Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

Những thói quen lịch sự khi ăn uống cần phải dạy con

Mọi đứa trẻ khi mới lớn đều cần được dạy dỗ, uốn nắn ngay từ nhỏ để lớn lên trở thành con người sống có trách nhiệm, có kỷ luật và được người khác tôn trọng. Phép lịch sự khi ăn uống cũng là một trong những điều quan trọng mà bố mẹ nên dạy cho con. Bởi khi thành thói quen sẽ rất khó sửa. Dưới đây là 5 thói quen lịch sự khi ăn uống mà cha mẹ nào cũng cần phải dạy con.

day-con-an1. Lời mời trước bữa ăn

Khi con đã biết nói và bắt đầu ngồi ăn cơm với cả nhà, bố mẹ nên dạy con phải có lời mới với những người lớn tuổi trước khi ăn cơm như là mời ông bà, bố mẹ, anh chị… Đây là một phép lịch sự cơ bản và quan trọng nhất trên mâm cơm. Bố mẹ nên dạy con điều này sớm nhất có thể, để hình thành thói quen ăn uống tốt cho trẻ.

2. Nhờ người khác lấy hộ thức ăn

Nếu đĩa thức ăn con muốn ăn ở xa tầm với, bố mẹ hãy dạy bé nên nhờ người ngồi gần lấy giúp thức ăn, thay vì rướn người lên để lấy. Bởi khi rướn người lên có thể làm ảnh hưởng đến người ngồi bên cạnh, sẽ rất mất lịch sự. Không những vậy, việc cố rướn người lên để lấy thức ăn có thể khiến đồ ăn rơi vãi ra xung quanh, gây mất vệ sinh và khiến người khác khó chịu.

3. Những hành động không được làm khi ăn

Khi ngồi ăn, có những "luật bất thành văn" mà chúng ta cần tuân thủ để giữ phép lịch sự tối thiểu và không gây khó chịu cho những người xung quanh, giúp cho không khí bữa ăn luôn vui vẻ và ngon miệng. Những quy tắc này mẹ cũng cần dạy cho bé. Bố mẹ cũng nên nhắc nhở con thường xuyên ngay khi bé vi phạm để con không bị quên và tái phạm.

Ngoài ra các bạn cũng nên xem qua một số sản phẩm giúp bé thông minh và có nhiều sức khỏe:


Không chống tay khi ăn.
Không chép miệng khi ăn.
Không vừa ăn và nói khi miệng còn đầy thức ăn.
Không nhai tóp tép hoặc nuốt thức ăn có tiếng ừng ực.
Cầm bát lên khi gắp thức ăn vào miệng.
Không nghịch thiết bị điện tử khi ngồi vào bàn ăn.
Không dùng đũa khoắng vào bát canh.
Sau khi múc canh phải đặt úp thìa xuống, không được để ngửa thìa, hoặc để thìa nổi trên bát canh.
4. Tư thế ngồi ăn lịch sự

Trẻ nhỏ rất hiếu động nên thường thích ngồi những tư thế mà con cảm thấy thoải mái như gác chân lên ghế, vừa quỳ vừa ăn, ngồi xổm khi ăn. Bố mẹ nên rèn cho con ngồi đúng tư thế khi ăn từ nhỏ, bởi những tư thế kể trên rất có hại cho việc tiêu hóa thức ăn. Ngồi lâu ngày sẽ thành thói quen và khiến con bạn trở nên bất lịch sự khi ăn ở nơi đông người. Bạn nên dạy con ngồi ngay ngắn, thẳng lưng và thả lỏng trong khi ăn. Tư thế ngồi đúng giúp thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng, phòng tránh được các căn bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng...

5. Biết nói cám ơn và không chê đồ ăn

Bạn cần dạy con biết trân trọng công sức của người đã vất vả nấu ra những món ăn, bằng cách nói cảm ơn và không chê bai đồ ăn. Việc chê đồ ăn không ngon sẽ khiến người nấu cảm thấy không vui và bữa ăn lúc này trở nên nặng nề. Nếu bạn không dạy con điều này từ sớm, thì lớn lên con sẽ tự cho mình quyền chê bai và coi nhẹ công sức lao động của người khác. Điều này không tốt chút nào cho sự phát triển nhân cách của trẻ.

Nuôi con chưa bao giờ là việc đơn giản. Đừng nghĩ rằng chỉ cần con ăn ngon, ăn nhiều và lớn lên khỏe mạnh là đủ. Vì thế mà rèn luyện nhân cách, tính kỷ luật ngay từ bé để con lớn lên trở thành người có ích và được người khác tôn trọng cũng rất cần thiết.

Nguồn: Tonghopcachdaycon
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-thoi-quen-lich-su-khi-uong-can-phai-day-con.html

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Giúp trẻ thích thú với việc đánh răng

Ngay sau khi trẻ mọc răng, bố mẹ đã có thể đánh răng cho bé và dạy bé cách đánh răng khi trẻ được hơn 1 tuổi. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng hứng thú với việc đánh răng hàng ngày. Dưới đây là 5 cách hay khiến bé thích đánh răng mà bố mẹ có thể áp dụng để bé không trốn tránh mỗi khi phải đánh răng.

danh-rang-cho-be1. Tạo thói quen cho trẻ

Bố mẹ nên áp dụng biện pháp chải răng cho bé ngay từ khi còn nhỏ để việc bé tự đánh răng sẽ dễ dàng hơn:

Trước thời điểm bé mọc răng: Sử dụng vải hoặc gạc sạch chà nướu cho bé ngay sau khi ăn. Việc làm này giúp bé thích nghi với việc nướu bị kích thích giống như khi đánh răng sau này.
Khi trẻ đã mọc răng: thường khi bé đã có từ 5-8 răng, bố mẹ có thể dùng bàn chải nhỏ, lông mềm chà nhẹ lên phần nướu răng cho trẻ hàng ngày sau khi ăn. Lúc này bé đã quen với các kích thích về nướu nên sẽ dễ dàng hơn với bố mẹ trong việc làm sạch răng miệng cho bé.
Trẻ từ 3 tuổi: Sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng để làm sạch răng cho trẻ. Nhắc trẻ đánh răng hàng ngày và vào thời điểm cố định. Ví dụ sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Nhắc khéo cho trẻ nhớ nếu trẻ mải chơi.

2. Sử dụng bàn chải đánh răng có hình thù ngộ nghĩnh

Cho bé dùng bàn chải đánh răng có hình búp bê ở cán bàn chải, hay ô tô, thậm chí quả bóng, để bé có hứng thú hơn trong việc đánh răng.
Một điều quan trọng nữa bố mẹ nên nhớ là nên chọn loại bàn chải đánh răng mềm để tránh làm đau trẻ, khiến trẻ trở nên sợ hãi và không thích đánh răng nữa.

3. Chọn loại kem đánh răng trẻ yêu thích

Khi bé mới tập đánh răng, bố mẹ có thể cho bé đánh răng với 1 chút nước ấm hay muối nhạt, sau đó cho bé làm quen dần với kem đánh răng. Các loại kem đánh răng dành cho trẻ rất đa dạng, tuy nhiên, hãy gợi ý cho bé chọn loại kem mà bé yêu thích, để việc đánh răng cũng trở thành niềm yêu thích với bé.

4. Tạo hứng thú cho trẻ

Để tạo cho bé thói quen đánh răng đúng giờ, ngoài việc nhắc nhở, bố mẹ cũng nên dành thời gian đánh răng cùng bé. Làm cùng nhau là cách bố mẹ giúp bé đánh răng đúng cách, vừa có thể trò chuyện, đùa vui trong lúc đánh răng, giúp bé cảm thấy thích thú.

5. Kiên nhẫn với trẻ

Không bắt ép trẻ trong giai đoạn đầu mà chỉ nên khuyến khích và làm gương cho bé học theo.
Cố gắng tạo thói quen đánh răng cho trẻ theo cách nhẹ nhàng. Nếu trẻ có ý chống đối, phản ứng mạnh như khóc lóc, vùng vẫy thì nên dừng lại và thực hiện theo cách khác như cho bé xem phim, các đoạn clip về việc đánh răng, hay rủ một bé lớn hơn đến đánh răng cùng bé mỗi buổi sáng, sau đó bố mẹ làm cùng bé vào mỗi tối…
Đây là một công việc tốn nhiều sức lực của bạn và thực sự là một thử thách về sự kiên nhẫn. Hãy giúp các bé nhà bạn cảm thấy hứng thú và yêu thích hơn với việc đánh răng hàng ngày, giúp cho bé giữ gìn răng miệng sạch sẽ hơn, tránh được việc sâu răng cho bé.

Nguồn: Vienranghammat


giá phơi khăn inox , lưới chắn cầu thang , đồ chơi xúc cát cho bé


Nguồn: http://dochoihahuy.com/giup-tre-thich-thu-voi-viec-danh-rang.html

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết xung đột giữa các con

Trẻ nhỏ việc tranh giành đồ chơi, đánh nhau không chịu nhường nhịn... là chuyện xảy ra như cơm bữa trong gia đình. Mỗi khi gặp tình huống đó cha mẹ nên giải quyết như thế nào? Hãy tham khảo một số hướng vừa giải quyết được xung đột vừa dạy con cách nhìn nhận vấn đề tích cực nhé!

xung-dot1. Không thiên vị

Thường mọi người hay mắng những đứa trẻ là anh là chị và có xu hướng bênh vực đứa em. Điều này đôi khi không công bằng và gây ra những diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến suy nghĩ non nớt của trẻ.

Nếu cha mẹ cố tình bênh vực hay chỉ lắng nghe “một phe” thì nhất định đã mắc một sai lầm lớn. Đứa trẻ bị đối xử không công bằng kia sẽ vô cùng ấm ức và mất lòng tin vào chính cha mẹ mình. Nếu chuyện này liên tục xảy ra thì giữa những đứa trẻ trong nhà sẽ hình thành ác cảm, một trong hai trẻ sẽ tìm cách “chơi xấu” để đổ tội cho đứa kia. Và đứa trẻ được bênh vực vô tình đã quen thói dựa vào “uy thế” của cha mẹ làm nhiều trò hỗn xược với anh chị em. Ngược lại, đứa trẻ bị phân biệt sẽ cảm thấy “yếu thế” và cô độc trong nhà, chúng sẽ dần xa lánh cha mẹ và không tin vào ai nữa.

2. Hiểu tính nết từng đứa con của mình

Để giải quyết nhanh chóng mâu thuẫn khi lũ trẻ cãi nhau bạn nên hiểu rõ tính nết từng đứa con của mình. Nắm được đặc tính và thói quen từng đứa trẻ bạn sẽ phát hiện ngay nguyên do sự việc dẫn đến cãi cọ và mắng cả hai bên với những chứng cớ thuyết phục để chúng tự nhận thấy cha mẹ thật giống như quan toà bình đẳng chứ không dễ dàng “qua mặt”.

Hơn nữa nếu cha mẹ gần gũi con cái để tìm hiểu được cá tính, sở thích của từng đứa, cha mẹ sẽ dễ dung hòa được mối quan hệ giữa những đứa con của mình bằng cách hướng chúng vào những công việc, trò chơi, bài học cụ thể tránh gây mâu thuẫn khi tiếp xúc. Ví dụ như bạn nắm được đứa này tính đành hanh, đứa kia hay chành chọe thì không nên mua chung đồ chơi cho cả hai mà sẽ mua riêng theo sở thích. Cha mẹ cũng tách bạch rõ ràng phân công công việc hợp lý, tránh để chúng ganh tị, đồng thời dạy chúng tính nhường nhịn và chia sẻ…

3. Đừng lạm dụng đòn roi

Những lúc nóng tính nhiều bậc cha mẹ đã sử dụng biện pháp răn đe nghiêm khắc bằng đòn roi. Tuy nhiên đây không phải là thượng sách khi giải quyết chuyện cãi cọ giữa lũ trẻ. Cha mẹ sẽ khó lòng phân chia một cách công bằng roi vọt cho hai bên vì tội cãi nhau hay đánh nhau. Đứa trẻ mắc lỗi ít sẽ thấy mình bị oan mà hậm hực, còn đứa kia lại thấy mình làm sai vậy mà cũng chỉ bị “ăn đòn” như nhau. Chúng sẽ không “tâm phục” với bạn và sẽ sẵn sàng tìm cách phản ứng, vì trẻ rất coi trọng sự công bằng từ phía cha mẹ. Tốt nhất cha mẹ hãy dùng cách răn dạy, phân tích trước khi đưa ra các hình phạt và nếu buộc phải sử dụng hình phạt roi vọt thì hãy tìm đúng nguyên nhân và đối xử công bằng.

4. Không dọa dẫm trẻ

Những thói quen đại loại như đưa một ai đó ra dọa trẻ khi chúng xung đột sẽ không mấy tác đụng. Nhiều người thường hời hợt bỏ qua chuyện cãi cọ của trẻ với những câu bâng quơ như “Nếu còn đánh cãi nhau nữa sẽ về mách cha hay mẹ cho xem”. Hãy trực tiếp đứng ra giải quyết mâu thuẫn ngay tức khắc để bảo đảm tính công bằng, nghiêm khắc chứ đừng đưa ra những câu nói kiểu như vậy. Nếu một vài lần bạn nói mà không làm như thế bọn trẻ sẽ thấy cãi nhau thì có sao đâu và cha mẹ cũng có trách mắng đâu hay rồi cũng bỏ qua thôi mà. Chúng sẽ trở nên “nhờn” và không nghe lời, vì thế mà chuyện cãi cọ sẽ thường xuyên hơn.

5. Hãy làm gương cho trẻ

Nhìn vào ông bà, cha mẹ là trẻ tự biết tình cảm anh em, gia đình thì phải đối xử với nhau như thế nào. Nếu chúng thấy cha mẹ biết nhường nhịn nhau, biết kính trọng ông bà và đối xử, xưng hô theo đúng phép tắc thì trẻ sẽ tự nhiên thấy mình cũng phải như vậy. Trong tất cả các bài học thì bài học lấy chính người thân trong gia đình làm gương hiệu quả nhất. Bởi đó là những người trẻ luôn gần gũi, kính yêu và học tập.

Hướng giải quyết xung đột giữa các con

Theo KH&ĐS - Ngoài ra các bạn cũng xem qua sản phẩm của chúng tôi tốt cho bé: hạt muồng muồng, đồ chơi ngoài trời cho bé , cá nhựa
Nguồn: http://dochoihahuy.com/chia-se-kinh-nghiem-giai-quyet-xung-dot-giua-cac-con.html

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

4 cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh cho mẹ bầu có con lần đầu

Chăm sóc trẻ sơ sinh là cực kỳ khó cho lần đầu làm mẹ của các chị em phụ nữ,chắc chắn rằng bạn sẽ có nhiều bỡ ngỡ và choáng ngợp vì nhiều thứ phải học. Nhưng đừng có lo lắng với chúng, với 4 bí quyết dưới đâycác mẹ sẽ tự tin hơn trong cách chăm sóc con nhỏ.


4 cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh cho mẹ bầu có con lần đầu1. Cách bế bé và đỡ bé gọn gàng

Bạn có thể chọn một vài cách an toàn và thoải mái để bế một em bé sơ sinh. Dù ccho bạn chnj tư thế là gì thì bạn phải luôn đỡ đầu bé vì cổ của bé chưa đủ cứng cáp để có thể giữ được đầu.

Mời các bạn xem thêm sản phẩm của chúng tôi: lưới chắn cầu thang
Bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa và dùng hai cánh tay bế bé lên, một tay đỡ phía dưới cho bé trong khi tay kia có thể để thoải mái.
Dùng cánh tay đỡ đầu bé còn phần bàn tay đỡ phần mông. Cánh tay kia của bạn bây giờ có thể hỗ trợ hoặc vuốt ve bé nhẹ nhàng.
2. Nhận biết lúc nào bé đòi bú hay từ chối bú

con-bu

Trẻ sơ sinh thường ăn 3-4 giờ một lần, thậm chí một số trẻ cứ hai tiếng lại ăn một lần. Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì thường xuyên ăn hơn trẻ bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Khi lớn lên, bé sẽ ăn ít hơn nhưng bữa ăn của bé sẽ kéo dài hơn.

Em bé của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bé đã no, cách dễ nhận thấy nhất là bé từ chối núm vú hoặc bình sữa.

Vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh hiếm khi bị mất nước, nên không cần thiết phải bổ sung nước lọc hay nước trái cây cho con. Trên thực tế, lượng sữa mẹ hoặc sữa bình cũng đáp ứng tất cả các nhu cầu nước của trẻ sơ sinh trong vòng ít nhất sáu tháng đầu đời.

Nếu bạn nghĩ rằng em bé của bạn có thể bị mất nước, hãy xem những dấu hiệu như: hôn mê, đi tiểu ít hơn 8 lần một ngày, từ chối ăn, da khô, sẫm màu… Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, một điểm mềm trũng sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu của bé.

3. Cho bé ngủ

Một số trẻ sơ sinh ngủ 10 tiếng một ngày, trong khi những trẻ khác ngủ nhiều tới 21 giờ mỗi ngày. Các bé thường ngủ cả đêm và ngày trong vài tuần đầu tiên. Hơn nữa, hầu hết các bé không ngủ suốt đêm cho đến khi khoảng bốn tháng tuổi. Để điều chỉnh thói quen, mẹ hãy cho trẻ sơ sinh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, các mẹ hãy thử những cách dưới đây

Tránh để chỗ ngủ của con có quá nhiều ánh sáng hoặc thay tã ban đêm quá lâu. Hãy chắc chắn đưa bé của bạn nằm ngủ lại ngay sau khi cho ăn và thay tã vào ban đêm.
Nếu con bạn ngủ lâu hơn ba hoặc bốn giờ ban ngày, hãy gọi bé tỉnh dậy và chơi với bé. Vì khi bé ngủ quá nhiều lúc sáng, tối đến bé sẽ khó ngủ hơn.
Đặt bé nằm trên một tấm nệm phẳng và chắc. Không để các vật mềm, mịn như gối, thú nhồi bông xung quanh khi bé đang ngủ. Mặc dù có vẻ như vô hại, nhưng các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ngạt thở.
4. Dỗ bé nín khóc

Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân khiến bé khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu bạn đã thay đổi phương pháp mà con bạn còn vẫn khóc, bạn hãy thử các cách dưới đây.

Cho con ợ hơi thường xuyên, ngay cả khi bé không có cảm giác khó chịu. Nếu bạn cho con bú, hãy cho bé ợ mỗi lần chuyển bầu ngực. Nếu trẻ bú bình thì lúc này bạn nên cho bé ợ hơi sau khi ăn 60 ml hoặc 90 ml sữa bột. Ngưng cho bú nếu bé khó chịu hoặc quay đầu từ chối núm vú hoặc bình sữa.
Hãy đu đưa bé nằm trong vòng tay bạn từ bên này sang bên kia. Và ca hát, nói chuyện cũng có làm bé ngừng khóc.
Hãy đặt con vào xe đẩy và đi dạo. Việc chuyển động cũng có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh.
Cho bé tắm nước ấm


Theo Mẹ Cu Ti


Giường ngủ mầm non , đồ chơi ngoài trời , rào chắn cầu thang


Nguồn: http://dochoihahuy.com/4-cach-cham-soc-cho-tre-sinh-cho-bau-co-con-lan-dau.html

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Đọc sách cùng con hiệu quả với 10 bí kíp dưới đây

Theo nhiều nghiên cứu qua các chuyên gia giáo dục và nhi khoa gần đây cho thấy, trẻ em được nghe đọc sách đều đặn từ 0 – 6 tuổi, có nhiều khả năng học chữ tốt hơn. Viện Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em và Phát triển tiềm năng Con người của Mỹ (National Institute of Child Health and Human Development – NICHD) đề xuất chương trình 1000 giờ đọc sách cho trẻ em, theo đó 1000 giờ là khoảng thời gian tương đối tối thiểu nhất để giúp trẻ có đủ khả năng biết đọc một cách độc lập.

huong-dan-cach-day-tre-hoc-chu-hieu-qua-tu-tuoi-so-sinh-4

Như vậy, nếu tính trung bình một ngày trẻ được nghe đọc sách 30 phút, thì cần khoảng hơn 5 năm trẻ mới có đủ khả năng tư duy tự đọc sách độc lập. Đó là ước tính trung bình. Tùy theo khả năng và năng khiếu của trẻ mà khoảng thời ấy có thể dao động nhiều hơn hoặc ít hơn. Ngoài ra, chất lượng của buổi đọc sách cũng góp phần rất quan trọng vào việc hình thành khả năng tự đọc sách của trẻ. Chẳng hạn, buổi đọc sách vui vẻ và sinh động sẽ giúp trẻ hào hứng và nhớ lâu hơn.

Nếu trong giai đoạn trước 6 tuổi thì lúc này trẻ ít có cơ hội được nghe đọc sách thì khoảng thời gian cần thiết về sau để giúp trẻ có thể tự đọc được một cách độc lập có thể mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, tùy vào mức những từ vựng trẻ được tiếp xúc nhiều hay ít mà các mức độ đọc hiểu cũng sẽ thay đổi khác nhau.

Bài viết này sẽ gợi ý những phương pháp đọc sách cùng con để đạt được hiệu quả cao nhất:

1. Sắp đặt một thời gian cố định hàng ngày để cùng đọc sách với con. Khoảng thời gian từ 15 – 30 phút. Tùy vào kế hoạch sinh hoạt của gia đình và sức khỏe của trẻ mà thời gian có thể linh hoạt vào các thời điểm khác nhau. Trẻ càng nhỏ, tập thói quen đọc sách hàng ngày càng dễ dàng, giống như tập thói quen vệ sinh tắm rửa và răng miệng hàng ngày.

10 bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả2. Tìm một nơi yên tĩnh, giúp cho con cảm thấy thoải mái và dễ chịu

3. Chọn sách đọc phù hợp với lứa tuổi của con.
4. Cho trẻ ngồi vào trong lòng hoặc ngồi bên cạnh, tạo cảm giác thương yêu và che chở
Bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả
5. Dành khoảng 1 phút nói về trang bìa và nội dung/chủ đề sẽ được đọc, tạo cảm giác tò mò cho con.
6. Đọc to thành tiếng và thêm ngữ điệu, biểu cảm cần thiết tùy theo nội dung của sách.
7. Nếu trẻ đã biết đọc thì có thể để trẻ tự đọc hoặc thay phiên nhau cùng đọc. Con đọc một câu (hoặc một đoạn), ba mẹ đọc một câu (hoặc một đoạn). Tạo cho câu chuyện trở nên sống đống.

8. Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của một số từ vựng mới và cách đánh vần (hoặc ghép âm).
9. Đặt những câu hỏi giúp trẻ thêm hứng thú. Ví dụ: “Sao bạn ấy lại làm thế nhỉ?, con đoán thử xem nào!”, “Hình ảnh này có thấy giống cái gì nào?”, “Ôi, lạ quá, con có thể giải thích giúp mẹ được không?”

10. Đặt ra một số thử thách mới giúp con vận dụng và rèn luyện khả năng suy nghĩ, tư duy độc lập. Ví dụ: “Con thử kể lại câu chuyện và dùng một số từ mới trong sách nào”, “Con thấy từ này đã được nhắc đến ở chỗ nào rồi nhỉ?”

Bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả

Một số đặc điểm cần lưu ý:

Xem hoạt động đọc sách đối với trẻ như là một hoạt động vui chơi, sinh hoạt gia đình. Do vậy cần tạo không khí vui vẻ, thương yêu, giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái và hào hứng khi được nghe đọc sách.
Chuẩn bị nguồn sách phong phú và đa dạng, tương ứng với độ tuổi của trẻ. Các thư viện sách, nhà sách, cửa hàng sách là những nơi có thể dẫn trẻ đến chơi thỉnh thoảng để có thêm thông tin tìm mua hoặc mượn các sách mới.
Ngoài hoạt động đọc sách cùng nhau, cần có thêm những hoạt động khác dành cho trẻ, như chơi vận động ngoài trời, chơi trò chơi nhỏ trong nhà như bộ liên hoàn cầu trượt, cá nhựa  và rất nhiều trò chơi khác… giúp cho trẻ có thêm nhiều trải nghiệm và tương tác với thế giới xung quanh. Chính những hoạt động đa dạng đó sẽ góp phần giúp trẻ hiểu biết tốt hơn về những câu chuyện trong sách. Đó cũng là cách mỗi khi đọc sách, cha mẹ có thể liên hệ lại với các hoạt động, cảm xúc mà trẻ đã trải qua
Bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả

Theo Thư viện sáng tạo trẻ
Nguồn: http://dochoihahuy.com/doc-sach-cung-con-hieu-qua-voi-10-bi-kip-duoi-day.html

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Mẹo biến thùng cát tông thành đồ chơi cho con

Một ngày cuối tuần bạn có thời gian rảnh rỗi ngồi dọn dẹp chúng ta bất ngờ phát hiện ra trong nhà có một số lượng thùng các tông đáng kể. Đừng vội bỏ nó vào thùng rác, 15 gợi ý sau đây sẽ giúp bố mẹ biến hóa những thùng giấy này thành bộ sưu tập đồ chơi cho con không những đáng yêu mà lại vô cùng đơn giản.

1. Lâu đài cổ tích

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

2. Chuồng động vật đầy màu sắc

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con3. Cây đàn ghi-ta cho nghệ sĩ nhí

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con4. Chiếc hộp lưu niệm

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con4. Dấu chân khủng long

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con5. Phản lực bay vào vũ trụ

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con6. Xe đua công thức 1

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con7. Căn hầm bé xinh cho bé tập bò

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con8. Cư dân những chiếc lá

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con9. Trò chơi thả bóng về đích

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

10. Lâu đài hoàng tộc

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

11. Sân bóng rổ thu nhỏ

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

12. Garage ô tô

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

13. Tên lửa

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

14. Hầm xe lửa và đường cao tốc trên cao

20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

15. Lâu đài công chúa


20 ý tưởng hay ho biến thùng các-tông thành đồ chơi cho con

Theo Ivillage
Nguồn: http://dochoihahuy.com/meo-bien-thung-cat-tong-thanh-choi-cho-con.html

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Những lý do bố mẹ nên trò chuyện với con về bên ngoài thế giới

Cha mẹ đã từng thử trò chuyện với con về thế giới xung quanh hay chưa? Đó là một việc làm không hề dễ dàng bởi đôi khi với những vấn đề khó diễn đạt phụ huynh thường không biết phải nói như thế nào. Nhưng, cho con biết về thế giới là một trong những việc làm quan trọng hàng đầu giúp con phát triển toàn diện. Hãy cùng xem vì sao nhé!

day-be-ve-the-gioi-ben-ngoai1. Tăng sự nhận thức

Khi nói về thế giới, con có thể không hiểu hết được tất cả những gì cha mẹ đang nói, nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi giúp trẻ sớm nhận thức được thế giới xung quanh, thu thập những tri thức về vạn điều khác nhau trong cuộc sống.

2. Tăng kĩ năng đọc

Đọc sách là một trong những kĩ năng vô cùng cần thiết. Trò chuyện với con về thế giới sẽ khuyến khích con tìm đến nguồn tri thức thông qua sách, tìm kiếm câu trả lời và đồng thời mở rộng vốn từ ngữ về cuộc sống

3. Trợ giúp khả năng nghiên cứu

Được nghe và nói về mọi sự vật hiện tượng trên thế giới giúp phát triển kỹ năng nghiên cứu rất nhiều. Với trẻ, khi nào chúng gặp một thứ gì đó không hiểu, chúng sẽ tìm cách đưa ra lời giải đáp cho điều đó, quá trình tìm kiếm đòi hỏi sự phân tích và so sánh cũng như xác định tính đúng đắn của câu trả lời. Chính những việc làm này đã rèn luyện cho trẻ khả năng nghiên cứu vô cùng tốt, mang đến sự đánh giá sáng suốt, nhìn nhận chân thực về thế giới xung quanh.

4. Phát triển quan điểm

Các vấn đề thảo thuận luôn giúp con bày tỏ được suy nghĩ của mình và tìm những kiến thức để bảo vệ quan điểm đó. Việc tìm hiểu về thế giới mang đến cho con khả năng độc lập, bảo vệ chính kiến của bản thân cũng như biết chấp nhận sự khác nhau trong khi thảo luận hay tranh luận.

5. Phát triển và hoàn thiện kĩ năng đàm thoại

Những cuộc trò chuyện không những trang bị kiến thức cho con mà còn giúp con tự tin hơn để nói những điều mình nghĩ. Con sẽ học được cách nói ra quan điểm của mình, trao đổi cùng nhau những điều còn chưa lý giải được. Nói một cách khác, tri thức về thế giới đã được cha mẹ cung cấp giúp con có một suy nghĩ mở và tin tưởng vào bản thân mình hơn.

6. Mở rộng kiến thức nền

Cùng nhau nói về thế giới không chỉ giúp con mở rộng kiến thức căn bản mà còn cung cấp cho con lượng kiến thức phong phú. Điều đó hình thành trong trí tuệ của con những hiểu biết đa dạng, liên kết mọi thứ mới nhau và tạo nên một mạng lưới những tri thức hữu ích.

Theo BabyFirst Blog


bóng nhựa cho bé , bàn mầm non , lưới chắn cầu thang


Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-ly-bo-nen-tro-chuyen-voi-con-ve-ben-ngoai-gioi.html