Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Làm sao để chọn lựa đồ chơi phù hợp với bé iu nhà của bạn ?

Trên thị trường ngày nay đồ chơi trẻ em ngày càng đa dạng và phong phú, các bậc phụ huynh cần lựa chọn thật kỹ ra những loại đồ phù hợp với bé yêu của bạn. Nên chọn đồ chơi có định hướng để giúp bé yêu của bạn tìm hiểu thế giới xung quanh, có tính giáo dục trẻ, góp nhiều về phần tích cực vào sự phát triển của trẻ về mọi mặt của cuộc sống như (Ngôn ngữ, hoạt động, tư duy, và hiểu biết thế giới khách quan,...). Có các đặc điểm đặc biệt chú ý sau:

Làm sao để chọn lựa đồ chơi phù hợp với bé iu nhà của bạn ?

Phát triển tính sáng tạo


Những đồ chơi này sẽ giúp trẻ thả sức phát huy trí tưởng tượng. Có thể là sau khi đọc một cuốn truyện tranh hay xem bộ phim hoạt hình, bé thích mô phỏng, bắt chước những nhân vật trong truyện, phim đó.

Đồ chơi thích để trẻ phát triển tính sáng tạo là bộ đồ xếp hình,  bộ đồ chơi xúc cát, màu vẽ, đất sét nặn, búp bê, bút chì màu.


Phát triển trí tuệ


Chỉ cần cùng trẻ chơi trò kéo xe đẩy là bạn đã giúp bé tìm hiểu về mối liên hệ giữa lực và vận tốc.

Những loại đồ chơi khác giúp trẻ phát triển trí tuệ như sách, bộ đồ chơi xúc cát, cầu trượt liên hoàn, đồ hàng như bộ xoong nồi, lò nướng mini, xe đạp đồ chơi hay bộ xếp hình.


Phát triển thể chất


Thông qua trò chơi và đồ chơi trẻ phát triển cơ bắp, khả năng vận động, phối hợp mắt. Để con bạn phát triển những khả năng này bạn nên mua cho con bóng, xe đạp thiếu nhi, những đồ chơi có thể chơi ngoài trời.


Phát triển giác quan


Những đồ chơi như nhạc cụ, đất nặn, bộ đồ xếp hình giúp trẻ cảm nhận được màu sắc, âm thanh, mùi vị, chất liệu.


Phát triển nhân cách


Đồ chơi góp phần giúp trẻ nâng cao tính tự tin và lòng tự trọng, trẻ tìm hiểu chính mình qua các sở thích. Giải một câu đố, lắp ghép một ngôi nhà mô hình hay chơi với chiếc xe đạp mini sẽ giúp bé thấy tự tin vì làm được việc.


Giúp bé biết chia sẻ


Con bạn cùng các bạn “xây” một tòa lâu đài sẽ đem lại hiệu quả gì? Chính đồ chơi giúp bé tìm hiểu về những người xung quanh và tình bạn, bé biết hòa hợp với mọi người, biết thích nghi và chia sẻ.

Bạn nên mua những đồ chơi như bộ đồ hàng, bộ xếp hình, búp bê cho bé.

 
                                                                                             Theo Enzinearticles

Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-sao-de-chon-lua-choi-phu-hop-voi-iu-nha-cua-ban.html

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Những lựa chọn đồ chơi cho trẻ mẫu giáo

Nếu thấy con hay nghịch nước, cát, đất, bạn chớ mắng mỏ hay ngăn cản. Các bé ở tuổi mầm non thường rất ham thích những "đồ chơi từ thiên nhiên" này và chính những trò mà bạn cho là bẩn đó lại kích thích sự sáng tạo ở bé.


Những lựa chọn đồ chơi cho trẻ mẫu giáo

Ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh và phần lớn thời gian bé dành để chơi đùa. Trẻ ở tuổi này không thích những trò phức tạp, nhiều quy tắc mà ham các trò chơi ngắn vì khoảng thời gian chú ý, tập trung không kéo dài.
Trẻ thường bắt chước theo các nhân vật trên phim, kịch. Chúng ca hát, múa, uốn éo thân hình như các ca sĩ, người mẫu trên TV trông rất ngộ nghĩnh.
Các bé cũng ưa thích các trò chơi với bùn, cát, nước. Do vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi trẻ luôn đòi tắm mưa, đi bơi. Bạn đừng sợ bé bị bẩn hay nhiễm bệnh mà ngăn cản bởi nó sẽ làm cản trở quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. Cũng như thế, học và chơi với các chất liệu mỹ thuật như màu vẽ, giấy màu, đất sét nặn cũng sẽ giúp kích thích và phát triển sự sáng tạo nơi trẻ
Đặc biệt, bạn phải luôn trông chừng khi bé chơi vì hầu hết những tai nạn liên quan thường xảy ra ở nhóm tuổi này. Ngoài ra, điều quan trọng là bạn phải kiểm tra xem đồ chơi có an toàn hay không và quan sát khi con chơi.
Để đảm bảo an toàn cho bé, phụ huynh cần chọn lựa những đồ chơi có những đặc điểm sau:
- Không quá nặng đối với bé, không có những bờ sắc cạnh, đầu nhọn. Không có khe rãnh hoặc lỗ có thể làm kẹt tay trẻ.
- Chắc chắn, không dễ vỡ, để lộ dây điện bên trong hoặc để lại những cạnh sắc nhọn, lởm chởm. Những đồ chơi bị vỡ phải sửa lại hoặc bỏ đi.
- Có màu sắc, chữ in, họa tiết trang trí không gây ngộ độc cho trẻ. Không được sơn đồ chơi bằng sơn có pha chì. Chọn màu vẽ nước và đất sét loại không gây độc, có chữ “nontoxic”.
- Không có những chi tiết nhỏ vì trẻ có thể nhét vào mũi, miệng, tai. Những phần di động của đồ chơi phải được gắn cho chặt.
- Che chắn kỹ lưỡng bộ phận vận hành của đồ chơi chạy bằng máy để trẻ không bị kẹt tóc, tay, chân và quần áo khi chơi.
- Thú đồ chơi cưỡi phải vững chắc, giữ thăng bằng tốt để trẻ không bị ngã.
- Không nên để những quả bóng xì hơi trong tầm với của trẻ. Có nhiều bé bị ngạt thở vì những quả bóng xì hơi và những mảnh bóng vỡ này.
- Đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông. Yêu cầu trẻ luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, trượt patanh.
- Chú ý đến thông tin độ tuổi thích hợp với đồ chơi trên hộp đồ chơi. Không nên mua đồ chơi lớn hơn lứa tuổi của bé.
- Thú đồ chơi nhồi bông để trẻ ôm ấp, âu yếm
- Búp bê loại không vỡ và dễ rửa
- Búp bê rối mua hoặc tự làm ở nhà
- Xe hơi, xe tải, xe lửa đồ chơi loại nhỏ, lớn
- Quả bóng lớn
- Hộp cát và đồ chơi cát
- Đồ chơi nước
- Xe trẻ con
- Xe đạp 3 bánh
- Bộ những con vật trong sở thú, nông thôn
- Bộ mô hình rạp xiếc, bệnh viện, sở cứu hỏa
- Bộ đồ chơi xây dựng đơn giản
- Dụng cụ chơi bò trườn
- Đồ chơi vô tuyến như máy bộ đàm, xe đồ chơi điều khiển bằng vô tuyến
- Đồ chơi về đồ dùng gia đình: điện thoại, dụng cụ làm vườn, nhà búp bê, đồ đạc búp bê, đĩa nhựa
- Hộp đồ trang phục quần áo
- Màu vẽ, đất sét nặn, hồ dán, giấy màu
- Những nhạc cụ đơn giản…

Xin gửi tới các bạn một số sản phẩm : bình đựng nước inox , thanh chắn cầu thang, đồ chơi xúc cát
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-lua-chon-choi-cho-tre-mau-giao.html

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Đồ chơi trẻ em như thế nào và bao giờ hợp chuẩn?

Trong thế giới đồ chơi có muôn màu và rất nhiều loại đồ chơi nhập lậu, chưa hợp chuẩn, khiến phụ huynh lúng túng khi lựa chọn những món đồ chơi vừa đẹp lại không độc hại cho con của mình.
Từ nhiều năm nay, đồ chơi trẻ em có nguồn gốc từ Trung Quốc được bày bán tràn lan ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong số đó có rất nhiều đồ chơi chưa được dán tem hợp chuẩn, chủ yếu là nhập lậu qua đường tiểu ngạch và trà trộn với các loại đồ chơi khác rồi bày bán công khai.

Đồ chơi trẻ em như thế nào và bao giờ hợp chuẩn?

Mặc dù, theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, từ ngày 15/4/2010, đồ chơi trẻ em khi lưu hành trên thị trường phải được dán tem hợp chuẩn. Thế nhưng, hơn 1 năm trôi qua, việc triển khai dán tem quy chuẩn chất lượng trên các mặt hàng đồ chơi trẻ em vẫn chưa được các cửa hàng kinh doanh thực hiện nghiêm túc và triệt để. Bao giờ trên thị trường mới có 100% đồ chơi hợp chuẩn dành cho trẻ em vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó đội trưởng, đội Quản lý thị trường số 2, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, đồ chơi trẻ em là mặt hàng kinh doanh rất nhạy cảm và cần được quản lý chặt chẽ từ khâu nhập hàng cho đến việc dán tem hợp chuẩn. Ngay từ đầu năm, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hàng kiểm tra tại các quầy kinh doanh đồ chơi trên các tuyến phố như: Hàng Mã, Chả Cá, Lương Văn Can, Đồng Xuân, Hàng Ngang, Hàng Đào… Mới đây nhất, đội Quản lý thị trường số 2 thu giữ số lượng lớn đồ chơi trẻ em nhập lậu với trị giá hàng hóa gần 60 triệu đồng. Thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường đồ chơi trẻ em, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần làm lành mạnh thị trường đồ chơi trẻ em, nhất là khi kỳ nghỉ hè đang bắt đầu.

Ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn và đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, để đảm bảo có đồ chơi hợp chuẩn 100% cho trẻ em, việc quan trọng nhất là phải xóa được nhập lậu, nhập qua đường tiểu ngạch, qua đường biên giới, khi đó các đối tượng sản xuất kinh doanh mới đăng ký thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ về quản lý chất lượng. Các đối tượng đó hiện nay đang cố tình lẩn tránh, tìm mọi cách để bỏ qua việc quản lý chất lượng thì rất có thể chứng nhận hợp quy để triển khai.
Theo ông Vinh, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật và đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp cạnh tranh theo con đường chất lượng và chứng minh với khách hàng về việc cung cấp hàng hóa đảm bảo an toàn và chất lượng. Người tiêu dùng nên tẩy chay những loại đồ chơi không hợp chuẩn, góp phần đẩy lùi nạn nhập lậu đồ chơi, có như vậy thị trường đồ chơi trẻ em mới được lành mạnh hóa.
Đến nay, mặc dù quy định về đồ chơi hợp chuẩn đã có hiệu lực, nhưng số lượng đồ chơi chưa hợp chuẩn vẫn xuất hiện khá nhiều trên thị trường. Người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là đồ chơi đã được kiểm nghiệm, chứng nhận, đâu là đồ chơi nhập lậu, có nguy cơ gây độc hại cho trẻ. Do vậy, công tác quản lý, kiểm tra, xử phạt của các cơ qua chức năng cần được tiến hành tập trung, đồng bộ, cùng với đó là sự phối hợp của người tiêu dùng, nhà sản xuất thì các em nhỏ mới có được những đồ chơi hợp chuẩn lành mạnh, ý nghĩa…/.

đồ chơi ngoài trời mầm non, chắn cầu thang gỗ, bóng nhựa giá rẻ
Nguồn: http://dochoihahuy.com/choi-tre-em-nhu-nao-va-bao-gio-hop-chuan.html

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Những Lưu ý khi chọn mua đồ chơi trí tuệ cho trẻ em

Đồ chơi trẻ em đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngay từ khi mới lọt lòng cho đến giai đoạn tiền dậy thì, trẻ em đều cần được chơi đùa vì đó là cách học sơ khai nhất dành cho bé. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều đồ chơi nhằm phát triển trí thông minh cho trẻ. Những món đồ chơi đó được gọi chung là đồ chơi trí tuệ hay đồ chơi thông minh.


Xã hội càng phát triển trong những guồng quay của công việc, nhiều người còn không có thời gian để dành cho gia đình. Có nhiều bậc phụ huynh thay vì bỏ thời gian chơi cùng con lại tìm cách mua những món đồ chơi để thay vai trò của cha mẹ đối với bé. Bên cạnh đó, có không ít gia đình tìm mua những món đó chơi giúp phát triển trí thông minh của trẻ nhằm tạo điều kiện cho bé phát triển hoàn thiện hơn ngay từ lúc còn nhỏ.
Với tâm lý “đầu tư cho con cái là bền vững nhất”, nhiều người không ngần ngại bỏ ra rất nhiều tiền để mua đồ chơi cho trẻ. Nắm bắt được nhu cầu này của những người làm cha mẹ, rất nhiều cửa hàng đồ chơi dành cho trẻ em được mở ra, và mặt hàng chủ yếu là đồ chơi trí tuệ.
Đồ chơi trí tuệ có thể hiểu nôm na là những món đồ chơi giúp bé phát triển trí tuệ, bởi khi tham gia các trò chơi, chúng vừa là một người chơi vừa là một nhà nghiên cứu nghiệp dư.

Những Lưu ý khi chọn mua đồ chơi trí tuệ cho trẻ em
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ trẻ em thì đồ chơi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển của các em. Đồ chơi không những định hình nhân cách và tính tình ở trẻ, mà còn góp phần giúp trẻ hiểu thêm về cuộc sống và về thế giới xung quanh. Có thể khẳng định, trẻ càng tham gia nhiều trò chơi từ khi còn bé, được chơi những trò chơi phù hợp với lứa tuổi thì càng có khả năng phát triển hoàn thiện hơn. Chính vì thế, trên thị trường đồ chơi dành cho trẻ em hiện nay có rất nhiều những món đồ chơi giúp bé tìm hiểu về thế giới xung quanh như Cubic Fun, Lego…
Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng còn phân loại ra những đồ chơi ra thành những nhóm khác nhau như: nhóm đồ chơi phát triển nhận thức, nhóm khám phá thế giới xung quanh, đánh thức tiềm năng sáng tạo, rèn luyện ý thức, giáo dục nhân cách, hướng nghiệp, khẳng định nhân cách… Những vị phụ huynh khi đi mua đồ chơi trí tuệ cho con đều như lạc vào mê hồn trận những món đồ.
Nhiều nơi bán, nhiều người bán nhưng giá của những món đồ chơi này lại không phải mềm, có thể lên tới hàng trăm nghìn đồng thậm chí cả triệu đồng. Chẳng hạn như bộ xếp hình “Sở chỉ huy tiền phương”, món đồ chơi này có giá được niêm yết tại cửa hàng E-toys Center 28B/44 Điện Biên Phủ là 500.000 đồng, thậm chí nhiều bộ xếp hình Lego có giá lên tới hàng triệu đồng. Bể bơi Intex hai đáy dành cho trẻ em chơi bóng và nghịch nước tại cửa hàng đồ chơi thông minh có giá là 750.000 đồng... Chưa kể những bộ xếp hình rất cầu kỳ như hình khủng long, cung điện, tàu thủy, máy bay có giá lên đến hàng triệu đồng tùy mức độ chi tiết của sản phẩm.

Đến với công ty Hà huy chúng tôi luôn luôn cung cấp những sản phẩm cho bé tốt nhất, uy tín nhất giúp bé tăng về trí nhớ cũng như sức khỏe như:

Đối với một số người thì giá cả lại không phải là vấn đề then chốt khi chọn mua đồ chơi cho trẻ em. Khi mua, các bậc phụ huynh đã lưu ý tới vấn đề độ tuổi quy định đối với mỗi trò chơi. Bởi, đối với mỗi lứa tuổi phát triển của trẻ lại đòi hỏi phải có những trò chơi, đồ chơi phù hợp nếu không muốn bị “phản tác dụng”.
Chị Nguyễn Thị Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Trước đây tôi hay mua bộ xếp hình chi tiết cho con, nhưng sau một lần cháu nuốt đồ chơi phải đưa đi cấp cứu tôi mới được biết mỗi đồ chơi đều dành cho một lứa tuổi nhất định. Chẳng hạn đồ chơi lắp ráp quá chi tiết thì bé phải trên 8 tuổi mới chơi được”. Bởi vậy, những đồ chơi được nhập ngoại thường phải ghi rõ lứa tuổi sử dụng để tránh gây nguy hại cho trẻ.
Nhưng ngay cả những đồ chơi nhập ngoại về có ghi rõ dành cho độ tuổi nào thì vẫn có phụ huynh không mấy bận tâm. Rất nhiều người chỉ mua đồ chơi theo sở thích của con. Anh Đỗ Thành Long đến mua đồ chơi cho con tại cửa hàng E-toys Center 28B/44 Điện Biên Phủ cho hay: “Tôi thường mua đồ chơi cho con theo sở thích của cháu, cháu thích cái gì thì tôi mua cái đấy”. Hầu hết các cửa hàng bán đồ chơi ở Việt Nam hiện nay đều không ghi rõ lứa tuổi phù hợp với trò chơi, phần vì muốn bán được hàng, phần thì khách cũng không thắc mắc.
Chính việc thiếu cẩn trọng trong lựa chọn đồ chơi dành cho bé có thể dẫn đến những tác hại khôn lường. Một nhân viên của cửa hàng Đồ chơi thông minh tại số 126 Hoàng Quốc Việt nhận xét: “Gần đây đã có những phụ huynh khi đi mua đồ chơi cho con quan tâm hơn đến chuyện lựa chọn đồ chơi theo độ tuổi. Chính vì thế cửa hàng đã có hẳn một phần giới thiệu riêng trên trang web dochoithongminh.com về đồ chơi theo độ tuổi để tiện cho khách hàng tham khảo”.
Xã hội càng phát triển thì lại kéo theo đó là mức sống của người dân được nâng cao. Rất nhiều gia đình luôn sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để mua đồ chơi cho con cái. Tuy nhiên, các gia đình cần xem xét thật kỹ và cẩn trọng để có thể thực sự phát triển trí tuệ cho các em.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-luu-y-khi-chon-mua-choi-tri-tue-cho-tre-em.html

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Những trò chơi cho bé ở những năm đầu tiên

Đối với bé ở tuổi còn nhỏ chơi chính là học và bạn hoàn toàn có thể dạy cho bé rất nhiều điều thông qua những trò chơi nhỏ thú vị.

do-choi-tre-em1. Trò chơi giúp bé hiểu về sự tồn tại
Mẹ hãy giấu một vật gì đó vào trong hộp như quả bóng chẳng hạn, rồi hỏi bé: "Quả bóng đâu rồi nhỉ", sau đó mẹ nên tìm cách để khuyến khích bé mở hộp.
Trò chơi này giúp bé hiểu rằng quả bóng vẫn luôn ở đó, ngay cả khi bé không nhìn thấy nó.
2. Vẫn là trò chơi với bóng
Bố hoặc mẹ có thể ngồi đối diện với bé nhưng cách xa một đoạn, sau đó đẩy quả bóng về phía bé, rồi hướng dẫn con đẩy bóng về phía mình. Bố mẹ thường có cố gắng duy trì trò chơi trong một lúc.
Trò chơi đẩy bóng qua lại này dạy cho bé hiểu về sự luân phiên, điều này sẽ giúp ích cho bé sau này để thiết lập các cuộc đối thoại và hiểu về sự chia sẻ.
3. Trò chơi xây tháp
Cha mẹ không cần phải bỏ ra nhiều tiền để mua lego hay những bộ đồ chơi đắt tiền cho bé trong năm đầu đời này đâu vì điều đó là chưa cần thiết. Mẹ chỉ cần chọn những chiếc hộp có nhiều màu sắc là bé có thể chơi được trò này.
Hãy cùng với bé xếp chồng các hộp lên nhau, và với mỗi chiếc hộp được xếp lên, bạn hãy giải thích đơn giản qua cho bé về kích thước và màu sắc của hộp. Sau khi xây xong tháp, bạn và bé có thể đẩy nhẹ để tháp đổ ụp xuống vào tạo ra tiếng động loảng xoảng vui tai.
Trò chơi xây tháp không chỉ dạy cho các bé khái niệm về hình dạng và kích thước mà còn là những bài học đầu tiên về nguyên nhân và hệ quả khi bạn nói với bé: “Ồ, con xem này, khi mình chạm vào những chiếc hộp này, chúng đổ xuống và gây ra tiếng động”.

4. Vui đùa trong khi tắm
Hãy biến 15 phút tắm mỗi ngày thành khoảng thời gian bé có thể vừa chơi vừa học với nước.
Mẹ hãy giơ cao miếng bọt biển ướt để nước nhỏ giọt lên tay bé, sau đó hãy vắt miếng bọt biển để nước chảy xuống thành dòng, chuyển miếng bọt biển cho bé và xem bé thực hành điều vừa học được như thế nào nhé.
Hoặc lấy chiếc vài chiếc cốc nhỏ rồi rót nước từ cốc này sang cốc khác và hướng dẫn bé làm để rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
5. Trò chơi đoán tiếng động
Mẹ hãy lấy một món đồ chơi nào đó của con có thể phát ra âm thanh nhỏ và giấu dưới chăn hay chiếc khăn nào đó. Ban đầu mẹ có thể để hở một phần đồ chơi để bé dễ dàng tìm kiếm. Sau đó mẹ hãy giấu toàn bộ đồ chơi đi và chỉ cho phát ra âm thanh thôi và khuyến khích bé tìm.
Mẹ hãy thay đổi nơi cất giấu để bé hứng thú hơn trong việc tìm kiếm và nhớ chúc mừng khi bé tìm ra đồ vật đó nhé!
6 Trò chơi mẹ đang ngủ
Mẹ hãy nói với bé rằng: "Mẹ đi ngủ đây" và giả vờ nằm xuống nhắm mắt lại. Sau đó bật dậy mở mắt ra như vừa tỉnh ngủ và nói: "Chào con yêu". Bé sẽ cười khanh khách với trò này đấy!
Trò chơi này sẽ làm cho bé bi bô nhiều hơn vì có nhiều bé tầm 6 tháng thôi đã biết u ơ để gọi mẹ dậy đấy!
7. Tiếng lá cây xào xạc
Nếu đang là mùa lá rụng, mẹ hãy cho bé đến một nơi có tiếng ra cây rơi xào xạc để bé nghe và cảm nhận những âm thanh này.
Hoặc cha mẹ có thể gom một số loại lá khô có màu sắc, kích thước khác nhau và để bé khám phá chúng bằng tay của mình (nên nhớ là phải có sự giám sát của mẹ nhé).
Mẹ hãy vò nát vài cái lá để bé có thể nghe tiếng lá khô vỡ vụn trong tay và học được rằng việc vò lá cây khô sẽ tạo ra tiếng vỡ giòn tan như thế. Hãy chọn một chiếc lá to đủ để che gần hết khuôn mặt của bạn để chơi trò ú òa vui nhộn và quen thuộc với bé.
8. Bộ sưu tập nhiều màu sắc
Mẹ hãy lấy tất cả đồ chơi của bé ra và phân loại theo màu sắc. Sau đó hãy chơi trò gọi tên đồ vật cùng màu sắc của chúng, ví dụ: quả bóng màu xanh, chú vịt màu vàng, bông hoa màu đỏ...
Trò chơi này giúp bé biết tên gọi của đồ vật và học về màu sắc.

Để cho bé ngày càng thông minh và phát triển chúng tôi xin gửi tới các bạn một số sản phẩm tốt cho bé như: bộ tập gym cho trẻ , cá nhựa cân, đồ chơi xúc cát
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-tro-choi-cho-o-nhung-nam-dau-tien.html

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Sốc khi bé trai nuốt 42 viên nam châm vào bụng

Một bé trai ở Áo đã được bác sĩ phẫu thuật cứu sống sau khi nuốt 42 viên nam châm vào trong bụng.

Khi phát hiện thấy một số nam châm biến mất, bà mẹ được giấu tên đã tá hỏa tìm kiếm nhưng không thấy. Bà nghi ngờ cậu con trai nuốt chúng vào bụng, mặc dù cậu bé hoàn toàn không với được số nam châm để trên tủ lạnh.
Sau khi phát hiện sự việc, bà mẹ đã nhanh chóng đưa con đến một bệnh viện địa phương để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành siêu âm và phát hiện thấy số nam châm nằm trong bụng bé. Sau đó, bé trai đã được chuyển trực tiếp đến phòng mổ để tiến hành phẫu thuật lấy số nam châm ra.
Bác sĩ Olga Terekhina ở bệnh viện nhi Chelyabinsk Oblast cho biết, nhóm phẫu thuật đã lấy được 42 viên nam châm từ trong bụng của bé. Nữ bác sĩ Nikolai Mikhailovich thuộc khoa nhi của bệnh viện, cũng là người đã trực tiếp lấy số nam châm đó ra hết sức kinh ngạc khi bé trai lại có thể nuốt được một số lượng nam châm nhiều như vậy vào trong bụng.

42-vien-nam-cham-be-nuot

Qua sự việc hi hữu trên, các bác sĩ khuyên nhủ và cảnh báo các bậc làm cha mẹ cần phải để xa những vật nhỏ, nguy hiểm khỏi tầm tay trẻ em. Những trường hợp như thế này không phải là hiếm gặp.
Vào tháng 3 năm ngoái, một bé gái 3 tuổi ở tiểu bang Oregon, miền bắc Mỹ cũng đã phải trải qua ca phẫu thuật để lấy 37 viên nam châm trong dạ dày ra.
Cũng vào tháng 8 năm ngoái, các nhân viên thuộc Tổ chức an toàn người tiêu dùng liên bang Mỹ đã đệ đơn khiếu nại để loại một công ty đồ chơi nam châm ra khỏi thị trường, vì có đến 12 trẻ em đã nuốt phải những mẫu nam châm từ sản phẩm đồ chơi của họ kể từ năm 2009.
An Tử

TheoHP

Nguồn: http://dochoihahuy.com/soc-khi-trai-nuot-42-vien-nam-cham-vao-bung.html

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Cha mẹ mắc phải 3 lỗi phổ biến khi nuôi con

Khi cho con ăn để dụ con nghe lời, không ít bà hay mẹ đã đem những món quà ra trao đổi, chẳng hạn bật ti vi, đi dạo, cho đồ chơi, cho mua bim bim…
Lên ba, nhiều trẻ bỗng dưng trở nên khó bảo và hay ăn vạ. Hiện tượng “nổi loạn tuổi lên ba” hay "khủng hoảng tuổi lên ba" này sẽ không xảy ra nếu các cha mẹ chú ý đến việc giáo dục con ngay từ khi con còn nhỏ xíu. Trẻ sơ sinh hoàn toàn không có khả năng tư duy, vì thế, dạy con lúc này chính là điều chỉnh tính cách của con. Trong quá trình đó, cha mẹ rất dễ mắc một số sai lầm sau:

1. Đáp ứng mọi đòi hỏi của con

Khi nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần phân biệt đâu là nhu cầu, đâu là đòi hỏi của con. Nhu cầu là thứ không có thì con sẽ mệt, đói, hoặc gặp nguy hiểm. Đòi hỏi là những thứ mà con không có cũng không sao. Khi con có nhu cầu, cha mẹ đương nhiên phải đáp ứng. Tuy nhiên, khi đáp ứng nhu cầu, cha mẹ không cần thêm câu cảm thán nào về chuyện này bởi đứa trẻ không hiểu được lời cha mẹ nói nhưng sẽ cảm nhận được sự yếu lòng của cha mẹ về tình trạng của nó. Nắm được điểm này, khi lớn hơn một chút, đứa trẻ sẽ nghĩ ra trò để gây sự với cha mẹ.

Khi con chỉ đòi hỏi, cha mẹ tuyệt đối không nhân nhượng dù chỉ một lần. Chỉ cần một lần đòi hỏi được là đứa trẻ sẽ tiến hành lần sau và với phương pháp dai dẳng, khó chịu hơn lần trước. Cha mẹ càng cương quyết, con càng ngoan ngoãn.

Để tránh tình trạng ăn vạ của trẻ, cha mẹ tuyệt đối không được có suy nghĩ và hành động nào coi đứa trẻ là đặc biệt và khác người. Nếu biết được coi là đặc biệt, đứa trẻ sẽ quấy nhiễu hơn vì cho rằng mình có cái quyền hành đó.

2. Thỏa hiệp với trẻ bằng các món quà

Cha mẹ không nên thỏa hiệp với trẻ. Khi cho con ăn, dụ con nghe lời, ru con ngủ mà không được, không ít các mẹ và các bà đã đem một số thứ ra trao đổi. Ví dụ: bật ti vi, đi dạo, cho đồ chơi, cho mua bim bim… Đứa trẻ không khó khăn gì để biết được lợi thế của việc này và những bữa ăn hay giấc ngủ về sau của trẻ sẽ càng khó khăn hơn vì nó sẽ ép để người lớn phải buộc lòng thỏa hiệp với nó. Như vậy trong nhà sẽ ngập tràn tiếng khóc hờn và quát mắng.

3. Làm hộ con mọi việc

Khi trẻ đã quen được cha mẹ phục vụ tận răng mọi thứ, chúng sẽ phản ứng mãnh liệt nếu một ngày nào đó bị buộc phải tự lau mặt, dọn đồ chơi hay cất cốc uống nước.

Các cha mẹ đừng coi thường trẻ. Từ 6 tháng tuổi, ngồi được vào trong ghế ăn là trẻ đã có thể bốc đồ ăn cho vào miệng. Khi biết đứng và đi được, trẻ đã đủ năng lực để dọn đồ chơi. Khi con được một tuổi rưỡi thì việc tự lau miệng không phải là quá khó khăn. Hãy cho con làm, điều đó không chỉ tỏ thái độ tôn trọng và đề cao con mà còn làm cho cha mẹ giải phóng được một số việc và con cũng trưởng thành hơn.

beTrong trường hợp cha mẹ đã trót tạo điều kiện để trẻ nổi loạn, cách nào để xử lý? Việc này đòi hỏi ở cha mẹ sự kiên nhẫn cũng như bản lĩnh cực cao.

1. Khi con ăn vạ, bố mẹ bế con vào phòng riêng, khóa cửa lại để mọi người xung quanh không thể can thiệp. Đặt con xuống, dọn dẹp sao cho đảm bảo xung quanh con không có gì nguy hiểm. Bật quạt (nếu trời nóng), lấy sẵn khăn mặt để đó cho con tùy nghi sử dụng. Nếu con bày trò nôn ọe thì bố mẹ chuẩn bị chậu để hứng và khăn để lau. Để nguyên đó cho con tự xử. Sau đó, bố mẹ lấy tai nghe ra nghe nhạc, mắt vẫn nhìn con không chớp.

Nếu con đứng dậy, giật ống nghe của bố mẹ thì đương nhiên phải kháng cự. Trong trường hợp kháng cự không nổi thì cất tai nghe đi và ngồi lên giường. Hai chân bố mẹ gập lại sao cho đầu gối sát với mặt. Úp mặt vào đầu gối, vòng tay ôm qua chân. Lúc này, con có xông vào cấu xé, lôi kéo sự chú ý của cha mẹ thì cha mẹ cũng phải mặc kệ. Cố gắng giữ nguyên tư thế ngồi như vậy cho đến khi con tự nín.

Mời bạn tìm hiểu thêm 1 số sản phẩm của công ty Hà Huy chúng tôi: cầu trượt trẻ em , rào chắn cầu thang

Sau khi con đã nín khóc và quên chuyện ăn vạ, bố mẹ không giáo huấn, bởi lúc này trẻ chưa hiểu những lời giáo huấn. Bố mẹ có thể đứng dậy làm việc khác mà coi như sự vụ ăn vạ chưa hề xảy ra. Tuyệt đối không nhắc lại vụ việc đó. Bố mẹ yên tâm là con đủ khôn ngoan để biết rút kinh nghiệm. Chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn xử lý độ vài ba lần là việc ăn vạ sẽ giảm dần và mất hẳn.

2. Nếu con đòi gì đó khi đang ở siêu thị, bố mẹ cương quyết không đáp ứng yêu cầu. Khi con ăn vạ tại đó, bố mẹ cần phải “thản nhiên” bỏ đi, dĩ nhiên, mắt vẫn phải liếc lại sau nhưng đừng cho trẻ thấy. Trẻ sẽ phải nhanh chóng chạy theo. Vụ việc sẽ còn xảy ra thêm vài lần nữa nhưng rồi trẻ sẽ nhanh chóng rút kinh nghiệm và giảm đòi hỏi.

3. Khi con ăn cơm, nhớ cho con tự xúc. 2,5 tuổi là trẻ tự xúc tốt. Nếu con xúc chậm, đặt đồng hồ và yêu cầu con xúc trong 30 phút. Sau thời gian đó mà con vẫn chưa ăn xong thì bố mẹ phải cương quyết cất bát đi. Con sẽ nhận và hiểu được thông điệp nghiêm khắc này khi thấy bụng đói hơn bình thường. Tuyệt đối không cho con ăn vặt sau bữa phạt để con có luôn cảm giác đói đó đến bữa sau. Thực hiện nghiêm chỉnh trong một tuần, các bố mẹ sẽ có một đứa con ăn siêu ngoan và siêu nhanh nhé.

4. Khi con có thái độ không tốt, cần có một hình phạt nhỏ để điều chỉnh. Hình phạt đó là “ngồi ghế xấu”. Bắt con ngồi đúng thời gian tuyên bố cho dù con giãy giụa. Đảm bảo sau đó con sẽ ngoan hơn.

5. Khi cả nhà chuẩn bị đi đâu đó mà con ăn vạ thì cha mẹ chỉ cần giả vờ nhanh nhẹn dọn dẹp đồ đạc để đi chơi và ra khỏi nhà thật nhanh. Yên tâm đi, trẻ sẽ lao vút ra ngoài theo bố mẹ ngay (dĩ nhiên sẽ kèm theo vài cơn nức nở nữa, nhưng sẽ nhanh chóng hết khi trèo lên xe).

6. Khi con bướng bỉnh, không chịu nghe lời, cha mẹ có thể đưa ra các lựa chọn cho con. Con sẽ được chọn một trong các hướng. Khi tuyên bố về các hướng, cha mẹ nên nói cả hậu quả của việc theo hướng đó để con có thông tin lựa chọn.

Ví dụ: Một là con ăn ngoan và sau đó mẹ sẽ đọc truyện cho con nghe. Hai là con ăn chậm thì sẽ ngồi vào “Ghế xấu” hoặc “Úp mặt vào tường”. Trẻ sẽ chọn hướng nào ít thiệt hại hơn. Lúc này không cần giục giã, con sẽ làm mọi việc nhanh và gọn lắm.

Một cách xử lý bướng nữa là đếm. Tuyên bố với con là nếu đếm đến… mà chưa làm… thì sẽ bị... Các cha mẹ sẽ thấy con trở nên nhanh nhẹn ngay.

Các cô giáo còn có chiêu là thi oẳn tù tì. Nếu oẳn tù tì ba lần mà bố mẹ thắng thì con phải nghe lời, thua thì con tùy ý. Người lớn có đủ chiêu trò để oẳn tù tì ba lần thắng hai. Lúc đó bố mẹ sẽ thấy “kẻ thua” cực kì quân tử, sẵn sàng chịu thua.

Con trẻ rộng lượng và hiểu biết, quân tử và rất khôn ngoan. Xử lý các bé không dễ. Điều quan trọng là bố mẹ cần có bản lĩnh cao cường. Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… không chỉ điều chỉnh được tính cách của con cái mà còn xử được cả vụ biếng ăn của con nữa.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cha-mac-phai-3-loi-pho-bien-khi-nuoi-con.html