Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Trẻ hay khóc đêm với 10 lý do

Dưới đây công ty Hà Huy chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn 10 yếu tố làm cho bé hay khoc đêm

1. Bé khóc, khó chịu do mọc răng

Nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên thức dậy trong đêm và quấy khóc vào ban đêm có thể là do bé đang mọc răng. Những chiếc răng sữa đầu tiên nhô lên khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu, ngứa răng lợi, sốt. Vì thế bé sẽ khó ngủ ngon giấc và quấy khóc nhiều hơn.

Để đối phó với tình trạng này mẹ nên cho bé ngậm núm vú giả, đồ chơi bằng nhựa mềm… Ngoài ra, nếu bé chưa cai được sữa mẹ thì có thể cho bé bú nhiều hơn để giảm những cơn đau, giúp bé dễ dàng ngủ trở lại.

2. Do bé đói

Bụng đói meo cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé yêu của bạn thường xuyên thức dậy và quấy khóc ở lúc nửa đêm. Trong trường hợp này cho bé ngậm ti mẹ hoặc một bình sữa ấm là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên cũng không vì thế mà mẹ cho bé ăn đêm quá nhiều vì như thế sẽ tạo cho bé thói quen xấu khiến trẻ thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm hơn. Tốt nhất trước khi đi ngủ mẹ nên cho bé ăn no để bé có thể ngủ suốt đêm.

be-khoc-trong-dem

3. Bé mới học bò, lăn, đứng hoặc tập đi

Trẻ bắt đầu học bò, lăn, ngồi, đứng hoặc tập đi… sẽ thường xuyên muốn thực hành kỹ năng mới học được. Vì thế trong lúc đang ngủ, bé sực nhớ cần phải thực hành kỹ năng mới này nên bé sẽ bất chợt thức giấc lúc nửa đêm lăn qua lăn lại, bò trườn trên giường… Và tất nhiên sau những pha biểu diễn bất đắc dĩ bé sẽ khó để ngủ trở lại. Lúc này mẹ nên cho bé bú, ru bé hoặc xoa lưng để giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

4. Do bé bị nóng trong người

Thân nhiệt của trẻ em thường cao hơn người lớn từ 1-2 độ C. Vì thế trong lúc ngủ trẻ dễ bị ra mồ hôi, cảm thấy nóng và khó chịu trong khi đó người lớn thường không có cảm giác này. Nếu bé thức dậy vì nóng và ra nhiều mồ hôi mẹ nên dùng khăn mềm lau sạch mồ hôi ở sau lưng, tóc bé… Tiếp đến nới lỏng quần áo bé, đắp cho bé chiếc chăn mỏng hơn, điều chỉnh lại nhiệt độ trong phòng, bỏ bớt gấu bông, gối ôm để tạo không gian thoáng mát giúp bé ngủ ngon hơn.

5. Do bé bị lạnh

Đối với trẻ nhỏ nhiệt độ lý tưởng trong phòng để giúp bé ngủ ngon là từ 28-29 độ C. Việc để điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh không những không tốt cho sức khỏe của bé mà còn là một trong những nguyên nhân khiến bé thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm do bị lạnh. Vì thế khi ngủ mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ thích hợp với thân nhiệt của bé. Vào mùa đông nên cho bé nằm ngủ giường nệm, đắp chăn ấm mặc quần áo kín, mang tất chân cho để giúp bé ngủ ngon hơn.

6. Do trẻ chưa có khả năng tự điều chỉnh được nhịp độ sinh học

Trẻ nhỏ chưa có khả năng điều khiển nhịp độ sinh học của mình. Vì thế bé có thể ngủ rất sớm và thức dậy muộn hoặc có thể ngủ bất cứ lúc nào trong ngày… Bé thường xuyên giật mình tỉnh giấc và khó để tự ngủ tiếp mà cần sự trợ giúp của cha mẹ.

Những bé thường xuyên ngủ ngon giấc chúng sẽ ít thức dậy lúc nửa đêm. Còn ngược lại những đứa trẻ có xu hướng thức đêm thì bé sẽ thường xuyên thức đêm trong một thời gian dài.

7. Do bé bị chứng trào ngược

Trẻ dưới 1 tuổi thường gặp bị chứng trào ngược, nôn ói, chướng bụng khi mẹ cho bé nằm ngủ ngay sau bữa ăn. Lúc này bé sẽ cảm thấy khó chịu, nên rất khó để ngủ ngon giấc cho đến sáng hôm sau. Cách tốt nhất mẹ không nên cho bé đi ngủ ngay sau khi ăn no. Hoặc nếu mẹ có thói quen cho bé bú nằm hoặc nằm ăn thì nên kê cao đầu bé. Sau khi bé ăn no nên vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi tránh bị đầy bụng gây khó chịu ảnh hưởng tới giấc ngủ.

8. Do bé gặp ác mộng

Trẻ cũng thường gặp những cơn ác mộng vì thế không có gì là ngạc nhiên nếu bé đang ngủ bỗng dưng giật mình khóc thét lúc nửa đêm. Lúc này điều mẹ nên làm là vỗ về bé, đặt tay nhẹ nhàng lên ngực để trấn an và giúp bé an tâm hơn, bé sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

9. Do bé đang ở trong giai đoạn tăng trưởng bứt phá

Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ có những mốc phát triển nhất định. Vì thế nhu cầu về năng lượng của bé cũng nhiều hơn nên việc trẻ nhỏ thường xuyên thức vào đêm để ăn là điều khó tránh khỏi. Vì thế vào bữa tối mẹ nên cho bé ăn no và nên ăn những thực phẩm chắc bụng để trẻ no lâu.

10. Có thể bé đang bị đau

Trẻ có thể bị đau do bị côn trùng cắn hoặc muỗi đốt. Vì thế nếu bé bỗng dưng thức giấc và quấy khóc lúc nửa đêm, mẹ nên kiểm tra chân, tay của bé có bị vết côn trùng cắn hay không; hay chỗ nằm của bé có bị vướng vật cứng nào bên dưới không, bé có bị vật gì quấn vào tay hoặc chân hay trên cơ thể không…. Đôi khi chăn quấn quá chặt cũng khiến bé đau và khó thở vì thế bé sẽ khó ngủ.

Theo Thế giới trẻ
Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-hay-khoc-dem-voi-10-ly.html

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ vào mùa thu

Thường khi vào mùa thu thì nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều tối thường thấp hơn và lạnh hơn so với ban ngày. Chính vì thế trẻ thường hay bị mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, bị tiêu chảy và rất nhiều những căn bệnh khác. Hơn nữa, hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ là tương đối thấp, bởi vậy trẻ rất dễ mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm

cham-soc-em-be-vao-mua-thu

1. Nên mặc thêm áo ấm cho trẻ.

2. Khi cho trẻ uống nước, nên dùng loại nước ấm, tránh dùng nước lạnh sẽ khiến trẻ bị viêm họng.

3. Chú ý việc tiêm chủng. Vào mùa thu có thể cho trẻ uống vaccine rotavirus để giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy.

4. Chú ý việc vệ sinh cơ thể cũng như vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đặc biệt, khi trẻ ra ngoài đường nên cho trẻ đeo khẩu trang. Đánh răng thường xuyên, súc miệng nước muối vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ để phòng ngừa viêm họng.

5. Làm sạch không khí trong phòng. Mỗi ngày nên mở cửa cửa sổ khoảng từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 30 dến 40 phút.

6. Chú ý cho trẻ ngủ đủ giấc và sinh hoạt một cách điều độ và khoa học. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ nên được dậy cách ăn, ngủ, chơi…đúng giờ giấc. Điều này rất có lợi để nâng cao hệ miễn dịch của trẻ trong mùa thu.

Mời các bạn tìm hiểu thêm:


7. Các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho rằng. Việc tập thể dục không những có tác dụng giúp tăng cường thể chất cho trẻ mà còn có thể giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Mỗi ngày, ít nhất trẻ nên có khoảng 2 tiếng đòng hồ dành cho các hoạt động giải trí ngoài trời.

8. Việc mát xa cho trẻ em mỗi ngày cũng giúp lưu thông máu. Trẻ có thể tập các môn thể thao phù hợp như nhảy dây, đá bóng…hoặc bơi lội. Bơi lội được coi là môn thể thao giúp nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất dành cho trẻ em.

9. Duy trì cho trẻ một chế độ ăn hợp lý. Bữa ăn của trẻ nên có đầy đủ chất dinh dưỡng và phải đa dạng. Tuy nhiên mà nói mỗi bữa nên ăn gì và ăn bao nhiêu là vừa đủ là điều rất quan trọng. Không phải cứ cho trẻ ăn nhiều chất bổ dưỡng là tốt. Các chuyên gia cho rằng, cha mẹ cần phải chú ý, đặc biệt phải bảo đảm một ngày cần cung cấp cho trẻ đủ lượng protein, chất béo, lượng vitamin và các khoáng chất.

10. Giữ không khí vui vẻ trong gia đình là điều rất quan trọng đối với tâm lý của trẻ. Cho nên người lớn nên chú ý để trẻ không phải chịu áp lực về tâm lý hay cảm thấy buồn phiền.

Theo Parents
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-dieu-can-biet-khi-cham-soc-tre-vao-mua-thu.html

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Một số điều cha mẹ cần biết để dậy con ngoan

Đối với con nhỏ, ngoài việc học các kiến thức trên sách vở, các bậc cha mẹ nên quan tâm các bé nhiều hơn bằng cách dạy con nhỏ những điều hay lẽ phải trong cuộc sống để con bạn trở thành một đứa trẻ ngoan. Dưới đây là những điều cần thiết cha mẹ nên làm:

day-con-ngoan

1. Khi con muốn yêu cầu điều gì, hãy dạy con nói lễ phép.

2. Luôn biết nói “cảm ơn” khi nhận được bất kì thứ gì.

3. Dạy con không được cắt ngang lời người lớn trừ khi đó là một trường hợp khẩn cấp. Cha mẹ hãy giải thích cho con biết rằng chen ngang vào cuộc nói chuyện của người khác là một thói quen xấu, nếu con muốn nói gì hãy đợi người lớn nói chuyện xong.

Nếu con muốn can thiệp vào câu chuyện đang dở của người lớn hoặc muốn thu hút sự chú ý, cha mẹ hãy dạy con nói một cách lịch sự như “mẹ ơi cho con hỏi một chút”, “mẹ ơi con có chuyện muốn nói”....

4. Dạy con không được phép tự ý sử dụng đồ của người khác khi chưa được phép. Hãy nói với trẻ rằng việc tùy tiện sử dụng đồ mà chưa nhận được sự đồng ý của chủ nhân là một hành động bất lịch sự và có thể gây hiểu nhầm là trộm đồ. Nếu con muốn sử dụng hoặc tò mò về bất cứ thứ gì của ai đó, con cần phải xin phép.

5. Không được nói những từ ngữ tiêu cực, bất lịch sự trước mặt người lớn tuổi. Hãy dạy con “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

6. Dạy con không bao giờ được phép nhận xét, đánh giá, chê bai về người khác. Cha mẹ hãy giải thích cho trẻ thiểu rằng tất cả mọi người đều có lòng tự trọng và không được làm tổn thương điều đó, nếu con phán xét họ thì chắc chắn con cũng sẽ trở thành tâm điểm để người khác đánh giá.

7. Nếu con được mời đến nhà bạn chơi, hãy dặn trẻ phải biết cảm ơn, chào hỏi lễ phép.

8. Trước khi vào phòng hoặc nhà của người khác phải gõ cửa và xin phép mới được vào

9. Không dùng tiếng lóng hay nói bậy trước mặt người lớn tuổi.

10. Dạy trẻ không được đặt biệt danh xấu cho bạn bè hay người khác, không được gọi bạn bè cùng trang lứa bằng những cái tên thô tục vì đó là một hành động không hay.

11. Luôn tốt bụng và lịch sự với tất cả mọi người. Không được lấy người khác ra làm trò đùa cho mình, vì đây là một việc làm tàn nhẫn.

12. Dạy trẻ cách ngồi vào bàn ăn lịch sự, biết sử dụng đũa, thìa và các vật dụng khác đúng cách.

13. Nếu chẳng may va hay đụng vào người khác, phải biết nói xin lỗi.

14. Phải che miệng khi ngáp hoặc hắt xì ở nơi công cộng.

15. Dạy con biết mở cửa cho người lớn tuổi. Những hành động tuy nhỏ nhưng đáng yêu của trẻ sẽ tạo ấn tượng tốt với mọi người.

16. Khi đi ngoài đường, nếu trẻ bắt gặp người lớn tuổi đang vất vả làm một việc gì đó, hãy dạy con biết hỏi thăm xem họ có cần sự giúp đỡ hay không.

17. Khi người lớn yêu cầu làm việc gì, con nên có thái độ kính trọng và vui vẻ làm việc đó.

18. Khi nhận được sự giúp đỡ từ ai đó, hãy dạy con luôn biết nói câu “cảm ơn”.

Và cuối cùng cha mẹ nên dạy trẻ cách nhường nhịn bạn bè, nhường nhịn những em bé ít tuổi hơn.

lưới chắn cầu thang , bộ tập gym cho bé , bập bênh nhựa
Nguồn: http://dochoihahuy.com/mot-dieu-cha-can-biet-de-day-con-ngoan.html

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Hướng dẫn làm đất nặn an toàn cho bé

Đất nặn là một trong những đồ chơi rất tốt, giúp trẻ phát triển trí tuệ, rèn luyện sự khéo tay, tính kiên trì thì đối với các bé còn chưa ý thức được, còn hay cho vào mồm thì lại vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy các bố, mẹ hãy tự làm đất nặn cho con trẻ, sạch sẽ và an toàn tuyệt đối bởi nguyên liệu rất….lành. Hãy cùng Kiddi thực hiện ngay nhé

Nguyên liệu làm đất nặn:

1 bát bột mỳ
1 bát nước
1/2 bát muối
1 thìa cafê dầu ăn
1 vài giọt chanh
Màu thực phẩm (mua ở tiệm làm bánh).
Bước 1: Trộn bột



Cho muối vào bát nước lọc đã chuẩn bị, khuấy tan rồi đổ từ từ vào bát bột mì, trộn đều.
Sau đó cho thêm vài giọt nước cốt chanh, 1/2 thìa cafe dầu ăn trộn đều lên. Muối có tác dụng “bảo quản” cho món đất nặn lâu không bị hỏng. Dầu ăn giúp cho bột mềm và không bị dính.

Ngoài ra các bạn cũng nên tìm hiểu các sản phẩm: giá đểgiày dép inox , lưới chắn cầu thang , bộ tập gym cho bé

Bước 2: Đun hỗn hợp



Chia hỗn hợp vừa trộn thành nhiều phần (mỗi phần tương ứng 1 màu) rồi cho 1 phần vào chảo chống dính và cho vài giọt màu thực phẩm vào và bật bếp đun, khuấy đều cho màu đẹp. Đun tới khi bột sệt lại, sờ chắc như bột nhào là đủ.
Làm tương tự với những phần còn lại để pha thành các màu khác nhau.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong “món đất nặn” rồi ^^. Để nguội thì cất vào hộp hoặc túi nilong để cho bé chơi.

Các bé thỏa sức sáng tạo nhé!
Theo Kheotay
Nguồn: http://dochoihahuy.com/huong-dan-lam-dat-nan-toan-cho.html

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

5 cách tự làm thời gian biểu sống động cho con không quên

Năm học mới đã bắt đầu, chắc chắn sau thời gian nghỉ hè bé sẽ chưa thể quen hết với lịch trình học tập mới. Những gợi ý làm thời gian biểu sau đây sẽ giúp mẹ và bé khỏi quên các công việc cần phải làm, hãy cùng Kiddi khám phá nhé!



1. Đồng hồ lịch trình

Chỉ với kéo, giấy và bút màu cùng một chút khả năng hội họa, mẹ và bé có thể tự tay làm những chiếc đồng hồ lịch trình chi tiết trong ngày. Các hình vẽ ngộ nghĩnh này sẽ khiến bé thích thú hơn khi thực hiện công việc!

2. Biến hóa cho chiếc đồng hồ quen thuộc

Không cần thêm bất kì một dụng cụ nào khác, cha mẹ hãy thử tô màu lên chiếc đồng hồ quen thuộc của gia đình mình, phân chia công việc bằng màu sắc hoặc vẽ lên chính mặt đồng hồ các hình vẽ độc đáo, dễ thương. Việc làm đơn giản này lại vô cùng có ích cho bé khi ở nhà

3. Tận dụng bức tường hoặc cánh tủ lạnh

Dán giấy nhớ các màu ghi sẵn việc cần làm lên cánh tủ lạnh hoặc làm một bảng danh sách các công việc ở trên tường nơi con hay nhìn thấy là cách biến hóa tuyệt vời cho lịch trình của trẻ.

4. Bảng danh sách trạng thái công việc

Một chút khéo tay cùng các vật dụng có sẵn trong nhà (giấy màu, nam châm, băng dính,...), chúng ta có thể hô biến chúng thành các bảng trạng thái công việc. Mỗi lần nhìn vào, con sẽ mong muốn được tích các dấu "hoàn thành" sớm và sẽ có thái độ làm việc tích cực hơn để đạt được điều đó! Các mẹ nhớ ghi tên của từng con để các bé cùng thi đua làm việc nhé!
5. Tận dụng gỗ thừa làm "kho báu" các công việc đã làm

Với miếng gỗ thừa trong nhà, vài chiếc lọ và những viên sỏi, chúng ta đã hoàn thành cho con một kho báu những việc con cần làm rồi! Cách này sẽ giúp con ghi nhớ công việc và cổ vũ con làm nó thường xuyên để tích góp cho kho báu nhỏ ngày càng lớn hơn!

9 gợi ý tự làm thời gian biểu sống động cho con khỏi quên Với 5 gợi ý đơn giản mà vô cùng hữu hiệu này, chắc chắn bé sẽ hứng thú với công việc hàng ngày phải làm hơn và thực hiện nó một cách rất tích cực. Các mẹ hãy thử xem nhé!

Theo Pinterest - bóng nhựa cho bé , giường ngủ mầm non , đồ chơi ngoài trời
Nguồn: http://dochoihahuy.com/5-cach-tu-lam-thoi-gian-bieu-song-dong-cho-con-khong-quen.html

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Để cho con bắt đầu năm mới với 5 vật dụng tốt nhất

Khi mùa hè chuẩn bị kết thúc, năm học mới đã bắt đầu, con bạn đã sẵn sàng với tất cả các đồ dùng học tập trong tay. Nhưng vì thế cha mẹ đừng quên 5 điều không thể tìm thấy ở bất kì một cửa hàng văn phòng phẩm nào mà đáp ứng mọi đứa trẻ đều cần trong khoảng thời gian chuyển đổi sinh hoạt mới này. Bởi chính chúng ta là người đang sở hữu nó

Để cho con bắt đầu năm mới với 5 vật dụng tốt nhất1. Sự kiên nhẫn

Một trong những thứ mà tất cả các bậc cha mẹ cần chuẩn bị cho con lúc này là sự kiên nhẫn. Mùa hè khiến tất cả các thành viên trong gia đình đang còn mơ màng trong trạng thái nghỉ xả hơi, nhất là lũ trẻ ham vui trong nhà. Vì thế, việc thay đổi giờ giấc sinh hoạt, phải dậy sớm hơn, đến trường và học tập khiến đa phần các con cảm thấy lười biếng. Chính lúc đó, kiên nhẫn là tài sản lớn lao nhất mà cha mẹ có thể mang đến cho con. Chúng ta vừa phải nhẹ nhàng nhưng cũng vừa phải cứng rắn mỗi sáng để nhấc con ra khỏi giường, cho con đi ngủ sớm mỗi tối và đừng quên tập ngay lại cho con thói quen quản lý bài tập về nhà, làm quen với các bè bạn, thầy cô mới.

2. Thái độ tích cực

Đối với nhiều phụ huynh, mùa hè là mùa tuyệt vời nhất trong năm, bởi dường như mọi thứ vui vẻ và thư giãn hơn bao giờ hết. Nhưng điều đó có thể làm thay đổi tất cả những thói quen làm việc vốn có, khiến công việc cùng với sự trở lại trường học của con trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết vì quá bận rộn. Nó khiến chúng ta thấy stress, nặng nề với nhịp sống hiện tại, và điều đáng buồn là vô tình cha mẹ làm con cũng căng thẳng và áp lực theo. Tại sao chúng ta không thử nghĩ đến những việc tích cưc, cười nhiều hơn với con mỗi ngày? Chỉ đơn giản thế thôi cũng đủ giúp cả nhà vượt qua thời gian đầu làm quen lại với thời gian biểu dày đặc một cách nhẹ nhàng hơn rồi.

3. Một thời gian biểu hợp lý

Một kĩ năng quan trọng giúp con độc lập hơn, ngay cả khi con hoàn toàn không có sự sát sao của cha mẹ đó là dạy con cách hình thành thời gian biểu hợp lý. Hãy cùng con lên danh sách các công việc phải làm, chỉ ra các thói quen nào đó chưa tốt với con để đưa ra phương án giải quyết, thay thế bằng những thói quen khác. Chắc chắn điều này sẽ giúp con thấy công việc học tập mỗi ngày không hề nặng nề một chút nào, thậm chí bé còn có thể sắp xếp sao cho phù hợp với sở thích của mình.

4. Thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ

Cho con ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm thực sự là việc rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe lẫn tinh thần cho cả gia đình. Một mùa hè xả hơi thoải mái đã qua rồi! Sau cả ngày mệt mỏi với học tập và làm việc, cha mẹ nên sắp xếp mọi thứ để hình thành cho con thói quen ngủ sớm, giúp tất cả các thành viên đều tỉnh táo và làm việc tốt cho ngày hôm sau. Thức khuya không những gây mệt mỏi mà lâu dài còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nên các bố các mẹ hãy nhớ nhé!
5. Ngày nghỉ nạp đầy năng lượng

Cả tuần cha mẹ và trẻ đã học tập và làm việc khá mệt rồi nên hãy dành những ngày nghỉ cuối tuần cùng các con nạp lại năng lượng cho tuần mới nhé! Chúng ta có thể đưa con đi dã ngoại, đọc sách vui chơi cùng con hay tham gia vào các lớp học sáng tạo khác, hoặc đơn giản chỉ là cả nhà cùng nhau nấu những món ăn ngon.

Theo QuickandDirtytips

Ngoài ra các bạn cũng nên tìm hiểu qua những sản phẩm của chúng tôi như: giá để giày dép inox , bóng nhựa cho bé , tủ mầm non
Nguồn: http://dochoihahuy.com/de-cho-con-bat-dau-nam-moi-voi-5-vat-dung-tot-nhat.html

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Lựa chọn đồ chơi phù hợp cho bé theo lứa tuổi

Chuyên gia sức khỏe tại Anh khuyên các bé rằng: "Các bé từ 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển rất nhanh về trí não và tương tác xã hội. Việc chọn đồ chơi cho bé ngày nay không đơn thuần là chỉ mang tính chất chỉ vui chơi nữa, mà nó còn phải mang tính chất giáo dục và phát triển trí não. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn cho bé là tối cần thiết." Cha mẹ nên sáng suốt lựa chọn những món đồ chơi hợp với sự phát triển theo độ tuổi của bé để có được lợi ích tối đa.

lua-chon-tro-choi-cho-beBÉ TỪ 3-6 THÁNG TUỔI
Bé bắt đầu tương tác xã hội, chấp nhận nhiều tương tác từ xung quanh, không chỉ từ mẹ bé: như nhìn, nghe, chạm nắm, thích vật có màu sáng, có màu tương phản, thích ngậm và mút ngón tay chân, nâng đầu khi nghe âm thanh. Tất cả những điều này là do sự phát triển của não bộ đang diễn ra. Đồ chơi tốt nhất cho bé ở độ tuổi này:

Những món cho bé có thể cầm nắm, đưa vào miệng: vòng tròn lớn, đồ chơi chất liệu mềm, có nhiều cấu trúc để bé có thể đưa vào miệng cắn, ngậm để khám phá ra những cấu trúc không gian đồ vật.
Những món cho bé nghe (âm thanh không quá chói tai, hoặc quá dài): như truyện đọc cho bé có âm thanh, vòng có chuông, đồ chơi bóp có tiếng kêu...
Những món đồ cho bé nhìn: album ảnh của cha mẹ còn nhỏ, album ảnh của bé hoặc lúc chơi đùa với bé, bạn dùng tấm khăn mỏng che mặt bé, kéo khăn xuống rồi nói "mẹ thấy con rồi", bé thích khuôn mặt của bạn; hoặc cho bé cái gương không dễ vỡ để bé có thể nhìn thấy mặt bé.

BÉ TỪ 7-12 THÁNG TUỔI
Bé sẽ hoạt động hơn, thích lật, di chuyển nhiều hơn, nhiều bé thích bò khắp nơi, ngóc ngách quanh nhà dường như bé là cục pin không bao giờ hết năng lượng. Đồ chơi tốt nhất cho bé ở độ tuổi này:

Đồ chơi mang tính chất xã hội như: búp bê nhựa (thường bé gái), bé trai thì thích vật tròn tròn, chuyển động như xe hơi có bánh xe.
Đồ chơi thả ném: chọn banh mềm, lớn hơn miệng bé, không quá căng, thả xuống chỉ banh nảy lên 1 tấc là được (có thể kèm theo tiếng động bên trong, hoặc cấu trúc gồ ghề trên mặt banh cũng được); Hoặc chai nhựa rỗng có viên bi (dán chặt nắp chai), cho bé tập cầm nắm và ném hoặc lăn tròn.
Đồ chơi mang tính xây dựng không gian trong não bộ: các khối gỗ vuông, hình trụ, tam giác, cho bé cầm, đặt lên, bỏ xuống, dạy bé không được ném những món đồ này. Nếu bé thích ném thì cất, không cho chơi nữa, mà cho bé những món đồ thả ném cho bé ném.

BÉ TỪ 1-2 TUỔI
Bé thích đi, chạy và khám phá, luôn bắt chước các hành động của mọi người, bé bắt đầu có những ngôn ngữ cụ thể để thể hiện ý kiến của bé, lắc đầu khi không đồng ý. Đồ chơi tốt nhất cho bé ở độ tuổi này:

Đồ chơi giúp bé có sự tò mò và sáng tạo: búp bê biết nhắm mắt ngủ khi nằm xuống, bé trai có thể cho bé những chiếc xe hơi giống bên ngoài hơn, nhiều các loại xe để bé học về các loại xe (xe cảnh sát, xe cứu hỏa, xe hơi gia đình, máy bay- lúc cho bé chơi, bạn nên giới thiệu bé các loại xe này để bé chơi đúng). [Bạn cũng nên tránh giới thiệu súng, dao, kiếm cho các bé trai, nhiều chuyên gia sức khỏe Anh cho rằng: việc giới thiệu đồ chơi bạo lực quá sớm làm bé rất khó dạy, hung hăn trong độ tuổi sau].
Đồ chơi giúp bé phát triển trí não như: Sách, truyện nên có hình ảnh rõ, sáng, ít chữ, có âm thanh, cấu trúc trang truyện nhiều chi tiết trên 1 trang như có hoa,  ong, bươm bướm,cô bé quàng khăn đỏ.
Mở đĩa nhạc để cho bé lắng nghe, có thể cho bé cái lắc nhạc, để bé lắc nhảy theo tiếng nhạc (không mở màn hình TV hoặc laptop, điện thoại cho bé xem).
Màu sắc và sáng tạo như: bút màu, đất sét (hoặc thay bằng bột làm bánh và màu thực phẩm) cho bé chơi nặn. Cho bé những bộ quần áo nhiều màu cho bé thay cho búp bê.

BÉ TỪ 3-6 TUỔI
Bé cầm nắm tốt, có thể xoe tròn đất xét, hiểu được việc ôm, ru búp bê ngủ. Bé trai hiểu được xe cấp cứu sẽ chở người bệnh, xe cứu hỏa sẽ chữa cháy. Giao tiếp xã hội và tính cách sẽ phát triển trong giai đoạn này. Đồ chơi tốt nhất cho các bé ở độ tuổi này:

Trò chơi mang tính thử thách: xếp hình, đóng mở các nắp khó (bé tuổi này thích tháo lắp các đồ chơi - đặc biệt bé trai), các đồ chơi lắp ghép, siêu nhân các khớp tay chân chuyển động tự nhiên (nhưng ban cũng không nên có vũ khí kèm theo siêu nhân); không nên giới thiệu kiếm, súng cho bé, mà nên giới thiệu những đồ chơi mô phỏng dụng cụ trong thể thao như: vợt cầu lông, gậy bóng chày, gậy đánh golf,  trống - khi giới thiệu cho bé biết những món này chơi như thế nào trong thực tế, bế bé đi xem trận đấu (nếu có thể).
Mang tính sưu tầm: Dạy bé sở thích sưu tầm những thứ bỏ đi nhưng có ích (VD: như nắp chai, mẫu hình khủng long, mô hình xe).
Chọn sách có nội dung, ít chữ, nhiều hình ảnh như bộ sưu tập động vật, thực vật, khủng long.

Ngoài ra các bạn cũng nên tìm hiểu qua những trò chơi mang tính bổ ích và rèn luyện cho bé như : bộ tập gym cho bé , bộ liên hoàn cầu trượt , đồ chơi xúc cát
Nguồn: http://dochoihahuy.com/lua-chon-choi-phu-hop-cho-theo-lua-tuoi.html