Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Những Lưu ý khi chọn mua đồ chơi trí tuệ cho trẻ em

Đồ chơi trẻ em đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngay từ khi mới lọt lòng cho đến giai đoạn tiền dậy thì, trẻ em đều cần được chơi đùa vì đó là cách học sơ khai nhất dành cho bé. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều đồ chơi nhằm phát triển trí thông minh cho trẻ. Những món đồ chơi đó được gọi chung là đồ chơi trí tuệ hay đồ chơi thông minh.


Xã hội càng phát triển trong những guồng quay của công việc, nhiều người còn không có thời gian để dành cho gia đình. Có nhiều bậc phụ huynh thay vì bỏ thời gian chơi cùng con lại tìm cách mua những món đồ chơi để thay vai trò của cha mẹ đối với bé. Bên cạnh đó, có không ít gia đình tìm mua những món đó chơi giúp phát triển trí thông minh của trẻ nhằm tạo điều kiện cho bé phát triển hoàn thiện hơn ngay từ lúc còn nhỏ.
Với tâm lý “đầu tư cho con cái là bền vững nhất”, nhiều người không ngần ngại bỏ ra rất nhiều tiền để mua đồ chơi cho trẻ. Nắm bắt được nhu cầu này của những người làm cha mẹ, rất nhiều cửa hàng đồ chơi dành cho trẻ em được mở ra, và mặt hàng chủ yếu là đồ chơi trí tuệ.
Đồ chơi trí tuệ có thể hiểu nôm na là những món đồ chơi giúp bé phát triển trí tuệ, bởi khi tham gia các trò chơi, chúng vừa là một người chơi vừa là một nhà nghiên cứu nghiệp dư.

Những Lưu ý khi chọn mua đồ chơi trí tuệ cho trẻ em
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ trẻ em thì đồ chơi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển của các em. Đồ chơi không những định hình nhân cách và tính tình ở trẻ, mà còn góp phần giúp trẻ hiểu thêm về cuộc sống và về thế giới xung quanh. Có thể khẳng định, trẻ càng tham gia nhiều trò chơi từ khi còn bé, được chơi những trò chơi phù hợp với lứa tuổi thì càng có khả năng phát triển hoàn thiện hơn. Chính vì thế, trên thị trường đồ chơi dành cho trẻ em hiện nay có rất nhiều những món đồ chơi giúp bé tìm hiểu về thế giới xung quanh như Cubic Fun, Lego…
Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng còn phân loại ra những đồ chơi ra thành những nhóm khác nhau như: nhóm đồ chơi phát triển nhận thức, nhóm khám phá thế giới xung quanh, đánh thức tiềm năng sáng tạo, rèn luyện ý thức, giáo dục nhân cách, hướng nghiệp, khẳng định nhân cách… Những vị phụ huynh khi đi mua đồ chơi trí tuệ cho con đều như lạc vào mê hồn trận những món đồ.
Nhiều nơi bán, nhiều người bán nhưng giá của những món đồ chơi này lại không phải mềm, có thể lên tới hàng trăm nghìn đồng thậm chí cả triệu đồng. Chẳng hạn như bộ xếp hình “Sở chỉ huy tiền phương”, món đồ chơi này có giá được niêm yết tại cửa hàng E-toys Center 28B/44 Điện Biên Phủ là 500.000 đồng, thậm chí nhiều bộ xếp hình Lego có giá lên tới hàng triệu đồng. Bể bơi Intex hai đáy dành cho trẻ em chơi bóng và nghịch nước tại cửa hàng đồ chơi thông minh có giá là 750.000 đồng... Chưa kể những bộ xếp hình rất cầu kỳ như hình khủng long, cung điện, tàu thủy, máy bay có giá lên đến hàng triệu đồng tùy mức độ chi tiết của sản phẩm.

Đến với công ty Hà huy chúng tôi luôn luôn cung cấp những sản phẩm cho bé tốt nhất, uy tín nhất giúp bé tăng về trí nhớ cũng như sức khỏe như:

Đối với một số người thì giá cả lại không phải là vấn đề then chốt khi chọn mua đồ chơi cho trẻ em. Khi mua, các bậc phụ huynh đã lưu ý tới vấn đề độ tuổi quy định đối với mỗi trò chơi. Bởi, đối với mỗi lứa tuổi phát triển của trẻ lại đòi hỏi phải có những trò chơi, đồ chơi phù hợp nếu không muốn bị “phản tác dụng”.
Chị Nguyễn Thị Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Trước đây tôi hay mua bộ xếp hình chi tiết cho con, nhưng sau một lần cháu nuốt đồ chơi phải đưa đi cấp cứu tôi mới được biết mỗi đồ chơi đều dành cho một lứa tuổi nhất định. Chẳng hạn đồ chơi lắp ráp quá chi tiết thì bé phải trên 8 tuổi mới chơi được”. Bởi vậy, những đồ chơi được nhập ngoại thường phải ghi rõ lứa tuổi sử dụng để tránh gây nguy hại cho trẻ.
Nhưng ngay cả những đồ chơi nhập ngoại về có ghi rõ dành cho độ tuổi nào thì vẫn có phụ huynh không mấy bận tâm. Rất nhiều người chỉ mua đồ chơi theo sở thích của con. Anh Đỗ Thành Long đến mua đồ chơi cho con tại cửa hàng E-toys Center 28B/44 Điện Biên Phủ cho hay: “Tôi thường mua đồ chơi cho con theo sở thích của cháu, cháu thích cái gì thì tôi mua cái đấy”. Hầu hết các cửa hàng bán đồ chơi ở Việt Nam hiện nay đều không ghi rõ lứa tuổi phù hợp với trò chơi, phần vì muốn bán được hàng, phần thì khách cũng không thắc mắc.
Chính việc thiếu cẩn trọng trong lựa chọn đồ chơi dành cho bé có thể dẫn đến những tác hại khôn lường. Một nhân viên của cửa hàng Đồ chơi thông minh tại số 126 Hoàng Quốc Việt nhận xét: “Gần đây đã có những phụ huynh khi đi mua đồ chơi cho con quan tâm hơn đến chuyện lựa chọn đồ chơi theo độ tuổi. Chính vì thế cửa hàng đã có hẳn một phần giới thiệu riêng trên trang web dochoithongminh.com về đồ chơi theo độ tuổi để tiện cho khách hàng tham khảo”.
Xã hội càng phát triển thì lại kéo theo đó là mức sống của người dân được nâng cao. Rất nhiều gia đình luôn sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để mua đồ chơi cho con cái. Tuy nhiên, các gia đình cần xem xét thật kỹ và cẩn trọng để có thể thực sự phát triển trí tuệ cho các em.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-luu-y-khi-chon-mua-choi-tri-tue-cho-tre-em.html

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Những trò chơi cho bé ở những năm đầu tiên

Đối với bé ở tuổi còn nhỏ chơi chính là học và bạn hoàn toàn có thể dạy cho bé rất nhiều điều thông qua những trò chơi nhỏ thú vị.

do-choi-tre-em1. Trò chơi giúp bé hiểu về sự tồn tại
Mẹ hãy giấu một vật gì đó vào trong hộp như quả bóng chẳng hạn, rồi hỏi bé: "Quả bóng đâu rồi nhỉ", sau đó mẹ nên tìm cách để khuyến khích bé mở hộp.
Trò chơi này giúp bé hiểu rằng quả bóng vẫn luôn ở đó, ngay cả khi bé không nhìn thấy nó.
2. Vẫn là trò chơi với bóng
Bố hoặc mẹ có thể ngồi đối diện với bé nhưng cách xa một đoạn, sau đó đẩy quả bóng về phía bé, rồi hướng dẫn con đẩy bóng về phía mình. Bố mẹ thường có cố gắng duy trì trò chơi trong một lúc.
Trò chơi đẩy bóng qua lại này dạy cho bé hiểu về sự luân phiên, điều này sẽ giúp ích cho bé sau này để thiết lập các cuộc đối thoại và hiểu về sự chia sẻ.
3. Trò chơi xây tháp
Cha mẹ không cần phải bỏ ra nhiều tiền để mua lego hay những bộ đồ chơi đắt tiền cho bé trong năm đầu đời này đâu vì điều đó là chưa cần thiết. Mẹ chỉ cần chọn những chiếc hộp có nhiều màu sắc là bé có thể chơi được trò này.
Hãy cùng với bé xếp chồng các hộp lên nhau, và với mỗi chiếc hộp được xếp lên, bạn hãy giải thích đơn giản qua cho bé về kích thước và màu sắc của hộp. Sau khi xây xong tháp, bạn và bé có thể đẩy nhẹ để tháp đổ ụp xuống vào tạo ra tiếng động loảng xoảng vui tai.
Trò chơi xây tháp không chỉ dạy cho các bé khái niệm về hình dạng và kích thước mà còn là những bài học đầu tiên về nguyên nhân và hệ quả khi bạn nói với bé: “Ồ, con xem này, khi mình chạm vào những chiếc hộp này, chúng đổ xuống và gây ra tiếng động”.

4. Vui đùa trong khi tắm
Hãy biến 15 phút tắm mỗi ngày thành khoảng thời gian bé có thể vừa chơi vừa học với nước.
Mẹ hãy giơ cao miếng bọt biển ướt để nước nhỏ giọt lên tay bé, sau đó hãy vắt miếng bọt biển để nước chảy xuống thành dòng, chuyển miếng bọt biển cho bé và xem bé thực hành điều vừa học được như thế nào nhé.
Hoặc lấy chiếc vài chiếc cốc nhỏ rồi rót nước từ cốc này sang cốc khác và hướng dẫn bé làm để rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
5. Trò chơi đoán tiếng động
Mẹ hãy lấy một món đồ chơi nào đó của con có thể phát ra âm thanh nhỏ và giấu dưới chăn hay chiếc khăn nào đó. Ban đầu mẹ có thể để hở một phần đồ chơi để bé dễ dàng tìm kiếm. Sau đó mẹ hãy giấu toàn bộ đồ chơi đi và chỉ cho phát ra âm thanh thôi và khuyến khích bé tìm.
Mẹ hãy thay đổi nơi cất giấu để bé hứng thú hơn trong việc tìm kiếm và nhớ chúc mừng khi bé tìm ra đồ vật đó nhé!
6 Trò chơi mẹ đang ngủ
Mẹ hãy nói với bé rằng: "Mẹ đi ngủ đây" và giả vờ nằm xuống nhắm mắt lại. Sau đó bật dậy mở mắt ra như vừa tỉnh ngủ và nói: "Chào con yêu". Bé sẽ cười khanh khách với trò này đấy!
Trò chơi này sẽ làm cho bé bi bô nhiều hơn vì có nhiều bé tầm 6 tháng thôi đã biết u ơ để gọi mẹ dậy đấy!
7. Tiếng lá cây xào xạc
Nếu đang là mùa lá rụng, mẹ hãy cho bé đến một nơi có tiếng ra cây rơi xào xạc để bé nghe và cảm nhận những âm thanh này.
Hoặc cha mẹ có thể gom một số loại lá khô có màu sắc, kích thước khác nhau và để bé khám phá chúng bằng tay của mình (nên nhớ là phải có sự giám sát của mẹ nhé).
Mẹ hãy vò nát vài cái lá để bé có thể nghe tiếng lá khô vỡ vụn trong tay và học được rằng việc vò lá cây khô sẽ tạo ra tiếng vỡ giòn tan như thế. Hãy chọn một chiếc lá to đủ để che gần hết khuôn mặt của bạn để chơi trò ú òa vui nhộn và quen thuộc với bé.
8. Bộ sưu tập nhiều màu sắc
Mẹ hãy lấy tất cả đồ chơi của bé ra và phân loại theo màu sắc. Sau đó hãy chơi trò gọi tên đồ vật cùng màu sắc của chúng, ví dụ: quả bóng màu xanh, chú vịt màu vàng, bông hoa màu đỏ...
Trò chơi này giúp bé biết tên gọi của đồ vật và học về màu sắc.

Để cho bé ngày càng thông minh và phát triển chúng tôi xin gửi tới các bạn một số sản phẩm tốt cho bé như: bộ tập gym cho trẻ , cá nhựa cân, đồ chơi xúc cát
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-tro-choi-cho-o-nhung-nam-dau-tien.html

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Sốc khi bé trai nuốt 42 viên nam châm vào bụng

Một bé trai ở Áo đã được bác sĩ phẫu thuật cứu sống sau khi nuốt 42 viên nam châm vào trong bụng.

Khi phát hiện thấy một số nam châm biến mất, bà mẹ được giấu tên đã tá hỏa tìm kiếm nhưng không thấy. Bà nghi ngờ cậu con trai nuốt chúng vào bụng, mặc dù cậu bé hoàn toàn không với được số nam châm để trên tủ lạnh.
Sau khi phát hiện sự việc, bà mẹ đã nhanh chóng đưa con đến một bệnh viện địa phương để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành siêu âm và phát hiện thấy số nam châm nằm trong bụng bé. Sau đó, bé trai đã được chuyển trực tiếp đến phòng mổ để tiến hành phẫu thuật lấy số nam châm ra.
Bác sĩ Olga Terekhina ở bệnh viện nhi Chelyabinsk Oblast cho biết, nhóm phẫu thuật đã lấy được 42 viên nam châm từ trong bụng của bé. Nữ bác sĩ Nikolai Mikhailovich thuộc khoa nhi của bệnh viện, cũng là người đã trực tiếp lấy số nam châm đó ra hết sức kinh ngạc khi bé trai lại có thể nuốt được một số lượng nam châm nhiều như vậy vào trong bụng.

42-vien-nam-cham-be-nuot

Qua sự việc hi hữu trên, các bác sĩ khuyên nhủ và cảnh báo các bậc làm cha mẹ cần phải để xa những vật nhỏ, nguy hiểm khỏi tầm tay trẻ em. Những trường hợp như thế này không phải là hiếm gặp.
Vào tháng 3 năm ngoái, một bé gái 3 tuổi ở tiểu bang Oregon, miền bắc Mỹ cũng đã phải trải qua ca phẫu thuật để lấy 37 viên nam châm trong dạ dày ra.
Cũng vào tháng 8 năm ngoái, các nhân viên thuộc Tổ chức an toàn người tiêu dùng liên bang Mỹ đã đệ đơn khiếu nại để loại một công ty đồ chơi nam châm ra khỏi thị trường, vì có đến 12 trẻ em đã nuốt phải những mẫu nam châm từ sản phẩm đồ chơi của họ kể từ năm 2009.
An Tử

TheoHP

Nguồn: http://dochoihahuy.com/soc-khi-trai-nuot-42-vien-nam-cham-vao-bung.html

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Cha mẹ mắc phải 3 lỗi phổ biến khi nuôi con

Khi cho con ăn để dụ con nghe lời, không ít bà hay mẹ đã đem những món quà ra trao đổi, chẳng hạn bật ti vi, đi dạo, cho đồ chơi, cho mua bim bim…
Lên ba, nhiều trẻ bỗng dưng trở nên khó bảo và hay ăn vạ. Hiện tượng “nổi loạn tuổi lên ba” hay "khủng hoảng tuổi lên ba" này sẽ không xảy ra nếu các cha mẹ chú ý đến việc giáo dục con ngay từ khi con còn nhỏ xíu. Trẻ sơ sinh hoàn toàn không có khả năng tư duy, vì thế, dạy con lúc này chính là điều chỉnh tính cách của con. Trong quá trình đó, cha mẹ rất dễ mắc một số sai lầm sau:

1. Đáp ứng mọi đòi hỏi của con

Khi nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần phân biệt đâu là nhu cầu, đâu là đòi hỏi của con. Nhu cầu là thứ không có thì con sẽ mệt, đói, hoặc gặp nguy hiểm. Đòi hỏi là những thứ mà con không có cũng không sao. Khi con có nhu cầu, cha mẹ đương nhiên phải đáp ứng. Tuy nhiên, khi đáp ứng nhu cầu, cha mẹ không cần thêm câu cảm thán nào về chuyện này bởi đứa trẻ không hiểu được lời cha mẹ nói nhưng sẽ cảm nhận được sự yếu lòng của cha mẹ về tình trạng của nó. Nắm được điểm này, khi lớn hơn một chút, đứa trẻ sẽ nghĩ ra trò để gây sự với cha mẹ.

Khi con chỉ đòi hỏi, cha mẹ tuyệt đối không nhân nhượng dù chỉ một lần. Chỉ cần một lần đòi hỏi được là đứa trẻ sẽ tiến hành lần sau và với phương pháp dai dẳng, khó chịu hơn lần trước. Cha mẹ càng cương quyết, con càng ngoan ngoãn.

Để tránh tình trạng ăn vạ của trẻ, cha mẹ tuyệt đối không được có suy nghĩ và hành động nào coi đứa trẻ là đặc biệt và khác người. Nếu biết được coi là đặc biệt, đứa trẻ sẽ quấy nhiễu hơn vì cho rằng mình có cái quyền hành đó.

2. Thỏa hiệp với trẻ bằng các món quà

Cha mẹ không nên thỏa hiệp với trẻ. Khi cho con ăn, dụ con nghe lời, ru con ngủ mà không được, không ít các mẹ và các bà đã đem một số thứ ra trao đổi. Ví dụ: bật ti vi, đi dạo, cho đồ chơi, cho mua bim bim… Đứa trẻ không khó khăn gì để biết được lợi thế của việc này và những bữa ăn hay giấc ngủ về sau của trẻ sẽ càng khó khăn hơn vì nó sẽ ép để người lớn phải buộc lòng thỏa hiệp với nó. Như vậy trong nhà sẽ ngập tràn tiếng khóc hờn và quát mắng.

3. Làm hộ con mọi việc

Khi trẻ đã quen được cha mẹ phục vụ tận răng mọi thứ, chúng sẽ phản ứng mãnh liệt nếu một ngày nào đó bị buộc phải tự lau mặt, dọn đồ chơi hay cất cốc uống nước.

Các cha mẹ đừng coi thường trẻ. Từ 6 tháng tuổi, ngồi được vào trong ghế ăn là trẻ đã có thể bốc đồ ăn cho vào miệng. Khi biết đứng và đi được, trẻ đã đủ năng lực để dọn đồ chơi. Khi con được một tuổi rưỡi thì việc tự lau miệng không phải là quá khó khăn. Hãy cho con làm, điều đó không chỉ tỏ thái độ tôn trọng và đề cao con mà còn làm cho cha mẹ giải phóng được một số việc và con cũng trưởng thành hơn.

beTrong trường hợp cha mẹ đã trót tạo điều kiện để trẻ nổi loạn, cách nào để xử lý? Việc này đòi hỏi ở cha mẹ sự kiên nhẫn cũng như bản lĩnh cực cao.

1. Khi con ăn vạ, bố mẹ bế con vào phòng riêng, khóa cửa lại để mọi người xung quanh không thể can thiệp. Đặt con xuống, dọn dẹp sao cho đảm bảo xung quanh con không có gì nguy hiểm. Bật quạt (nếu trời nóng), lấy sẵn khăn mặt để đó cho con tùy nghi sử dụng. Nếu con bày trò nôn ọe thì bố mẹ chuẩn bị chậu để hứng và khăn để lau. Để nguyên đó cho con tự xử. Sau đó, bố mẹ lấy tai nghe ra nghe nhạc, mắt vẫn nhìn con không chớp.

Nếu con đứng dậy, giật ống nghe của bố mẹ thì đương nhiên phải kháng cự. Trong trường hợp kháng cự không nổi thì cất tai nghe đi và ngồi lên giường. Hai chân bố mẹ gập lại sao cho đầu gối sát với mặt. Úp mặt vào đầu gối, vòng tay ôm qua chân. Lúc này, con có xông vào cấu xé, lôi kéo sự chú ý của cha mẹ thì cha mẹ cũng phải mặc kệ. Cố gắng giữ nguyên tư thế ngồi như vậy cho đến khi con tự nín.

Mời bạn tìm hiểu thêm 1 số sản phẩm của công ty Hà Huy chúng tôi: cầu trượt trẻ em , rào chắn cầu thang

Sau khi con đã nín khóc và quên chuyện ăn vạ, bố mẹ không giáo huấn, bởi lúc này trẻ chưa hiểu những lời giáo huấn. Bố mẹ có thể đứng dậy làm việc khác mà coi như sự vụ ăn vạ chưa hề xảy ra. Tuyệt đối không nhắc lại vụ việc đó. Bố mẹ yên tâm là con đủ khôn ngoan để biết rút kinh nghiệm. Chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn xử lý độ vài ba lần là việc ăn vạ sẽ giảm dần và mất hẳn.

2. Nếu con đòi gì đó khi đang ở siêu thị, bố mẹ cương quyết không đáp ứng yêu cầu. Khi con ăn vạ tại đó, bố mẹ cần phải “thản nhiên” bỏ đi, dĩ nhiên, mắt vẫn phải liếc lại sau nhưng đừng cho trẻ thấy. Trẻ sẽ phải nhanh chóng chạy theo. Vụ việc sẽ còn xảy ra thêm vài lần nữa nhưng rồi trẻ sẽ nhanh chóng rút kinh nghiệm và giảm đòi hỏi.

3. Khi con ăn cơm, nhớ cho con tự xúc. 2,5 tuổi là trẻ tự xúc tốt. Nếu con xúc chậm, đặt đồng hồ và yêu cầu con xúc trong 30 phút. Sau thời gian đó mà con vẫn chưa ăn xong thì bố mẹ phải cương quyết cất bát đi. Con sẽ nhận và hiểu được thông điệp nghiêm khắc này khi thấy bụng đói hơn bình thường. Tuyệt đối không cho con ăn vặt sau bữa phạt để con có luôn cảm giác đói đó đến bữa sau. Thực hiện nghiêm chỉnh trong một tuần, các bố mẹ sẽ có một đứa con ăn siêu ngoan và siêu nhanh nhé.

4. Khi con có thái độ không tốt, cần có một hình phạt nhỏ để điều chỉnh. Hình phạt đó là “ngồi ghế xấu”. Bắt con ngồi đúng thời gian tuyên bố cho dù con giãy giụa. Đảm bảo sau đó con sẽ ngoan hơn.

5. Khi cả nhà chuẩn bị đi đâu đó mà con ăn vạ thì cha mẹ chỉ cần giả vờ nhanh nhẹn dọn dẹp đồ đạc để đi chơi và ra khỏi nhà thật nhanh. Yên tâm đi, trẻ sẽ lao vút ra ngoài theo bố mẹ ngay (dĩ nhiên sẽ kèm theo vài cơn nức nở nữa, nhưng sẽ nhanh chóng hết khi trèo lên xe).

6. Khi con bướng bỉnh, không chịu nghe lời, cha mẹ có thể đưa ra các lựa chọn cho con. Con sẽ được chọn một trong các hướng. Khi tuyên bố về các hướng, cha mẹ nên nói cả hậu quả của việc theo hướng đó để con có thông tin lựa chọn.

Ví dụ: Một là con ăn ngoan và sau đó mẹ sẽ đọc truyện cho con nghe. Hai là con ăn chậm thì sẽ ngồi vào “Ghế xấu” hoặc “Úp mặt vào tường”. Trẻ sẽ chọn hướng nào ít thiệt hại hơn. Lúc này không cần giục giã, con sẽ làm mọi việc nhanh và gọn lắm.

Một cách xử lý bướng nữa là đếm. Tuyên bố với con là nếu đếm đến… mà chưa làm… thì sẽ bị... Các cha mẹ sẽ thấy con trở nên nhanh nhẹn ngay.

Các cô giáo còn có chiêu là thi oẳn tù tì. Nếu oẳn tù tì ba lần mà bố mẹ thắng thì con phải nghe lời, thua thì con tùy ý. Người lớn có đủ chiêu trò để oẳn tù tì ba lần thắng hai. Lúc đó bố mẹ sẽ thấy “kẻ thua” cực kì quân tử, sẵn sàng chịu thua.

Con trẻ rộng lượng và hiểu biết, quân tử và rất khôn ngoan. Xử lý các bé không dễ. Điều quan trọng là bố mẹ cần có bản lĩnh cao cường. Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… không chỉ điều chỉnh được tính cách của con cái mà còn xử được cả vụ biếng ăn của con nữa.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cha-mac-phai-3-loi-pho-bien-khi-nuoi-con.html

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Những căng thẳng làm cho mẹ bầu ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng mà một số chị em gặp phải khi đang có bầu. Ấn tượng về nghén khiến cho chị em căng thẳng đến nỗi mà khi con đã lớn họ vẫn không thể quên được. Vậy lý do làm sao nghén và cách xử lý nghén như thế nào để các mẹ bầu được dễ chịu. Hôm nay công ty Hà Huy chúng tôi xin gửi tới các bạn một số căng thẳng khi ốm nghén mà các mẹ bầu thường gặp phải.


ba-bau

Theo các bác sĩ thì ốm nghén thường có xuất hiện trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ và kết thúc vào khoảng tuần thai thứ 16. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và nó cũng không ảnh hưởng tới các bà mẹ tương lai cũng như em bé trong bụng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp ốm nghén nặng thì cần phải được chăm sóc vì nếu không nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nguyên nhân bị nghén khi có bầu
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do thực sự cho hiện tượng này. Tuy nhiên cũng có một số khả năng như sau: Do thói quen ăn uống thất thường và lượng đường trong máu thấp. Do hệ thần kinh của một số bà bầu khá nhạy cảm đối với các loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác buồn nôn.

Nồng độ các nội tiết tố tăng cao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong đó có progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu.

Mới đây, Tiến sĩ Lưu Hải Trí – Bác sĩ khoa sản Bệnh viện Đại học Tế Nam cho biết, tâm lý căng thẳng, lo lắng sẽ càng khiến cho tình trạng ốm nghén thêm trầm trọng. Cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng này chính là mẹ bầu nên thư giãn và tránh để tâm trí bị căng thẳng.

Khi mang bầu, một số bà mẹ tương lai gần như không thể ăn được bất cứ thứ gì. Nhiều người cho biết rằng chứng ốm nghén có mối liên quan với gen di truyền. Tức là nếu như người mẹ của bạn bị nghén nặng khi mang bầu thì nhiều khả năng bạn cũng sẽ có những triệu chứng như vậy.

Cũng vì suy nghĩ căng thẳng như vậy nên nhiều bà bầu khi được biết mẹ của mình bị ốm nghén thì cũng lo lắng rằng mình sẽ bị như vậy mà không biết rằng, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò trong việc có nghén nặng hay không.
Một số trường hợp, phụ nữ mang thai hay bị buồn nôn vì nghén, tuy nhiên nếu càng quan tâm tới việc mình đang bị nghén thì số lần buồn nôn càng nhiều và nghiêm trọng hơn. Vậy nhưng, nếu người phụ nữ này mải xem tivi hoặc không mấy chú ý tới việc mình bị ốm nghén thì số lần nôn sẽ giảm xuống nhanh chóng.

Một vài mẹo hay giảm ốm nghén hiệu quả cho các mẹ bầu
- Luôn mang theo những đồ ăn vặt và nhấm nháp những loại thực phẩm này trên giường trước khi dậy khoảng từ 20 đến 30 phút.
- Nếu bạn sợ mùi gì đó thì hãy nhờ những người thân nấu nướng hộ chứ không nên vào bếp và cố gắng làm quen với mùi lạ đó.
- Chia nhỏ các bữa ăn và hãy ăn làm nhiều lần. Hãy nhớ, dạ dày rỗng cũng làm tăng cảm giác buồn nôn. Các thực phẩm giàu protein hay cacbon hydrate giúp chống lại ốm nghén rất hiệu quả.
- Thường xuyên uống nước vào giữa các bữa ăn chứ không phải là trong bữa ăn.
- Ăn nhạt và nên chọn các loại snack như biscuit dòn, sữa chua (giàu vitamin B, giúp giảm nghén) hay bất cứ thứ gì mà bạn thấy thèm.
- Ngửi mùi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm. Có thể cho vào trà hoặc nước khoáng để uống thường xuyên.
- Điều quan trọng nhất chính là các mẹ bầu hãy để tâm lý của mình luôn được thoải mái và thư thái nhất có thể. Hãy tự làm xao lãng chính mình, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ của việc này.

xe chòi chân cho bé , thú nhún lò xo , hat muong muong
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-cang-thang-lam-cho-bau-om-nghen.html

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

10 đồ chơi giúp bé phát triển hàng ngày

Bạn sẽ thấy thực sự bất ngờ với nhiều điều dưới đây, và có thể có cả những điều trái với những kinh nghiệm cha ông ta để lại? Bạn có tò mò đọc tiếp để giúp bé của bạn thực sự phát triển tốt:
Nếu bạn vẫn tin rằng cho trẻ lúc nhỏ soi gương sẽ... không tốt như chậm nói như dân gian vẫn bảo, thì lời khuyên của các chuyên gia hôm nay sẽ khiến bạn nghĩ lại - gương có thể là thứ đồ chơi rất tốt cho trẻ con.


[caption id="attachment_4213" align="aligncenter" width="739"]10 đồ chơi giúp bé phát triển hàng ngày 10 đồ chơi giúp bé phát triển hàng ngày[/caption]

Tiến sỹ Keya Lahiri, Trưởng khoa Nhi một bệnh viện tại Ấn Độ đưa ra danh sách 10 loại đồ chơi tốt cho sự phát triển của bé:
1. Gương

Ngắm hình ảnh của chính mình trong gương là một hoạt động giải trí rất thú vị đối với hầu hết các bé. Cha mẹ hãy đầu tư cho bé của mình một chiếc gương nhỏ và an toàn làm bằng nhựa dẻo. Chơi với gương sẽ giúp tăng cường khả năng nhận biết khuôn mặt, cải thiện các kỹ năng hoạt động xã hội khác, và cả khả năng tập trung thị giác cho bé yêu. (Cái này mình thấy thực sự đúng vì cháu mình chơi với gương nói rất nhanh, và hay tìm những thử rất nhỏ khi đùa nghịch)
2. Đồ chơi di động
Tất cả trẻ nhỏ đều có niềm say mê đặc biệt với những đồ chơi kiểu này. Ngoài khả năng tăng cường phát triển giác quan cho bé, những đồ chơi di động này còn giúp kiểm soát tầm nhìn, các kỹ năng theo dõi trực quan, tăng cường khả năng tập trung cho bé. Hãy lựa chọn cho bé những đồ chơi di động có hoa văn trang trí và màu sắc tương phản nhau, hoặc đồ chơi di động có kèm nhạc, bởi vì âm nhạc là điều thực sự hấp dẫn các bé. Tuy nhiên, loại đồ chơi này nên để xa tầm tay của bé.= > sản phẩm của chúng tôi như : đồ chơi ngoài trời
3. Hình khối
Từ lâu, hình khối với những khả năng tăng cường và cải thiện các kỹ năng vận động của bé đã trở thành loại đồ chơi giúp bé phát triển tốt nhất. Bạn có thể chọn cho bé các hình khối đủ loại với giá cả phải chăng ở khắp mọi nơi, từ những hình khối bằng gỗ đến những hình khối hình học nhiều màu sắc, hoặc chỉ là những hình khối mềm mại phù hợp với đôi tay nhỏ nhắn của bé.
4. Đồ chơi âm nhạc
Những âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển và các chức năng của não bé. Chính vì vậy, hãy đặt một chiếc đàn piano đồ chơi vào nôi bé để mỗi khi bé chạm vào, đàn sẽ phát ra âm thanh vui nhộn. Cha mẹ cũng có thể treo một chiếc chuông gió ở nơi bé có thể nhìn và nghe thấy. Điều này giúp bé hình thành thói quen chìm vào giấc ngủ khi nghe nhạc, thậm chí giúp bé trở thành một nghệ sĩ vĩ đại sau này.
5. Đồ chơi mềm với màu sắc tươi sáng và thiết kế đậm nét
Để cải thiện khả năng phối hợp giữa mắt, kỹ năng nắm giữ đồ, và khả năng nhận biết màu sắc tươi sáng của bé, cha mẹ hãy cho bé chơi với những đồ vật mềm mại có màu sắc tươi sáng với họa tiết khác nhau. Trẻ em vốn nhận biết màu sáng rất nhanh nên điều này sẽ giúp các bé phát triển xúc giác và kỹ năng nắm, giữ đồ.
6. Cốc xếp chồng lên nhau
Giống như các hình khối, các ly và cốc xếp chồng hoặc lồng vào nhau giúp các bé phát triển kỹ năng vận động quan trọng và điều chỉnh khả năng phối hợp giữa tay và mắt. Thay vì đầu tư vào những loại đồ chơi đắt tiền, hãy mua cho bé các chồng cốc với các họa tiết trang trí khác nhau để giúp cải thiện và tăng cường sự phát triển trí tuệ.
7. Bóng mềm
Những trái bóng với các màu sắc sống động và đủ mọi kích cỡ luôn là đồ chơi yêu thích của tất cả các bé. Hãy chơi ném bóng với bé để cải thiện kỹ năng nắm, giữ đồ cũng như sự phối hợp giữa thể chất và tinh thần cho bé. Mời bạn xem thêm sản phẩm : bể bóng cho bé
8. Sách
Để tăng cường nhận thức, kỹ năng ghi nhớ và giao tiếp của bé thì sách là lựa chọn tốt nhất. Cha mẹ hãy đọc sách cùng con để kích thích sự phát triển ngôn ngữ của bé và tạo cho bé niềm yêu thích đối với kho tàng kiến thức vô hạn này.

9. Cha mẹ
Vui chơi là quá trình bé yêu học hỏi và phát triển. Chính vì thế, cha mẹ hãy chơi cùng bé, đọc sách cho bé nghe, cổ vũ bé chơi, nói chuyện với bé, ôm ấp bé… Điều này sẽ giúp các bé học hỏi và phát triển nhanh hơn. Trong tất cả các loại đồ chơi thì cha mẹ chính là “đồ chơi” tốt nhất dành cho bé.
10. Thảm vui chơi
Những tấm thảm cùng với những đồ chơi treo bên trên và các hoa văn khác nhau là lựa chọn tốt nhất cho bé. Loại thảm này luôn có thể giúp bé phát triển những khả năng phối hợp tay và mắt, thị lực, kiểm soát cơ bắp cùng với các kỹ năng vận động tổng thể. mời bạn xem thêm sản phẩm : thảm xốp cho bé

Nguon: Dantri.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/10-choi-giup-phat-trien-hang-ngay.html

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Các con đánh nhau thì phải làm sao ?

Vì gần bằng tuổi nhau nên nhiều khi hai con chẳng chịu nhường nhịn nhau. Tôi rất stress vì các con hay chành chọe đánh, cãi nhau và tranh giành.


Tôi có hai con trai, hơn kém nhau chưa tới 2 tuổi. Một bé 5 tuổi, một bé 3 tuổi rưỡi. Vì gần bằng tuổi nhau nên hai con chẳng ai chịu nhường nhịn ai. Tôi suốt ngày phải làm quan tòa cho hai đứa. Nhiều lúc tôi bực quá nên hay cáu gắt, la mắng. Làm sao để tôi giúp các con điềm tĩnh hơn và không gây gổ với nhau. (Thanh Bình)
Cha mẹ lúc nào cũng luôn mong con cái là những người bạn tốt nhất của nhau, giúp đỡ, chơi đùa và tin tưởng lẫn nhau, nhưng việc cãi nhau, thậm chí đánh nhau giữa các anh chị em trong nhà khi còn nhỏ là những điều khó tránh khỏi. Sự tranh giành đó hoàn toàn tự nhiên, không hề ngăn cản việc cha mẹ dạy các con học cách tha thứ cho nhau trong cuộc sống.Trả lời
Để các con hòa thuận và yêu thương nhau, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Tránh so sánh: Khi cha mẹ so sánh giữa các con với nhau sẽ khiến đứa trẻ bị so sánh đánh giá thấp dễ mặc cảm cha mẹ thiên vị. Trẻ bị so sánh cũng dễ nảy sinh sự tị nạnh, oán giận với đối tượng được đánh giá cao hơn. Điều này dẫn đến bất hòa giữa chúng. Thay vì so sánh cha mẹ nên chỉ ra rõ ràng điểm mạnh và điểm yếu của từng con để khích lệ chúng cố gắng.
Đưa ra quy tắc rõ ràng: Thiết lập các quy tắc rõ ràng, chẳng hạn: “Đồ này là của anh/của em”, “Muốn mượn đồ thì phải nói như thế nào”, “Tranh giành thì sẽ bị xử lý ra sao”…

Cám ơn quý khách đã đến với công ty Hà Huy chúng tôi, chúng tôi xin gửi tới quý khách một số sản phẩm của chúng tôi:

-  bàn ghế mầm non
- cầu trượt cho bé
- bộ đồ chơi xúc cát
Đối xử công bằng: Trẻ rất nhạy cảm với những gì mà chúng cho là đối xử không công bằng. Vì thế, cha mẹ nên luôn cố gắng đảm bảo sự công bằng.
Cha mẹ hãy tranh thủ thời gian cùng các con chơi đùa, qua đó, dạy con về cách anh chị em nên đối xử với nhau. Giao những nhiệm vụ chung để khuyến khích bọn trẻ hợp tác, khen ngợi ủng hộ mỗi khi chúng cùng chơi vui vẻ hòa thuận.
Cha mẹ phải luôn là tấm gương tốt về yêu thương và hòa thuận để các con noi theo. Bầu không khí gia đình ấm áp sẽ giúp trẻ cảm nhận được ý nghĩa cao quý của tình thân.

Các con đánh nhau thì phải làm sao ?Khi các con không tránh được những lúc tranh giành, bạn có thể tham khảo các giải pháp tức thời:
Giảm những sự căng thẳng: Tách hai đứa trẻ ra những nơi riêng biệt để chúng có thể lấy lại bình tĩnh.
Tìm hiểu lý do: Khi những đứa trẻ đã bình tĩnh bạn có thể hỏi chuyện, lắng nghe để hiểu được nguyên nhân, suy nghĩ và cảm xúc của từng trẻ, từ đó có cách giải quyết, giải tỏa tốt nhất cho vấn đề của chúng.
Loại bỏ những vật gây tranh chấp: Nếu hai anh em mà cùng tranh giành một kênh truyền hình thì ngay lập tức bạn sẽ tắt TV, nếu tranh giành một món đồ chơi nào đó thì đồ chơi sẽ bị tịch thu... Bọn trẻ cần hiểu rằng tranh giành chỉ đem lại hậu quả khó chịu cho cả hai.

Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh
Trường Mầm non Hoàng Gia


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cac-con-danh-nhau-thi-phai-lam-sao.html