Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Xin chia sẻ bí quyết dậy con ở Úc

Tôi kể lại câu chuyện chính là của tôi về việc sinh con và nuôi dạy con ở nước Úc như thế nào. Hy vọng cung cấp thêm cho các bà mẹ trẻ sắp sinh con hoặc đang nuôi con nhỏ ở Việt Nam có thêm thông tin về cách nuôi dạy con của người Úc.

Ngạc nhiên thấy mẹ Úc khi để bé khóc

Tôi may mắn được sống cùng gia đình ở đất nước Úc xinh đẹp, thành phố Perth hiền hòa, tươi sạch. Khi mang thai cháu bé đầu lòng, tôi rất hoang mang và lo ngại về việc sẽ sinh con và nuôi dạy con như thế nào cho tốt nhất, kết hợp được ưu điểm của cả hai nền văn hóa Đông Tây. Tôi đọc rất nhiều sách báo viết về cách nuôi dạy con ở bên Úc, nhưng đúng là trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một thực hành.

Ngày đầu sinh con ở trong bênh viện, tôi bị các bác sĩ giữ lại 4 ngày để phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Buổi tối đầu tiên khi mà cháu bé chào đời, tôi nằm trong phòng nhỏ có 4 giường, 3 người sản phụ khác cùng phòng với tôi đều là người Úc da trắng.

Buổi tối họ không cho người thân vào bệnh viện giúp sản phụ trông con, mà người mẹ phải tự tay  làm tất cả mọi thứ, kể cả sản phụ sinh mổ. Điều đó thật là kinh khủng đối với tôi vì ở Việt Nam sau khi sinh người mẹ chỉ phải cho con bú, công việc còn lại được bố, mẹ ông bà hay người thân giúp đỡ.

Ngay đêm đầu tiên, tôi đã cảm thấy được sự khác biệt đáng kể trong cách nuôi con từ khi lọt lòng giữa hai nền văn hóa Việt Úc. Tôi thấy 3 đứa trẻ sinh cùng ngày với cháu nhà tôi của 3 bà mẹ Úc nằm chung phòng khóc rất nhiều, thậm chí có cháu khóc suốt đêm trong khi cháu bé nhà tôi cứ ngủ im thin thít. Khi nào cháu khóc là tôi bật dậy cho cháu bú, thay tã, ru cháu ngủ ngay mặc dù tôi sinh mổ đau đớn kinh khủng nhưng vẫn cắn răng chịu đựng đáp ứng ngay nhu cầu của con.

day-con-kieu-uc

Tôi ngạc nhiên khi thấy 3 bà mẹ Úc cứ để đứa con sơ sinh của mình khóc một lúc rồi mới dậy chăm sóc, thậm chí bà mẹ đối diện với giường của tôi còn cho con khóc suốt 1-2 tiếng đồng hồ rồi mới bình tĩnh ngồi dậy cho con bú. Khi chứng kiến cảnh đó, tôi thật tự hào vì con trai của mình ít khóc, ngoan và lúc nào khóc là mẹ có mặt ngay để đáp ứng nhu cầu ăn và thay tã của cháu.

Khi gặp cô y tá người Úc gốc Anh, cô ấy có nói với tôi là bạn không nhất thiết phải lo lắng khi bé khóc, trẻ khóc là chuyện bình thường. Hãy cứ bình tĩnh khi trẻ khóc, và đừng vội vàng đáp ứng ngay nhu cầu của cháu khi cháu khóc. Khi nghe lời khuyên đó, tôi không đồng tình lắm vì nghĩ rằng trẻ sơ sinh nhỏ như vậy thì khóc không phải là vòi vĩnh mà trẻ chỉ khóc khi có nhu cầu và nhu cầu cần được đáp ứng. Nhưng quả thật, tôi đã lầm.

Tôi và mẹ tôi đều sốc

Sau khi dời bệnh viện, khoảng 1 tuần sau thì có một bà y tá đến tận nhà tôi để kiểm tra sức khỏe của cháu bé, đồng thời tư vấn cho tôi cách cho con bú và nuôi dạy con. Khi đến nhà, bà y tá lên tầng 2 nhà tôi thấy mẹ tôi đang ôm cháu, người cháu được quấn chặt chăn, chân tay đi găng và chỉ bật quạt nhẹ khi nhiệt độ ngoài trời khoảng 37-38 độ C.

Bà y tá nhìn thấy thế hốt hoảng bế lấy cháu bé từ tay mẹ tôi, bà cởi hết quần áo của thằng bé ra, và nói là thời tiết như thế này chỉ cần quấn tã là được, không cần mặc quần áo, nếu có mặc thì nên mặc một cái áo rất mỏng. Tôi và mẹ tôi vừa sốc, vừa ngạc nhiên, vừa sợ bà y tá làm như thế là cháu bé sẽ bị lạnh vì lúc đó cháu mới được 10 ngày tuổi. Bà y tá nói rằng thân nhiệt của trẻ sơ sinh khác với người lớn, trẻ có thể thích nghi ở nhiệt độ phòng từ 16-21 độ C, thế nên nếu để trẻ sơ sinh quá ấm, hoặc nóng quá sẽ dẫn đến hiện tượng SIDS (Sudden Infant Death Syndrome) hay chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Bà y tá rặn tuyệt đối không nên cho trẻ sơ sinh đội mũ, kể cả trời lạnh, vì thực ra đội mũ cho trẻ là dẫn đến nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh nhiều nhất. Khi đặt trẻ ngủ trong cũi, nên đặt trẻ thấp xuống phía cuối giường, xunh quanh phải thoáng, không được có đồ chơi hay bất kể vật gì, phía trên đầu trẻ nhỏ phải hoàn toàn thoáng, không có vật cản như mũ, chăn hay đồ chơi. Làm như vậy sẽ hạn chế rất nhiều chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ tôi nghe xong thì hoảng hốt vì bà có thói quen cho cháu đội mũ, quấn chăn rất ấm, đi găng tay và chân khi cháu ngủ theo cách chăm con của người xưa.

Sau khi cởi phăng quần áo của cháu bé nhà tôi, bà y tá cân cháu để kiểm tra sức khỏe, sau đó bảo tôi cho cháu bú sữa bình cho bà xem. Khi cháu bé uống được khoảng 20ml sữa thì cháu ngưng không uống nữa, mắt lim dim ngủ, tôi định đặt cho cháu ngủ thì bà y tá lại xông ra bế lấy cháu và nói là cháu phải bú thêm khoảng 10ml nữa mới đủ.

Tôi nói là cháu bé đã ngủ rồi nên không ép nữa, nhưng bà y tá nói là tùy lúc có nên ép hay không. Khi trẻ sơ sinh còn nhỏ, phải uống đủ lượng sữa thì mới có đủ chất để phát triển đầy đủ. Thật tài tình, bà y tá xoay xoay cái bình, rồi nói vài câu tiếng anh với cháu, thế là cháu nhà tôi tỉnh dậy uống hết sạch 10ml.

Tôi hăng hái thấy thế chạy vội đi pha thêm khoảng 10ml sữa nữa để cháu uống thêm thì bị bà y tá gạt đi, nói là chỉ để cho trẻ sơ sinh uống đủ, không thừa không thiếu. Nếu thừa thì trẻ sẽ đi tiểu nhiều, ỉa nhiều vì cơ thể còn quá nhỏ không thể hấp thụ được nhiều sữa hơn mức cần thiết. Ngay sau khi bà y tá ra về, tôi và mẹ cố gắng thực hành cách chăm con theo cách “tây” của bà y tá. Và quả thực là cháu thích nghi rất nhanh, cháu ăn rất đúng giờ và đủ lượng, có thể nằm điều hòa suốt đêm, nằm dưới quạt cởi trần chỉ mặc tã mà không thấy kêu khóc gì, hôm trước trời trở gió nằm điều hòa cùng con, tôi bị ho và khản giọng, trong khi cháu “trộm vía” không hề bị sao, miệng vẫn cười toe toét. Cháu được bố mẹ đưa ra ngoài đi chơi công viên, nằm trên cỏ tắm nắng từ lúc 2 tháng tuổi và cháu tỏ ra rất thích. Điều đó chứng tỏ rằng khi nuôi và chăm con một cách khoa học, người mẹ sẽ yên tâm hơn và đặc biệt là nhàn hơn rất nhiều.

Để trẻ tự ngủ

Tôi đã tạm yên lòng về cách cho con uống sữa hợp lý với sự hướng dẫn của bà y tá thì tôi lại bắt đầu loay hoay với một bài toán khó khác, đó là làm sao cho con ngủ đủ, ngủ say và không vất vả ru con ngủ. Khi gặp một số người bạn Tây của tôi bên Úc, tôi thấy con cái của họ ngủ rất ngoan và hầu như là tự ngủ, bố mẹ không phải ru hay bế ẵm gì nhiều trong khi cháu bé nhà tôi lúc nào cũng phải ru ngủ ít nhất là ½ tiếng mới ngủ, có hôm vài tiếng mà vẫn còn kêu khóc không chịu ngủ.

Tôi nhìn mà khao khát con của mình cũng giống như thế và quyết định thực hành theo kiểu chăm con của các bà mẹ Úc. Khi cho con bú xong, cháu lim dim ngủ (chứ không phải là ngủ say) thì tôi đặt ngay vào giỏ (basinet) của cháu và đung đưa cho cháu ngủ. Lúc đầu tôi khá vất vả vì cháu không quen, được nằm êm trên tay mẹ quen rồi, nên bị đặt vào giỏ ngay lúc vừa ăn xong thì cháu khóc dữ dội.

Nhưng tôi mặc kệ cháu, vẫn kiên trì mà đung đưa cái giỏ cháu nằm, và đứng về phía sau lưng cháu để cháu không nhìn thấy mặt của mẹ. Sau vài lần kiên trì, bây giờ con tôi đã hầu như là tự ngủ, có lúc đang nằm chơi buồn ngủ thì tự lăn ra ngủ. Mẹ tôi sang Úc giúp tôi trông cháu, lúc đầu thì mắng tôi là quá hà khắc với trẻ sơ sinh, nhưng rồi bà dần dần nhận ra hiệu quả của việc chăm sóc con khoa học ngay từ ngày đầu.

Hi vọng những lời tôi kể ở trên sẽ giúp được cho các bà mẹ đang chuẩn bị sinh con có thêm 1 chút kinh nghiệm nữa để chăm con tốt hơn

rào chắn cầu thang - cầu trượt mini - bàn mầm non


Christy Nguyen(Perth, Australia)



Nguồn: http://dochoihahuy.com/xin-chia-se-bi-quyet-day-con-o-uc.html

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

“Kiểu Ta” Mà mọi người đang dạy con theo kiểu tây

Hầu hết ở đâu cũng có các ông bố bà mẹ đều xót con, chiều con hơn là dạy con, khác hẳn với cách giáo dục trẻ của người phương Tây.

“Kiểu Tây” là kiểu gì mà  “kiểu ta” thì sao?

Đúng là câu hỏi thời hội nhập: nhập đủ thứ. Nhập cả mọi thứ như từ tên con đến cách dạy con! Nhưng dạy “kiểu Tây” là kiểu gì? Dạy “kiểu ta” thì làm sao mà phải “dòm ngó” “kiểu Tây”? Và nếu “kiểu Tây” tốt thì cứ vô tư thoải mái sử dụng, có ai… đòi tiền bản quyền đâu, hỏi chi mất công vậy?

Phải hỏi! Bởi mới đầu thấy “con Tây” có tí tuổi đầu mà nề nếp, tự lập, khỏe mạnh, năng động… ham quá! Còn con mình, nhìn mắc bực: nhút nhát, yếu xìu, vô kỷ luật, 10 tuổi rồi mà để “nó” ở nhà một mình đôi ngày là… rách việc lắm, cái gì cũng “mẹ”!

day-con-theo-kieu-tay

Nhưng nhìn kỹ thì phát hiện “kiểu Tây” thường đính kèm các “tác dụng phụ” đầy phật ý! Tỉ như: 18 tuổi là con Tây “biến” khỏi nhà, một đi không trở lại, chỉ “hạ cố” thăm cha viếng mẹ như thăm… hàng xóm. Yêu ai, cưới ai là tự “nó” quyết định, cha mẹ chỉ việc đứng ngó chứ không được phép “chen” vào: sốc nặng!

Không giống dạy theo “kiểu ta”: ngoài 30 tuổi rồi mà mẹ có bắt chia tay cái đứa “không hợp tuổi” thì con phải “nghiêm túc nghiên cứu thông tư, chỉ thị”; là con hiếu thảo thì phải “hầu bên gối mẹ”; mẹ bảo học ngành gì con phải học ngành đó, con thích và có khả năng hay không: chẳng quan trọng!? Thế mới thỏa mãn, mới hài lòng.

Mời các bạn xem thêm sản phẩm của chúng tôi : cỏ nhân tạo mầm non, thanh chắn cầu thang, cá nhựa

Nhưng rồi vẫn cứ muốn con năng động, tự lập, hoạt bát, hạnh phúc nên mới phân vân, chẳng biết chọn cách nào cho… được tất mà không mất gì!

Đãi cát tìm vàng

Nhìn lại cách giáo dục “kiểu ta” với tuyên ngôn: “cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con”, cách này, con “khỏe” lắm, mọi tình huống phát sinh từ cuộc sống đã có cha mẹ giải quyết hết, con chỉ lo học giỏi là được. Vậy là con mất hết cơ hội học kỹ năng sinh tồn quan trọng nhất: xử lý tình huống. Thiếu kỹ năng thiết yếu này, con trở nên nhút nhát, tinh thần yếu ớt, không thể tự lập. Và khi bị làm “lính kiểng” như thế, con cũng không hiểu mình đi học để làm gì, vì con không hề có cơ hội sử dụng kiến thức, tư tưởng lười học – ỷ lại cũng phát sinh theo “mọi chuyện đã có mẹ lo”. Chỉ “được” mỗi một điều: hầu bên gối mẹ, dính chặt với cha mẹ. Đương nhiên! Để lỡ có chuyện gì thì còn có cha mẹ “đỡ đạn” cho chứ!

Ngó qua cách giáo dục “kiểu Tây”, phương châm cũng khá rõ ràng: cuộc đời đầy chông gai, cha mẹ sẽ trang bị cho con đầy đủ kỹ năng và con sẽ là người tự bước đi, chứ cha mẹ sẽ không “bế” con qua khỏi mớ chông gai đó, lỡ có xây xát chút đỉnh thì ráng… tự phục hồi! Đây là quy trình cho “xuất xưởng” những đứa trẻ với tinh thần độc lập tự cường rất cao, rất chịu khó học, nhưng lại ít gắn bó với cha mẹ.

Rõ ràng, kiểu giáo dục nào cũng có “vàng” trộn lẫn với “cát”!

Giữ “vàng” cách nào – vứt “cát” ra sao?

“Vàng” trong giáo dục “kiểu Tây” là sự tự lập, tính năng động, khả năng xử lý tình huống tốt. Điều này không khó để có được: dạy con làm việc nhà từ bé – bé là từ 1 tuổi! 1 tuổi phải bắt đầu học tự xúc ăn, có thể bò hoặc lẫm chẫm đi lấy giúp cha mẹ những món đồ đơn giản an toàn như tờ báo, cái cốc nhựa, tã giấy… Những hoạt động dạng này sẽ phức tạp dần theo tuổi, đây là loại hạt giống rất tốt cho tính tự lập, năng động, đồng thời là liều vắc xin hữu hiệu phòng ngừa chứng ích kỷ, thói vô trách nhiệm.

“Vàng” trong giáo dục “kiểu ta” là sự gắn bó sâu đậm trong gia đình. Nguồn gốc của gắn bó là yêu thương, và nguồn gốc của yêu thương là trách nhiệm: ta có trách nhiệm với ai càng nhiều thì ta càng yêu thương người đó. Muốn bé yêu thương gia đình càng yêu thì hãy trao vào tay bé nhiều trách nhiệm nho nhỏ để chăm sóc gia đình – những việc thật đa dạng nhưng không quá sức. Được thế, dần dần bé sẽ rất yêu thương gia đình và sự gắn bó đương nhiên sẽ đến.

Làm việc nhà như có một mảnh đất chứa đầy vàng ròng, vừa giúp con có kỹ năng xử lý tình huống độc lập tốt, lại vừa khiến con biết yêu thương, gắn bó với mẹ cha! Vậy mà từ khá lâu rồi, “mảnh đất vàng” ấy được “kính dâng” trọn vẹn cho cô giúp việc. Còn những bé cưng thì toàn bị… ăn “cát”. Để rồi một hôm, ai đó phải giật mình tư vấn “dạy con theo kiểu Tây, nên hay không?”.

Theo Cẩm nang mua sắm
Nguồn: http://dochoihahuy.com/kieu-ta-ma-moi-nguoi-dang-day-con-theo-kieu-tay.html

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Người phương tây dạy con như thế nào ?

Không ít mẹ Việt khi nhìn những đứa trẻ Tây tự ngồi xúc ăn một cách ngoan ngoãn bên cạnh bố mẹ. Không ít bà mẹ Việt đã từng thèm muốn có được ¨phép màu¨ của những ông bố, bà mẹ Tây khi chỉ cần một cái lừ mắt, một câu ¨No! No!¨ nhẹ nhàng là lập tức đứa trẻ ngoan ngoãn vâng theo. Liệu có phải trẻ Tây ngoan hơn trẻ Việt hay những ông bố, bà mẹ Tây có bí quyết “thuần phục” trẻ?Ra công viên, xem Tây dạy conNgay từ những ngày đầu, tôi thấy các ông bố bà mẹ Tây mới sung sướng làm sao khi họ cứ việc ngồi trò chuyện, uống nước với nhau trong quán để mặc con cái tự chơi trong công viên với nhau.

nguoi-phuong-tay
Công viên chia thành từng khu vực cho từng đối tượng, nhưng đông nhất vẫn là khu vực dành cho trẻ dưới 8 tuổi. Đồ chơi được đổ ra, bọn trẻ chơi với nhau thân thiện, vui vẻ cho dù trước đó chúng chưa hề gặp, không tiếng cãi nhau, không cảnh tranh giành đồ chơi, không có tiếng khóc gọi bố, mẹ… Chơi xong, trẻ tự thu dọn đồ chơi của mình. Nếu có trẻ đang chơi đồ chơi của bạn mà bạn về, chỉ cần nghe thấy câu ¨tớ phải về nhà bây giờ¨ thì cho dù thích đồ chơi đó đến đâu, bé cũng trả bạn ngay.
Nhưng ‘ngưỡng mộ’ nhất với tôi đó là việc ăn của trẻ. Với những trẻ lớn đã đi học mẫu giáo hoặc tiểu học, chúng cầm bánh mỳ hoặc đồ ăn khác mà bố mẹ đưa cho, tự ăn một cách ngon lành; những trẻ bé còn ăn bột, sữa thì ¨bị¨ đặt vào xe đẩy và ngồi yên để bố/mẹ xúc cho ăn.
Tôi thường xuyên được chứng kiến cảnh trong vòng 5-10 phút, bé hoàn thành phần bột, cháo, hoa quả nghiền hay sữa của mình. Tôi liên tưởng đến cảnh ‘cực khổ’ mỗi khi cho con ăn của mình cũng như của không ít bà mẹ Việt. Và ngày ngày đưa con ra công viên chơi, tôi quan sát, tôi để ý xem tại sao họ- những ông bố, bà mẹ Tây làm được những điều mà tôi không thể. Những ngày ở công viên trẻ em đã giúp tôi có những so sánh để nhận ra sự khác biệt giữa hai cách dạy con – của họ và của tôi (và có lẽ là của nhiều mẹ Việt), giúp tôi nhận ra và học hỏi được nhiều điều từ cách dạy con của mẹ Tây.
Rèn con từ nhỏ, kiên trì, lắng nghe, nghiêm khắc và làm bạn với con
Lòng kiên trì của mẹ Tây với con có lẽ mẹ Việt phải chào thua. Nhiều mẹ Việt băn khoăn tự hỏi làm sao để ‘không nổi khùng khi chơi với con’, làm sao để không nổi cáu khi dạy con học.
Trái lại, mẹ Tây là những người bạn thực sự của con. Mẹ Tây có thể ngồi chơi xúc cát với con, thậm chí, cả với trẻ mới gặp lần đầu đến cả 1 – 2 giờ đồng hồ. Nếu bé có hành động chưa đúng, mẹ nhẹ nhàng nhưng vô cùng kiên quyết nói ¨No! No!¨ (không được) cho đến khi nào trẻ dừng hành động sai trái của mình.
Đặc biệt, mẹ ¨Tây¨ cực kỳ kiên nhẫn lắng nghe những thắc mắc của trẻ và ¨miệt mài¨ giải thích cho những câu hỏi ¨tại sao không¨ của bé mà không hề nổi nóng. Rất nhiều ngày ra công viên, tôi chưa một lần thấy mẹ Tây quát mắng, nặng lời với con.
Ngay từ khi còn rất nhỏ, chỉ vài tháng tuổi, bé đã được bố mẹ cho ra công viên chơi cùng các bạn. Với bé dưới 3 tuổi, bố mẹ theo sát từng cử chỉ, hành động của con, từ ¨No! No!¨ luôn được họ sử dụng để uốn nắn bé và kèm sau đó là lời giải thích cho lý do ¨No! No!¨ ấy.
Ra công viên, tất cả đồ chơi đều là của chung! Những câu như : ¨Con chơi chung với bạn đi¨, ¨Con giúp bạn xúc cát đi¨, ¨Con cảm ơn bạn đi¨… luôn được mẹ Tây sử dụng. Chính vì được kèm cặp từ nhỏ như vậy nên đến khi các bé ngoài 3 tuổi, bố mẹ hầu như không phải lo lắng gì khi để chúng tự chơi với bạn. Đây cũng có thể là một lý do khiến người Tây làm việc theo nhóm tốt hơn người Việt.
Chuyện của trẻ con để trẻ con tự giải quyết! Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa cách dạy con của ¨Tây¨ và của người Việt. Nếu mỗi khi trẻ Việt khóc đòi đồ chơi của ai đó thì ông, bà hoặc bố mẹ hay người trông bé sẵn sàng hỏi mượn cho bé. Với bé ¨Tây¨, điều này khác hoàn toàn, bé phải tự hỏi mượn bạn, bạn không cho mượn, bé phải ¨chấp nhận¨, không được khóc lóc, mè nheo. Bé tuyệt đối không được đòi, tranh đồ chơi của bạn. Khi mượn, chơi xong hoặc bạn về, bé đưa trả bạn một cách tự nguyện, vui vẻ, thậm chí còn giúp bạn thu dọn đồ chơi. Người lớn hầu như không can thiệp vào chuyện của trẻ khi có những cãi cọ, tranh giành nho nhỏ, họ để cho chúng tự tìm cách hòa giải với nhau.
Hào phóng lời khen với trẻ! Nếu như một số ông bố, bà mẹ Việt sợ rằng khen nhiều con sẽ kiêu căng, sợ con không có ý chí phấn đấu nên ¨hà tiện¨ lời khen với con, thậm chí còn dùng cách ¨khích tướng¨ bằng cách chê bai để trẻ ¨bực mình¨ mà phấn đấu vươn lên thì các ông bố, bà mẹ ¨Tây¨ lại cực kỳ ¨hào phóng¨ lời khen với trẻ.

Mời quý khách xem thêm sản phẩm của chúng tôi :

- cầu trượt mini
- chắn cầu thang
- bập bênh nhựa
Chỉ cần trẻ làm được một việc gì đó cho dù rất nhỏ cũng nhận được câu ¨rất tốt¨, ¨rất giỏi¨, ¨rất ngoan¨. Trẻ luôn được khích lệ để làm việc tốt. Ngược lại, trẻ cũng bị nhắc nhở, phê bình nghiêm khắc khi có hành động chưa đúng dù cũng rất nhỏ.
Nhìn những khuôn mặt vui vẻ của trẻ mỗi khi được khích lệ, tôi chợt nghĩ rằng, có lẽ cách của mẹ ¨Tây¨ hiệu quả hơn cách ¨khích tướng kiểu chê bai¨ của một số ông bố, bà mẹ Việt.
Bởi rằng, trẻ Việt không phải là những ¨ông tướng Tàu¨ thời xưa để có thể nung nấu ý chí, vượt khó khăn, phấn đấu vươn lên để ¨rửa nhục¨. Những lời nhiếc mắng, chê bai nặng lời của bố mẹ đôi khi còn làm tổn thương nặng nề tâm hồn trẻ thơ, làm nhụt ý chí của trẻ, thậm chí, ám ảnh trẻ lâu dài.
Nhìn sự ân cần, kiên nhẫn, tỉ mỉ dạy con của họ, tôi thấy rằng, quả thật, kỹ năng giáo dục trẻ của tôi còn ¨thiếu¨ và ¨yếu¨. Tôi đã hiểu, tại sao trẻ ¨Tây¨ ngoan thế!
Tất cả chỉ bởi vì chúng nhận được một sự giáo dục tốt từ nhỏ, từ chính bố mẹ chúng. Giá như tôi cũng như nhiều bà mẹ Việt khác cũng có được sự kiên trì, nhẫn nại với con, luôn dịu dàng với con, luôn là bạn của con, giành nhiều thời gian hơn để hiểu tâm lý con và bớt nóng nảy hơn trong chăm sóc, dạy dỗ con.
Nguyên An (Tây Ban Nha) / Vietnamnet
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nguoi-phuong-tay-day-con-nhu-nao.html

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Nói không với trẻ như mẹ bên Pháp

Pamela Druckerman, là tác giả cuốn sách “Bringing Up Bébé” là một phụ nữ người Mỹ và lấy chồng người Anh và sống tại Paris. Sinh sống và nuôi dạy con ở nước Pháp, cô dần nhận ra rằng dường như chỉ có vợ chồng cô là khốn khổ vì con biếng ăn, không nghe lời hay qua những trò quậy phá của con.
Pamela tâm sự, chắc chắn cô không quá thiên vị của người Pháp, thậm chí không thích sống ở Pháp cho lắm. Cô cũng không mong con mình sau này lớn lên sẽ giống nhiều người Paris thường có vẻ ngoài kiêu kỳ và lạnh lùng. Nhưng bản năng người mẹ đã khiến cô phải bỏ công dành nhiều năm nghiêm cứu về cách dạy con của người Pháp. Và sau rất nhiều trải nghiệm, cô nhận ra: Người pháp không hoàn hảo nhưng họ có những bí quyết dạy con vô cùng hiệu quả.
1. Dạy trẻ kiên nhẫn chờ và tự chơi một mình khi không có ai chơi cùng
Chờ đợi là một điểm mấu chốt trong cách ‘huấn luyện’ để trở thành con ngoan của cha mẹ người Pháp. Tại sao gần như tất cả trẻ con người Pháp đều ngủ ngon, một mạch từ đêm đến sáng ngay từ khi mới 2-3 tháng tuổi? Bởi khi nghe tiếng bé khóc, gần như cha mẹ Pháp sẽ lơ đi, không bế chúng lên ngay tức khắc mà sẽ bình tĩnh đợi 5 phút để dạy bé học cách tự ru ngủ mình trở lại. Đó cũng là lý do tại sao một đứa trẻ tuổi mẫu giáo người Pháp ngoan ngoãn ngồi trong quán ăn với cha mẹ và tự xúc hết suất ăn của mình.
Đa số trẻ em Pháp đều được ăn 3 bữa chính + 1 bữa phụ/ ngày và đều phải chờ đến đúng giờ thì mới được ăn. Nếu trẻ không muốn ăn, cha mẹ không cố gắng ép nhưng trẻ sẽ không được ăn bất kể lúc nào chúng muốn. Những đứa trẻ thích bỏ bữa sẽ rút ra được bài học rằng, vì đúng bữa mình không ăn nên mình sẽ phải ôm chiếc bụng đói meo chờ bữa ăn kế tiếp.

day-tre-me-phap
Pamela Druckerman, tác giả cuốn sách Bringing Up Bébé, và các con (Ảnh: wsj.com)



2. Dạy trẻ tuân thủ những kỷ luật
Phụ huynh Pháp không nói những lời sáo rỗng như: “Con phải tuân thủ kỷ luật của cha/mẹ” hay “Con phải nghe lời”… nhưng những nếp sống hàng ngày trong gia đình sẽ dần giúp trẻ buộc phải học cách kiên nhẫn và kỷ luật.
Ví dụ: Một người mẹ Pháp sẵn sàng mua kẹo cho cô con gái đang độ tuổi mẫu giáo, nhưng cô bé sẽ không được phép ăn cho tới giờ ăn vặt dù có phải đợi nhiều tiếng đồng hồ.
Hoặc, khi trẻ tìm cách xen vào câu chuyện của cha mẹ, cha/mẹ sẽ nói “chờ 2 phút con nhé, cha/mẹ đang nói chuyện chưa xong”, Cách nói của cha/mẹ vừa tế nhị, vừa cứng rắn sẽ giúp trẻ hiểu rằng chúng phải đợi tới lượt mình.
Walter Mischel – Giáo sư ngành tâm lý học, Đại học Columbia, Mỹ – Chuyên gia hàng đầu thế giới về phương pháp dạy trẻ biết trì hoãn hưởng thụ – đã chứng minh rằng, những trẻ biết kiên nhẫn, trì hoãn hưởng thụ khi lớn sẽ trở thành người có khả năng tập trung, suy luận tốt hơn và không bị suy sụp khi gặp phải áp lực.

sản phẩm : lưới chắn cầu thang cho bé
3. Nói không một cách uy lực
Nếu cha mẹ không biết từ chối thẳng, nói ‘Không’ dứt khoát với trẻ, đồng nghĩa, trẻ sẽ không có khuôn phép còn cha mẹ trở thành người thiếu quyền uy. Phụ huynh Pháp luôn hành xử theo ‘luật’ nhất định trong việc dạy con. ‘Luật’ là có những giới hạn cụ thể mà trẻ phải chấp hành nhưng ngược lại, các phụ huynh Pháp giao cho trẻ khá nhiều quyền tự do và độc lập, miễn là chúng cư xử theo khuôn phép.
Bài học mẹ Pháp dạy con
• Dạy trẻ nói: xin chào, tạm biệt, cảm ơn và làm ơn. Những lời nói này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng kỳ thực có giá trị rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Nó giúp trẻ hiểu rằng chúng không phải người duy nhất có cảm xúc và cần sự giúp đỡ.
• Khi trẻ mắc lỗi, hãy mở to mắt nghiêm khắc nhìn trẻ – đây là cái nhìn bao hàm sự trừng phạt.
• Cho trẻ ăn một bữa nhẹ/ ngày. Với trẻ em Pháp, thường bữa nhẹ này bắt đầu vào lúc 4h-4h30.
• Gần gũi nhưng luôn nhắc cho trẻ nhớ rằng ai là người có tiếng nói trong gia đình. Các bậc cha mẹ người Pháp thường nói: “Cha/mẹ mới là người ra quyết định”

Mời bạn xem thêm sản phẩm : cầu trượt trẻ em
• Đừng ngại nói ‘Không’. Trẻ phải học được cách đối diện và chấp nhận khi bị cha mẹ từ chối ‘yêu sách’.
Uy lực là một trong những sắc thái ấn tượng nhất trong cách dạy con của người Pháp – và có lẽ là kỹ năng khó nhất cho các bậc cha mẹ. Nhiều vị phụ huynh Pháp có được uy lực một cách dễ dàng, tự nhiên, và bình thản trước con cái. Đó là điều khiến trẻ em Pháp thực sự phải nghe lời cha mẹ, thay vì tảng lờ, cãi lời, hoặc kỳ kèo.
Khi tôi và một người bạn người Pháp (là mẹ của một nhóc tì 3 tuổi) ngồi trong công viên nói chuyện thì con trai tôi liên tục tìm cách lẩn ra ngoài chơi. Mỗi lần như vậy tôi lại phải đuổi theo, la mắng và kéo con về trong khi con giãy giụa, gào thét.
Ban đầu bạn tôi chỉ quan sát một cách im lặng. Nhưng quá nhiều lần phải nhìn cảnh 2 mẹ con tôi rượt đuổi nhau khiến cô không thể bình tĩnh nữa. Cô nghiêm mặt nói rằng, nếu tôi cứ chạy theo con thì chúng tôi không thể ngồi nói chuyện yên ổn được vài phút. ‘Đúng vậy’, tôi nói. ‘Nhưng tôi có thể làm gì được?” Bạn tôi nói rằng tôi cần nghiêm khắc với con. Tôi ‘cự lại’ là tôi đã mắng con trong suốt 20 phút đấy thôi. Bạn tôi chỉ cười và khuyên rằng tôi nên nói ‘Không’ một cách mạnh mẽ hơn.

sản phẩm: bóng nhựa có giá tốt
Lần tiếp theo khi con tôi chạy ra ngoài cổng, tôi gắt lên từ ‘Không’ nhưng con vẫn chạy ra ngoài như chưa hề nghe thấy lời mẹ nói. Tôi đuổi theo và lôi con vào, miệng cằn nhằn cô bạn ‘Cô thấy không? Không thể trị được nó”.
Bạn tôi cười và bảo tôi đừng nên quát to, chỉ nên nói với âm điệu nghiêm nghị. Nhưng con tôi vẫn không chịu nghe lời lần tiếp theo. Rồi dần dà, tôi cảm thấy tiếng ‘Không được’ của mình có vẻ đã thuyết phục hơn. Âm thanh vang lên không to hơn nhưng tự tin và có trọng lượng. Tới lần thử thứ tư, khi con tôi đang mon men tới gần cái cổng, tôi nói “Không’ và kỳ lạ thay, con quay lại nhìn tôi một cách đề phòng còn tôi mở to mắt, cố tỏ vẻ không chấp thuận.
Trước những thái độ dứt khoát của mẹ, con không còn tìm cách trốn ra nữa. Dường như nó quên mất về cái cổng và chỉ tập trung chơi với những đứa trẻ khác.
Điều quan trọng nhất khi nói ‘Không’ với trẻ là sắc thái giọng nói. Không phải cứ gằn giọng rít lên từng tiếng hay quát thật to mà trẻ nghe lời mà cha mẹ phải nói một cách dứt khoát, tự tin kèm theo sắc mặt nghiêm nghị thì lời nói đó mới có trọng lượng.
Thảo Uyên (Lược dịch theo Bringing Up Bébé)
Nguồn: http://dochoihahuy.com/noi-khong-voi-tre-nhu-ben-phap.html

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Những điều kỵ trong việc giáo dục con cái

Hôm nay chúng tôi xin gửi tới các bạn một số điều kỵ trong việc giáo dục con mà các bậc cha mẹ cần đọc và xem xét.

giao-duc-con

1/ Không được chủi hay xỉ vả trẻ. Không được nói: “Mày là đồ bỏ đi, mày là đồ ngu xuẩn” vv…
2/ Không được hối lộ trẻ con. Không nên nói : “Nếu con được điểm 10 thì mẹ sẽ mua xe đạp cho con hay sẽ mua đồng hồ cho con ” vv… Không nên kích thích trẻ con bằng vật chất. Nên vận dụng những tiêu chuẩn học sinh tốt để kích thích các em thi đua, cần khích lệ các em nhiều về mặt tinh thần.
3/ Khi bạn đang phê bình một em đã hiểu biết thì tốt nhất nên trao đổi, phê bình khi em đó chỉ có một mình, tuyệt đối không nên để cho trẻ em bị “ mất mặt ” trước bạn bè của chúng, làm tổn thương đến lòng tự tôn của chúng.
4/ Trước khi phê bình trẻ con, nên có nhận xét về những ưu điểm của chúng, rồi sau đó hãy chỉ ra khuyết điểm của chúng. Như vậy trẻ em mới cảm phục lời nhận xét của người lớn và vui vẻ tiếp thu lời phê bình đó.
5/ Không nên quá cường điệu những thiếu sót của trẻ em, trọng điểm là chỉ ra cách cho chúng sửa chữa. 6/ Không được uy hiếp trẻ. Khi người lớn phê bình trẻ thì thái độ phải ôn hoà, nếu không sẽ gây tác dụng nghịch về mặt tâm lý.
7/ Không nên nói miên man khó hiểu, phê bình phải ngắn gọn, rõ ràng, phải nắm vững cái chính, cái mấu chốt.
8/ Phê bình phải kịp thời, khi trẻ em có thiếu sót gì thì phải lập tức phê bình, uốn nắn ngay, nếu để quá lâu rồi mới phê bình thì hiệu quả sẽ không tốt.
9/ Giữa bố mẹ, tuyệt đối không nên “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.Cùng một khuyết điểm, người thì trách mắng, người kia lại xuê xoa, coi như không có gì, như vậy trẻ sẽ không sửa chữa sai lầm triệt để, thậm chí còn luôn luôn đi tìm “ô dù” để che chắn.
10/ Không nên nghĩ rằng phê bình một lần là mọi việc đều xong xuôi tốt đẹp cả. Nếu trẻ lại mắc sai lầm thì phải kiên trì thuyết phục, yêu cầu chúng sửa chữa.
Hoàng Bắc Biên soạn - cỏ nhân tạo mầm non - cầu trượt giá rẻ - bóng nhựa
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-dieu-ky-trong-viec-giao-duc-con-cai.html

Những câu nói phá hủy sự tự tin của bé

Khi cha mẹ thường mắng con quá lời, bé sẽ bị mất tự tin và trở nên buồn bã. Nguy hiểm hơn, bé còn nhỏ nên sẽ không biết hành động sao cho đúng vì cha mẹ thiếu chỉ dẫn khách quan với con.

su-tu-tin-cua-beDưới đây là 8 câu phụ huynh tránh nói trước mặt bé mà chúng tôi chia sẻ:
1. “Mẹ đã bảo con rồi”: Khi nghe được câu này, bé sẽ bị mất tự tin vì mọi điều bé làm đều mắc lỗi và không theo ý mẹ.
2. “Khi mẹ bằng tuổi con, mẹ không bao giờ…”: Câu này được khá nhiều phụ huynh ưa chuộng và áp dụng với các bé ở nhiều độ tuổi khác nhau. Mục đích của nó chỉ nhàm áp đặt bé theo đúng cách cha mẹ đã hoạch định (mà không thừa nhận, ngày xưa của mẹ khác với ngày nay của bé).
3. “Vì mẹ muốn thế”: Một câu chứng tỏ tính bảo thủ, gia trưởng của cha mẹ, buộc bé phải thực hiện mà không được có ý kiến riêng. Sau này, khi đã đủ nhận thức, có thể bé sẽ tìm cách ngấm ngầm chống đối cha mẹ.
4. “Sao con không được như anh (chị, em) của con?”: Với lời than vãn này, bạn thực sự không thích con người thật của bé mà muốn bé phải hành động như người khác (anh, chị, em). Kết quả, bé cảm thấy chán nản, tự ti và không yêu thương anh (chị, em) của mình nữa.
5. “Nếu không làm theo lời mẹ, mẹ sẽ mặc kệ con”: Cho dù đó chỉ là một lời trêu đùa thì cha mẹ cũng không nên nói như vậy. Câu nói này có thể ám ảnh và khiến bé gặp ác mộng lúc ngủ. Nếu bé liên tục nghe được câu dọa này, bé sẽ thực sự hoảng sợ và càng hành động sai nhiều hơn.
6. “Con thật ngu dốt”: Câu phê bình làm bé bị tổn thương sâu sắc và bé có thể phản ứng bằng cách nói nhại cụm từ “ngu dốt” với bạn chơi, anh (chị, em) trong nhà…
7. “Im đi”: Không ít bậc cha mẹ ném thẳng vào mặt con câu nói đó và gây cho bé vết thương lớn trong tâm hồn. Nó cũng là nguyên nhân khiến bé ngang ngạnh hoặc hậm hực.
8. “Còn đánh nhau là mẹ vứt tất cả ra ngoài đường đấy”: Cãi cọ, tranh giành là một phần trong sự phát triển của các bé. Nó cũng là cách để bé thực hành kỹ năng xã hội, gần gũi với các bé khác, cho dù đó là chuyện đánh, cắn lẫn nhau. Cha mẹ nên tìm cách dàn xếp các vụ tranh giành của con thay vì can thiệp thái quá.
Theo Mẹ&bé - lưới chắn cầu thang - thanh chắn cầu thang - cầu trượt giá rẻ
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-cau-noi-pha-huy-su-tu-tin-cua.html

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Hãy chơi cùng con để hiểu con hơn

Chơi với con chính là cách đơn giản nhất giúp bạn gần gũi và hiểu con mình thêm.Tuy nhiên, không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách khiến con luôn luôn cười vui khi chơi cùng con cả.


choi-cung-conDưới đây là 10 nguyên tắc quan trọng mà chúng tôi chia sẻ cho bạn, bạn nên ghi nhớ khi chơi với con:

Nguyên tắc quan trọng nhất: Hãy chơi cùng con với sự vui thích. Khi một đứa trẻ khi nhìn thấy cha mẹ chơi với nó một cách miễn cưỡng, nó sẽ nghĩ rằng “Điều này chẳng có gì là thú vị cả, vì mẹ (cha) không có thích chơi với nó”, hoặc thậm chí tệ hơn:”Có lẽ họ không thích chơi với tôi “. Tất nhiên là bạn không muốn con nghĩ như thế!

Nguyên tắc thứ hai: không được tỏ vẻ chán ngán. Nếu con bạn xây dựng một cái gì đó không thể tưởng tượng được và nói rằng đó là cây cần cẩu. Bạn hãy xây dựng một cần cẩu thứ hai và nói một cách thích thú, rằng bây giờ chúng ta có 2cần cẩu, con bạn sẽ tự hiểu được cần cẩu như thế nào. Nếu trong nhà có một trò chơi mới, và đứa trẻ muốn chơi nó không giống như bản hướng dẫn, hãy để nó chơi theo cách riêng của mình, tất nhiên, nếu nó không phá hỏng món đồ chơi (nhưng như thế thì đã không phải là chơi).

Nguyên tắc thứ ba: Hãy tưởng tượng xem, khi bạn hỏi một đứa trẻ những câu cơ bản nhưng rất quan trọng, nó không luôn luôn muốn trả lời (bởi vì bạn biết tất cả những điều đó – đứa trẻ biết thế). Nhưng khi bạn hỏi nó bằng giọng của những con thú nhồi bông: “Tên của bạn là gì?” Bao nhiêu tuổi? “Bạn sống ở đâu?” – chúng sẽ vui vẻ kể về bản thân mình.

Nguyên tắc thứ tư: Khen ngợi trẻ khi nó xứng đáng. Sự quan tâm tới các trò chơi phát triển, những bộ thiết kế đầu tiên phải vượt qua giai đoạn: “Ồ, mình giỏi quá, mình đã làm điều này, mình sẽ cố gắng để làm điều đó nữa, và mẹ sẽ thích, sẽ hoan hô mình”. Hãy kích thích sự quan tâm của bé.

Nguyên tắc thứ năm: Dạy cho trẻ tưởng tượng. Rất nhiều tiềm năng sáng tạo nằm trong một cái khuôn đơn giản. Trẻ em rất khâm phục vì từ đất sét có thể làm ra con chó, rồi từ con chó thành cái nấm. Vẽ cũng là một dịp để dạy các bé để tưởng tượng. Hãy hỏi con xem nó đang vẽ cái gì. Nếu bé không thể trả lời, hãy giúp nó đặt tên cho điều nó đang làm.

Nguyên tắc thứ sáu: Không có trò chơi dành riêng cho con gái hay con trai. Tất cả các loại trò chơi của con bạn phải không phụ thuộc vào giới tính: cả búp bê và xe hơi, và bộ thiết kế. Không nên cho trẻ chơi toàn những món đồ máy móc. Chính búp bê cho phép trẻ em thể hiện bản thân mình khi nó dựng nên những câu chuyện: búp bê lái xe, cưỡi tàu lượn, búp bê muốn ngủ, muốn đi bơi…

Nguyên tắc thứ bảy: hãy cho trẻ những gì chúng quan tâm nhất. Ví dụ, trẻ chỉ muốn chơi xe ô tô, hãy trò chuyện với con về những loại xe, xe có thể đi đâu – hãy để trẻ thể hiện mình trong những say mê.

Nguyên tắc thứ tám: đồ chơi phải được giữ gìn cẩn thận. Tốt nhất là trước khi trẻ được 4-5 tuổi hãy giúp trẻ em biết cách sắp xếp đồ chơi, hơn là để cho trẻ mỗi khi nhìn vào tủ đố chơi của mình thì sẽ chẳng còn muốn chơi nữa.

Nguyên tắc thứ chín: thường xuyên kiểm tra tủ đồ chơi. Bạn nhận thấy rằng đó là một trò chơi có thể chiến thắng khá dễ dàng và con bạn không quan tâm đến nó nữa. Vậy thì đã đến lúc phải loại trừ nó (cho những người bạn có con nhỏ). Hoặc khi bạn mua trò chơi đó, bạn không nhận ra là nó quá khó khăn cho đứa trẻ: Cất nó vào một nơi mà bé ít ngó vào. Một lúc nào đó, nó có thể sẽ bắt đầu phù hợp với con bạn.

Nguyên tắc thứ mười: sự đa dạng của trò chơi. Tất nhiên, các con bạn phải chơi những trò chơi phát triển trí tuệ. Mọi thứ đều quan trọng: âm nhạc và nghệ thuật, toán học, ngôn ngữ, địa lý. Hãy cho trẻ làm quen với những gì mà nó chưa biết. Hãy suy nghĩ về những kỹ năng bạn muốn phát triển ở trẻ. Cũng cần nhớ đến đặc thù độ tuổi của bé. Không cần treo một bản đồ lên tường nếu con bạn chỉ thích bóc mọi thứ từ đó ra. Không áp đặt những gì mà trẻ không thích.

Vấn đề quan trọng: những trò chơi tự lập. Đừng vội vàng và đừng lo lắng nếu bé không thích tự chơi một mình. Trước hết, có khi bé chỉ thích được ở bên cạnh bạn. Thứ hai, chơi một mình đôi khi không phải là thú vị. Hãy hiểu rằng, nếu bạn dạy con chơi, nó nhất định sẽ phải tìm cách chơi mà không có bạn. Đơn giản là bạn chỉ cần khen ngợi hoặc từ từ chỉ dẫn bé cách phát triển một trò chơi cụ thể.

thanh chắn cầu thang, lưới chắn cầu thang, cỏ nhân tạo mầm non

Theo Phu nu online
(Theo PNOL)


Nguồn: http://dochoihahuy.com/hay-choi-cung-con-de-hieu-con-hon.html