay có xu hướng mong muốn và đòi hỏi một số món đồ khi đi mua sắm. Vì vậy, việc dạy con biết so sánh giá cả giúp cho con hiểu được đồ nào nên mua, đồ nào nên đợi dịp khác. Cha mẹ có thể:
  • Đôi khi hãy để con trả tiền món đồ mình đã mua: Cho con một khoản tiền nho nhỏ và sau đó để con tự chi trả giá trị món đồ mà con muốn mua. Chúng ta nên chắc chắn rằng nếu con chi tiêu hết sẽ không có thêm khoản nào khác, việc đó sẽ giúp con quyết định nên mua gì và không nên mua gì, cũng như phân phối khoản tiền của mình một cách hợp lý

  • Chơi các trò chơi cửa hàng tạp hóa: Tại siêu thị, chúng ta có thể đưa ra câu đố cho bé như tìm các thương hiệu đắt tiền nhất của khăn giấy hoặc nước sốt cà chua. Việc này sẽ giúp bé phân tích và so sánh, ghi nhớ các sự việc một cách đáng kể


 
Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-10-tuoi-va-nhung-ki-nang-song-can-thiet-nen-co.html

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Vừa học vừa chơi chỉ 3 hoạt động cho trẻ mầm non

Với những gợi ý này, các con sẽ có cơ hội kích thích trí thông minh và khả năng sáng tạo không ngờ


Khi trẻ đến tuổi đi học mầm non, bố mẹ sẽ sớm nhận ra rằng cần phải có một số hoạt động vừa học vừa chơi thực sự hấp dẫn và thú vị với con. Nó không chỉ giúp các con thích thú hơn với thế giới xung quanh, tìm thấy niềm vui khi đi học mà còn tăng khả năng sáng tạo, kích thích sự tò mò của con từ rất sớm.

Dưới đây là một số gợi ý cho các bậc phụ huynh

1. Bài hát và các giai điệu

154500kidshot01_large

Các bài hát và giai điệu vui nhộn giúp trẻ hào hứng,chúng sẽ đứng dậy, hát, nhảy và ngân nga theo điệu nhạc. Điều này giúp các con tăng cường khả năng ghi nhớ.

2.Nghệ thuật và thế giới thủ công

hoc-ve.

Ở lứa tuổi chuẩn bị đi học mầm non, trẻ luôn có sự tò mò vô cùng lớn, chúng muốn khám phá về thế giới xung quanh, vì vậy đừng ngần ngại hãy cho con cây bút chì màu và một vài vật dụng thủ công đơn giản. Thế giới mà các con nhìn sẽ được phản ánh qua những thứ mà chúng làm ra.

Ngoài ra, chúng ta có thể cùng nhau bắt tay vào hướng dẫn con gấp giấy các con động vật, hay xé dán bức tranh đơn giản. Nó giúp bố mẹ gần gũi với con hơn và hiểu hơn về suy nghĩ của các con.

3. Thí nghiệm khoa học

Đây là nơi những niềm vui thực sự bắt đầu! Mỗi kết quả của thí nghiệm khoa học sẽ là câu trả lời về thế giới của các bé, niềm yêu thích khi lý giải thế giới xung quanh không chỉ giúp bé ham học hỏi hơn mà còn kích thích sự sáng tạo từ những điều đã học được.

Theo The relaxed home school
Nguồn: http://dochoihahuy.com/vua-hoc-vua-choi-chi-3-hoat-dong-cho-tre-mam-non.html

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Dạy trẻ mầm non tại nhà bằng 5 lời khuyên hữu hiệu

Khi con bước vào tuổi mầm non, ngoài việc cho trẻ đến trường, việc dạy con ở nhà cũng có tác động vô cùng lớn với trẻ. Những gợi ý sau sẽ giúp công việc này trở nên hiệu quả và thú vị hơn


hieu-va-day-tre-tot-hon-voi-5-heu-ung-tam-ly-thuong-gap

Bên cạnh việc cho trẻ đi đến trường mầm non, những buổi sinh hoạt tại nhà của cả gia đình là cơ hội tốt cho các bậc phụ huynh vừa chơi vừa học cùng con. Hãy cùng xem những lời khuyên sau để buổi học đó trở nên vui vẻ hơn nhé!
1. Tạo không khí vui vẻ

Đây là quy tắc số một khi dạy trẻ ở tuổi mầm non. Bố mẹ đang giải thích và truyền đạt cho các con về thế giới học tập, về tình yêu với việc học, vì vậy điều quan trọng nhất là giúp con cảm thấy vui vẻ. Hãy cố gắng biến không khí của buổi học thành buổi trò chuyện mà con hứng thú, chỉ cần có gì đó vui nhộn, lập tức con sẽ háo hức với những gì bạn nói.

2. Hình thành thói quen

Thói quen là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Nó giúp con mong đợi những điều sẽ đến tiếp theo và rèn luyện cho con sự an toàn, tự tin. Nếu không có thói quen, trẻ rất dễ bị mất tập trung và hay chán nản.

3. Nghệ thuật và âm nhạc

Hãy chắc chắn rằng những điều bạn đang dạy không chỉ là các chữ cái và con số. Chúng ta nên để con cảm nhận thế giới xung quanh từ nghệ thuật và âm nhạc. Nếu giai đoạn mang thai, việc nghe nhạc giúp các bé kích thích não bộ thì ở giai đoạn mầm non, giai điệu hay màu sắc giúp con ghi nhớ tốt hơn

4. Đọc sách cho con mỗi ngày

Nó không cần phải là một cuốn sách quá dài, bố mẹ chỉ cần ngồi lại và đọc cho con những mẩu chuyện vui, kể chuyện các loài vật, khi đọc chú ý giọng điệu và giao tiếp cùng con. Nghiên cứu cho thấy đọc sách cho trẻ em làm tăng khả năng học hỏi và giúp con ghi nhớ đường tốt hơn

5. Tham quan thế giới

Chúng ta nên đưa con ra ngoài mỗi dịp nghỉ hoặc cuối tuần, cả nhà có thể cùng đi đến sở thú, công viên hoặc những nơi tham quan dành cho trẻ. Việc nhảy múa khi đi tham quan hoặc ngạc nhiên trước thế giới sẽ giúp con nảy ra nhiều câu hỏi "vì sao" và tò mò muốn lý giải chúng.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/day-tre-mam-non-tai-nha-bang-5-loi-khuyen-huu-hieu.html

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Hãy bảo vệ con trong chính ngôi nhà của bạn

Đôi lúc chúng ta tưởng rằng đã bảo vệ con tốt nhất, nhưng bố mẹ hãy cẩn thận, thủ phạm gây nguy hiểm cho con có thể nằm trong chính ngôi nhà thân yêu.


Sau khi con bắt đầu chập chững biết đi, điều quan trọng nhất mà các bố mẹ cần chú ý đó chính là bảo vệ con an toàn ngay trong chính ngôi nhà của mình. Ngoài khu vực dễ bị tai nạn như phòng tắm và nhà bếp, khu vực khác đều có khả năng gây nguy hiểm cho bé. Bởi vì không gian sống được xây dựng với suy nghĩ của người lớn, cho nên bất cứ điều gì từ cầu thang đến ổ cắm điện luôn ẩn chứa mối nguy cho những đứa trẻ năng động và tò mò.

??????????????????Ổ cắm điện

Chúng ta luôn phải nhớ kiểm tra ổ điện có ở trong tầm với của trẻ hay không. Nếu có thì nên che lại khi không sử dụng và chắc chắn rằng mình đã để mắt tới những ổ cắm điện mà con có thể với tới.

Như thế nào là một ngôi nhà an toàn với con?

Các mẩu gỗ, vật nhọn, cạnh bàn

Giữ tất cả các vật sắc nhọn lưỡi ra khỏi tầm với của trẻ em bất cứ khi nào có thể, điều này vô cùng quan trọng! Đối với đồ nội thất mà không thể dễ dàng di chuyển được thì chúng ta nên sử dụng băng keo hoặc miếng dán để tạm thời che đậy tất cả các góc, cạnh có thể gây nguy hiểm.

Như thế nào là một ngôi nhà an toàn với con?

Phòng tắm

Luôn giữ tất cả các loại thuốc, chất tẩy rửa, xà phòng và dầu gội ngoài tầm với của trẻ, và đặc biệt để mắt tới các con khi chúng sử dụng nhà tắm.

Ngoài ra, bố mẹ nên dùng thảm tắm với bề mặt chống trượt để lót đáy bồn. Điều này sẽ giúp ngăn chặn những chấn thương cho con. Nếu có thể hãy dự phòng một chiếc nhiệt kế để ước lượng độ nóng của nước khi tắm cho bé, nhất là bé sơ sinh.

Không nên để các thiết bị điện trong phòng tắm, nơi các con tắm, điều này có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm cho trẻ.

Cẩn thận với những lưỡi dao cạo hoặc thuốc đã hết hạn - hoặc bất cứ điều gì nguy hiểm được vứt trong thùng rác nhà tắm. Các bé tò mò có thể bị tổn thương khi khám phá thế giới xung quanh!
Như thế nào là một ngôi nhà an toàn với con?

Nhà bếp

Điều đầu tiên bạn cần làm để giữ nhà bếp an toàn với con của mình là tổ chức lại cách sắp xếp các đồ đạc, vật dụng trong phòng. Diêm, bật lửa, dao, dĩa và các công cụ làm bếp khác đều nguy hiểm khi chúng ở trong tay của một đứa trẻ. Các bố các mẹ nên để đồ đạc trong tủ bếp mà các con không dễ dàng mở ra được, tốt hơn hết là khóa lại. Và đặc biệt, chúng ta luôn phải nhớ rằng trẻ em thích leo trèo lên những chiếc ghế và tò mò tìm hiểu những thứ xung quanh, vì vậy giữ chìa khóa tủ bên mình hoặc ở một nơi bí mật là một cách khiến con "đầu hàng" với ý định xâm nhập.
Ngoài ra, còn có các mẹo khác để giữ con khỏi nguy hiểm trong nhà bếp:

Rút phích cắm tất cả các thiết bị khi không sử dụng và giữ dây cắm tầm với của con.
Giữ chất lỏng nóng xa tầm tay của trẻ, nên đổ thủy tinh vỡ vào thùng rác bên ngoài nhà ngay khi dọn dẹp
Sử dụng một cánh cửa an toàn để giữ cho con tránh xa nhà bếp khi cha mẹ đang ở trong một căn phòng khác.
Có một bình chữa cháy sẵn sàng trong nhà bếp.
Như thế nào là một ngôi nhà an toàn với con?
Bằng cách dùng các biện pháp phòng ngừa chúng ta sẽ có thể mang đến cho con một không gian an toàn tối đa, và cha mẹ nên nhớ rằng sự an toàn tốt nhất đến từ chính sự để tâm mỗi lúc với con.

Bên trên là những chia sẻ của công ty Hà Huy chúng tôi muốn gửi tới các bạn những bí quyết nhỏ chính trong ngồi nhà của các bạn để bảo vệ cho bé tốt nhất. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các loại : bóng nhựa, bộ liên hoàn đồ chơi, cầu trượ mini , đồ chơi xúc cát giá tốt nhất.
Theo Ohmyapt
Nguồn: http://dochoihahuy.com/hay-bao-ve-con-trong-chinh-ngoi-nha-cua-ban.html

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Chia sẻ tới các bạn 5 bước để hình thành thói quen ngủ cho bé


Theo Viện Nhi Khoa của Mỹ, vai trò của cha mẹ trong việc thiết lập 1 môi trường tốt cho bé khi ngủ là điều cần thiết khi bé bước sang 4 tháng tuổi, vì thói quen ngủ không tốt sẽ làm bé hình thành thói quen khó ngủ kéo dài ở 7 - 8 tháng tuổi.


am-nhac-giup-be-ngu-ngon

Các bước cha mẹ nên làm để hình thành thói quen ngủ tốt cho bé:

BƯỚC 1: Ngưng mọi hoạt động vui chơi  nhằm với bé cách 3 tiếng trước giờ đi ngủ.
BƯỚC 2: Cho bé vào giường (phòng ngủ) trước 1 tiếng đi ngủ (lưu ý không bế bé đi lòng vòng ru bé trên vai).

BƯỚC 3: Dành ít nhất 20 phút tương tác da kề da với bé (nếu bé bú sữa mẹ) hoặc nằm đó cùng bé ít nhất 20 phút trước khi cho bé bú sữa công thức (nếu bé bú sữa công thức). Nên cho bé bú tư thế nằm.

BƯỚC 4: Quan sát khi nào bé bắt đầu bú đủ, đừng để bé bú quá no, ngủ ngay trên ti mẹ, nên bắt đầu ngắt ti khi bé bắt đầu bú đủ và chuyển bé vào cũi hay chỗ bé ngủ.

Mời các bạn xem thêm một số sản phẩm của công ty Hà Huy chúng tôi:
BƯỚC 5: Bé thức trong đêm
Giai đoạn 1:

Khi bé mới bắt đầu thức, để yên 2-3 phút để bé tự điều chỉnh.
Bé khóc nhiều và to thì làm động tác bước vào phòng, đừng mở đèn sáng hơn, đừng nói chuyện, chỉ cho bé biết là bạn có mặt và bé tự điều chỉnh.
Bé khóc nhiều hơn, kiểm tra tã và mọi thứ xung quanh bé.
Nếu bé tiếp tục khóc: vỗ bé (nếu bé dưới 5 tháng có thể cho bé ti, nếu trên 5 tháng thì quan sát bé có cần ti không)
5 bước hình thành thói quen ngủ tốt cho bé

Giai đoạn 2: (chỉ áp dụng cho bé trên 5 tháng tuổi)

Để bé nằm xuống, bé lại thức vỗ bé ngủ lại
Nếu bé không ngủ hay khóc thì không vỗ bé nữa, để bé trong phòng 3-5 phút (bạn không cho bé nhìn thấy bạn, nhưng bạn vẫn nhìn theo bé).
Nếu may mắn bé tự điều chỉnh, bạn thành công (giấc ngủ sau này của bé đã phát triển)
Nếu không may mắn, bé tiếp tục khóc, bạn bước vào, chỉ vỗ bé nhẹ nhàng 3-5 phút, không cho ti
Cho bé ng
Nguồn: http://dochoihahuy.com/chia-se-toi-cac-ban-5-buoc-de-hinh-thanh-thoi-quen-ngu-cho.html