Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Con bạn quá say với smartphone và cách đối phó

Bạn thường thấy con suốt ngày cắm mặt vào các thiết bị công nghệ, và rồi dần trở nên lơ đãng với mọi sự xung quanh, mà không biết làm thế nào để kéo trẻ thoát khỏi tình trạng đó?


Nếu trẻ em rên rỉ đòi chơi game trên điện thoại, máy tính bảng thay vì ra ngoài trời hoặc chúng chểnh mảng việc học hành hoặc không thể ngồi yên khi đi ăn mà thiếu chiếc ipad trước mặt, thì có thể con bạn đã có vấn đề, Patrick Markey, một giáo sư tâm lý tại Đại học Villanova, Pennsylvania, Mỹ, cho biết.

tre choi ifone

Dưới đây công ty Hà Huy chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn một số cách bố mẹ có thể "cai" nghiện thiết bị điện tử cho con:

Hãy giới hạn thời gian trẻ ở một mình

Với những chiếc máy tính để bàn, một trong những cách tốt nhất để ngăn việc sử dụng quá mức là đặt nó ở nơi sinh hoạt chung, Ofir Turel, một nhà nghiên cứu ở Đại học bang California, Fullerton, Mỹ, nói.

"Nếu bố mẹ mà biết con chơi bao nhiêu thời gian và nhìn thấy những gì trẻ làm trên máy tính, trẻ sẽ không tự tiện thích gì làm nấy trên mạng", Turel nói.

Không may là, các thiết bị di động như smartphone hay máy tính bảng lại khó kiểm soát hơn. Nhưng nếu con bạn chơi bằng thiết bị của bố mẹ, việc ngăn trẻ mang đồ này về phòng riêng có thể là cách tốt để hạn chế việc chúng chơi game, vào mạng. Và khi bạn cân nhắc liệu con mình đã thực sự cần có máy tính, điện thoại chưa, hãy nhớ là, hầu hết trẻ đều chưa cần tới thiết bị này.

Cài đặt mật khẩu bảo vệ

Trẻ có thể vô tình làm tăng hóa đơn tiền mạng hay mua các trò game mất phí nếu bạn để con vô tư chơi trên điện thoại. "Đây là lý do mật khẩu thực sự hữu ích", Markey nói.

Mật khẩu nên cài đặt cho bất cứ trò gì trên điện thoại cần mua bằng thẻ tín dụng. Bạn cũng đừng cho trẻ biết mật khẩu hay cài đặt mật khẩu mà trẻ dễ đoán ra. Cần đảm bảo rằng trẻ chỉ có thể chơi trên điện thoại của bạn khi được bố mẹ cho phép và nên cắt quyền truy cập các trang phải tính thêm phí.

Báo trước thời điểm ngừng chơi

Khi trẻ chơi một trò chơi, cách tốt nhất là cảnh báo cho chúng trước khi đến thời gian không được chơi nữa. Tránh việc ngay lập tức tước bỏ thiết bị điện tử khỏi tay trẻ mà không hề báo trước gì. Hãy nói với con: "Con được chơi 10 phút nữa nhé" và nhắc nhở để trẻ nhớ. Trẻ sẽ dễ hợp tác hơn khi chúng vẫn có quyền chủ động.

Bạn là chủ

Nếu việc cảnh báo trước không hiệu quả, luôn có lựa chọn khác cho bạn. Bố mẹ vẫn là người chịu trách nhiệm, và nếu việc chơi này trở thành một vấn đề, rõ ràng là cần hạn chế việc trẻ truy cập vào smartphone và các thiết bị di dộng khác, Steiner-Adair nói.

"Bạn là chủ các thiết bị này, bạn chỉ cần lấy lại nó là xong", nhà tâm lý nhấn mạnh.

Lấp đầy thời gian của trẻ

Với một số trẻ, các trò chơi trên thiết bị di động không chỉ là trò tiêu khiển, đó còn là một cách để đối phó với căng thẳng, lấp đầy các lỗ hổng trong đời sống xã hội hay đơn giản là để khuây khỏa những giờ buồn chán. Tước đi thiết bị di động với những trò chơi trẻ yêu thích mà không mang đến cho con bất cứ hoạt động nào thay thế thì sẽ chẳng có hiệu quả về lâu dài.

Vì vậy, sau khi giới hạn việc chơi game của con, hãy đảm bảo lấp đầy khoảng thời gian trống đó bằng các hoạt động khác. Hãy đăng ký cho con tham gia lớp tập đá bóng, hay đạp xe, đi bơi... mỗi tuần ba lần.

Làm gương

Trẻ luôn học theo cha mẹ. Nếu bố mẹ lúc nào cũng dính mắt vào màn hình điện thoại, trẻ cũng sẽ coi việc không ngừng chơi game là hành vi có thể chấp nhận được. Vì vậy, bố mẹ nên đặt điện thoại hay máy tính bảng xuống khi vào bữa ăn hay lúc chơi với con.

Chữa bệnh lười của bố mẹ trước

Bố mẹ cũng nên xem lại sự nghiêm khắc nhìn nhận về sự phụ thuộc của mình vào các thiết bị di động. Nhiều phụ huynh còn đưa smartphone cho con để có nhiều thời gian rảnh rỗi, không bị trẻ quấn lấy chân hay để con ăn ngoan, làm theo lời bố mẹ nói. Điều đó sẽ không vấn đề gì ở mức độ vừa phải nhưng trẻ thực sự cần học cách cư xử đúng mực mà không cần có các "vật hối lộ" này.

Việc ngừng sử dụng "bảo mẫu" smartphone hay máy tính bảng ban đầu có thể làm trẻ khó chịu, thậm chí còn ăn vạ, gào khóc nhưng dần dần chúng sẽ phải học cách thích nghi và chấp nhận nếu bố mẹ kiên quyết.

Vương Linh (Theo Livescience) 

bình đựng nước inox , đồ chơi ngoài trời cho bé, bóng nhựa cho bé
Nguồn: http://dochoihahuy.com/con-ban-qua-say-voi-smartphone-va-cach-doi-pho.html

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Không tiêm phòng trẻ có nguy cơ cao mắc thủy đậu

Theo cơ quan y tế quận Brooklyn (New York, Mỹ), có 75 trường hợp bị thủy đậu tại Williamsburg từ tháng 3/2016 đến ngày 17/5/2016. Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 3 tuổi. Trong đó có đến khoảng 72% có các trường hợp không được tiêm phòng và 14% không tiêm đủ liều vắc-xin khuyến cáo.


tre em

Tiêm đủ liều vắcxin chủng ngừa thủy đậu mang lại hiệu quả phòng bệnh tới 98%. Trước sự bùng phát của dịch bệnh càng lớn thì quan chức y tế Brooklyn đã lên tiếng yêu cầu các bậc cha mẹ phải tiêm phòng bệnh thủy đậu đầy đủ cho trẻ. Các bác sĩ cho biết, đối với người chưa được chủng ngừa, triệu chứng thủy đậu có thể sau 3 tuần mới xuất hiện. Bệnh tiếp tục truyền nhiễm trong 8 ngày sau đó mà chúng ta không hề biết.

Mời bạn xem thêm sản phẩm:

Nếu điều trị muộn hoặc chưa đúng cách, thủy đậu có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn da, viêm phổi, viêm não,  nhiễm trùng huyết… Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị tử vong, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai hay bất kỳ ai có hệ miễn dịch bị suy yếu. Bởi vậy bạn cần lưu ý các dấu hiệu ban đầu của bệnh dù là nhỏ nhất như ho, sổ mũi… Việc tiêm phòng đầy đủ là cách tốt nhất ngăn ngừa thủy đậu bùng phát và lây lan.

Trong trường hợp mắc thủy đậu do chưa tiêm vắc-xin đầy đủ hoặc hệ miễn dịch yếu, người bệnh cần điều trị tích cực nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, trong điều trị thủy đậu nói riêng và các bệnh nằm ở ngoài da do virus nói chung, nano bạc được ứng dụng phổ biến nhờ ưu điểm: tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, ngăn chặn không cho chúng phát triển và lây lan.

Các nhà khoa học còn sử dụng nano bạc làm thành phần chính kết hợp cùng dịch chiết xoan Ấn Độ (neem hay cây sầu đâu), chitosan và bào chế dưới dạng gel bôi ngoài da giúp diệt khuẩn, virus ẩn náu hiệu quả hơn, nó làm sạch và giúp các tổn thương nhanh chóng phục hồi, ngăn ngừa hình thành sẹo. Sản phẩm được đánh giá cao trong điều trị một số bệnh ngoài da do nhiễm virus như thủy đậu, tay chân miệng, sởi, zona thần kinh…

Trong điều kiện thời tiết thất thường, trẻ lúc này sẽ có hệ miễn dịch suy giảm thì nguy cơ mắc bệnh tăng cao. Bởi vậy, cha mẹ cần chăm sóc và bổ sung dưỡng chất tăng sức đề kháng cho trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, cần chú ý vệ sinh, cách ly với mọi người, sử dụng sản phẩm bôi ngoài da chứa nano bạc để cải thiện triệu chứng, điều trị bệnh an toàn..

Theo vnexpress
Nguồn: http://dochoihahuy.com/khong-tiem-phong-tre-co-nguy-co-cao-mac-thuy-dau.html

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Làm sao để giúp được trẻ hạnh phúc ?

Các lời khuyên của chuyên gia tâm lí sẽ giúp các ông bố bà mẹ hiểu con hơn, giúp con hạnh phúc hơn.


Làm sao để giúp được trẻ hạnh phúc ?-  Bố mẹ hãy tương tác với con bằng những việc chơi đùa với con

Nếu bạn cùng chơi đùa với chúng, chúng cũng sẽ cảm thấy rất vui vẻ. Bạn làm được điều này thường xuyên tức là bạn đang tạo cho con một tuổi thơ khiến trẻ cảm thấy sẽ gắn bó với cha mẹ hơn. Đây là bước tốt nhất để đảm bảo trẻ sẽ được hạnh phúc trong tương lai.

- Giúp trẻ phát triển các kĩ năng

Các trò chơi có thể tạo ra niềm vui, nhưng hãy vui chơi theo cách mà có thể sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng. Bằng cách khuyến khích trẻ tập luyện nhiều kĩ năng khác nhau. Cảm giác để trẻ có những kiểm soát này là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hạnh phúc trong giai đoạn trưởng thành.Trẻ cần được phép lựa chọn và được làm những gì chúng được thích. Ép buộc và sự thiếu vắng niềm vui không có ý nghĩa gì cả.

- Tạo các thói quen lành mạnh cho trẻ

Hãy cho trẻ ngủ nhiều, vận động nhiều thì lúc này trẻ sẽ ăn uống tốt. Trẻ nhỏ luôn luôn vận động nếu không có ai tìm cách kìm hãm chúng. Một số thức ăn có thể ảnh hướng đến cảm xúc của trẻ.

- Để cho trẻ tự đối mặt với khó khăn

Đôi khi cha mẹ nghĩ rằng việc làm hộ cho trẻ mọi thứ, khiến cuộc sống của trẻ thuận lợi, dễ dàng, sẽ làm trẻ hạnh phúc. Tuy nhiên Carrie Masia-Warner – nhà tâm lý học trẻ em ở Đại học Y khoa New York lại xem đây là một sai lầm rất lớn của những bậc phụ huynh yêu con không đúng cách.

Cha mẹ không nên luôn luôn tìm cách giúp trẻ ngay lập tức hoặc giải tỏa những cảm xúc tiêu cực ở chúng. Trẻ cần có cơ hội cảm nhận và tự xử lý các cảm xúc. Trẻ có cơ hội tập như vậy sẽ phát triển kĩ năng xử lý các cảm xúc tiêu cực. Đây cũng là yếu tố quan trọng dự đoán mức độ hạnh phúc trong cuộc sống tương lai của trẻ. Chơi một mình 10-15 phút mỗi ngày rất tốt cho trẻ. Thói quen này giúp trẻ tự tin và độc lập.

- Cho phép trẻ tức giận hoặc buồn bã

Trẻ cần hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực là bình thường, nó là một phần của cuộc sống. Hãy để con được trải nghiệm mọi cảm xúc, bao gồm cả tức giận và buồn bã. Thay vì ngăn cản con, điều bố mẹ cần làm là giúp con diễn giải lại cảm xúc. Trẻ nhỏ hiểu rất nhanh hai từ “vui vẻ” và “giận dữ”. Khi trẻ đặt hai từ đó vào cảm xúc của chúng, chúng sẽ có khả năng nhận biết và kiểm soát cảm xúc.

Dạy con bạn cách chia sẻ và quan tâm tới người khác. Đưa cho trẻ một chiếc quần bẩn và yêu cầu trẻ bỏ vào thùng giặt là cũng rất đủ để dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ.

- Hãy làm gương cho trẻ học theo

Bạn có thể "truyền" lại tính khí, cách ăn nói của bạn cho con qua những hành vi và kiểu dạy con của bạn. Trẻ nhỏ có xu hướng, nhận biết rất tốt để bắt chước cả các cảm xúc của người lớn. Khi bạn cười lúc này trẻ cũng sẽ cười và não bộ trẻ phát đi tín hiệu phải cười. Riêng việc này đã kích thích nhiều đường kết nối neuron.

Nếu bạn biết ơn những điều giản dị và thể hiện điều đó thì bạn sẽ là một tấm gương thật tuyệt vời cho con. Bạn cũng không nên che giấu các cảm xúc tiêu cực của bản thân khi đứng trước con. Bạn hoàn toàn có thể thể hiện chúng với con theo cách hợp lý, và cho con bạn thấy bạn tự xử lý cảm xúc như thế nào.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-sao-de-giup-duoc-tre-hanh-phuc.html

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Những lưu ý khi sử dunmgj bông và dậu gội cho bé đúng cách

Những hóa chất và vật phẩm phụ gia trong các sản phẩm mỹ phẩm dành riêng cho trẻ em hay người lớn cũng đều là mối quan tâm của chúng ta. Nhiều bà mẹ băn khoăn không biết có nên bắt đầu cho bé nên tiếp xúc với xà phòng và dầu gội sớm hay muộn, vào thời điểm nào.

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, mặc dù không có giới hạn về độ tuổi khi sử dụng các sản phẩm công thức cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, lúc này bạn không nên tắm gội cho trẻ bằng những sản phẩm này cho đến khi trẻ rụng rốn. Tắm với nước ấm được khuyến nghị trong thời gian này. Sau khi cuống rốn liền hoàn toàn, bạn có thể tắm được xà phòng cho bé 1 tuần 2-3 lần. Sử dụng dầu gội và xà phòng dành riêng cho trẻ em, không sử dụng chung với người lớn cho đến khi trẻ 1 tuổi. Đọc các thành phần trước khi lựa chọn sản phẩm và nên tránh các sản phẩm chứa quá nhiều những thành phần lạ hoặc có nhiều màu và mùi thơm.

15239-tam-cho-be

Các chất phụ gia như phthalate và paraben có thể gây kích thích cho da trẻ vì nó rất nhạy cảm, mặc dù cũng không có nhiều phàn nàn về vấn đề này. Dùng dầu gội đầu 1.2 tuần cho bé là đủ, sử dụng dầu tắm hoặc dầu gội quá nhiều có thể làm mất đi lớp dầu và độ ẩm tự nhiên của da trẻ, khiến da khô và ngứa.

Những lưu ý khi sử dụng xà bông và dầu gội cho trẻ

- Nếu bạn cho bé sử dụng, dùng xà phòng lần đầu tiên và cảm thấy e ngại, hãy thử lên một phần nhỏ da trẻ và đợi một vài giờ. Nếu không có những dấu hiệu mẩn đỏ hoặc kích thích thì sản phẩm này có thể dùng được.

- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, không được bôi xà phòng trực tiếp lên da. Hòa loãng và sử dụng một miếng bọt biển hoặc khăn vải mềm để lau làm sạch cho bé.

- Sử dụng xà phòng không mùi. Càng ít các thành phần và hóa chất trong xà phòng càng tốt cho trẻ.- Không để xà phòng hoặc dầu gội đầu ở lại trên da bé lâu hơn 3-4 phút.

- Vì bé còn nhỏ nên da rất mịn, không cần thiết phải kì mạnh vì da trẻ không chứa nhiều bụi bẩn như người lớn. Sử dụng xà phòng, mát-xa nhẹ nhàng và rửa sạch.

- Nên tránh các chất làm cho nước tắm sủi bọt và thơm cho tới khi trẻ 3 tuổi vì khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu là cao.

Theo Liva.

bóng nhựa giá rẻ , bàn mầm non
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-luu-y-khi-su-dunmgj-bong-va-dau-goi-cho-dung-cach.html

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Trẻ hay khóc đêm với 10 lý do

Dưới đây công ty Hà Huy chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn 10 yếu tố làm cho bé hay khoc đêm

1. Bé khóc, khó chịu do mọc răng

Nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên thức dậy trong đêm và quấy khóc vào ban đêm có thể là do bé đang mọc răng. Những chiếc răng sữa đầu tiên nhô lên khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu, ngứa răng lợi, sốt. Vì thế bé sẽ khó ngủ ngon giấc và quấy khóc nhiều hơn.

Để đối phó với tình trạng này mẹ nên cho bé ngậm núm vú giả, đồ chơi bằng nhựa mềm… Ngoài ra, nếu bé chưa cai được sữa mẹ thì có thể cho bé bú nhiều hơn để giảm những cơn đau, giúp bé dễ dàng ngủ trở lại.

2. Do bé đói

Bụng đói meo cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé yêu của bạn thường xuyên thức dậy và quấy khóc ở lúc nửa đêm. Trong trường hợp này cho bé ngậm ti mẹ hoặc một bình sữa ấm là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên cũng không vì thế mà mẹ cho bé ăn đêm quá nhiều vì như thế sẽ tạo cho bé thói quen xấu khiến trẻ thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm hơn. Tốt nhất trước khi đi ngủ mẹ nên cho bé ăn no để bé có thể ngủ suốt đêm.

be-khoc-trong-dem

3. Bé mới học bò, lăn, đứng hoặc tập đi

Trẻ bắt đầu học bò, lăn, ngồi, đứng hoặc tập đi… sẽ thường xuyên muốn thực hành kỹ năng mới học được. Vì thế trong lúc đang ngủ, bé sực nhớ cần phải thực hành kỹ năng mới này nên bé sẽ bất chợt thức giấc lúc nửa đêm lăn qua lăn lại, bò trườn trên giường… Và tất nhiên sau những pha biểu diễn bất đắc dĩ bé sẽ khó để ngủ trở lại. Lúc này mẹ nên cho bé bú, ru bé hoặc xoa lưng để giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

4. Do bé bị nóng trong người

Thân nhiệt của trẻ em thường cao hơn người lớn từ 1-2 độ C. Vì thế trong lúc ngủ trẻ dễ bị ra mồ hôi, cảm thấy nóng và khó chịu trong khi đó người lớn thường không có cảm giác này. Nếu bé thức dậy vì nóng và ra nhiều mồ hôi mẹ nên dùng khăn mềm lau sạch mồ hôi ở sau lưng, tóc bé… Tiếp đến nới lỏng quần áo bé, đắp cho bé chiếc chăn mỏng hơn, điều chỉnh lại nhiệt độ trong phòng, bỏ bớt gấu bông, gối ôm để tạo không gian thoáng mát giúp bé ngủ ngon hơn.

5. Do bé bị lạnh

Đối với trẻ nhỏ nhiệt độ lý tưởng trong phòng để giúp bé ngủ ngon là từ 28-29 độ C. Việc để điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh không những không tốt cho sức khỏe của bé mà còn là một trong những nguyên nhân khiến bé thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm do bị lạnh. Vì thế khi ngủ mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ thích hợp với thân nhiệt của bé. Vào mùa đông nên cho bé nằm ngủ giường nệm, đắp chăn ấm mặc quần áo kín, mang tất chân cho để giúp bé ngủ ngon hơn.

6. Do trẻ chưa có khả năng tự điều chỉnh được nhịp độ sinh học

Trẻ nhỏ chưa có khả năng điều khiển nhịp độ sinh học của mình. Vì thế bé có thể ngủ rất sớm và thức dậy muộn hoặc có thể ngủ bất cứ lúc nào trong ngày… Bé thường xuyên giật mình tỉnh giấc và khó để tự ngủ tiếp mà cần sự trợ giúp của cha mẹ.

Những bé thường xuyên ngủ ngon giấc chúng sẽ ít thức dậy lúc nửa đêm. Còn ngược lại những đứa trẻ có xu hướng thức đêm thì bé sẽ thường xuyên thức đêm trong một thời gian dài.

7. Do bé bị chứng trào ngược

Trẻ dưới 1 tuổi thường gặp bị chứng trào ngược, nôn ói, chướng bụng khi mẹ cho bé nằm ngủ ngay sau bữa ăn. Lúc này bé sẽ cảm thấy khó chịu, nên rất khó để ngủ ngon giấc cho đến sáng hôm sau. Cách tốt nhất mẹ không nên cho bé đi ngủ ngay sau khi ăn no. Hoặc nếu mẹ có thói quen cho bé bú nằm hoặc nằm ăn thì nên kê cao đầu bé. Sau khi bé ăn no nên vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi tránh bị đầy bụng gây khó chịu ảnh hưởng tới giấc ngủ.

8. Do bé gặp ác mộng

Trẻ cũng thường gặp những cơn ác mộng vì thế không có gì là ngạc nhiên nếu bé đang ngủ bỗng dưng giật mình khóc thét lúc nửa đêm. Lúc này điều mẹ nên làm là vỗ về bé, đặt tay nhẹ nhàng lên ngực để trấn an và giúp bé an tâm hơn, bé sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

9. Do bé đang ở trong giai đoạn tăng trưởng bứt phá

Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ có những mốc phát triển nhất định. Vì thế nhu cầu về năng lượng của bé cũng nhiều hơn nên việc trẻ nhỏ thường xuyên thức vào đêm để ăn là điều khó tránh khỏi. Vì thế vào bữa tối mẹ nên cho bé ăn no và nên ăn những thực phẩm chắc bụng để trẻ no lâu.

10. Có thể bé đang bị đau

Trẻ có thể bị đau do bị côn trùng cắn hoặc muỗi đốt. Vì thế nếu bé bỗng dưng thức giấc và quấy khóc lúc nửa đêm, mẹ nên kiểm tra chân, tay của bé có bị vết côn trùng cắn hay không; hay chỗ nằm của bé có bị vướng vật cứng nào bên dưới không, bé có bị vật gì quấn vào tay hoặc chân hay trên cơ thể không…. Đôi khi chăn quấn quá chặt cũng khiến bé đau và khó thở vì thế bé sẽ khó ngủ.

Theo Thế giới trẻ
Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-hay-khoc-dem-voi-10-ly.html

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ vào mùa thu

Thường khi vào mùa thu thì nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều tối thường thấp hơn và lạnh hơn so với ban ngày. Chính vì thế trẻ thường hay bị mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, bị tiêu chảy và rất nhiều những căn bệnh khác. Hơn nữa, hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ là tương đối thấp, bởi vậy trẻ rất dễ mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm

cham-soc-em-be-vao-mua-thu

1. Nên mặc thêm áo ấm cho trẻ.

2. Khi cho trẻ uống nước, nên dùng loại nước ấm, tránh dùng nước lạnh sẽ khiến trẻ bị viêm họng.

3. Chú ý việc tiêm chủng. Vào mùa thu có thể cho trẻ uống vaccine rotavirus để giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy.

4. Chú ý việc vệ sinh cơ thể cũng như vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đặc biệt, khi trẻ ra ngoài đường nên cho trẻ đeo khẩu trang. Đánh răng thường xuyên, súc miệng nước muối vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ để phòng ngừa viêm họng.

5. Làm sạch không khí trong phòng. Mỗi ngày nên mở cửa cửa sổ khoảng từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 30 dến 40 phút.

6. Chú ý cho trẻ ngủ đủ giấc và sinh hoạt một cách điều độ và khoa học. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ nên được dậy cách ăn, ngủ, chơi…đúng giờ giấc. Điều này rất có lợi để nâng cao hệ miễn dịch của trẻ trong mùa thu.

Mời các bạn tìm hiểu thêm:


7. Các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho rằng. Việc tập thể dục không những có tác dụng giúp tăng cường thể chất cho trẻ mà còn có thể giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Mỗi ngày, ít nhất trẻ nên có khoảng 2 tiếng đòng hồ dành cho các hoạt động giải trí ngoài trời.

8. Việc mát xa cho trẻ em mỗi ngày cũng giúp lưu thông máu. Trẻ có thể tập các môn thể thao phù hợp như nhảy dây, đá bóng…hoặc bơi lội. Bơi lội được coi là môn thể thao giúp nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất dành cho trẻ em.

9. Duy trì cho trẻ một chế độ ăn hợp lý. Bữa ăn của trẻ nên có đầy đủ chất dinh dưỡng và phải đa dạng. Tuy nhiên mà nói mỗi bữa nên ăn gì và ăn bao nhiêu là vừa đủ là điều rất quan trọng. Không phải cứ cho trẻ ăn nhiều chất bổ dưỡng là tốt. Các chuyên gia cho rằng, cha mẹ cần phải chú ý, đặc biệt phải bảo đảm một ngày cần cung cấp cho trẻ đủ lượng protein, chất béo, lượng vitamin và các khoáng chất.

10. Giữ không khí vui vẻ trong gia đình là điều rất quan trọng đối với tâm lý của trẻ. Cho nên người lớn nên chú ý để trẻ không phải chịu áp lực về tâm lý hay cảm thấy buồn phiền.

Theo Parents
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-dieu-can-biet-khi-cham-soc-tre-vao-mua-thu.html

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Một số điều cha mẹ cần biết để dậy con ngoan

Đối với con nhỏ, ngoài việc học các kiến thức trên sách vở, các bậc cha mẹ nên quan tâm các bé nhiều hơn bằng cách dạy con nhỏ những điều hay lẽ phải trong cuộc sống để con bạn trở thành một đứa trẻ ngoan. Dưới đây là những điều cần thiết cha mẹ nên làm:

day-con-ngoan

1. Khi con muốn yêu cầu điều gì, hãy dạy con nói lễ phép.

2. Luôn biết nói “cảm ơn” khi nhận được bất kì thứ gì.

3. Dạy con không được cắt ngang lời người lớn trừ khi đó là một trường hợp khẩn cấp. Cha mẹ hãy giải thích cho con biết rằng chen ngang vào cuộc nói chuyện của người khác là một thói quen xấu, nếu con muốn nói gì hãy đợi người lớn nói chuyện xong.

Nếu con muốn can thiệp vào câu chuyện đang dở của người lớn hoặc muốn thu hút sự chú ý, cha mẹ hãy dạy con nói một cách lịch sự như “mẹ ơi cho con hỏi một chút”, “mẹ ơi con có chuyện muốn nói”....

4. Dạy con không được phép tự ý sử dụng đồ của người khác khi chưa được phép. Hãy nói với trẻ rằng việc tùy tiện sử dụng đồ mà chưa nhận được sự đồng ý của chủ nhân là một hành động bất lịch sự và có thể gây hiểu nhầm là trộm đồ. Nếu con muốn sử dụng hoặc tò mò về bất cứ thứ gì của ai đó, con cần phải xin phép.

5. Không được nói những từ ngữ tiêu cực, bất lịch sự trước mặt người lớn tuổi. Hãy dạy con “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

6. Dạy con không bao giờ được phép nhận xét, đánh giá, chê bai về người khác. Cha mẹ hãy giải thích cho trẻ thiểu rằng tất cả mọi người đều có lòng tự trọng và không được làm tổn thương điều đó, nếu con phán xét họ thì chắc chắn con cũng sẽ trở thành tâm điểm để người khác đánh giá.

7. Nếu con được mời đến nhà bạn chơi, hãy dặn trẻ phải biết cảm ơn, chào hỏi lễ phép.

8. Trước khi vào phòng hoặc nhà của người khác phải gõ cửa và xin phép mới được vào

9. Không dùng tiếng lóng hay nói bậy trước mặt người lớn tuổi.

10. Dạy trẻ không được đặt biệt danh xấu cho bạn bè hay người khác, không được gọi bạn bè cùng trang lứa bằng những cái tên thô tục vì đó là một hành động không hay.

11. Luôn tốt bụng và lịch sự với tất cả mọi người. Không được lấy người khác ra làm trò đùa cho mình, vì đây là một việc làm tàn nhẫn.

12. Dạy trẻ cách ngồi vào bàn ăn lịch sự, biết sử dụng đũa, thìa và các vật dụng khác đúng cách.

13. Nếu chẳng may va hay đụng vào người khác, phải biết nói xin lỗi.

14. Phải che miệng khi ngáp hoặc hắt xì ở nơi công cộng.

15. Dạy con biết mở cửa cho người lớn tuổi. Những hành động tuy nhỏ nhưng đáng yêu của trẻ sẽ tạo ấn tượng tốt với mọi người.

16. Khi đi ngoài đường, nếu trẻ bắt gặp người lớn tuổi đang vất vả làm một việc gì đó, hãy dạy con biết hỏi thăm xem họ có cần sự giúp đỡ hay không.

17. Khi người lớn yêu cầu làm việc gì, con nên có thái độ kính trọng và vui vẻ làm việc đó.

18. Khi nhận được sự giúp đỡ từ ai đó, hãy dạy con luôn biết nói câu “cảm ơn”.

Và cuối cùng cha mẹ nên dạy trẻ cách nhường nhịn bạn bè, nhường nhịn những em bé ít tuổi hơn.

lưới chắn cầu thang , bộ tập gym cho bé , bập bênh nhựa
Nguồn: http://dochoihahuy.com/mot-dieu-cha-can-biet-de-day-con-ngoan.html