Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Những điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho con

Mọi bậc cha mẹ đều mong muốn mang đến cho con những điều tốt nhất. Trong số đó, đừng quên:

day-cho-con1. Dạy con qua những câu chuyện kể
Nhớ rằng với em bé của bạn, thế giới này là một điều mới lạ. Bé không được sinh ra mà đã am hiểu tất cả về nơi bé đến, bởi thế bé cần được học, được tìm hiểu, càng nhiều càng tốt về thế giới xung quanh.
Cách tốt nhất để mang đến những kiến thức về thế giới cho con là đọc truyện cho bé nghe. Hãy kể, thêu dệt cho con những câu chuyện về Châu Âu, về Nữ hoàng Ai cập, về những công chúa, hoàng tử ở đất nước xa xôi. Nếu bạn có khả năng thổi hồn hấp dẫn vào những câu chuyện, bé sẽ được truyền cảm hứng, khao khát đi xa hơn và học hỏi nhiều hơn.
2. Dạy con qua thực tế
Muốn trẻ thích học, bạn cần hướng dẫn con qua những ví dụ cụ thể. Các con của tôi biết rằng, nếu trời không mưa, chúng sẽ được cho ra ngoài chơi và tôi sẽ đi cùng chúng. Tôi sẽ hướng dẫn con chơi trò vận động, cho chúng thi chạy quanh nhà 4 vòng thật nhanh, vượt qua các chướng ngại vật. Tôi đưa ra cho các con thử thách khó khăn này, như vậy sẽ có lúc chúng thất bại và học được bài học làm cách nào để đứng lên làm lại.
3. Biết chấp nhận mọi người
Tôi nhớ mãi câu nói: “Bạn cần phải được dạy dỗ trước khi quá muộn. Trước tuổi 6,7,8, bạn ghét tất cả những người mà người thân của bạn ghét, thì bạn cần được dạy dỗ cẩn thận”.
Ngày nay, điều tốt nhất bạn nên dạy cho những đứa con của mình là biết chấp nhận, nhẫn nhịn và yêu thương. Để con học được những phẩm chất này, cha mẹ phải là tấm gương. Hãy dạy con từ điều nhỏ nhất, như “thật không hay nếu con ném con mèo qua cửa sổ”.

chắn cầu thang cho bé - bộ liên hoàn cầu trượt - bộ tập gym cho trẻ
4. Bữa tối là thời điểm quây quần
Một bữa tối với đầy đủ các thành viên trong gia đình nên được duy trì thành truyền thống. Bất kể ai đi làm công việc gì, hãy tìm về tổ ấm, họp mặt các thành viên vào một giờ nhất định – có thể là 6.30 hay 7 giờ. Đó là khoảng thời gian cha mẹ kết nối với con cái, chồng vợ kết nối với nhau, mọi thành viên chia sẻ với nhau những chuyện đã xảy ra trong ngày, những khó khăn, những điều thú vị. Đây là cách bạn dạy cho con những giá trị gia đình, để con thêm gắn bó với gia đình và hiểu rằng đây là bến đỗ bình yên nhất.
5. Đôi khi không trang điểm, cho con thấy bạn thoải mái với diện mạo của mình
Ai cũng muốn được xinh đẹp, nhưng sự độc đáo và tính cách thú vị còn đáng giá hơn nhiều so với vẻ bề ngoài. Xóa bỏ lớp trang điểm, bạn vẫn còn phong cách, sự tốt bụng và tự tin. Đừng quên những phẩm chất làm nên chính con người rất riêng của bạn.
6. Cho con đi làm cùng
Có những lúc bạn rất nên làm điều đó, không phải vì công việc đang bù đầu mà bạn lại không kiếm được người trông con. Bạn đưa con cùng tới chỗ làm việc với mình đơn giản bởi bạn muốn dạy cho con một bài học về việc khi mình làm một điều gì đó mình thích, mình đam mê thì sẽ như thế nào.
Con của bạn sẽ chứng kiến cả núi công việc được hoàn thành, chứng kiến niềm hăng say làm việc, khao khát hoàn thành tốt công việc, tìm thấy niềm vui và cả nỗi tự hào trong lao động.
7. Dạy con giao tiếp tốt
Hãy dạy con cách bắt tay cho đúng phép xã giao, cách nhìn vào mắt một ai đó, lịch sự, lễ phép với mọi người. Những điều này sớm muộn cũng có ích cho cuộc sống của con, bởi “bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu”.
8. Dạy con biết chấp nhận khi bị từ chối
Trẻ con cần được hiểu rằng: “Những mong muốn cũng có khi bị trì hoãn. Cuộc sống không phải lúc nào cũng muốn là được. Khi bị bố mẹ từ chối một điều gì đó, nếu có thái độ tốt, rất có thể mong muốn của mình sẽ được đáp ứng sau”.
9. Âm nhạc cho cuộc sống
Nếu có điều kiện, hãy cho con chơi một loại nhạc cụ nào đó. Âm nhạc luôn là cách tốt giúp con người trút bỏ nỗi lòng, là một người bạn mà chúng ta có thể tin tưởng giao phó những cảm xúc của mình. Đừng quên truyền ảnh hưởng tích cực ấy của âm nhạc cho con.
H.A
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-dieu-tot-nhat-ma-ban-co-lam-cho-con.html

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Bạn làm cách nào để cho con cái thích đọc sách ?

Đọc sách hàng ngày là thói quen có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên làm thế nào để rèn cho bé những thói quen tốt này ngay từ khi còn nhỏ. Hãy tham khảo những mẹo để con thích đọc sách hay sau đây nhé!

doc-sach
Đối với trẻ con, việc tham gia các trò chơi ngoài trời hay là xem tivi hoặc đùa giỡn với bạn bè dường như thú vị hơn rất nhiều so với việc ngồi đọc sách. Cho dù người lớn có nói với trẻ nhiều lần rằng, đọc sách nhiều sẽ giúp con hiểu thêm nhiều điều về thế giới thì trẻ vẫn không đủ kiên nhẫn đọc hết một trang sách. Phải làm sao lúc này?
Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra một vài những gợi ý rất thú vị để bạn giúp con hiểu rằng, sách là món quà tri thức tuyệt vời và mỗi cuốn sách là một cuộc phiêu lưu kỳ thú.
Thường xuyên đưa con tới thư viện
Thói quen đọc sách cho trẻ con nên được hình thành ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bạn có thể cùng con tới thư viện và để trẻ khám phá kho tàng tri thức quý báu đó. Nếu có thể, bạn hãy để trẻ tìm kiếm cuốn sách mà trẻ yêu thích, sau đó mượn cuốn sách đó cho trẻ. Các chuyên gia cho biết rằng, việc nhìn thấy người khác say sưa đọc sách sẽ tác động tới tâm lý và giúp trẻ tăng thêm phần hứng thú với sách.
Coi sách như một món quà và thường xuyên tặng cho con
Thay vì tặng cho con những món đồ chơi vào dịp sinh nhật, cha mẹ hãy tặng sách cho con mình. Dạy con học cách đón nhận sách như một món quà sẽ giúp trẻ biết quan tâm hơn tới việc đọc sách.

Dưới đây chúng tôi xin gửi tới các bạn một số sản phẩm cho bé:

- thanh chắn cầu thang
-cầu trượt giá rẻ
-cỏ nhân tạo mầm non
Tất nhiên, bạn không thể bắt con yêu sách và ham đọc sách ngay từ lần đầu được. Hãy từ từ để con tự khám phá những điều thú vị từ sách và để nó trở thành thói quen. Không nên bắt buộc hay dùng lời đe dọa bắt con đọc sách vì rất có thể việc làm đó sẽ bị phản tác dụng.
Mỗi dịp sinh nhật, Giáng sinh, đón năm mới hay đơn giản là mỗi khi trẻ ngoan, hãy tặng cho con một cuốn sách như một lời khen ngợi, động viên. Điều nãy sẽ giúp con có thói quen là đón chờ những cuốn sách được ba mẹ tặng cho.
Cùng con diễn một đoạn kịch theo nội dung của những cuốn sách
Cha mẹ có thể đọc cho con nghe nội dung của những cuốn sách, sau đó cùng con đóng vai các nhân vật trong câu truyện. Việc làm này sẽ tạo cho trẻ cảm thấy niềm vui và sự cảm nhận tốt hơn.
Đọc to nội dung cuốn sách
Để kích thích sự ham đọc sách của trẻ, người lớn có thể yêu cầu trẻ đọc một đoạn trong cuốn sách và khen rằng giọng của trẻ đọc rất hay. Khi được khen, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn với việc đọc sách.
Thiết kế cho trẻ một thư viện tại nhà
Một khi trẻ bắt đầu thích sách, bạn không cần phải đọc cho chúng nghe nữa. Đã đến lúc, bạn phải nghĩ đến việc thiết kế một thư viện tại nhà cho con. Điều đó sẽ giúp con đọc sách thường xuyên và có nhiều sách để đọc.
Trẻ con thường thích sách bìa cứng, có nhiều màu sắc, hình ảnh. Hãy dẫn chúng đi nhà sách và cho chúng tự chọn lựa những quyển sách mà chúng thích.
Thảo luận cùng con về nội dung trong sách
Nếu con bạn đang đọc một quyển sách mà trước đó bạn đọc rồi, thì bạn hãy đặt cho chúng vài câu hỏi và nghe chúng nhận xét về những gì đang diễn ra trong sách. Thậm chí, có thể tranh luận với con về một vài nội dung trong quyển sách.
Làm điều đó, bạn không những khuyến khích trẻ thích đọc sách mà còn giúp chúng hệ thống hóa lại các vấn đề trong trang sách. Đồng thời, khơi gợi trí tưởng tượng, sự suy nghĩ, nghiền ngẫm nơi trẻ về những vấn đề mình đã đọc qua.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/ban-lam-cach-nao-de-cho-con-cai-thich-doc-sach.html

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Trẻ sẽ học được những gì qua những trò chơi

Thời gian vui chơi của trẻ có thể là cơ hội tuyệt vời để trẻ học cách tập trung sự chú ý xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng.
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong khi trẻ chơi đùa sự tập trung chú ý, sự tự tin có thể xuất hiện dù chúng “đang chơi cho vui” và đó thực sự là một phần rất quan trọng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Vui chơi là một cách tự nhiên để trẻ tự học hỏi vì lúc này chúng sẽ sử dụng tất cả các giác quan của mình. Thời gian chơi cũng là một “bài tập” liên quan đến nhận thức – nơi mà trẻ thực hành đưa thông tin, tổ chức nó để giải quyết vấn đề và hiểu rõ hơn môi trường sống.

choi-cung-con
Mặc dù để trẻ chơi một mình cũng là điều quan trọng, tuy nhiên có rất nhiều vấn đề mà những người lớn có thể làm để giúp trẻ xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng, sự tập trung chú ý, cải thiện ngôn ngữ, rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ bằng cách chơi các trò tương tác tốt và lành mạnh với con trẻ. Những kĩ năng không phải hình thành một cách tự nhiên và có thể chính các bậc phụ huynh cũng cần được hướng dẫn làm thế nào để trở thành một người bạn vui chơi hữu ích.
Quan sát và học hỏi
Bước đầu tiên để trở thành “ một bạn chơi” tốt của một đứa trẻ là quan sát các kiểu mẫu/mô hình đồ chơi của con và tập trung vào những gì con thích làm một cách cụ thể nhất. Ví dụ: loại đồ chơi nào con bạn thích lựa chọn để chơi nhất? Con của bạn thích đoán cách sử dụng nó hay thích sử dụng các đồ vật để lắp ráp thành một vật khác? Thông thường cha mẹ thường nhận biết sở thích của con trẻ một cách vội vàng mà không dành thời gian để quan sát và tìm hiểu cách trẻ vui chơi, đó cũng là một thiếu sót.
Tập trung vào ý tưởng của trẻ
Sau khi quan sát là thời gian cha mẹ chơi cùng với con của mình. Sai lầm lớn nhất phụ huynh thường mắc phải khi chơi với con cái là họ “chiếm giữ” trò chơi. Ví dụ: một đứa trẻ xây dựng tòa tháp từ những hình khối và bạn biết rằng tòa tháp đang bị thu hẹp, có nguy cơ đổ, bản năng của cha mẹ là “điều khiển” lại trò chơi. Bạn sẽ muốn củng cố tháp hoặc chỉ cho trẻ làm thế nào để bắt đầu lại với một nền tảng rộng hơn để tạo nên một tòa tháp vững chãi hơn. Người lớn thường nghĩ rằng sự giúp đỡ đó sẽ dạy trẻ những kĩ năng cần thiết nhưng thực tế việc làm này cũng có những tác hại nhất định. Khi chơi với con trẻ chúng ta có thể gửi tới con những thông điệp “tiêu cực” về việc trẻ đang làm ví dụ: “Cách của con đang làm là không đúng và sự nỗ lực của con là chưa đủ”. Có lẽ những đứa trẻ sẽ không cố gắng xây một toà tháp cao lớn nhưng sẽ hình dung tới nó sẽ đổ như thế nào và tự điều chỉnh hoặc chấp nhận sự hướng dẫn một cách vui vẻ. Để trở thành một bạn chơi lý tưởng của con, bạn cần phải học cách tập trung vào ý tưởng của con chứ không phải chỉ là suy nghĩ của bạn. Khi tham gia chơi cùng trẻ hãy đặt các câu hỏi như: “Con muốn mẹ làm gì nào” và trước tiên hãy làm theo sự chỉ dẫn của chúng.
Sử dụng các “thông tin nói”
Thông tin nói là một thuật ngữ mà các nhà nghiên cứu ra các nhóm bệnh về ngôn ngữ và chuyên gia về phát triển trẻ em sử dụng để mô tả (một cách tốt nhất) cách sử dụng những lời nói để tương tác với trẻ em. Trong một thuật ngữ đơn giản nó có nhiều nghĩa là tích cực miêu tả những gì một đứa trẻ đang làm, đang sử dụng, nhìn thấy, trẻ nghe thấy những gì và suy nghĩ, cảm nhận gì về nó… Khi cha mẹ và người chăm sóc miêu tả lại những trò chơi và những cách chơi của trẻ bằng thông tin/ngôn ngữ nói sẽ giúp trẻ nhận thức môi trường xung quanh dễ dàng hơn. Nó cũng có thể cung cấp cho trẻ thông tin và con trẻ có thể xử lý, hiểu và sử dụng kĩ năng ngôn ngữ như những gì trẻ nghe thấy từ kiểu mẫu ngôn ngữ và cấu trúc câu cha mẹ sử dụng.
Trong khi miêu tả về những cái đó bạn hãy chắc chắn rằng bạn không sử dụng các thông tin “quá tải” với độ tuổi của trẻ, ghi nhớ giữ một mức độ phù hợp với trình độ của con mình. Điều quan trọng nhất là dành thời gian cho con, giúp trẻ cảm nhận sự yêu thương và biết rằng mình là một phần quan trọng trong cuộc sống của cha mẹ.
Theo essortment

cỏ nhân tạo mầm non - chắn cầu thang cho bé - cá nhựa cân
Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-se-hoc-duoc-nhung-gi-qua-nhung-tro-choi.html

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Cách thể hiện tình yêu với con mà các bà mẹ nên làm?

Thực tế hiện nay ở nước ta chiếm phần đa có rất nhiều bậc cha mẹ không biết nên thể hiện tình yêu với con như thế nào. Nhiều người đến trường xin cô giáo của con đừng phạt bé hay vì hàng triệu lý do khác nhau. Đến lúc con hư lại bảo tại cô và nhà trường.

cach_the_hien_tinh_yeu_voi_con
Thực ra, khi nào yêu người ta sẽ mong người đó thật sự hạnh phúc, cả trong hiện tại và tương lai. Với trẻ con, hạnh phúc là có đủ nhưng không thừa vật chất, có đủ sự quan tâm, chia sẻ và cả thử thách từ cha mẹ.
Tôi vẫn nhớ cảm giác khó chịu ngày xưa khi bố mẹ chuyển tôi từ trường bình thường sang trường xịn để học lớp chuyên. Cả chuyện em gái tôi chuyên đời đi muộn, bị mắng nhiều. Một lần cô giáo mời phụ huynh đến, mẹ đã đến xin lỗi và bịa ra lý do: “Cháu bị mất ngủ đêm, nên ngày khó dậy sớm”. Trong khi thực ra, nó ngủ khỏe, lúc nào cũng ngủ, kể cả ngày, rỗi là lăn quay ra ngủ. Cô giáo thông cảm không mắng nữa nhưng từ đó nó càng ngày càng đi muộn. Bây giờ đã lớn, nó cười hề hề bảo “Hồi đó mẹ đừng xin cô thì em còn cố để dậy sớm. Tại mẹ xin, thấy được nên cứ ngủ thôi”.
Vì thế, khi con phạm lỗi, bạn đừng cố xin xỏ giúp, thậm chí giúp cô phạt sẽ khiến con ngoan hơn, biết cách điều chỉnh cuộc sống của mình. Nhiều bố mẹ thấy cô phạt con thì làm loạn cả lên, để con thêm coi thường cô giáo. Nhưng nếu bố mẹ đến và bảo: “Cô cứ phạt đi. Phạt gì mà nó sợ” (dĩ nhiên là không đánh). Như thế, trẻ sẽ thấy cả thế giới bảo nó sai, đương nhiên là nó sai, vậy thì phải sửa.
Nhiều người bảo với tôi có điều kiện sao không chọn cho con trường tốt hơn, tại sao không làm viêc kia cho con… Nhưng tôi quan niệm yêu con không phải thế. Với tôi, yêu là làm mọi cách để con có được hạnh phúc hiện tại và tìm được nó trong tương lai.
Cách thể hiện tình yêu với con?
Tôi không ép con học trong ngôi trường xịn nhất, tốt nhất hay giỏi nhất, mà tìm cho con một ngôi trường phù hợp với khả năng, có các bạn bè hiểu, chia sẻ và giúp con tiến bộ. Tại đó, các cô giáo yêu thương các con và biết cách làm cho các con yêu.
Tôi không bắt con học nhiều mà giúp con sắp đặt thời gian phù hợp để học nhẹ nhàng hiệu quả nhưng vẫn có thời gian chơi, chia sẻ đến mọi người, làm các công việc nhà và tự chăm sóc bản thân. Tôi không xin xỏ khi con bị phạt, vì con cần phải hiểu được những gì sẽ phải trả giá cho hành động sai lầm của mình để rút ra kinh nghiệm sống tốt hơn.
Tôi cũng không giúp con làm việc, chỉ khuyến khích con làm, hướng dẫn khi thấy con ngơ ngác. Tôi không mua đồ xịn nhất cho con, chỉ mua đủ và vừa phải với nhu cầu, tôi giúp con chăm chút, giữ gìn và trân trọng nó. Tôi không cấm đoán con trải nghiệm, không cấm con tìm hiểu mặc dù có khi con gây ra rất nhiều phiền toái.
Với tôi hạnh phúc của con là tất cả và yêu con là làm sao để con hạnh phúc.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-hien-tinh-yeu-voi-con-ma-cac-ba-nen-lam.html

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Những đồ chơi cần tránh mua cho trẻ em

Nhiều món đồ chơi thực sự là ‘sát thủ’ của trẻ nhưng cha mẹ hoàn toàn không biết.


Noel cũng gần sắp đến, hẳn nhiều phụ huynh vẫn đang băn khoăn chưa biết nên mua gì, tặng gì cho con trẻ? Nắm bắt được những tâm lý này, các nhà sản xuất và kinh doanh liên tục cho ra mắt thị trường những sản phẩm được trẻ yêu thích, vừa đậm không khí Giáng sinh. Tuy nhiên, khi cha mẹ quyết định mua bất kỳ món đồ chơi nào tặng con, cha mẹ cần cân nhắc thật kỹ vì rất có thể món đồ đó ‘đội lốt’ an toàn nhưng sự thật lại là ‘sát thủ’ với trẻ.
Dưới đây là top 5 món đồ chơi cha mẹ cần tránh mua tặng trẻ.
chon-do-choi1. Bóng bay

Bóng bay được trẻ con ưa chuộng nhưng chúng đứng đầu danh sách độc hại bởi loại đồ chơi nhiều màu sắc, đẹp mắt, và dường như vô hại này được rất nhiều bậc phụ huynh mua về cho trẻ. Tuy nhiên, chỉ cần chút bất cẩn, những trái bóng cao su có thể ‘lấy mạng’ trẻ.
Số trẻ bị ngạt do nuốt phải bóng bay chưa thổi vào miệng thậm chí còn cao hơn nhiều so với các loại đồ chơi khác, và con số trẻ bị ngạt thở do đồ chơi chiếm tổng cộng tới 1/3 số ca tử vong do ngạt ở trẻ nhỏ.
2. Cây thông đồ chơi giá rẻ

Hiện tại, những cây thông đồ chơi được làm bằng nhiều hóa chất, đóng trong túi nilon với giá 2.000 đồng được bày bán ở khá nhiều ở các địa điểm quanh trường mẫu giáo hoặc tiểu học.
Món đồ chơi giá rẻ này thường được thiết kế khá bắt mắt. Trong gói nylon gồm có 2 mảnh giấy (đã được tẩm hóa chất và phẩm màu công nghiệp) cắt theo hình tán cây thông, một chân đế bằng nhựa và một gói dung dịch trong suốt, hơi nhờn.
Để tạo hình cây chỉ cần ghép 2 mảnh giấy lại và đặt lên chân đế, sau đó, dùng gói dung dịch tưới lên thân cây rồi đem phơi nắng, chỉ hơn 1 giờ sau, toàn thân cây thông giấy kết tủa màu trắng giống như tuyết, phần đầu các tán cây hiện lên nhiều màu rực rỡ (do phẩm màu công nghiệp tạo nên).
Theo xét nghiệm của khoa Hóa trường Đại học Khoa học Huế, loại dung dịch đựng trong gói có tính axit. Các mảnh giấy ghép thì được tẩm nhiều hóa chất, trong đó có phốt pho và phẩm màu…

Mời bạn xem thêm một số sản phẩm tốt cho bé tại công ty chúng tôi:
- cỏ nhân tạo mầm non
- lưới chắn cầu thang cho bé
- cầu trượt mini
3. Vịt cao su trang trí giống Ông già Noel, người tuyết…

Mới đây, 36.000 con vịt cao su đồ chơi được trang trí giống Ông già Noel, người tuyết và các nhân vật quen thuộc của Giáng sinh… bị tịch thu do chứa chất hóa học phthalate – chất hóa học cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em.
Chất phthalate có liên quan đến dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm, vô sinh, hen suyễn, béo phì và tiểu đường. Ngoài ra, sản phẩm bắt mắt này còn chứa ba hợp chất: di-(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP), dibutyl phthalate (DBP), và benzyl butyl phthalate (BBP)…
4. Thú nhún nhựa dẻo

Thú nhún nhựa dẻo là món đồ chơi ‘cưng’ của nhiều trẻ. Vì thế, hẳn khá nhiều phụ huynh đã nghĩ đến việc sẽ tặng con người-bạn-thân-thiết này. Tuy nhiên, mới đây các chuyên gia phát hiện nồng độ chất dẻo phthalate trong loại thú nhún này cao gấp nhiều lần so với quy định về chất lượng và an toàn sản phẩm.
Khá nhiều phụ huynh Singapore phản ánh sức khỏe con cái xấu đi, dị ứng da, rộp lưỡi, thậm chí là tiêu chảy… khi tiếp xúc một thời gian dài với thú nhún nhựa dẻo.
5. Súng, kiếm, dao, quái vật hoặc nhân vật phản diện

Khi say mê một món đồ chơi nào đó, trẻ hầu như đánh đồng chính bản thân mình với những đặc điểm ẩn giấu bên trong của đồ chơi. Chính vì thế, thật nguy hiểm khi trẻ được chơi với những món đồ chơi – phản đồ chơi.
Chẳng hạn, khi cha mẹ mua súng, kiếm, dao, quái vật hay những nhân vật phản diện v.v… cho trẻ, thì thử hỏi: những món đồ chơi ấy giáo dục điều gì? Những hình ảnh liên quan đến đồ vật, nhân vật này sẽ khiến trẻ bắt chước và vô tình hình thành trong suy nghĩ của chúng là mọi vấn đề đều xử lý bằng bạo lực, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu…
Theo Eva
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-choi-can-tranh-mua-cho-tre-em.html

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Xem tivi có tốt cho trẻ em không ?

Ngày nay, tivi (TV) đã trở thành một tiện nghi không thể thiếu được trong mỗi gia đình chúng ta. Việc xem TV cũng đã trở thành một lịch trình không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày. Những chương trình truyền hình đa dạng và phong phú đã thu hút cả gia đình sau bữa ăn cho đến tận đêm khuya. Thậm chí ở nhiều gia đình, TV vẫn cứ được bật lên ngay cả khi không có người nào xem, để cho “có tiếng người”. Điều đó dẫn đến một kết quả tất yếu là khó có thể tránh được việc trẻ xem tivi. Nhiều gia đình thường coi TV là một người trông trẻ tuyệt vời, bật TV lên, đặt trẻ trước TV và bố mẹ có thể yên tâm đi làm bất kỳ việc gì mà không lo trẻ quấy. Nhiều bố mẹ khác thì không thể cho trẻ ăn, nếu mà không bật các chương trình quảng cáo hoặc hoạt hình. Những phụ huynh tân tiến một chút thì mua các video hoặc chương trình mà họ nghĩ là sẽ giúp cho con họ thông minh hơn, ví dụ như Sesame Street chẳng hạn. Vậy thực tế thì xem TV ảnh hưởng như thế nào đến con của bạn ?

xemtvXem TV không tốt cho trẻ dưới 2 tuổi

Phần lớn các chuyên gia nghĩ rằng văn hóa xem TV / video có ảnh hưởng xấu đến trẻ em và có thể cản trở sự phát triển trí tuệ của trẻ. Những chuyên gia chỉ ra như sau:
TV không có lợi ích gì về mặt giáo dục đối với trẻ dưới 2 tuổi. Nó còn tệ hơn, nó lấy đi những khoảng thời gian dành cho các hoạt động thực sự phát triển não của trẻ, ví dụ như hoạt động tương tác đối với những người khác và chơi. Một đứa trẻ sẽ học được rất nhiều điều từ sự tương tác thực tế với người khác và khi đang chơi, chứ không phải là những điều mà chúng nhìn thấy trên màn hình video.
Xem TV nhiều cũng làm mất đi thời gian mà con bạn cần để phát triển các kỹ năng quan trọng như ngôn ngữ, sáng tạo, vận động, và các kỹ năng xã hội. Những kỹ năng này được phát triển trong 2 năm đầu tiên của trẻ (một thời gian quan trọng cho sự phát triển của não bộ) thông qua chơi, khám phá và trò chuyện. Ví dụ, kỹ năng ngôn ngữ trẻ, không thể cải thiện được bằng cách nghe TV một cách thụ động. Nó cần được phát triển bằng cách tương tác với mọi người, khi việc nói chuyện và lắng nghe của trẻ được sử dụng trong bối cảnh của cuộc sống thực.
Xem TV sẽ làm tê liệt tâm trí của con trẻ vì nó ngăn cản con của bạn thực hành những tư duy sáng tạo, loại bỏ thách thức về trí tuệ, tư duy phân tích và sử dụng trí tưởng tượng của trẻ.
Xem TV làm mất đi nhiều thời gian cho việc đọc và cải thiện kỹ năng đọc thông qua thực hành (theo Comstock, 1991). Trẻ xem phim hoạt hình và giải trí truyền hình vào độ tuổi trước khi đến trường sẽ có kỹ năng-trước-khi-đọc (pre-reading skill) kém hơn trẻ đồng lứa khi chúng đạt 5 tuổi (Macbeth, 1996). Ngoài ra, những đứa trẻ xem truyền hình giải trí cũng ít có khả năng đọc sách và ấn phẩm in khác (theo Wright & Huston, 1995).
Theo chuyên gia ngôn ngữ và diễn thuyết Tiến sĩ Sally, Q., 20 năm nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em sống trong môi trường tiếng ồn TV trong nhà thường xuyên sẽ gặp khó khăn trong việc nghe thấy đến các giọng nói trong các môi trường có tiếng ồn nền diễn ra.
Trẻ em xem TV nhiều gặp vấn đề tập trung khi nghe giáo viên giảng bởi vì chúng đã quen với việc kích thích thị giác với nhịp độ nhanh trên truyền hình. Nếu thời gian trẻ em xem TV nhiều hơn thời gian chúng nói chuyện với gia đình sẽ gặp khó khăn để chuyển đổi từ người học theo thị giác sang người học theo âm tahnh (học bằng cách lắng nghe). Khả năng tập trung vào vấn đề của chúng cũng kém hơn.
Trẻ em ở tuổi đi học mà xem truyền hình quá nhiều cũng có xu hướng ít làm bài tập về nhà. Nếu làm bài tập ở nhà trong khi bật TV, trẻ em có xu hướng thu được ít kỹ năng và thông tin hơn. Nếu trẻ bị mất ngủ vì xem TV, chúng trở nên kém tỉnh táo vào ban ngày, và điều này dẫn đến kết quả học tập kém.
TV cho phép con của bạn sẽ tiếp xúc với những ảnh hưởng tiêu cực, và thúc đẩy hành vi tiêu cực đó. Các chương trình truyền hình và quảng cáo thương mại thường xuất hiện nhiều yếu tố bạo lực, rượu, sử dụng ma túy và quan hệ tình dục dưới một hình ảnh tích cực. Tâm trí của đứa trẻ của bạn cũng giống như đất sét. Nó tạo ra nhiều ấn tượng đầu tiên đối với những gì chúng nhìn thấy, và những ấn tượng ban đầu này quyết định cách thức chúng nhìn nhận thế giới và ảnh hưởng đến hành vi của chúng khi trưởng thành. Ví dụ, hai mươi năm nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em được tiếp xúc với bạo lực qua phương tiện truyền thông sẽ cư xử hung hăng hơn ngay cả khi chúng là những đứa trẻ và khi chúng lớn lên. TV chỉ cho chúng rằng bạo lực chính là cách giải quyết xung đột – như khi trên TV một người anh hùng đánh bại một kẻ xấu để khuất phục kẻ đó.
Trẻ em xem TV quá nhiều thường thừa cân, theo Hiệp hội Y khoa Mỹ. Trẻ em thường ăn đồ ăn vặt trong khi xem TV. Chúng cũng chịu ảnh hưởng của các quảng cáo thương mại và tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh cho sức khỏe. Ngoài ra, chungs không chạy, nhảy, hoặc thực hiện các hoạt động đốt cháy calo và tăng cường sự trao đổi chất. Trẻ em béo phì, trừ khi chúng thay đổi được thói quen, sẽ có xu hướng béo phì khi chúng trở thành người lớn.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney cho thấy rằng mối liên kết giữa tổng thời gian nhìn màn hình và chiều rộng động mạch võng mạc ở trẻ em. Trẻ em xem TV qúa nhiều sẽ có động mạch mắt hẹp hơn, và điều này dẫn đến các nguy cơ về bệnh tim.
Xem tivi cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hoạt động thể thao của trẻ. Trẻ em càng xem truyền hình nhiều, đặc biệt là trong những năm tuổi đầu tiên, có nhiều khả năng sẽ bị béo phì và cơ bắp phát triển không cân đối, theo một nghiên cứu của Đại học Montreal. Mặc dù bé của bạn không mong muốn trở thành một ngôi sao bóng đá đi chăng nữa, thì khả năng thể thao của trẻ là rất quan trọng không chỉ đối với sức khỏe thể chất của trẻ, mà còn quyết định mức độ năng động về thể chất khi chúng trưởng thành.

Sản phẩm của chúng tôi bao gồm:
- tủ mầm non
- giường ngủ mẫu giáo
- ghế nhựa đúc
Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng TV không tệ đến mức độ như vậy. Họ cho rằng xem truyền hình có thể là tốt nếu nó được thực hiện ở mức độ vừa phải, và nếu chương trình truyền hình trẻ theo dõi được chọn lọc:
Một số chương trình TV có thể giáo dục, mang thông tin và truyền cảm hứng. Nó có thể hiệu quả hơn so với sách hoặc băng ghi âm trong việc giảng dạy cho bé của bạn về các quá trình như một cái cây phát triển như thế nào hoặc làm thế nào để nướng bánh.
Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em xem các chương trình giáo dục và phi bạo lực của trẻ em sẽ làm các bài kiểm tra đọc và toán tốt hơn so với những bé không xem các chương trình này.
Trẻ em khi ở tuổi mẫu giáo nếu xem các chương trình thông tin và giáo dục sẽ có xu hướng xem các chương trình thông tin và giáo dục nhiều hơn khi chúng lớn lên. Chúng sẽ sử dụng TV một cách có hiệu quả như là một phương tiện bổ sung cho học tập ở trường. Ngược lại, những đứa trẻ xem nhiều chương trình giải trí sẽ xem ít các chương trình thông tin hơn khi chúng lớn lên (Macbeth, 1996).
Trẻ mẫu giáo xem các chương trình truyền hình giáo dục có xu hướng có điểm số cao hơn, bớt hung hăng và đánh giá cao việc học tập hơn khi đến trường trung học, theo một nghiên cứu dài hạn (Anderson và cộng sự, 2001).
Cuối cùng, các nhà khoa học đến từ Đại học Siena thấy rằng trẻ em sẽ có một trải nghiệm dễ chịu, giảm đau hiệu quả bằng cách xem hoạt hình. Vì vậy, có lẽ, một chương trình truyền hình giải trí có thể là một nguồn tốt giúp cho những đứa trẻ khỏi bị căng thẳng hoặc giảm đau.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/xem-tivi-co-tot-cho-tre-em-khong.html

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

Tăng tính sáng tạo cho bé chỉ 8 trò chơi

Dưới đây công ty Hà Huy chúng tôi xin gửi tới các bạn 8 trò chơi thú vị mà bạn có thể dễ dàng tạo ra cho con mình:
1. Đến thăm một cửa hàng tạp hóa
Trẻ con thường thích bắt chước người lớn để sống thực. Đây là cách để chúng hiểu chuyện gì xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Trò chơi cửa hàng có thể được thực hiện với các đồ chơi của bé (ví dụ bộ đồ nấu bếp), hoặc gian bếp của chính bạn cũng có thể là nơi lý tưởng.
Bắt đầu chơi với những lời bình luận đơn giản như: “Ồ, tôi thấy bạn đang đi mua sắm. Chúng ta nên mua gì hôm nay nhỉ?”. Cuộc du ngoạn có thể mở rộng ra khi bạn giả vờ trả tiền để mua đồ, hoặc nếm thử thức ăn…

Tăng tính sáng tạo cho bé chỉ 8 trò chơi2. Tổ chức tiệc trà
Nếu em bé của bạn đang ở tuổi chập chững, chắc chắn là chúng sẽ rất thích rót nước. Tiệc trà là cơ hội lý tưởng để bé rót, khấy hoặc thực hiện các hành động khác phù hợp với khu bếp, trong cửa hàng… Đừng nghĩ đến những thứ to tát, chỉ cần vài chiếc cốc, đĩa và thìa (nên dùng đồ nhựa, nếu không bạn cần chuẩn bị tinh thần tha thứ vì vài món đồ có thể vỡ!).
Bắt đầu với câu khích lệ đơn giản, “Chúng ta tổ chức tiệc trà hôm nay nhé?”, “Chúng ta pha trà thế nào nhỉ?”. Hãy tận tình tham gia với trẻ, chỉ cho bé thấy cách bắt chước công việc thế nào. Có thể thay trà bằng nước, sữa. Thêm một vài cái bánh, bạn và con sẽ tìm thấy trò chơi rất vui khi đặt một cái bàn, pha trà, bẻ bánh và cuối cùng, ngồi xuống uống trà cùng nhau.
3. Đi du lịch bằng xe bus, máy bay hoặc tàu hỏa
Có một thứ rất rất hấp dẫn với trẻ tuổi chập chững, đó là các loại phương tiện giao thông. Hãy tạo cơ hội đi để bé được đi các phương tiện này, bằng cách giả vờ làm vé, tạo ra nhiều loại âm thanh, và thậm chí còn ăn bim bim trên đường đi nữa. Đừng quên mô tả cảnh vật đang chạy qua trước mắt, và khuyến khích trẻ nói xem chúng đang nhìn thấy, nghe thấy gì.
4. Đến thăm phòng khám của bác sĩ
Việc đi khám thật có thể khiến bé hoảng sợ, nhưng trò chơi sẽ xua tan nỗi sợ đó, khi trẻ có cơ hội thực hiện những điều mà bác sĩ vẫn yêu cầu với mình (ví dụ há miệng, nói ‘a’). Hãy đổi vai cho bé làm bệnh nhân, cũng như bác sĩ.
5. Hóa thân vào một cuốn sách
Bạn hãy dựng bất cứ cuốn sách nào mà bé ưa thích (ví dụ cuốn sách về chú sâu bướm đói bụng) thành một vở kịch. Bé của bạn có thể vì ngưỡng mộ câu chuyện mà có hứng thử một loại thức ăn mới.
6. Tìm kho báu
Bằng cách sử dụng một tấm bản đồ thật đơn giản, đào đất, cuộc truy tìm kho báu có thể mang lại cho bạn và bé niềm vui rất lớn.
7. Hóa thành động vật
Tập điệu bộ và cách chơi đùa như các con vật vẫn làm. Bạn có thể giả vờ đến thăm trang trại hoặc vườn thú. Thay vì chỉ đi thăm các con vật, hãy trở thành chính những con vật trong trang trại hoặc vườn thú đó.
8. Làm một cuộc diễu hành
Dùng các dụng cụ đơn giản như ấm, cốc, xong chảo. Xếp hàng chúng và bắt đầu cho cuộc diễu hành.

bộ tập gym cho trẻ, chắn cầu thang, bộ đồ chơi xúc cát
Nguồn: http://dochoihahuy.com/tang-tinh-sang-tao-cho-chi-8-tro-choi.html