Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

4 cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh cho mẹ bầu có con lần đầu

Chăm sóc trẻ sơ sinh là cực kỳ khó cho lần đầu làm mẹ của các chị em phụ nữ,chắc chắn rằng bạn sẽ có nhiều bỡ ngỡ và choáng ngợp vì nhiều thứ phải học. Nhưng đừng có lo lắng với chúng, với 4 bí quyết dưới đâycác mẹ sẽ tự tin hơn trong cách chăm sóc con nhỏ.


4 cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh cho mẹ bầu có con lần đầu1. Cách bế bé và đỡ bé gọn gàng

Bạn có thể chọn một vài cách an toàn và thoải mái để bế một em bé sơ sinh. Dù ccho bạn chnj tư thế là gì thì bạn phải luôn đỡ đầu bé vì cổ của bé chưa đủ cứng cáp để có thể giữ được đầu.

Mời các bạn xem thêm sản phẩm của chúng tôi: lưới chắn cầu thang
Bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa và dùng hai cánh tay bế bé lên, một tay đỡ phía dưới cho bé trong khi tay kia có thể để thoải mái.
Dùng cánh tay đỡ đầu bé còn phần bàn tay đỡ phần mông. Cánh tay kia của bạn bây giờ có thể hỗ trợ hoặc vuốt ve bé nhẹ nhàng.
2. Nhận biết lúc nào bé đòi bú hay từ chối bú

con-bu

Trẻ sơ sinh thường ăn 3-4 giờ một lần, thậm chí một số trẻ cứ hai tiếng lại ăn một lần. Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì thường xuyên ăn hơn trẻ bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Khi lớn lên, bé sẽ ăn ít hơn nhưng bữa ăn của bé sẽ kéo dài hơn.

Em bé của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bé đã no, cách dễ nhận thấy nhất là bé từ chối núm vú hoặc bình sữa.

Vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh hiếm khi bị mất nước, nên không cần thiết phải bổ sung nước lọc hay nước trái cây cho con. Trên thực tế, lượng sữa mẹ hoặc sữa bình cũng đáp ứng tất cả các nhu cầu nước của trẻ sơ sinh trong vòng ít nhất sáu tháng đầu đời.

Nếu bạn nghĩ rằng em bé của bạn có thể bị mất nước, hãy xem những dấu hiệu như: hôn mê, đi tiểu ít hơn 8 lần một ngày, từ chối ăn, da khô, sẫm màu… Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, một điểm mềm trũng sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu của bé.

3. Cho bé ngủ

Một số trẻ sơ sinh ngủ 10 tiếng một ngày, trong khi những trẻ khác ngủ nhiều tới 21 giờ mỗi ngày. Các bé thường ngủ cả đêm và ngày trong vài tuần đầu tiên. Hơn nữa, hầu hết các bé không ngủ suốt đêm cho đến khi khoảng bốn tháng tuổi. Để điều chỉnh thói quen, mẹ hãy cho trẻ sơ sinh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, các mẹ hãy thử những cách dưới đây

Tránh để chỗ ngủ của con có quá nhiều ánh sáng hoặc thay tã ban đêm quá lâu. Hãy chắc chắn đưa bé của bạn nằm ngủ lại ngay sau khi cho ăn và thay tã vào ban đêm.
Nếu con bạn ngủ lâu hơn ba hoặc bốn giờ ban ngày, hãy gọi bé tỉnh dậy và chơi với bé. Vì khi bé ngủ quá nhiều lúc sáng, tối đến bé sẽ khó ngủ hơn.
Đặt bé nằm trên một tấm nệm phẳng và chắc. Không để các vật mềm, mịn như gối, thú nhồi bông xung quanh khi bé đang ngủ. Mặc dù có vẻ như vô hại, nhưng các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ngạt thở.
4. Dỗ bé nín khóc

Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân khiến bé khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu bạn đã thay đổi phương pháp mà con bạn còn vẫn khóc, bạn hãy thử các cách dưới đây.

Cho con ợ hơi thường xuyên, ngay cả khi bé không có cảm giác khó chịu. Nếu bạn cho con bú, hãy cho bé ợ mỗi lần chuyển bầu ngực. Nếu trẻ bú bình thì lúc này bạn nên cho bé ợ hơi sau khi ăn 60 ml hoặc 90 ml sữa bột. Ngưng cho bú nếu bé khó chịu hoặc quay đầu từ chối núm vú hoặc bình sữa.
Hãy đu đưa bé nằm trong vòng tay bạn từ bên này sang bên kia. Và ca hát, nói chuyện cũng có làm bé ngừng khóc.
Hãy đặt con vào xe đẩy và đi dạo. Việc chuyển động cũng có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh.
Cho bé tắm nước ấm


Theo Mẹ Cu Ti


Giường ngủ mầm non , đồ chơi ngoài trời , rào chắn cầu thang


Nguồn: http://dochoihahuy.com/4-cach-cham-soc-cho-tre-sinh-cho-bau-co-con-lan-dau.html

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Đọc sách cùng con hiệu quả với 10 bí kíp dưới đây

Theo nhiều nghiên cứu qua các chuyên gia giáo dục và nhi khoa gần đây cho thấy, trẻ em được nghe đọc sách đều đặn từ 0 – 6 tuổi, có nhiều khả năng học chữ tốt hơn. Viện Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em và Phát triển tiềm năng Con người của Mỹ (National Institute of Child Health and Human Development – NICHD) đề xuất chương trình 1000 giờ đọc sách cho trẻ em, theo đó 1000 giờ là khoảng thời gian tương đối tối thiểu nhất để giúp trẻ có đủ khả năng biết đọc một cách độc lập.

huong-dan-cach-day-tre-hoc-chu-hieu-qua-tu-tuoi-so-sinh-4

Như vậy, nếu tính trung bình một ngày trẻ được nghe đọc sách 30 phút, thì cần khoảng hơn 5 năm trẻ mới có đủ khả năng tư duy tự đọc sách độc lập. Đó là ước tính trung bình. Tùy theo khả năng và năng khiếu của trẻ mà khoảng thời ấy có thể dao động nhiều hơn hoặc ít hơn. Ngoài ra, chất lượng của buổi đọc sách cũng góp phần rất quan trọng vào việc hình thành khả năng tự đọc sách của trẻ. Chẳng hạn, buổi đọc sách vui vẻ và sinh động sẽ giúp trẻ hào hứng và nhớ lâu hơn.

Nếu trong giai đoạn trước 6 tuổi thì lúc này trẻ ít có cơ hội được nghe đọc sách thì khoảng thời gian cần thiết về sau để giúp trẻ có thể tự đọc được một cách độc lập có thể mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, tùy vào mức những từ vựng trẻ được tiếp xúc nhiều hay ít mà các mức độ đọc hiểu cũng sẽ thay đổi khác nhau.

Bài viết này sẽ gợi ý những phương pháp đọc sách cùng con để đạt được hiệu quả cao nhất:

1. Sắp đặt một thời gian cố định hàng ngày để cùng đọc sách với con. Khoảng thời gian từ 15 – 30 phút. Tùy vào kế hoạch sinh hoạt của gia đình và sức khỏe của trẻ mà thời gian có thể linh hoạt vào các thời điểm khác nhau. Trẻ càng nhỏ, tập thói quen đọc sách hàng ngày càng dễ dàng, giống như tập thói quen vệ sinh tắm rửa và răng miệng hàng ngày.

10 bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả2. Tìm một nơi yên tĩnh, giúp cho con cảm thấy thoải mái và dễ chịu

3. Chọn sách đọc phù hợp với lứa tuổi của con.
4. Cho trẻ ngồi vào trong lòng hoặc ngồi bên cạnh, tạo cảm giác thương yêu và che chở
Bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả
5. Dành khoảng 1 phút nói về trang bìa và nội dung/chủ đề sẽ được đọc, tạo cảm giác tò mò cho con.
6. Đọc to thành tiếng và thêm ngữ điệu, biểu cảm cần thiết tùy theo nội dung của sách.
7. Nếu trẻ đã biết đọc thì có thể để trẻ tự đọc hoặc thay phiên nhau cùng đọc. Con đọc một câu (hoặc một đoạn), ba mẹ đọc một câu (hoặc một đoạn). Tạo cho câu chuyện trở nên sống đống.

8. Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của một số từ vựng mới và cách đánh vần (hoặc ghép âm).
9. Đặt những câu hỏi giúp trẻ thêm hứng thú. Ví dụ: “Sao bạn ấy lại làm thế nhỉ?, con đoán thử xem nào!”, “Hình ảnh này có thấy giống cái gì nào?”, “Ôi, lạ quá, con có thể giải thích giúp mẹ được không?”

10. Đặt ra một số thử thách mới giúp con vận dụng và rèn luyện khả năng suy nghĩ, tư duy độc lập. Ví dụ: “Con thử kể lại câu chuyện và dùng một số từ mới trong sách nào”, “Con thấy từ này đã được nhắc đến ở chỗ nào rồi nhỉ?”

Bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả

Một số đặc điểm cần lưu ý:

Xem hoạt động đọc sách đối với trẻ như là một hoạt động vui chơi, sinh hoạt gia đình. Do vậy cần tạo không khí vui vẻ, thương yêu, giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái và hào hứng khi được nghe đọc sách.
Chuẩn bị nguồn sách phong phú và đa dạng, tương ứng với độ tuổi của trẻ. Các thư viện sách, nhà sách, cửa hàng sách là những nơi có thể dẫn trẻ đến chơi thỉnh thoảng để có thêm thông tin tìm mua hoặc mượn các sách mới.
Ngoài hoạt động đọc sách cùng nhau, cần có thêm những hoạt động khác dành cho trẻ, như chơi vận động ngoài trời, chơi trò chơi nhỏ trong nhà như bộ liên hoàn cầu trượt, cá nhựa  và rất nhiều trò chơi khác… giúp cho trẻ có thêm nhiều trải nghiệm và tương tác với thế giới xung quanh. Chính những hoạt động đa dạng đó sẽ góp phần giúp trẻ hiểu biết tốt hơn về những câu chuyện trong sách. Đó cũng là cách mỗi khi đọc sách, cha mẹ có thể liên hệ lại với các hoạt động, cảm xúc mà trẻ đã trải qua
Bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả

Theo Thư viện sáng tạo trẻ
Nguồn: http://dochoihahuy.com/doc-sach-cung-con-hieu-qua-voi-10-bi-kip-duoi-day.html

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Mẹo biến thùng cát tông thành đồ chơi cho con

Một ngày cuối tuần bạn có thời gian rảnh rỗi ngồi dọn dẹp chúng ta bất ngờ phát hiện ra trong nhà có một số lượng thùng các tông đáng kể. Đừng vội bỏ nó vào thùng rác, 15 gợi ý sau đây sẽ giúp bố mẹ biến hóa những thùng giấy này thành bộ sưu tập đồ chơi cho con không những đáng yêu mà lại vô cùng đơn giản.

1. Lâu đài cổ tích

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

2. Chuồng động vật đầy màu sắc

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con3. Cây đàn ghi-ta cho nghệ sĩ nhí

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con4. Chiếc hộp lưu niệm

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con4. Dấu chân khủng long

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con5. Phản lực bay vào vũ trụ

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con6. Xe đua công thức 1

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con7. Căn hầm bé xinh cho bé tập bò

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con8. Cư dân những chiếc lá

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con9. Trò chơi thả bóng về đích

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

10. Lâu đài hoàng tộc

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

11. Sân bóng rổ thu nhỏ

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

12. Garage ô tô

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

13. Tên lửa

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

14. Hầm xe lửa và đường cao tốc trên cao

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

15. Lâu đài công chúa


20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

Theo Ivillage
Nguồn: http://dochoihahuy.com/meo-bien-thung-cat-tong-thanh-choi-cho-con.html

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Những lý do bố mẹ nên trò chuyện với con về bên ngoài thế giới

Cha mẹ đã từng thử trò chuyện với con về thế giới xung quanh hay chưa? Đó là một việc làm không hề dễ dàng bởi đôi khi với những vấn đề khó diễn đạt phụ huynh thường không biết phải nói như thế nào. Nhưng, cho con biết về thế giới là một trong những việc làm quan trọng hàng đầu giúp con phát triển toàn diện. Hãy cùng xem vì sao nhé!

day-be-ve-the-gioi-ben-ngoai1. Tăng sự nhận thức

Khi nói về thế giới, con có thể không hiểu hết được tất cả những gì cha mẹ đang nói, nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi giúp trẻ sớm nhận thức được thế giới xung quanh, thu thập những tri thức về vạn điều khác nhau trong cuộc sống.

2. Tăng kĩ năng đọc

Đọc sách là một trong những kĩ năng vô cùng cần thiết. Trò chuyện với con về thế giới sẽ khuyến khích con tìm đến nguồn tri thức thông qua sách, tìm kiếm câu trả lời và đồng thời mở rộng vốn từ ngữ về cuộc sống

3. Trợ giúp khả năng nghiên cứu

Được nghe và nói về mọi sự vật hiện tượng trên thế giới giúp phát triển kỹ năng nghiên cứu rất nhiều. Với trẻ, khi nào chúng gặp một thứ gì đó không hiểu, chúng sẽ tìm cách đưa ra lời giải đáp cho điều đó, quá trình tìm kiếm đòi hỏi sự phân tích và so sánh cũng như xác định tính đúng đắn của câu trả lời. Chính những việc làm này đã rèn luyện cho trẻ khả năng nghiên cứu vô cùng tốt, mang đến sự đánh giá sáng suốt, nhìn nhận chân thực về thế giới xung quanh.

4. Phát triển quan điểm

Các vấn đề thảo thuận luôn giúp con bày tỏ được suy nghĩ của mình và tìm những kiến thức để bảo vệ quan điểm đó. Việc tìm hiểu về thế giới mang đến cho con khả năng độc lập, bảo vệ chính kiến của bản thân cũng như biết chấp nhận sự khác nhau trong khi thảo luận hay tranh luận.

5. Phát triển và hoàn thiện kĩ năng đàm thoại

Những cuộc trò chuyện không những trang bị kiến thức cho con mà còn giúp con tự tin hơn để nói những điều mình nghĩ. Con sẽ học được cách nói ra quan điểm của mình, trao đổi cùng nhau những điều còn chưa lý giải được. Nói một cách khác, tri thức về thế giới đã được cha mẹ cung cấp giúp con có một suy nghĩ mở và tin tưởng vào bản thân mình hơn.

6. Mở rộng kiến thức nền

Cùng nhau nói về thế giới không chỉ giúp con mở rộng kiến thức căn bản mà còn cung cấp cho con lượng kiến thức phong phú. Điều đó hình thành trong trí tuệ của con những hiểu biết đa dạng, liên kết mọi thứ mới nhau và tạo nên một mạng lưới những tri thức hữu ích.

Theo BabyFirst Blog


bóng nhựa cho bé , bàn mầm non , lưới chắn cầu thang


Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-ly-bo-nen-tro-chuyen-voi-con-ve-ben-ngoai-gioi.html

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Hưỡng dẫn lựa chọn bàn ghế mầm non cho phù hợp

Những mẫu bàn học mà không phù hợp cho bé yêu của bạn sẽ khiến bé có thể mắc bệnh như : cong vẹo cột sống, cận thị, gù lưng,loạn thị... Vì vậy nên cân nhắc các phụ huynh lựa chọn bàn ghế sao cho phù hợp.


ghe-mam-nonĐộ tuổi
- Đối với bé có tuổi mẫu giáo : Nên chọn bàn ghế mẫu giáo có chiều cao khoảng 30 cm và 50 cm.
- Với bé từ tiểu học : Thì các bé đã lớn hơn nên vì thế những bàn ghế của bé cũng phải thay đổi theo kích thước lớn lên. Nên ghế cao khoảng 33 cm, còn bàn cao 55 cm ; hoặc ghế cao 38 cm và bàn cao 61 cm.
- Trung học cơ sở: Đây là những độ tuổi đang phát triển mạnh vì thế bàn ghế cũng phải thay đổi kích thước theo độ tuổi theo tiêu chuẩn như ghế cao 44 cm, bàn cao 64 cm .
Bàn, ghế phải có rời nhau, không dính liền ghế với bàn, ghế phải có thành tựa lưng. Một bộ bàn ghế mầm non có kích thước có phù hợp là chiều cao ghế ngồi có tỷ lệ bằng 0,27 chiều cao học sinh; chiều cao bàn học bằng 0,46 chiều cao học sinh. Thành tựa ghế hơi ngả về sau một góc 5/100 với đường thẳng đứng; chiều rộng của ghế bằng 2/4 - 2/3 dài đùi. Chiều ngang tối thiểu của bàn cho một chỗ ngồi là 0,4-0,5m.
Chất liệu và độ an toàn
Mọi bàn ghế mần non phải được đặt một tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu khi chọn mua bàn ghế cho bé. Đặc biệt không nên chọn những chất liệu mặt bàn bằng kính hay kim loại sắc. Các cạnh bàn phải có cạnh kiểu tù tránh vì việc bé đùa nghịch có thể bị va đập gây chấn thương cho các bé.
Chất Liệu :
Bàn Ghế Nhựa Đúc PP : Hộp dùng trong lò vi sóng thường sử dụng loại nhựa này do khả năng chịu nhiệt đạt khoảng 130 độ C. Khi tái lại sử dụng, cần thận trọng trong quá trình làm sạch.
Màu sắc
Màu sắc phải nhẹ nhàng để bé cảm thấy thoải mái khi ngồi học. Không bóng láng dễ gây chói mắt cho bé. Bạn cũng nên tránh những màu sặc sỡ như đỏ, tím... vì sẽ khiến mắt bé bị kích thích mạnh, dễ mệt mỏi.
Chức năng
Đối với các bé bàn học là nơi ngồi học mà còn là chỗ chứa nhiều đồ vật khác nữa, vì vậy khi các bạn chọn bàn học phải rộng rãi, hoặc bàn có ngăn kéo đủ rộng hay các chỗ để đựng các vật dụng khác như : Giấy, bút chì, kéo, đồ thủ công…

Lời khuyên :
Giành cho các phụ huynh nên các bạn phải lựa chọn bàn ghế an toàn tốt nhất, có chế độ học thoải mái, không nên thúc ép bé học quá mức, chế độ ăn uống phải ngủ nghỉ ổn định đầy đủ chất dinh dưỡng. Và những chế độ giải trí vui chơi vận động ngoài chơi : cầu trượt xích đu trẻ em mini, bơi lội, đá banh những môn thể thao vận động thể chất.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/huong-dan-lua-chon-ban-ghe-mam-non-cho-phu-hop.html

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Những tấm hình đẹp biến hóa khi bé ngủ say



Laura Izumikawa, một bà mẹ đang sinh sống tại Los Angeles đã có những ý tưởng vô cùng độc đáo trong khi đứa con gái 4 tuổi của cô ấy ngủ say. Laura đã hóa trang cho con thành những nhân vật siêu dễ thương mà chúng ta không ngờ tới: từ nàng tiên cá say giấc nồng đến cô phù thủy nhí đáng yêu lẫn ngôi sao nhạc rock cuồng nhiệt,... Ngay sau khi chia sẻ những khoảnh khắc độc đáo này trên tài khoản instagram cá nhân, nhiều người đã vô cùng thích thú và trở thành người hâm mộ của cô con gái. Các mẹ hãy cùng ngắm nhìn những hình ảnh ngộ nghĩnh này và thử tài với con chúng ta xem sao nhé!

1001 cách biến hóa không tưởng trong khi bé ngủ sayHan Solo và Chewbacca

1001 cách biến hóa không tưởng trong khi bé ngủ sayChàng thủy thủ đáng yêu

1001 cách biến hóa không tưởng trong khi bé ngủ say

Cầu thủ bóng đá điệu nghệ

1001 cách biến hóa không tưởng trong khi bé ngủ say

Pikachu đang ngủ say

1001 cách biến hóa không tưởng trong khi bé ngủ say

Giấc mơ về đảo Hawaii

1001 cách biến hóa không tưởng trong khi bé ngủ say

Nhà vô địch Olympic

1001 cách biến hóa không tưởng trong khi bé ngủ say

Cô bé lọ lem

1001 cách biến hóa không tưởng trong khi bé ngủ sayNgôi sao nhạc Rock cuồng nhiệt

1001 cách biến hóa không tưởng trong khi bé ngủ sayChiến binh dũng cảm

Hình ảnh: Lauraiz



Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-tam-hinh-dep-bien-hoa-khi-ngu-say.html

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Xin chia sẻ tới các bạn những trò chơi dân gian có lợi cho trẻ em

Trò chơi dân gian có tác dụng rất tốt cho trẻ, nó giúp cho trẻ nhà bạn có thể có khả năng tiếp thu và trau dồi ngôn ngữ một cách tốt hơn. Vì vậy, bậc làm cha mẹ nên dạy cho trẻ những trò chơi dân gian có lợi cho trẻ để phần nào đó giúp trẻ có được tư duy cũng như các phản xạ được tốt hơn.

tro-choiChơi chi chi chành chành

  • Đây là một trong những trò chơi dân gian có lợi cho trẻ giúp rèn luyện tính phản xạ giúp trẻ phản ứng được nhanh nhạy hơn. Ngoài ra trò chơi này thì cũng không tốn quá nhiều diện tích cũng như không cần số lượng người chơi đông. Mà chỉ cần bạn và bé chơi là được rồi, nên áp dụng với những bé khoảng 1 tuổi.

Chơi oẳn tù tì
  • Trò chơi này rất tốt cho việc giúp trẻ phán đoán và phản xạ được nhanh, tốt hơn.

Chơi ô ăn quan
  • Đây là trò chơi mà nó có thể giúp trẻ tính toán được nhanh hơn và đồng thời giúp trẻ có khả năng tư duy chính xác trong mỗi lần đi quân. Chính vì thế bạn nên khuyến khích dạy con chơi trò này để giúp trẻ có tính sáng tạo, khả năng tư duy, tính toán được tốt hơn.

Bịt mắt bắt dê
  • Trò chơi này có thể giúp trẻ có khả năng phán đoán cũng như định hướng khi bị bịt mắt không nhìn thấy gì.

Rồng rắn lên mây
  • Khi chơi trò này giúp trẻ sẽ có được tính đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Đồng thời rèn luyện cho trẻ được thể một thể lực tốt, tính nhanh nhẹn và linh hoạt. Chính vì vậy bạn nên cho trẻ chơi trò này để trẻ luôn có một sức khỏe, thể lực tốt cũng như nâng cao được sự đề kháng của cơ thể, giúp trẻ tránh được nhiều bệnh tật cho cơ thể.


Mời quý khách xem thêm sản phẩm của chúng tôi đó là : lưới chắn cầu thang, cỏ nhân tạo mầm non
Nguồn: http://dochoihahuy.com/xin-chia-se-toi-cac-ban-nhung-tro-choi-dan-gian-co-loi-cho-tre-em.html