Hàng năm, mỗi dịp gần đến Trung thu, báo chí nước nhà lại rộ lên những tin tức về những đồ chơi có xuất xứ Trung Quốc và những lo ngại về những ảnh hưởng độc hại của những đồ chơi này gây cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên những bài viết này mới chỉ dừng ở mức độ cảnh báo chung chung, khuyến cáo khi dùng đồ chơi an toàn mà chưa có những chỉ dẫn toàn diện, cụ thể cho người tiêu dùng về cách nhận biết những sản phẩm đồ chơi an toàn dành cho trẻ nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn chi tiết về những yếu tố có liên quan đến đồ chơi an toàn, hằng mong các phụ huynh có được sự lựa chọn tốt cho con mình.
Đồ chơi an toàn cần tránh những nguy cơ gì ?
Thông thường chúng ta mới chỉ đề cập đến yếu tố an toàn về mặt vật liệu của đồ chơi, như đồ chơi không được chứa chì hoặc cadimi. Thực tế, những mối nguy hại có thể xảy ra đến với trẻ là:
1. Tổn thương đường tiêu hóa do nuốt phải thành phần từ tính (nam châm)
Nghiên cứu trong vòng 2 năm của tổ chức y tế Southern California Permanente Medical Group trên các bệnh nhân nuốt phải nam châm ở độ tuổi 15 tháng – 18 tuổi cho thấy, một tỷ lệ lớn đã gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử ruột, thủng ruột, hình thành các lỗ rò và tắc ruột. Triệu chứng gặp phải: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Các bệnh nhân nhí này đều phải trải qua phẫu thuật nội soi để gắp dị vật ra khỏi ổ bụng với thời gian điều trị tại bệnh viện từ 3 – 9 ngày. Ở những thống kê khác, việc nuốt phải các thành phần từ tính thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Các phụ huynh cần chú ý đến điểm này để phòng tránh, và trong trường hợp không may cần cung cấp đầy đủ thông tin đến bác sỹ.
2. Hóc hoặc ngạt đường thở do các mảnh nhỏ.
Nuốt những dị vật là nguy cơ lớn nhất và thường gặp nhất đối với trẻ từ độ tuổi 6 tháng đến 5 tuổi, thậm chí những trẻ dưới 6 tháng cũng có thể gặp nguy cơ này do anh, chị của bé cho bé trong lúc chơi. Nhiều trẻ hình thành thói quen ngậm các vật như đồ chơi nhỏ, và nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra nếu vật có kích thước nhỏ hơn họng của trẻ. Thông thường các nhà sản xuất đồ chơi sẽ có dấu hiệu quy định đồ chơi hạn chế cho trẻ dưới 3 tuổi, nhưng để tránh các nguy hiểm cho trẻ, phụ huynh vẫn cần cảnh giác khi lựa chọn các đồ chơi có các chi tiết nhỏ, dễ rời hoặc dễ vỡ.
3. Những vết cắt do các cạnh sắc của đồ chơi
Phụ huynh có thể phát hiện những đồ chơi không an toàn bằng cách quan sát cẩn thận các đường nét của đồ chơi. Có thể dễ dàng nhận ra những đồ chơi kém chất lượng, có các cạnh cắt gọt cẩu thả, thừa mảnh nhỏ, hoặc các điểm ghép nối giữa các mảng nhựa có mép nhựa thừa. Các đồ chơi bằng nhựa cứng dòn dễ vỡ cũng cần tránh vì khi trẻ chơi và tác động lực mạnh có thể vỡ ra và gây thương tích nghiêm trọng. Với đồ chơi bằng gỗ cũng cần kiểm tra các mặt để tránh các dằm gỗ. Những đồ chơi an toàn và có chất lượng thường được cắt và bo tròn mềm mại ở các góc.
4. Tai nạn liên quan đến đồ chơi di chuyển (scooter, ô tô điện, v.v.)
Theo số liệu thống kê của Ủy ban về An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ năm 2000, trong số 17 trường hợp tử vong liên quan đến đồ chơi thì có đến 8 trường hợp liên quan đến đồ chơi di chuyển, trong đó 3 trường hợp là do scooter, nguyên nhân do trẻ bị ngã, chấn thương sọ não, chết đuối. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy đảm bảo rằng hãy tìm hiểu kỹ những khuyến cáo của nhà sản xuất liên quan đến nhóm đồ chơi này, và đảm bảo là bé đã có đủ năng lực để điều khiển những đồ chơi có tốc độ như vậy. Khi bé chơi hãy đảm bảo có những trang thiết bị an toàn cần thiết cũng như đảm bảo môi trường xung quanh bé không có những yếu tố có thể gây nguy hiểm, như hồ nước, trơn trượt do cát, phế liệu, v.v. Hãy luôn để mắt đến bé và cả những bạn chơi xung quanh.
5. Nhiễm độc từ vật liệu độc hại
Đây là nhóm sát thủ vô hình mà nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua vì không nhìn thấy được tác hại ngay trước mắt. Các thành phần có thể sử dụng trong nguyên vật liệu sản xuất đồ chơi, đồ dùng gây nguy hại cho bé bao gồm BPA, chì, cadimi, phthalate, vật liệu dễ gây cháy nổ. Hãy đảm bảo rằng đồ chơi bạn mua cho bé thuộc các thương hiệu uy tín, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo của các nước tiên tiến, hoặc tối thiểu là của Việt Nam :). Hãy tránh xa những đồ chơi không có nhãn mác hoặc bạn không thể tìm thấy thông tin gì về nhà sản xuất và các tiêu chuẩn được áp dụng. Ngay cả với những đồ chơi gỗ mà bạn nghĩ là đồ chơi an toàn do sản xuất từ gỗ tự nhiên, thì cũng hãy cảnh giác với nước sơn mà nhà sản xuất sử dụng vì cũng có những loại sơn gây độc hại. Những loại sơn an toàn với sức khỏe sẽ có chi phí cao hơn vì vậy có thể không phải là sự lựa chọn hàng đầu của nhà sản xuất.
6. Chấn thương do những đồ chơi bạo lực
Có lẽ đây là những nguy cơ dễ thấy nhất, nhưng cũng không ít người đã quên. Chúng ta vẫn có thể tìm thấy một lượng lớn những đồ chơi bạo lực như dao, kiếm, súng bắn đạn cứng, súng cao su, v.v. ở trên thị trường, và không ít phụ huynh vẫn mua cho con để tránh khỏi sự mè nheo của chúng. Khi trẻ không kiểm soát được cách chơi của mình, chúng sẽ gây thương tích cho bạn bè. Nếu bạn muốn cho con tham gia những hoạt động mạnh mẽ hơn thì có thể cho trẻ chơi súng phun nước, nhưng cần quy định chặt chẽ về môi trường mà trẻ có thể chơi cùng với bạn. Sẽ là không hay nếu trẻ mang ra nơi công cộng và phun nước vào mọi người xung quanh.
Mời các bạn xem thêm một số sản phẩm tốt cho bé của công ty chúng tôi:
-lưới chắn cầu thang cho bé
-cầu trượt cho bé
-bóng nhựa
Tôi sẽ có bài viết chi tiết hơn về mục 5 và các tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng cho ngành đồ chơi để những bạn quan tâm có thể tìm hiểu chi tiết hơn nữa. Hy vọng là ở phạm vi hiện tại những thông tin trên cũng đủ để bạn có thể lựa chọn những đồ chơi an toàn phù hợp cho bé yêu của mình. Nếu bạn nghĩ bài viết này cũng sẽ có ích cho bạn bè mình, những người cũng đang làm cha, làm mẹ, hãy giúp tôi chia sẻ bài viết. Nếu bạn có điều gì chưa rõ, hãy đặt câu hỏi, tôi sẽ cố gắng giải đáp.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/choi-toan-va-nhung-dieu-ban-can-biet.html
Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017
Đồ chơi an toàn và những điều bạn cần biết
Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017
Bố mẹ hoang mang không biết dậy con kiểu Âu hay kiểu Á
Cha mẹ châu Á rất nghiêm khắc với con cái và đặt giáo dục vào theo 1 khuôn khổ chứ không phải dựa trên sự lựa chọn. Điều này mang đến nhiều cái lợi cũng như nhiều cái hại…
Là một trong số những người đã được thụ hưởng cả hai nền giáo dục Việt và Mỹ, hiện tại tôi đang làm việc kỹ thuật tại Mỹ và sống tại đây. Từ góc nhìn của cá nhân, tôi thấy quan điểm giáo dục giữa cha mẹ Trung Quốc và cha mẹ Việt Nam không khác biệt mấy. Nhìn rộng hơn, với những người châu Á nói chung (kể cả nước hiện đại như Nhật), có thể thấy cha mẹ châu Á thường rất nghiêm khắc với con cái và đặt giáo dục vào khuôn khổ chứ không phải dựa trên sự lựa chọn. Điều này mang đến nhiều cái lợi cũng như nhiều cái hại đến cho trẻ.
Cái lợi trước nhất là xác suất cao trong việc thành nhân và thành tài cho con em chúng ta. Phương pháp giáo dục này sẽ đào tạo những cá nhân có khả năng khoa học và trình độ văn hóa nâng cao. Cái bất lợi là sự rập khuôn và nhào nặn dẫn đến cá biệt trong đào tạo. Và hệ lụy là phát triển xã hội đơn chiều. Ví dụ, ai cũng giỏi toán, ai cũng chơi nhạc, thế thì ai sẽ là người vẽ tranh, ai làm công việc quét dọn, ai làm cảnh sát, ai viết văn? Liệu chúng ta cần một xã hội chỉ có những người biết đánh đàn và làm toán?
Vấn đề thứ hai là sự thiếu điều chỉnh để đạt được hệ quả cao. Với nhiều quốc gia, kết quả từ những đứa trẻ được nhào nặn nghiêm khắc được cho là thành công nhưng ở góc nhìn khác thì nó chỉ là thành công khập khiễng. Tôi nhớ không lầm là gần 30 năm trước, một số học giả phương Tây đã thử nghiệm vấn đề này ngay trên đất Trung Quốc. Họ thu hình và theo dõi một số “thần đồng” nổi tiếng. Họ mê say nhìn những học sinh ưu tú này chơi những bản piano của các danh cầm cổ điển một cách tài tình. Họ ngạc nhiên với khả năng giải quyết những bài toán hóc búa của các em nhỏ. Gần 20 năm sau, các nhà nghiên cứu tìm lại những thần đồng năm nào với kỳ vọng là những thiên tài kia sẽ đóng góp nhiều công trình để đời cho nhân loại. Kết cuộc là thất vọng vì những cô cậu thần đồng kia cũng chẳng làm gì hơn là chơi nhạc trong trường học, dạy nhạc trong đại học, làm thầy cô giáo. Đặc biệt, họ chẳng có sáng tác gì đặc biệt, chẳng có công trình gì có thể được biết trên thế giới, ngoài một quá khứ học hành hoành tráng.
Đây có lẽ là điều chúng ta nên thận trọng và suy nghĩ nhiều. Sự tôi luyện sẽ làm người ta tiến bộ nhưng để được thành tinh tú thì phải có thiên phú cộng với sự giáo dục nghiêm túc. Đa số chúng ta chỉ làm được một nửa, còn nửa kia chẳng ai quan tâm. Tôi không phủ nhận giáo dục nghiêm khắc kiểu mẹ Hổ là xấu nhưng mô tả một cách hoàn thiện hơn thì nó chỉ là một trong nhiều biện pháp giáo dục. Vấn đề là chúng ta nên xem xét ai sẽ là đối tượng “dùng được” trong phương cách này. Đó là lý do tại sao Trung Quốc được xem như cái nôi của văn hóa cổ xưa, của đủ loại nguyên thủy, thế nhưng trong khoa học hiện đại, họ lại không có gì đáng kể để làm nền tảng. Bạn thử nhìn xem có bao nhiêu người như giáo sư Ngô Bảo Châu? Có bao nhiêu khoa học gia phát minh có tính lịch sử? Có phải là toàn xuất phát từ phương Tây và phương Tây.
=> sản phẩm chắn cầu thang tốt cho bé khi bố mẹ có ít thời gian để trông con. Đặc biệt bán cầu trượt giá rẻ uy tin nhất trên toàn quốc
Ngay cả bản thân tôi (năm nay tôi 39 tuổi), khi còn trẻ đã được cha mẹ “nhồi sọ” để định hướng trở thành một bác sĩ. Rất may là tôi trở thành kỹ sư viễn thông bởi đó mới là công việc tôi yêu thích. Tôi có thể đã trở thành một bác sĩ theo nhu cầu của cha mẹ bằng cách đánh đổi cả tuổi thơ, đánh đổi cả đam mê của mình để cố vào trường y. Nhưng bạn có hình dung được tôi sẽ làm gì hơn ngoài một tay bác sĩ bình thường (thậm chí kém hơn bình thường là khác). Liệu tôi có thể làm gì hơn ngoài việc khám qua loa cho bệnh nhân và kê đơn thuốc căn bản như đau bụng, suy dinh dưỡng, đau lưng…
Vâng, xã hội sẽ tạo ra nhiều tinh tú nhưng đó chẳng qua là những người không biết làm gì hơn là làm vừa lòng cha mẹ. Bạn thử tưởng tượng xem có bao nhiêu bác sĩ tương lai khác sẽ bị tôi chiếm chỗ trong giảng đường? Họ có thể là con nhà nghèo, không quyền thế, nhưng họ có đam mê thật sự, họ có thể đi xa và bay cao nếu được đặt ở đúng chỗ, đúng nơi. Chúng ta cuối cùng chỉ tạo ra một xã hội nhìn vào thì quá lý tưởng nhưng chẳng hữu dụng bao nhiêu.
Phương châm nuôi dạy con của Bill Gates: “Tôi đi lại trên khắp thế giới, được thấy ở không ít nơi cuộc sống còn rất nghèo nàn, lạc hậu. Tôi sẽ cho con gái tôi biết những điều ấy, mong nó không bị hư hỏng bởi sự nuông chiều của điều kiện vật chất ưu việt. Tôi sẽ cho nó rất nhiều sách, và một chiếc máy tính thật tốt chứ không phải nhiều đồ chơi. Tôi dạy nó phải biết yêu thương, đừng xem ti vi, chơi trò chơi điện tử nhiều quá. Tôi khuyến khích chúng đọc sách, nắm bắt những kiến thức nhiều mặt, và biết xây dựng niềm tin từ khi còn nhỏ; phải cảm nhận được mình là con người thông minh, có đủ năng lực đối mặt trước mọi thách thức. Bạn cũng có thể làm nên “thần thoại” đấy. Thỏa mãn lòng hiếu kỳ của bọn trẻ là việc rất cần thiết. Tôi luôn làm hết sức để giải đáp những câu hỏi chúng đưa ra. Nếu không giải đáp nổi thì tôi sẽ cùng học với chúng, cố gắng cùng tìm ra đáp án của vấn đề”.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta cho con điều kiện vật chất tối ưu và dành thời gian tối thiểu cho chúng. Kết quả là các cậu ấm, cô chiêu buồn chán nổi loạn. Khi không phải kiếm tiền sẽ không hiểu giá trị đồng tiền kiếm được, kết quả là tiêu tiền không đúng cách. Con cái dĩ nhiên chưa thể kiếm tiền nhưng phải biết lao động bằng cách giúp đỡ cha mẹ việc nhà. Thời gian dành cho ti vi, chơi điện tử sẽ hạn chế… Chúng cũng sẽ biết thương cha mẹ hơn.
Rất nhiều người bảo tôi rằng ngày xưa mình khổ nhiều rồi, bây giờ có điều kiện thì để con cái được sung sướng, con đòi gì cũng cho, coi đó là sự bù đắp những ngày “cơ hàn”, rồi đa phần sau đó con cái họ hư hỏng. Thứ đến là vấn đề thừa kế. Cha mẹ thường có tâm lý để dành cho con cái. Đối với những gia đình giàu có, con cái bỗng nhiên được thừa hưởng nhiều tiền, lại chẳng biết giá trị đồng tiền và tiêu tiền đúng cách thì sẽ càng không chịu lao động, dẫn đến tranh giành tài sản. Theo tôi, Nhà nước nên có chính sách về vấn đề phân phối lại tài sản của người được thừa kế. Có thể kể ra đây một số ưu điểm của chính sách này:
– Giảm bất bình đẳng xã hội, là nguồn gốc của bất ổn chính trị xã hội.
– Giảm tham nhũng: Tham nhũng làm gì cho nhiều khi con cháu mình không được hưởng. Suy cho cùng, của cải cá nhân rồi cũng là của cải xã hội thôi. Chết có mang đi được đâu. Để phúc cho con cháu còn hơn. Sẽ không còn những trường hợp đau lòng như những vụ “Mãi Vẫn Giàu”…
– Kích thích tiêu dùng. Xã hội tiêu dùng sẽ kích thích tăng trưởng.
– Cậu ấm, cô chiêu sẽ hiểu rằng “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào” nên không còn tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, phải kiếm sống bằng chính khả năng của mình có. Cha mẹ chỉ giúp con cái những bước đầu, khởi nghiệp mà thôi.
– Xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng lúc đó người ta sẽ không tranh giành quyền chức để mưu lợi nữa mà chỉ chăm lo khẳng định phẩm chất của mình mà thôi.
(Theo Đẹp)
Nguồn: http://dochoihahuy.com/bo-hoang-mang-khong-biet-day-con-kieu-au-hay-kieu.html
Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017
Xin chia sẻ bí quyết dậy con ở Úc
Ngạc nhiên thấy mẹ Úc khi để bé khóc…
Tôi may mắn được sống cùng gia đình ở đất nước Úc xinh đẹp, thành phố Perth hiền hòa, tươi sạch. Khi mang thai cháu bé đầu lòng, tôi rất hoang mang và lo ngại về việc sẽ sinh con và nuôi dạy con như thế nào cho tốt nhất, kết hợp được ưu điểm của cả hai nền văn hóa Đông Tây. Tôi đọc rất nhiều sách báo viết về cách nuôi dạy con ở bên Úc, nhưng đúng là trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một thực hành.
Ngày đầu sinh con ở trong bênh viện, tôi bị các bác sĩ giữ lại 4 ngày để phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Buổi tối đầu tiên khi mà cháu bé chào đời, tôi nằm trong phòng nhỏ có 4 giường, 3 người sản phụ khác cùng phòng với tôi đều là người Úc da trắng.
Buổi tối họ không cho người thân vào bệnh viện giúp sản phụ trông con, mà người mẹ phải tự tay làm tất cả mọi thứ, kể cả sản phụ sinh mổ. Điều đó thật là kinh khủng đối với tôi vì ở Việt Nam sau khi sinh người mẹ chỉ phải cho con bú, công việc còn lại được bố, mẹ ông bà hay người thân giúp đỡ.
Ngay đêm đầu tiên, tôi đã cảm thấy được sự khác biệt đáng kể trong cách nuôi con từ khi lọt lòng giữa hai nền văn hóa Việt Úc. Tôi thấy 3 đứa trẻ sinh cùng ngày với cháu nhà tôi của 3 bà mẹ Úc nằm chung phòng khóc rất nhiều, thậm chí có cháu khóc suốt đêm trong khi cháu bé nhà tôi cứ ngủ im thin thít. Khi nào cháu khóc là tôi bật dậy cho cháu bú, thay tã, ru cháu ngủ ngay mặc dù tôi sinh mổ đau đớn kinh khủng nhưng vẫn cắn răng chịu đựng đáp ứng ngay nhu cầu của con.
Tôi ngạc nhiên khi thấy 3 bà mẹ Úc cứ để đứa con sơ sinh của mình khóc một lúc rồi mới dậy chăm sóc, thậm chí bà mẹ đối diện với giường của tôi còn cho con khóc suốt 1-2 tiếng đồng hồ rồi mới bình tĩnh ngồi dậy cho con bú. Khi chứng kiến cảnh đó, tôi thật tự hào vì con trai của mình ít khóc, ngoan và lúc nào khóc là mẹ có mặt ngay để đáp ứng nhu cầu ăn và thay tã của cháu.
Khi gặp cô y tá người Úc gốc Anh, cô ấy có nói với tôi là bạn không nhất thiết phải lo lắng khi bé khóc, trẻ khóc là chuyện bình thường. Hãy cứ bình tĩnh khi trẻ khóc, và đừng vội vàng đáp ứng ngay nhu cầu của cháu khi cháu khóc. Khi nghe lời khuyên đó, tôi không đồng tình lắm vì nghĩ rằng trẻ sơ sinh nhỏ như vậy thì khóc không phải là vòi vĩnh mà trẻ chỉ khóc khi có nhu cầu và nhu cầu cần được đáp ứng. Nhưng quả thật, tôi đã lầm.
Tôi và mẹ tôi đều sốc
Sau khi dời bệnh viện, khoảng 1 tuần sau thì có một bà y tá đến tận nhà tôi để kiểm tra sức khỏe của cháu bé, đồng thời tư vấn cho tôi cách cho con bú và nuôi dạy con. Khi đến nhà, bà y tá lên tầng 2 nhà tôi thấy mẹ tôi đang ôm cháu, người cháu được quấn chặt chăn, chân tay đi găng và chỉ bật quạt nhẹ khi nhiệt độ ngoài trời khoảng 37-38 độ C.
Bà y tá nhìn thấy thế hốt hoảng bế lấy cháu bé từ tay mẹ tôi, bà cởi hết quần áo của thằng bé ra, và nói là thời tiết như thế này chỉ cần quấn tã là được, không cần mặc quần áo, nếu có mặc thì nên mặc một cái áo rất mỏng. Tôi và mẹ tôi vừa sốc, vừa ngạc nhiên, vừa sợ bà y tá làm như thế là cháu bé sẽ bị lạnh vì lúc đó cháu mới được 10 ngày tuổi. Bà y tá nói rằng thân nhiệt của trẻ sơ sinh khác với người lớn, trẻ có thể thích nghi ở nhiệt độ phòng từ 16-21 độ C, thế nên nếu để trẻ sơ sinh quá ấm, hoặc nóng quá sẽ dẫn đến hiện tượng SIDS (Sudden Infant Death Syndrome) hay chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Bà y tá rặn tuyệt đối không nên cho trẻ sơ sinh đội mũ, kể cả trời lạnh, vì thực ra đội mũ cho trẻ là dẫn đến nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh nhiều nhất. Khi đặt trẻ ngủ trong cũi, nên đặt trẻ thấp xuống phía cuối giường, xunh quanh phải thoáng, không được có đồ chơi hay bất kể vật gì, phía trên đầu trẻ nhỏ phải hoàn toàn thoáng, không có vật cản như mũ, chăn hay đồ chơi. Làm như vậy sẽ hạn chế rất nhiều chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ tôi nghe xong thì hoảng hốt vì bà có thói quen cho cháu đội mũ, quấn chăn rất ấm, đi găng tay và chân khi cháu ngủ theo cách chăm con của người xưa.
Sau khi cởi phăng quần áo của cháu bé nhà tôi, bà y tá cân cháu để kiểm tra sức khỏe, sau đó bảo tôi cho cháu bú sữa bình cho bà xem. Khi cháu bé uống được khoảng 20ml sữa thì cháu ngưng không uống nữa, mắt lim dim ngủ, tôi định đặt cho cháu ngủ thì bà y tá lại xông ra bế lấy cháu và nói là cháu phải bú thêm khoảng 10ml nữa mới đủ.
Tôi nói là cháu bé đã ngủ rồi nên không ép nữa, nhưng bà y tá nói là tùy lúc có nên ép hay không. Khi trẻ sơ sinh còn nhỏ, phải uống đủ lượng sữa thì mới có đủ chất để phát triển đầy đủ. Thật tài tình, bà y tá xoay xoay cái bình, rồi nói vài câu tiếng anh với cháu, thế là cháu nhà tôi tỉnh dậy uống hết sạch 10ml.
Tôi hăng hái thấy thế chạy vội đi pha thêm khoảng 10ml sữa nữa để cháu uống thêm thì bị bà y tá gạt đi, nói là chỉ để cho trẻ sơ sinh uống đủ, không thừa không thiếu. Nếu thừa thì trẻ sẽ đi tiểu nhiều, ỉa nhiều vì cơ thể còn quá nhỏ không thể hấp thụ được nhiều sữa hơn mức cần thiết. Ngay sau khi bà y tá ra về, tôi và mẹ cố gắng thực hành cách chăm con theo cách “tây” của bà y tá. Và quả thực là cháu thích nghi rất nhanh, cháu ăn rất đúng giờ và đủ lượng, có thể nằm điều hòa suốt đêm, nằm dưới quạt cởi trần chỉ mặc tã mà không thấy kêu khóc gì, hôm trước trời trở gió nằm điều hòa cùng con, tôi bị ho và khản giọng, trong khi cháu “trộm vía” không hề bị sao, miệng vẫn cười toe toét. Cháu được bố mẹ đưa ra ngoài đi chơi công viên, nằm trên cỏ tắm nắng từ lúc 2 tháng tuổi và cháu tỏ ra rất thích. Điều đó chứng tỏ rằng khi nuôi và chăm con một cách khoa học, người mẹ sẽ yên tâm hơn và đặc biệt là nhàn hơn rất nhiều.
Để trẻ tự ngủ
Tôi đã tạm yên lòng về cách cho con uống sữa hợp lý với sự hướng dẫn của bà y tá thì tôi lại bắt đầu loay hoay với một bài toán khó khác, đó là làm sao cho con ngủ đủ, ngủ say và không vất vả ru con ngủ. Khi gặp một số người bạn Tây của tôi bên Úc, tôi thấy con cái của họ ngủ rất ngoan và hầu như là tự ngủ, bố mẹ không phải ru hay bế ẵm gì nhiều trong khi cháu bé nhà tôi lúc nào cũng phải ru ngủ ít nhất là ½ tiếng mới ngủ, có hôm vài tiếng mà vẫn còn kêu khóc không chịu ngủ.
Tôi nhìn mà khao khát con của mình cũng giống như thế và quyết định thực hành theo kiểu chăm con của các bà mẹ Úc. Khi cho con bú xong, cháu lim dim ngủ (chứ không phải là ngủ say) thì tôi đặt ngay vào giỏ (basinet) của cháu và đung đưa cho cháu ngủ. Lúc đầu tôi khá vất vả vì cháu không quen, được nằm êm trên tay mẹ quen rồi, nên bị đặt vào giỏ ngay lúc vừa ăn xong thì cháu khóc dữ dội.
Nhưng tôi mặc kệ cháu, vẫn kiên trì mà đung đưa cái giỏ cháu nằm, và đứng về phía sau lưng cháu để cháu không nhìn thấy mặt của mẹ. Sau vài lần kiên trì, bây giờ con tôi đã hầu như là tự ngủ, có lúc đang nằm chơi buồn ngủ thì tự lăn ra ngủ. Mẹ tôi sang Úc giúp tôi trông cháu, lúc đầu thì mắng tôi là quá hà khắc với trẻ sơ sinh, nhưng rồi bà dần dần nhận ra hiệu quả của việc chăm sóc con khoa học ngay từ ngày đầu.
Hi vọng những lời tôi kể ở trên sẽ giúp được cho các bà mẹ đang chuẩn bị sinh con có thêm 1 chút kinh nghiệm nữa để chăm con tốt hơn
rào chắn cầu thang - cầu trượt mini - bàn mầm non
Christy Nguyen(Perth, Australia)
Nguồn: http://dochoihahuy.com/xin-chia-se-bi-quyet-day-con-o-uc.html
Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017
“Kiểu Ta” Mà mọi người đang dạy con theo kiểu tây
Hầu hết ở đâu cũng có các ông bố bà mẹ đều xót con, chiều con hơn là dạy con, khác hẳn với cách giáo dục trẻ của người phương Tây.
“Kiểu Tây” là kiểu gì mà “kiểu ta” thì sao?
Đúng là câu hỏi thời hội nhập: nhập đủ thứ. Nhập cả mọi thứ như từ tên con đến cách dạy con! Nhưng dạy “kiểu Tây” là kiểu gì? Dạy “kiểu ta” thì làm sao mà phải “dòm ngó” “kiểu Tây”? Và nếu “kiểu Tây” tốt thì cứ vô tư thoải mái sử dụng, có ai… đòi tiền bản quyền đâu, hỏi chi mất công vậy?
Phải hỏi! Bởi mới đầu thấy “con Tây” có tí tuổi đầu mà nề nếp, tự lập, khỏe mạnh, năng động… ham quá! Còn con mình, nhìn mắc bực: nhút nhát, yếu xìu, vô kỷ luật, 10 tuổi rồi mà để “nó” ở nhà một mình đôi ngày là… rách việc lắm, cái gì cũng “mẹ”!
Nhưng nhìn kỹ thì phát hiện “kiểu Tây” thường đính kèm các “tác dụng phụ” đầy phật ý! Tỉ như: 18 tuổi là con Tây “biến” khỏi nhà, một đi không trở lại, chỉ “hạ cố” thăm cha viếng mẹ như thăm… hàng xóm. Yêu ai, cưới ai là tự “nó” quyết định, cha mẹ chỉ việc đứng ngó chứ không được phép “chen” vào: sốc nặng!
Không giống dạy theo “kiểu ta”: ngoài 30 tuổi rồi mà mẹ có bắt chia tay cái đứa “không hợp tuổi” thì con phải “nghiêm túc nghiên cứu thông tư, chỉ thị”; là con hiếu thảo thì phải “hầu bên gối mẹ”; mẹ bảo học ngành gì con phải học ngành đó, con thích và có khả năng hay không: chẳng quan trọng!? Thế mới thỏa mãn, mới hài lòng.
Mời các bạn xem thêm sản phẩm của chúng tôi : cỏ nhân tạo mầm non, thanh chắn cầu thang, cá nhựa
Nhưng rồi vẫn cứ muốn con năng động, tự lập, hoạt bát, hạnh phúc nên mới phân vân, chẳng biết chọn cách nào cho… được tất mà không mất gì!
Đãi cát tìm vàng
Nhìn lại cách giáo dục “kiểu ta” với tuyên ngôn: “cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con”, cách này, con “khỏe” lắm, mọi tình huống phát sinh từ cuộc sống đã có cha mẹ giải quyết hết, con chỉ lo học giỏi là được. Vậy là con mất hết cơ hội học kỹ năng sinh tồn quan trọng nhất: xử lý tình huống. Thiếu kỹ năng thiết yếu này, con trở nên nhút nhát, tinh thần yếu ớt, không thể tự lập. Và khi bị làm “lính kiểng” như thế, con cũng không hiểu mình đi học để làm gì, vì con không hề có cơ hội sử dụng kiến thức, tư tưởng lười học – ỷ lại cũng phát sinh theo “mọi chuyện đã có mẹ lo”. Chỉ “được” mỗi một điều: hầu bên gối mẹ, dính chặt với cha mẹ. Đương nhiên! Để lỡ có chuyện gì thì còn có cha mẹ “đỡ đạn” cho chứ!
Ngó qua cách giáo dục “kiểu Tây”, phương châm cũng khá rõ ràng: cuộc đời đầy chông gai, cha mẹ sẽ trang bị cho con đầy đủ kỹ năng và con sẽ là người tự bước đi, chứ cha mẹ sẽ không “bế” con qua khỏi mớ chông gai đó, lỡ có xây xát chút đỉnh thì ráng… tự phục hồi! Đây là quy trình cho “xuất xưởng” những đứa trẻ với tinh thần độc lập tự cường rất cao, rất chịu khó học, nhưng lại ít gắn bó với cha mẹ.
Rõ ràng, kiểu giáo dục nào cũng có “vàng” trộn lẫn với “cát”!
Giữ “vàng” cách nào – vứt “cát” ra sao?
“Vàng” trong giáo dục “kiểu Tây” là sự tự lập, tính năng động, khả năng xử lý tình huống tốt. Điều này không khó để có được: dạy con làm việc nhà từ bé – bé là từ 1 tuổi! 1 tuổi phải bắt đầu học tự xúc ăn, có thể bò hoặc lẫm chẫm đi lấy giúp cha mẹ những món đồ đơn giản an toàn như tờ báo, cái cốc nhựa, tã giấy… Những hoạt động dạng này sẽ phức tạp dần theo tuổi, đây là loại hạt giống rất tốt cho tính tự lập, năng động, đồng thời là liều vắc xin hữu hiệu phòng ngừa chứng ích kỷ, thói vô trách nhiệm.
“Vàng” trong giáo dục “kiểu ta” là sự gắn bó sâu đậm trong gia đình. Nguồn gốc của gắn bó là yêu thương, và nguồn gốc của yêu thương là trách nhiệm: ta có trách nhiệm với ai càng nhiều thì ta càng yêu thương người đó. Muốn bé yêu thương gia đình càng yêu thì hãy trao vào tay bé nhiều trách nhiệm nho nhỏ để chăm sóc gia đình – những việc thật đa dạng nhưng không quá sức. Được thế, dần dần bé sẽ rất yêu thương gia đình và sự gắn bó đương nhiên sẽ đến.
Làm việc nhà như có một mảnh đất chứa đầy vàng ròng, vừa giúp con có kỹ năng xử lý tình huống độc lập tốt, lại vừa khiến con biết yêu thương, gắn bó với mẹ cha! Vậy mà từ khá lâu rồi, “mảnh đất vàng” ấy được “kính dâng” trọn vẹn cho cô giúp việc. Còn những bé cưng thì toàn bị… ăn “cát”. Để rồi một hôm, ai đó phải giật mình tư vấn “dạy con theo kiểu Tây, nên hay không?”.
Theo Cẩm nang mua sắm
Nguồn: http://dochoihahuy.com/kieu-ta-ma-moi-nguoi-dang-day-con-theo-kieu-tay.html
Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017
Người phương tây dạy con như thế nào ?
Không ít mẹ Việt khi nhìn những đứa trẻ Tây tự ngồi xúc ăn một cách ngoan ngoãn bên cạnh bố mẹ. Không ít bà mẹ Việt đã từng thèm muốn có được ¨phép màu¨ của những ông bố, bà mẹ Tây khi chỉ cần một cái lừ mắt, một câu ¨No! No!¨ nhẹ nhàng là lập tức đứa trẻ ngoan ngoãn vâng theo. Liệu có phải trẻ Tây ngoan hơn trẻ Việt hay những ông bố, bà mẹ Tây có bí quyết “thuần phục” trẻ?Ra công viên, xem Tây dạy conNgay từ những ngày đầu, tôi thấy các ông bố bà mẹ Tây mới sung sướng làm sao khi họ cứ việc ngồi trò chuyện, uống nước với nhau trong quán để mặc con cái tự chơi trong công viên với nhau.
Công viên chia thành từng khu vực cho từng đối tượng, nhưng đông nhất vẫn là khu vực dành cho trẻ dưới 8 tuổi. Đồ chơi được đổ ra, bọn trẻ chơi với nhau thân thiện, vui vẻ cho dù trước đó chúng chưa hề gặp, không tiếng cãi nhau, không cảnh tranh giành đồ chơi, không có tiếng khóc gọi bố, mẹ… Chơi xong, trẻ tự thu dọn đồ chơi của mình. Nếu có trẻ đang chơi đồ chơi của bạn mà bạn về, chỉ cần nghe thấy câu ¨tớ phải về nhà bây giờ¨ thì cho dù thích đồ chơi đó đến đâu, bé cũng trả bạn ngay.
Nhưng ‘ngưỡng mộ’ nhất với tôi đó là việc ăn của trẻ. Với những trẻ lớn đã đi học mẫu giáo hoặc tiểu học, chúng cầm bánh mỳ hoặc đồ ăn khác mà bố mẹ đưa cho, tự ăn một cách ngon lành; những trẻ bé còn ăn bột, sữa thì ¨bị¨ đặt vào xe đẩy và ngồi yên để bố/mẹ xúc cho ăn.
Tôi thường xuyên được chứng kiến cảnh trong vòng 5-10 phút, bé hoàn thành phần bột, cháo, hoa quả nghiền hay sữa của mình. Tôi liên tưởng đến cảnh ‘cực khổ’ mỗi khi cho con ăn của mình cũng như của không ít bà mẹ Việt. Và ngày ngày đưa con ra công viên chơi, tôi quan sát, tôi để ý xem tại sao họ- những ông bố, bà mẹ Tây làm được những điều mà tôi không thể. Những ngày ở công viên trẻ em đã giúp tôi có những so sánh để nhận ra sự khác biệt giữa hai cách dạy con – của họ và của tôi (và có lẽ là của nhiều mẹ Việt), giúp tôi nhận ra và học hỏi được nhiều điều từ cách dạy con của mẹ Tây.
Rèn con từ nhỏ, kiên trì, lắng nghe, nghiêm khắc và làm bạn với con
Lòng kiên trì của mẹ Tây với con có lẽ mẹ Việt phải chào thua. Nhiều mẹ Việt băn khoăn tự hỏi làm sao để ‘không nổi khùng khi chơi với con’, làm sao để không nổi cáu khi dạy con học.
Trái lại, mẹ Tây là những người bạn thực sự của con. Mẹ Tây có thể ngồi chơi xúc cát với con, thậm chí, cả với trẻ mới gặp lần đầu đến cả 1 – 2 giờ đồng hồ. Nếu bé có hành động chưa đúng, mẹ nhẹ nhàng nhưng vô cùng kiên quyết nói ¨No! No!¨ (không được) cho đến khi nào trẻ dừng hành động sai trái của mình.
Đặc biệt, mẹ ¨Tây¨ cực kỳ kiên nhẫn lắng nghe những thắc mắc của trẻ và ¨miệt mài¨ giải thích cho những câu hỏi ¨tại sao không¨ của bé mà không hề nổi nóng. Rất nhiều ngày ra công viên, tôi chưa một lần thấy mẹ Tây quát mắng, nặng lời với con.
Ngay từ khi còn rất nhỏ, chỉ vài tháng tuổi, bé đã được bố mẹ cho ra công viên chơi cùng các bạn. Với bé dưới 3 tuổi, bố mẹ theo sát từng cử chỉ, hành động của con, từ ¨No! No!¨ luôn được họ sử dụng để uốn nắn bé và kèm sau đó là lời giải thích cho lý do ¨No! No!¨ ấy.
Ra công viên, tất cả đồ chơi đều là của chung! Những câu như : ¨Con chơi chung với bạn đi¨, ¨Con giúp bạn xúc cát đi¨, ¨Con cảm ơn bạn đi¨… luôn được mẹ Tây sử dụng. Chính vì được kèm cặp từ nhỏ như vậy nên đến khi các bé ngoài 3 tuổi, bố mẹ hầu như không phải lo lắng gì khi để chúng tự chơi với bạn. Đây cũng có thể là một lý do khiến người Tây làm việc theo nhóm tốt hơn người Việt.
Chuyện của trẻ con để trẻ con tự giải quyết! Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa cách dạy con của ¨Tây¨ và của người Việt. Nếu mỗi khi trẻ Việt khóc đòi đồ chơi của ai đó thì ông, bà hoặc bố mẹ hay người trông bé sẵn sàng hỏi mượn cho bé. Với bé ¨Tây¨, điều này khác hoàn toàn, bé phải tự hỏi mượn bạn, bạn không cho mượn, bé phải ¨chấp nhận¨, không được khóc lóc, mè nheo. Bé tuyệt đối không được đòi, tranh đồ chơi của bạn. Khi mượn, chơi xong hoặc bạn về, bé đưa trả bạn một cách tự nguyện, vui vẻ, thậm chí còn giúp bạn thu dọn đồ chơi. Người lớn hầu như không can thiệp vào chuyện của trẻ khi có những cãi cọ, tranh giành nho nhỏ, họ để cho chúng tự tìm cách hòa giải với nhau.
Hào phóng lời khen với trẻ! Nếu như một số ông bố, bà mẹ Việt sợ rằng khen nhiều con sẽ kiêu căng, sợ con không có ý chí phấn đấu nên ¨hà tiện¨ lời khen với con, thậm chí còn dùng cách ¨khích tướng¨ bằng cách chê bai để trẻ ¨bực mình¨ mà phấn đấu vươn lên thì các ông bố, bà mẹ ¨Tây¨ lại cực kỳ ¨hào phóng¨ lời khen với trẻ.
Mời quý khách xem thêm sản phẩm của chúng tôi :
- cầu trượt mini
- chắn cầu thang
- bập bênh nhựa
Chỉ cần trẻ làm được một việc gì đó cho dù rất nhỏ cũng nhận được câu ¨rất tốt¨, ¨rất giỏi¨, ¨rất ngoan¨. Trẻ luôn được khích lệ để làm việc tốt. Ngược lại, trẻ cũng bị nhắc nhở, phê bình nghiêm khắc khi có hành động chưa đúng dù cũng rất nhỏ.
Nhìn những khuôn mặt vui vẻ của trẻ mỗi khi được khích lệ, tôi chợt nghĩ rằng, có lẽ cách của mẹ ¨Tây¨ hiệu quả hơn cách ¨khích tướng kiểu chê bai¨ của một số ông bố, bà mẹ Việt.
Bởi rằng, trẻ Việt không phải là những ¨ông tướng Tàu¨ thời xưa để có thể nung nấu ý chí, vượt khó khăn, phấn đấu vươn lên để ¨rửa nhục¨. Những lời nhiếc mắng, chê bai nặng lời của bố mẹ đôi khi còn làm tổn thương nặng nề tâm hồn trẻ thơ, làm nhụt ý chí của trẻ, thậm chí, ám ảnh trẻ lâu dài.
Nhìn sự ân cần, kiên nhẫn, tỉ mỉ dạy con của họ, tôi thấy rằng, quả thật, kỹ năng giáo dục trẻ của tôi còn ¨thiếu¨ và ¨yếu¨. Tôi đã hiểu, tại sao trẻ ¨Tây¨ ngoan thế!
Tất cả chỉ bởi vì chúng nhận được một sự giáo dục tốt từ nhỏ, từ chính bố mẹ chúng. Giá như tôi cũng như nhiều bà mẹ Việt khác cũng có được sự kiên trì, nhẫn nại với con, luôn dịu dàng với con, luôn là bạn của con, giành nhiều thời gian hơn để hiểu tâm lý con và bớt nóng nảy hơn trong chăm sóc, dạy dỗ con.
Nguyên An (Tây Ban Nha) / Vietnamnet
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nguoi-phuong-tay-day-con-nhu-nao.html
Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017
Nói không với trẻ như mẹ bên Pháp
Pamela Druckerman, là tác giả cuốn sách “Bringing Up Bébé” là một phụ nữ người Mỹ và lấy chồng người Anh và sống tại Paris. Sinh sống và nuôi dạy con ở nước Pháp, cô dần nhận ra rằng dường như chỉ có vợ chồng cô là khốn khổ vì con biếng ăn, không nghe lời hay qua những trò quậy phá của con.
Pamela tâm sự, chắc chắn cô không quá thiên vị của người Pháp, thậm chí không thích sống ở Pháp cho lắm. Cô cũng không mong con mình sau này lớn lên sẽ giống nhiều người Paris thường có vẻ ngoài kiêu kỳ và lạnh lùng. Nhưng bản năng người mẹ đã khiến cô phải bỏ công dành nhiều năm nghiêm cứu về cách dạy con của người Pháp. Và sau rất nhiều trải nghiệm, cô nhận ra: Người pháp không hoàn hảo nhưng họ có những bí quyết dạy con vô cùng hiệu quả.
1. Dạy trẻ kiên nhẫn chờ và tự chơi một mình khi không có ai chơi cùng
Chờ đợi là một điểm mấu chốt trong cách ‘huấn luyện’ để trở thành con ngoan của cha mẹ người Pháp. Tại sao gần như tất cả trẻ con người Pháp đều ngủ ngon, một mạch từ đêm đến sáng ngay từ khi mới 2-3 tháng tuổi? Bởi khi nghe tiếng bé khóc, gần như cha mẹ Pháp sẽ lơ đi, không bế chúng lên ngay tức khắc mà sẽ bình tĩnh đợi 5 phút để dạy bé học cách tự ru ngủ mình trở lại. Đó cũng là lý do tại sao một đứa trẻ tuổi mẫu giáo người Pháp ngoan ngoãn ngồi trong quán ăn với cha mẹ và tự xúc hết suất ăn của mình.
Đa số trẻ em Pháp đều được ăn 3 bữa chính + 1 bữa phụ/ ngày và đều phải chờ đến đúng giờ thì mới được ăn. Nếu trẻ không muốn ăn, cha mẹ không cố gắng ép nhưng trẻ sẽ không được ăn bất kể lúc nào chúng muốn. Những đứa trẻ thích bỏ bữa sẽ rút ra được bài học rằng, vì đúng bữa mình không ăn nên mình sẽ phải ôm chiếc bụng đói meo chờ bữa ăn kế tiếp.
Pamela Druckerman, tác giả cuốn sách Bringing Up Bébé, và các con (Ảnh: wsj.com)
2. Dạy trẻ tuân thủ những kỷ luật
Phụ huynh Pháp không nói những lời sáo rỗng như: “Con phải tuân thủ kỷ luật của cha/mẹ” hay “Con phải nghe lời”… nhưng những nếp sống hàng ngày trong gia đình sẽ dần giúp trẻ buộc phải học cách kiên nhẫn và kỷ luật.
Ví dụ: Một người mẹ Pháp sẵn sàng mua kẹo cho cô con gái đang độ tuổi mẫu giáo, nhưng cô bé sẽ không được phép ăn cho tới giờ ăn vặt dù có phải đợi nhiều tiếng đồng hồ.
Hoặc, khi trẻ tìm cách xen vào câu chuyện của cha mẹ, cha/mẹ sẽ nói “chờ 2 phút con nhé, cha/mẹ đang nói chuyện chưa xong”, Cách nói của cha/mẹ vừa tế nhị, vừa cứng rắn sẽ giúp trẻ hiểu rằng chúng phải đợi tới lượt mình.
Walter Mischel – Giáo sư ngành tâm lý học, Đại học Columbia, Mỹ – Chuyên gia hàng đầu thế giới về phương pháp dạy trẻ biết trì hoãn hưởng thụ – đã chứng minh rằng, những trẻ biết kiên nhẫn, trì hoãn hưởng thụ khi lớn sẽ trở thành người có khả năng tập trung, suy luận tốt hơn và không bị suy sụp khi gặp phải áp lực.
sản phẩm : lưới chắn cầu thang cho bé
3. Nói không một cách uy lực
Nếu cha mẹ không biết từ chối thẳng, nói ‘Không’ dứt khoát với trẻ, đồng nghĩa, trẻ sẽ không có khuôn phép còn cha mẹ trở thành người thiếu quyền uy. Phụ huynh Pháp luôn hành xử theo ‘luật’ nhất định trong việc dạy con. ‘Luật’ là có những giới hạn cụ thể mà trẻ phải chấp hành nhưng ngược lại, các phụ huynh Pháp giao cho trẻ khá nhiều quyền tự do và độc lập, miễn là chúng cư xử theo khuôn phép.
Bài học mẹ Pháp dạy con
• Dạy trẻ nói: xin chào, tạm biệt, cảm ơn và làm ơn. Những lời nói này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng kỳ thực có giá trị rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Nó giúp trẻ hiểu rằng chúng không phải người duy nhất có cảm xúc và cần sự giúp đỡ.
• Khi trẻ mắc lỗi, hãy mở to mắt nghiêm khắc nhìn trẻ – đây là cái nhìn bao hàm sự trừng phạt.
• Cho trẻ ăn một bữa nhẹ/ ngày. Với trẻ em Pháp, thường bữa nhẹ này bắt đầu vào lúc 4h-4h30.
• Gần gũi nhưng luôn nhắc cho trẻ nhớ rằng ai là người có tiếng nói trong gia đình. Các bậc cha mẹ người Pháp thường nói: “Cha/mẹ mới là người ra quyết định”
Mời bạn xem thêm sản phẩm : cầu trượt trẻ em
• Đừng ngại nói ‘Không’. Trẻ phải học được cách đối diện và chấp nhận khi bị cha mẹ từ chối ‘yêu sách’.
Uy lực là một trong những sắc thái ấn tượng nhất trong cách dạy con của người Pháp – và có lẽ là kỹ năng khó nhất cho các bậc cha mẹ. Nhiều vị phụ huynh Pháp có được uy lực một cách dễ dàng, tự nhiên, và bình thản trước con cái. Đó là điều khiến trẻ em Pháp thực sự phải nghe lời cha mẹ, thay vì tảng lờ, cãi lời, hoặc kỳ kèo.
Khi tôi và một người bạn người Pháp (là mẹ của một nhóc tì 3 tuổi) ngồi trong công viên nói chuyện thì con trai tôi liên tục tìm cách lẩn ra ngoài chơi. Mỗi lần như vậy tôi lại phải đuổi theo, la mắng và kéo con về trong khi con giãy giụa, gào thét.
Ban đầu bạn tôi chỉ quan sát một cách im lặng. Nhưng quá nhiều lần phải nhìn cảnh 2 mẹ con tôi rượt đuổi nhau khiến cô không thể bình tĩnh nữa. Cô nghiêm mặt nói rằng, nếu tôi cứ chạy theo con thì chúng tôi không thể ngồi nói chuyện yên ổn được vài phút. ‘Đúng vậy’, tôi nói. ‘Nhưng tôi có thể làm gì được?” Bạn tôi nói rằng tôi cần nghiêm khắc với con. Tôi ‘cự lại’ là tôi đã mắng con trong suốt 20 phút đấy thôi. Bạn tôi chỉ cười và khuyên rằng tôi nên nói ‘Không’ một cách mạnh mẽ hơn.
sản phẩm: bóng nhựa có giá tốt
Lần tiếp theo khi con tôi chạy ra ngoài cổng, tôi gắt lên từ ‘Không’ nhưng con vẫn chạy ra ngoài như chưa hề nghe thấy lời mẹ nói. Tôi đuổi theo và lôi con vào, miệng cằn nhằn cô bạn ‘Cô thấy không? Không thể trị được nó”.
Bạn tôi cười và bảo tôi đừng nên quát to, chỉ nên nói với âm điệu nghiêm nghị. Nhưng con tôi vẫn không chịu nghe lời lần tiếp theo. Rồi dần dà, tôi cảm thấy tiếng ‘Không được’ của mình có vẻ đã thuyết phục hơn. Âm thanh vang lên không to hơn nhưng tự tin và có trọng lượng. Tới lần thử thứ tư, khi con tôi đang mon men tới gần cái cổng, tôi nói “Không’ và kỳ lạ thay, con quay lại nhìn tôi một cách đề phòng còn tôi mở to mắt, cố tỏ vẻ không chấp thuận.
Trước những thái độ dứt khoát của mẹ, con không còn tìm cách trốn ra nữa. Dường như nó quên mất về cái cổng và chỉ tập trung chơi với những đứa trẻ khác.
Điều quan trọng nhất khi nói ‘Không’ với trẻ là sắc thái giọng nói. Không phải cứ gằn giọng rít lên từng tiếng hay quát thật to mà trẻ nghe lời mà cha mẹ phải nói một cách dứt khoát, tự tin kèm theo sắc mặt nghiêm nghị thì lời nói đó mới có trọng lượng.
Thảo Uyên (Lược dịch theo Bringing Up Bébé)
Nguồn: http://dochoihahuy.com/noi-khong-voi-tre-nhu-ben-phap.html
Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017
Những điều kỵ trong việc giáo dục con cái
Hôm nay chúng tôi xin gửi tới các bạn một số điều kỵ trong việc giáo dục con mà các bậc cha mẹ cần đọc và xem xét.
1/ Không được chủi hay xỉ vả trẻ. Không được nói: “Mày là đồ bỏ đi, mày là đồ ngu xuẩn” vv…
2/ Không được hối lộ trẻ con. Không nên nói : “Nếu con được điểm 10 thì mẹ sẽ mua xe đạp cho con hay sẽ mua đồng hồ cho con ” vv… Không nên kích thích trẻ con bằng vật chất. Nên vận dụng những tiêu chuẩn học sinh tốt để kích thích các em thi đua, cần khích lệ các em nhiều về mặt tinh thần.
3/ Khi bạn đang phê bình một em đã hiểu biết thì tốt nhất nên trao đổi, phê bình khi em đó chỉ có một mình, tuyệt đối không nên để cho trẻ em bị “ mất mặt ” trước bạn bè của chúng, làm tổn thương đến lòng tự tôn của chúng.
4/ Trước khi phê bình trẻ con, nên có nhận xét về những ưu điểm của chúng, rồi sau đó hãy chỉ ra khuyết điểm của chúng. Như vậy trẻ em mới cảm phục lời nhận xét của người lớn và vui vẻ tiếp thu lời phê bình đó.
5/ Không nên quá cường điệu những thiếu sót của trẻ em, trọng điểm là chỉ ra cách cho chúng sửa chữa. 6/ Không được uy hiếp trẻ. Khi người lớn phê bình trẻ thì thái độ phải ôn hoà, nếu không sẽ gây tác dụng nghịch về mặt tâm lý.
7/ Không nên nói miên man khó hiểu, phê bình phải ngắn gọn, rõ ràng, phải nắm vững cái chính, cái mấu chốt.
8/ Phê bình phải kịp thời, khi trẻ em có thiếu sót gì thì phải lập tức phê bình, uốn nắn ngay, nếu để quá lâu rồi mới phê bình thì hiệu quả sẽ không tốt.
9/ Giữa bố mẹ, tuyệt đối không nên “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.Cùng một khuyết điểm, người thì trách mắng, người kia lại xuê xoa, coi như không có gì, như vậy trẻ sẽ không sửa chữa sai lầm triệt để, thậm chí còn luôn luôn đi tìm “ô dù” để che chắn.
10/ Không nên nghĩ rằng phê bình một lần là mọi việc đều xong xuôi tốt đẹp cả. Nếu trẻ lại mắc sai lầm thì phải kiên trì thuyết phục, yêu cầu chúng sửa chữa.
Hoàng Bắc Biên soạn - cỏ nhân tạo mầm non - cầu trượt giá rẻ - bóng nhựa
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-dieu-ky-trong-viec-giao-duc-con-cai.html