Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Nói không với trẻ như mẹ bên Pháp

Pamela Druckerman, là tác giả cuốn sách “Bringing Up Bébé” là một phụ nữ người Mỹ và lấy chồng người Anh và sống tại Paris. Sinh sống và nuôi dạy con ở nước Pháp, cô dần nhận ra rằng dường như chỉ có vợ chồng cô là khốn khổ vì con biếng ăn, không nghe lời hay qua những trò quậy phá của con.
Pamela tâm sự, chắc chắn cô không quá thiên vị của người Pháp, thậm chí không thích sống ở Pháp cho lắm. Cô cũng không mong con mình sau này lớn lên sẽ giống nhiều người Paris thường có vẻ ngoài kiêu kỳ và lạnh lùng. Nhưng bản năng người mẹ đã khiến cô phải bỏ công dành nhiều năm nghiêm cứu về cách dạy con của người Pháp. Và sau rất nhiều trải nghiệm, cô nhận ra: Người pháp không hoàn hảo nhưng họ có những bí quyết dạy con vô cùng hiệu quả.
1. Dạy trẻ kiên nhẫn chờ và tự chơi một mình khi không có ai chơi cùng
Chờ đợi là một điểm mấu chốt trong cách ‘huấn luyện’ để trở thành con ngoan của cha mẹ người Pháp. Tại sao gần như tất cả trẻ con người Pháp đều ngủ ngon, một mạch từ đêm đến sáng ngay từ khi mới 2-3 tháng tuổi? Bởi khi nghe tiếng bé khóc, gần như cha mẹ Pháp sẽ lơ đi, không bế chúng lên ngay tức khắc mà sẽ bình tĩnh đợi 5 phút để dạy bé học cách tự ru ngủ mình trở lại. Đó cũng là lý do tại sao một đứa trẻ tuổi mẫu giáo người Pháp ngoan ngoãn ngồi trong quán ăn với cha mẹ và tự xúc hết suất ăn của mình.
Đa số trẻ em Pháp đều được ăn 3 bữa chính + 1 bữa phụ/ ngày và đều phải chờ đến đúng giờ thì mới được ăn. Nếu trẻ không muốn ăn, cha mẹ không cố gắng ép nhưng trẻ sẽ không được ăn bất kể lúc nào chúng muốn. Những đứa trẻ thích bỏ bữa sẽ rút ra được bài học rằng, vì đúng bữa mình không ăn nên mình sẽ phải ôm chiếc bụng đói meo chờ bữa ăn kế tiếp.

day-tre-me-phap
Pamela Druckerman, tác giả cuốn sách Bringing Up Bébé, và các con (Ảnh: wsj.com)



2. Dạy trẻ tuân thủ những kỷ luật
Phụ huynh Pháp không nói những lời sáo rỗng như: “Con phải tuân thủ kỷ luật của cha/mẹ” hay “Con phải nghe lời”… nhưng những nếp sống hàng ngày trong gia đình sẽ dần giúp trẻ buộc phải học cách kiên nhẫn và kỷ luật.
Ví dụ: Một người mẹ Pháp sẵn sàng mua kẹo cho cô con gái đang độ tuổi mẫu giáo, nhưng cô bé sẽ không được phép ăn cho tới giờ ăn vặt dù có phải đợi nhiều tiếng đồng hồ.
Hoặc, khi trẻ tìm cách xen vào câu chuyện của cha mẹ, cha/mẹ sẽ nói “chờ 2 phút con nhé, cha/mẹ đang nói chuyện chưa xong”, Cách nói của cha/mẹ vừa tế nhị, vừa cứng rắn sẽ giúp trẻ hiểu rằng chúng phải đợi tới lượt mình.
Walter Mischel – Giáo sư ngành tâm lý học, Đại học Columbia, Mỹ – Chuyên gia hàng đầu thế giới về phương pháp dạy trẻ biết trì hoãn hưởng thụ – đã chứng minh rằng, những trẻ biết kiên nhẫn, trì hoãn hưởng thụ khi lớn sẽ trở thành người có khả năng tập trung, suy luận tốt hơn và không bị suy sụp khi gặp phải áp lực.

sản phẩm : lưới chắn cầu thang cho bé
3. Nói không một cách uy lực
Nếu cha mẹ không biết từ chối thẳng, nói ‘Không’ dứt khoát với trẻ, đồng nghĩa, trẻ sẽ không có khuôn phép còn cha mẹ trở thành người thiếu quyền uy. Phụ huynh Pháp luôn hành xử theo ‘luật’ nhất định trong việc dạy con. ‘Luật’ là có những giới hạn cụ thể mà trẻ phải chấp hành nhưng ngược lại, các phụ huynh Pháp giao cho trẻ khá nhiều quyền tự do và độc lập, miễn là chúng cư xử theo khuôn phép.
Bài học mẹ Pháp dạy con
• Dạy trẻ nói: xin chào, tạm biệt, cảm ơn và làm ơn. Những lời nói này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng kỳ thực có giá trị rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Nó giúp trẻ hiểu rằng chúng không phải người duy nhất có cảm xúc và cần sự giúp đỡ.
• Khi trẻ mắc lỗi, hãy mở to mắt nghiêm khắc nhìn trẻ – đây là cái nhìn bao hàm sự trừng phạt.
• Cho trẻ ăn một bữa nhẹ/ ngày. Với trẻ em Pháp, thường bữa nhẹ này bắt đầu vào lúc 4h-4h30.
• Gần gũi nhưng luôn nhắc cho trẻ nhớ rằng ai là người có tiếng nói trong gia đình. Các bậc cha mẹ người Pháp thường nói: “Cha/mẹ mới là người ra quyết định”

Mời bạn xem thêm sản phẩm : cầu trượt trẻ em
• Đừng ngại nói ‘Không’. Trẻ phải học được cách đối diện và chấp nhận khi bị cha mẹ từ chối ‘yêu sách’.
Uy lực là một trong những sắc thái ấn tượng nhất trong cách dạy con của người Pháp – và có lẽ là kỹ năng khó nhất cho các bậc cha mẹ. Nhiều vị phụ huynh Pháp có được uy lực một cách dễ dàng, tự nhiên, và bình thản trước con cái. Đó là điều khiến trẻ em Pháp thực sự phải nghe lời cha mẹ, thay vì tảng lờ, cãi lời, hoặc kỳ kèo.
Khi tôi và một người bạn người Pháp (là mẹ của một nhóc tì 3 tuổi) ngồi trong công viên nói chuyện thì con trai tôi liên tục tìm cách lẩn ra ngoài chơi. Mỗi lần như vậy tôi lại phải đuổi theo, la mắng và kéo con về trong khi con giãy giụa, gào thét.
Ban đầu bạn tôi chỉ quan sát một cách im lặng. Nhưng quá nhiều lần phải nhìn cảnh 2 mẹ con tôi rượt đuổi nhau khiến cô không thể bình tĩnh nữa. Cô nghiêm mặt nói rằng, nếu tôi cứ chạy theo con thì chúng tôi không thể ngồi nói chuyện yên ổn được vài phút. ‘Đúng vậy’, tôi nói. ‘Nhưng tôi có thể làm gì được?” Bạn tôi nói rằng tôi cần nghiêm khắc với con. Tôi ‘cự lại’ là tôi đã mắng con trong suốt 20 phút đấy thôi. Bạn tôi chỉ cười và khuyên rằng tôi nên nói ‘Không’ một cách mạnh mẽ hơn.

sản phẩm: bóng nhựa có giá tốt
Lần tiếp theo khi con tôi chạy ra ngoài cổng, tôi gắt lên từ ‘Không’ nhưng con vẫn chạy ra ngoài như chưa hề nghe thấy lời mẹ nói. Tôi đuổi theo và lôi con vào, miệng cằn nhằn cô bạn ‘Cô thấy không? Không thể trị được nó”.
Bạn tôi cười và bảo tôi đừng nên quát to, chỉ nên nói với âm điệu nghiêm nghị. Nhưng con tôi vẫn không chịu nghe lời lần tiếp theo. Rồi dần dà, tôi cảm thấy tiếng ‘Không được’ của mình có vẻ đã thuyết phục hơn. Âm thanh vang lên không to hơn nhưng tự tin và có trọng lượng. Tới lần thử thứ tư, khi con tôi đang mon men tới gần cái cổng, tôi nói “Không’ và kỳ lạ thay, con quay lại nhìn tôi một cách đề phòng còn tôi mở to mắt, cố tỏ vẻ không chấp thuận.
Trước những thái độ dứt khoát của mẹ, con không còn tìm cách trốn ra nữa. Dường như nó quên mất về cái cổng và chỉ tập trung chơi với những đứa trẻ khác.
Điều quan trọng nhất khi nói ‘Không’ với trẻ là sắc thái giọng nói. Không phải cứ gằn giọng rít lên từng tiếng hay quát thật to mà trẻ nghe lời mà cha mẹ phải nói một cách dứt khoát, tự tin kèm theo sắc mặt nghiêm nghị thì lời nói đó mới có trọng lượng.
Thảo Uyên (Lược dịch theo Bringing Up Bébé)
Nguồn: http://dochoihahuy.com/noi-khong-voi-tre-nhu-ben-phap.html

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Những điều kỵ trong việc giáo dục con cái

Hôm nay chúng tôi xin gửi tới các bạn một số điều kỵ trong việc giáo dục con mà các bậc cha mẹ cần đọc và xem xét.

giao-duc-con

1/ Không được chủi hay xỉ vả trẻ. Không được nói: “Mày là đồ bỏ đi, mày là đồ ngu xuẩn” vv…
2/ Không được hối lộ trẻ con. Không nên nói : “Nếu con được điểm 10 thì mẹ sẽ mua xe đạp cho con hay sẽ mua đồng hồ cho con ” vv… Không nên kích thích trẻ con bằng vật chất. Nên vận dụng những tiêu chuẩn học sinh tốt để kích thích các em thi đua, cần khích lệ các em nhiều về mặt tinh thần.
3/ Khi bạn đang phê bình một em đã hiểu biết thì tốt nhất nên trao đổi, phê bình khi em đó chỉ có một mình, tuyệt đối không nên để cho trẻ em bị “ mất mặt ” trước bạn bè của chúng, làm tổn thương đến lòng tự tôn của chúng.
4/ Trước khi phê bình trẻ con, nên có nhận xét về những ưu điểm của chúng, rồi sau đó hãy chỉ ra khuyết điểm của chúng. Như vậy trẻ em mới cảm phục lời nhận xét của người lớn và vui vẻ tiếp thu lời phê bình đó.
5/ Không nên quá cường điệu những thiếu sót của trẻ em, trọng điểm là chỉ ra cách cho chúng sửa chữa. 6/ Không được uy hiếp trẻ. Khi người lớn phê bình trẻ thì thái độ phải ôn hoà, nếu không sẽ gây tác dụng nghịch về mặt tâm lý.
7/ Không nên nói miên man khó hiểu, phê bình phải ngắn gọn, rõ ràng, phải nắm vững cái chính, cái mấu chốt.
8/ Phê bình phải kịp thời, khi trẻ em có thiếu sót gì thì phải lập tức phê bình, uốn nắn ngay, nếu để quá lâu rồi mới phê bình thì hiệu quả sẽ không tốt.
9/ Giữa bố mẹ, tuyệt đối không nên “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.Cùng một khuyết điểm, người thì trách mắng, người kia lại xuê xoa, coi như không có gì, như vậy trẻ sẽ không sửa chữa sai lầm triệt để, thậm chí còn luôn luôn đi tìm “ô dù” để che chắn.
10/ Không nên nghĩ rằng phê bình một lần là mọi việc đều xong xuôi tốt đẹp cả. Nếu trẻ lại mắc sai lầm thì phải kiên trì thuyết phục, yêu cầu chúng sửa chữa.
Hoàng Bắc Biên soạn - cỏ nhân tạo mầm non - cầu trượt giá rẻ - bóng nhựa
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-dieu-ky-trong-viec-giao-duc-con-cai.html

Những câu nói phá hủy sự tự tin của bé

Khi cha mẹ thường mắng con quá lời, bé sẽ bị mất tự tin và trở nên buồn bã. Nguy hiểm hơn, bé còn nhỏ nên sẽ không biết hành động sao cho đúng vì cha mẹ thiếu chỉ dẫn khách quan với con.

su-tu-tin-cua-beDưới đây là 8 câu phụ huynh tránh nói trước mặt bé mà chúng tôi chia sẻ:
1. “Mẹ đã bảo con rồi”: Khi nghe được câu này, bé sẽ bị mất tự tin vì mọi điều bé làm đều mắc lỗi và không theo ý mẹ.
2. “Khi mẹ bằng tuổi con, mẹ không bao giờ…”: Câu này được khá nhiều phụ huynh ưa chuộng và áp dụng với các bé ở nhiều độ tuổi khác nhau. Mục đích của nó chỉ nhàm áp đặt bé theo đúng cách cha mẹ đã hoạch định (mà không thừa nhận, ngày xưa của mẹ khác với ngày nay của bé).
3. “Vì mẹ muốn thế”: Một câu chứng tỏ tính bảo thủ, gia trưởng của cha mẹ, buộc bé phải thực hiện mà không được có ý kiến riêng. Sau này, khi đã đủ nhận thức, có thể bé sẽ tìm cách ngấm ngầm chống đối cha mẹ.
4. “Sao con không được như anh (chị, em) của con?”: Với lời than vãn này, bạn thực sự không thích con người thật của bé mà muốn bé phải hành động như người khác (anh, chị, em). Kết quả, bé cảm thấy chán nản, tự ti và không yêu thương anh (chị, em) của mình nữa.
5. “Nếu không làm theo lời mẹ, mẹ sẽ mặc kệ con”: Cho dù đó chỉ là một lời trêu đùa thì cha mẹ cũng không nên nói như vậy. Câu nói này có thể ám ảnh và khiến bé gặp ác mộng lúc ngủ. Nếu bé liên tục nghe được câu dọa này, bé sẽ thực sự hoảng sợ và càng hành động sai nhiều hơn.
6. “Con thật ngu dốt”: Câu phê bình làm bé bị tổn thương sâu sắc và bé có thể phản ứng bằng cách nói nhại cụm từ “ngu dốt” với bạn chơi, anh (chị, em) trong nhà…
7. “Im đi”: Không ít bậc cha mẹ ném thẳng vào mặt con câu nói đó và gây cho bé vết thương lớn trong tâm hồn. Nó cũng là nguyên nhân khiến bé ngang ngạnh hoặc hậm hực.
8. “Còn đánh nhau là mẹ vứt tất cả ra ngoài đường đấy”: Cãi cọ, tranh giành là một phần trong sự phát triển của các bé. Nó cũng là cách để bé thực hành kỹ năng xã hội, gần gũi với các bé khác, cho dù đó là chuyện đánh, cắn lẫn nhau. Cha mẹ nên tìm cách dàn xếp các vụ tranh giành của con thay vì can thiệp thái quá.
Theo Mẹ&bé - lưới chắn cầu thang - thanh chắn cầu thang - cầu trượt giá rẻ
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-cau-noi-pha-huy-su-tu-tin-cua.html

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Hãy chơi cùng con để hiểu con hơn

Chơi với con chính là cách đơn giản nhất giúp bạn gần gũi và hiểu con mình thêm.Tuy nhiên, không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách khiến con luôn luôn cười vui khi chơi cùng con cả.


choi-cung-conDưới đây là 10 nguyên tắc quan trọng mà chúng tôi chia sẻ cho bạn, bạn nên ghi nhớ khi chơi với con:

Nguyên tắc quan trọng nhất: Hãy chơi cùng con với sự vui thích. Khi một đứa trẻ khi nhìn thấy cha mẹ chơi với nó một cách miễn cưỡng, nó sẽ nghĩ rằng “Điều này chẳng có gì là thú vị cả, vì mẹ (cha) không có thích chơi với nó”, hoặc thậm chí tệ hơn:”Có lẽ họ không thích chơi với tôi “. Tất nhiên là bạn không muốn con nghĩ như thế!

Nguyên tắc thứ hai: không được tỏ vẻ chán ngán. Nếu con bạn xây dựng một cái gì đó không thể tưởng tượng được và nói rằng đó là cây cần cẩu. Bạn hãy xây dựng một cần cẩu thứ hai và nói một cách thích thú, rằng bây giờ chúng ta có 2cần cẩu, con bạn sẽ tự hiểu được cần cẩu như thế nào. Nếu trong nhà có một trò chơi mới, và đứa trẻ muốn chơi nó không giống như bản hướng dẫn, hãy để nó chơi theo cách riêng của mình, tất nhiên, nếu nó không phá hỏng món đồ chơi (nhưng như thế thì đã không phải là chơi).

Nguyên tắc thứ ba: Hãy tưởng tượng xem, khi bạn hỏi một đứa trẻ những câu cơ bản nhưng rất quan trọng, nó không luôn luôn muốn trả lời (bởi vì bạn biết tất cả những điều đó – đứa trẻ biết thế). Nhưng khi bạn hỏi nó bằng giọng của những con thú nhồi bông: “Tên của bạn là gì?” Bao nhiêu tuổi? “Bạn sống ở đâu?” – chúng sẽ vui vẻ kể về bản thân mình.

Nguyên tắc thứ tư: Khen ngợi trẻ khi nó xứng đáng. Sự quan tâm tới các trò chơi phát triển, những bộ thiết kế đầu tiên phải vượt qua giai đoạn: “Ồ, mình giỏi quá, mình đã làm điều này, mình sẽ cố gắng để làm điều đó nữa, và mẹ sẽ thích, sẽ hoan hô mình”. Hãy kích thích sự quan tâm của bé.

Nguyên tắc thứ năm: Dạy cho trẻ tưởng tượng. Rất nhiều tiềm năng sáng tạo nằm trong một cái khuôn đơn giản. Trẻ em rất khâm phục vì từ đất sét có thể làm ra con chó, rồi từ con chó thành cái nấm. Vẽ cũng là một dịp để dạy các bé để tưởng tượng. Hãy hỏi con xem nó đang vẽ cái gì. Nếu bé không thể trả lời, hãy giúp nó đặt tên cho điều nó đang làm.

Nguyên tắc thứ sáu: Không có trò chơi dành riêng cho con gái hay con trai. Tất cả các loại trò chơi của con bạn phải không phụ thuộc vào giới tính: cả búp bê và xe hơi, và bộ thiết kế. Không nên cho trẻ chơi toàn những món đồ máy móc. Chính búp bê cho phép trẻ em thể hiện bản thân mình khi nó dựng nên những câu chuyện: búp bê lái xe, cưỡi tàu lượn, búp bê muốn ngủ, muốn đi bơi…

Nguyên tắc thứ bảy: hãy cho trẻ những gì chúng quan tâm nhất. Ví dụ, trẻ chỉ muốn chơi xe ô tô, hãy trò chuyện với con về những loại xe, xe có thể đi đâu – hãy để trẻ thể hiện mình trong những say mê.

Nguyên tắc thứ tám: đồ chơi phải được giữ gìn cẩn thận. Tốt nhất là trước khi trẻ được 4-5 tuổi hãy giúp trẻ em biết cách sắp xếp đồ chơi, hơn là để cho trẻ mỗi khi nhìn vào tủ đố chơi của mình thì sẽ chẳng còn muốn chơi nữa.

Nguyên tắc thứ chín: thường xuyên kiểm tra tủ đồ chơi. Bạn nhận thấy rằng đó là một trò chơi có thể chiến thắng khá dễ dàng và con bạn không quan tâm đến nó nữa. Vậy thì đã đến lúc phải loại trừ nó (cho những người bạn có con nhỏ). Hoặc khi bạn mua trò chơi đó, bạn không nhận ra là nó quá khó khăn cho đứa trẻ: Cất nó vào một nơi mà bé ít ngó vào. Một lúc nào đó, nó có thể sẽ bắt đầu phù hợp với con bạn.

Nguyên tắc thứ mười: sự đa dạng của trò chơi. Tất nhiên, các con bạn phải chơi những trò chơi phát triển trí tuệ. Mọi thứ đều quan trọng: âm nhạc và nghệ thuật, toán học, ngôn ngữ, địa lý. Hãy cho trẻ làm quen với những gì mà nó chưa biết. Hãy suy nghĩ về những kỹ năng bạn muốn phát triển ở trẻ. Cũng cần nhớ đến đặc thù độ tuổi của bé. Không cần treo một bản đồ lên tường nếu con bạn chỉ thích bóc mọi thứ từ đó ra. Không áp đặt những gì mà trẻ không thích.

Vấn đề quan trọng: những trò chơi tự lập. Đừng vội vàng và đừng lo lắng nếu bé không thích tự chơi một mình. Trước hết, có khi bé chỉ thích được ở bên cạnh bạn. Thứ hai, chơi một mình đôi khi không phải là thú vị. Hãy hiểu rằng, nếu bạn dạy con chơi, nó nhất định sẽ phải tìm cách chơi mà không có bạn. Đơn giản là bạn chỉ cần khen ngợi hoặc từ từ chỉ dẫn bé cách phát triển một trò chơi cụ thể.

thanh chắn cầu thang, lưới chắn cầu thang, cỏ nhân tạo mầm non

Theo Phu nu online
(Theo PNOL)


Nguồn: http://dochoihahuy.com/hay-choi-cung-con-de-hieu-con-hon.html

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Hãy nuôi và dậy trẻ trở thành người tốt bình thường

Ở thời nào đi nữa cha mẹ đều phải dạy dỗ con cái, nhưng mỗi thời một khác. Trước đây, kinh nghiệm được chia sẻ nhiều để dưỡng dục con cái được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo thành nề nếp gia phong, nhưng ngày nay, “quy trình” đó dường như đã bị phá vỡ.

binh-thuong-treKhác xưa nhiều lắm!

Thời đại ngày nay khác xưa nhiều lắm được coi là “thời đại nguy cơ”, do toàn bộ cấu trúc xã hội, kiến trúc văn hóa biến chuyển quá nhanh, khiến môi trường giáo dục ngày càng phức tạp, làm gia tăng khoảng cách giữa các thế hệ, suy nghĩ, lối sống của giới trẻ đã vượt quá tầm kiểm soát của cha mẹ…

Thực tế nảy sinh nhiều hiện tượng khó giải thích và không đúng với quy luật thông thường. Ví dụ có nhà “thả” con ra với đời thì con lại thành công hơn là ở một gia đình kèm cặp con rất sát sao. Có gia đình cha mẹ đều là cán bộ hiền lành, gương mẫu nhưng con cái lại hư và không thành đạt bằng con nhà hàng xóm có cha mẹ buôn gian bán lận…Nhiều bậc cha mẹ đều thở dài bất lực vì không thể hiểu và dạy được con mình.

Trong một hội nghị về giáo dục gia đình, nhà văn Nguyên Ngọc phát biểu: “ Thời chiến tranh, tuy thiếu thốn, gian khổ, có khi mất mát hy sinh, nhưng con người sống có lý tưởng, trẻ ít có nguy cơ hư hỏng. Thời đại ngày nay với những chuyển biến thay đổi phức tạp, con người đứng trước nhiều thử thách và cám dỗ, nền giáo dục của nước ta lại quá nhiều bất cập, các giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn, giềng mối gia đình bị rạn nứt, do vậy, việc dạy dỗ con cái trở nên khó khăn hơn bao giờ hết”.

Trăn trở “bài toán dạy con”

Nhiều phụ huynh than rằng: Bây giờ có nói nhưng con không nghe; xa rời cha mẹ; ngày xưa cha mẹ là nguồn tri thức chủ yếu cung cấp cho con, nhưng ngày nay giới trẻ có nhiều điều kiện tiết cận công nghệ thông tin và các giá trị hiện đại, cha mẹ khó theo kịp nên không dạy được con…Mỗi khi gặp khủng hoảng, cha mẹ thường có xu hướng quay về với phương pháp giáo dục cũ là áp đặt, theo sát và trừng phạt nghiêm khắc, nhưng theo sát được con cái trong điều kiện hiện nay cũng không phải dễ, và từ đó thường nảy sinh mâu thuẫn thế hệ.

Một số cha mẹ đã thay lối giáo dục truyền thống kiểu “theo sát” bằng sự nới lỏng, nhằm tạo cho con khoảng tự do cần thiết để phát triển nhân cách độc lập. Nhưng sự thật lại có nhiều gia đình gương mẫu đã trở thành “những gia đình có vấn đề” do sự nới lỏng này. Các nhà nguyên cứu cho rằng, “xã hội hiện nay có xu hướng đòi hỏi qua nhiều ở gia đình, trong khi tạo điều kiện quá ít cho nó”.

Hãy để trẻ là “một người tốt bình thường”

Có thể nói, quá trình dạy con nên người là một hành trình mà chính các bậc cha mẹ phải tự trang bị cho mình những kiến thức khoa học, kỹ năng giáo dục con cái, quan trọng nhất là phải hiểu được các vấn đề của thời đại mình đang sống, phải học để mình chuẩn bị gì, trang bị gì cho con bước vào đời.

Theo các nhà giáo dục: Các bậc cha mẹ thời nay chỉ cần dạy con trở thành “một người tốt bình thường” biết sống xứng đáng, có lòng tự trọng, biết ứng xử, biết tiếp cận và sàng lọc những giá trị trong cuộc sống; biết yêu bản thân, yêu gia đình và yêu quê hương, từ đó mới có thể nói đến lòng yêu nước. Tư tưởng, hình ảnh của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến con cái, bởi vậy muốn dạy con thì chính các bậc cha mẹ cũng phải trở thành một người với những giá trị cơ bản nhất, điều đó chỉ có thể hình thành qua việc rèn luyện bản thân và học tập những kỹ năng, kinh nghiệm cùng với những kiến thức khoa học về cách giáo dục con cái.

Nhu cầu được học, được tư vấn, được đào tạo với các bậc cha mẹ ngày càng tăng nằm ở mỗi quốc gia. Theo đó, giáo dục gia đình hiện đại trong thế kỷ 21 phải phát triển một cách chuyên nghiệp để đạt được 3 mục tiêu cơ bản: Không sử dụng bạo lực; dạy con biết yêu sự hoàn hảo (làm gì phải làm tới cùng, sẵn sàng đương đầu với thử thách); yêu thiên nhiên và thân thiện với môi trường sống. Tiếc rằng ở ta chưa phổ biến loại hình trường học này.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/hay-nuoi-va-day-tre-tro-thanh-nguoi-tot-binh-thuong.html

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Những điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho con

Mọi bậc cha mẹ đều mong muốn mang đến cho con những điều tốt nhất. Trong số đó, đừng quên:

day-cho-con1. Dạy con qua những câu chuyện kể
Nhớ rằng với em bé của bạn, thế giới này là một điều mới lạ. Bé không được sinh ra mà đã am hiểu tất cả về nơi bé đến, bởi thế bé cần được học, được tìm hiểu, càng nhiều càng tốt về thế giới xung quanh.
Cách tốt nhất để mang đến những kiến thức về thế giới cho con là đọc truyện cho bé nghe. Hãy kể, thêu dệt cho con những câu chuyện về Châu Âu, về Nữ hoàng Ai cập, về những công chúa, hoàng tử ở đất nước xa xôi. Nếu bạn có khả năng thổi hồn hấp dẫn vào những câu chuyện, bé sẽ được truyền cảm hứng, khao khát đi xa hơn và học hỏi nhiều hơn.
2. Dạy con qua thực tế
Muốn trẻ thích học, bạn cần hướng dẫn con qua những ví dụ cụ thể. Các con của tôi biết rằng, nếu trời không mưa, chúng sẽ được cho ra ngoài chơi và tôi sẽ đi cùng chúng. Tôi sẽ hướng dẫn con chơi trò vận động, cho chúng thi chạy quanh nhà 4 vòng thật nhanh, vượt qua các chướng ngại vật. Tôi đưa ra cho các con thử thách khó khăn này, như vậy sẽ có lúc chúng thất bại và học được bài học làm cách nào để đứng lên làm lại.
3. Biết chấp nhận mọi người
Tôi nhớ mãi câu nói: “Bạn cần phải được dạy dỗ trước khi quá muộn. Trước tuổi 6,7,8, bạn ghét tất cả những người mà người thân của bạn ghét, thì bạn cần được dạy dỗ cẩn thận”.
Ngày nay, điều tốt nhất bạn nên dạy cho những đứa con của mình là biết chấp nhận, nhẫn nhịn và yêu thương. Để con học được những phẩm chất này, cha mẹ phải là tấm gương. Hãy dạy con từ điều nhỏ nhất, như “thật không hay nếu con ném con mèo qua cửa sổ”.

chắn cầu thang cho bé - bộ liên hoàn cầu trượt - bộ tập gym cho trẻ
4. Bữa tối là thời điểm quây quần
Một bữa tối với đầy đủ các thành viên trong gia đình nên được duy trì thành truyền thống. Bất kể ai đi làm công việc gì, hãy tìm về tổ ấm, họp mặt các thành viên vào một giờ nhất định – có thể là 6.30 hay 7 giờ. Đó là khoảng thời gian cha mẹ kết nối với con cái, chồng vợ kết nối với nhau, mọi thành viên chia sẻ với nhau những chuyện đã xảy ra trong ngày, những khó khăn, những điều thú vị. Đây là cách bạn dạy cho con những giá trị gia đình, để con thêm gắn bó với gia đình và hiểu rằng đây là bến đỗ bình yên nhất.
5. Đôi khi không trang điểm, cho con thấy bạn thoải mái với diện mạo của mình
Ai cũng muốn được xinh đẹp, nhưng sự độc đáo và tính cách thú vị còn đáng giá hơn nhiều so với vẻ bề ngoài. Xóa bỏ lớp trang điểm, bạn vẫn còn phong cách, sự tốt bụng và tự tin. Đừng quên những phẩm chất làm nên chính con người rất riêng của bạn.
6. Cho con đi làm cùng
Có những lúc bạn rất nên làm điều đó, không phải vì công việc đang bù đầu mà bạn lại không kiếm được người trông con. Bạn đưa con cùng tới chỗ làm việc với mình đơn giản bởi bạn muốn dạy cho con một bài học về việc khi mình làm một điều gì đó mình thích, mình đam mê thì sẽ như thế nào.
Con của bạn sẽ chứng kiến cả núi công việc được hoàn thành, chứng kiến niềm hăng say làm việc, khao khát hoàn thành tốt công việc, tìm thấy niềm vui và cả nỗi tự hào trong lao động.
7. Dạy con giao tiếp tốt
Hãy dạy con cách bắt tay cho đúng phép xã giao, cách nhìn vào mắt một ai đó, lịch sự, lễ phép với mọi người. Những điều này sớm muộn cũng có ích cho cuộc sống của con, bởi “bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu”.
8. Dạy con biết chấp nhận khi bị từ chối
Trẻ con cần được hiểu rằng: “Những mong muốn cũng có khi bị trì hoãn. Cuộc sống không phải lúc nào cũng muốn là được. Khi bị bố mẹ từ chối một điều gì đó, nếu có thái độ tốt, rất có thể mong muốn của mình sẽ được đáp ứng sau”.
9. Âm nhạc cho cuộc sống
Nếu có điều kiện, hãy cho con chơi một loại nhạc cụ nào đó. Âm nhạc luôn là cách tốt giúp con người trút bỏ nỗi lòng, là một người bạn mà chúng ta có thể tin tưởng giao phó những cảm xúc của mình. Đừng quên truyền ảnh hưởng tích cực ấy của âm nhạc cho con.
H.A
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-dieu-tot-nhat-ma-ban-co-lam-cho-con.html

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Bạn làm cách nào để cho con cái thích đọc sách ?

Đọc sách hàng ngày là thói quen có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên làm thế nào để rèn cho bé những thói quen tốt này ngay từ khi còn nhỏ. Hãy tham khảo những mẹo để con thích đọc sách hay sau đây nhé!

doc-sach
Đối với trẻ con, việc tham gia các trò chơi ngoài trời hay là xem tivi hoặc đùa giỡn với bạn bè dường như thú vị hơn rất nhiều so với việc ngồi đọc sách. Cho dù người lớn có nói với trẻ nhiều lần rằng, đọc sách nhiều sẽ giúp con hiểu thêm nhiều điều về thế giới thì trẻ vẫn không đủ kiên nhẫn đọc hết một trang sách. Phải làm sao lúc này?
Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra một vài những gợi ý rất thú vị để bạn giúp con hiểu rằng, sách là món quà tri thức tuyệt vời và mỗi cuốn sách là một cuộc phiêu lưu kỳ thú.
Thường xuyên đưa con tới thư viện
Thói quen đọc sách cho trẻ con nên được hình thành ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bạn có thể cùng con tới thư viện và để trẻ khám phá kho tàng tri thức quý báu đó. Nếu có thể, bạn hãy để trẻ tìm kiếm cuốn sách mà trẻ yêu thích, sau đó mượn cuốn sách đó cho trẻ. Các chuyên gia cho biết rằng, việc nhìn thấy người khác say sưa đọc sách sẽ tác động tới tâm lý và giúp trẻ tăng thêm phần hứng thú với sách.
Coi sách như một món quà và thường xuyên tặng cho con
Thay vì tặng cho con những món đồ chơi vào dịp sinh nhật, cha mẹ hãy tặng sách cho con mình. Dạy con học cách đón nhận sách như một món quà sẽ giúp trẻ biết quan tâm hơn tới việc đọc sách.

Dưới đây chúng tôi xin gửi tới các bạn một số sản phẩm cho bé:

- thanh chắn cầu thang
-cầu trượt giá rẻ
-cỏ nhân tạo mầm non
Tất nhiên, bạn không thể bắt con yêu sách và ham đọc sách ngay từ lần đầu được. Hãy từ từ để con tự khám phá những điều thú vị từ sách và để nó trở thành thói quen. Không nên bắt buộc hay dùng lời đe dọa bắt con đọc sách vì rất có thể việc làm đó sẽ bị phản tác dụng.
Mỗi dịp sinh nhật, Giáng sinh, đón năm mới hay đơn giản là mỗi khi trẻ ngoan, hãy tặng cho con một cuốn sách như một lời khen ngợi, động viên. Điều nãy sẽ giúp con có thói quen là đón chờ những cuốn sách được ba mẹ tặng cho.
Cùng con diễn một đoạn kịch theo nội dung của những cuốn sách
Cha mẹ có thể đọc cho con nghe nội dung của những cuốn sách, sau đó cùng con đóng vai các nhân vật trong câu truyện. Việc làm này sẽ tạo cho trẻ cảm thấy niềm vui và sự cảm nhận tốt hơn.
Đọc to nội dung cuốn sách
Để kích thích sự ham đọc sách của trẻ, người lớn có thể yêu cầu trẻ đọc một đoạn trong cuốn sách và khen rằng giọng của trẻ đọc rất hay. Khi được khen, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn với việc đọc sách.
Thiết kế cho trẻ một thư viện tại nhà
Một khi trẻ bắt đầu thích sách, bạn không cần phải đọc cho chúng nghe nữa. Đã đến lúc, bạn phải nghĩ đến việc thiết kế một thư viện tại nhà cho con. Điều đó sẽ giúp con đọc sách thường xuyên và có nhiều sách để đọc.
Trẻ con thường thích sách bìa cứng, có nhiều màu sắc, hình ảnh. Hãy dẫn chúng đi nhà sách và cho chúng tự chọn lựa những quyển sách mà chúng thích.
Thảo luận cùng con về nội dung trong sách
Nếu con bạn đang đọc một quyển sách mà trước đó bạn đọc rồi, thì bạn hãy đặt cho chúng vài câu hỏi và nghe chúng nhận xét về những gì đang diễn ra trong sách. Thậm chí, có thể tranh luận với con về một vài nội dung trong quyển sách.
Làm điều đó, bạn không những khuyến khích trẻ thích đọc sách mà còn giúp chúng hệ thống hóa lại các vấn đề trong trang sách. Đồng thời, khơi gợi trí tưởng tượng, sự suy nghĩ, nghiền ngẫm nơi trẻ về những vấn đề mình đã đọc qua.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/ban-lam-cach-nao-de-cho-con-cai-thich-doc-sach.html