Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Khi mà trẻ 2 tuổi nổi cơn giận dỗi

Một cơn giận thường trải qua các giai đoạn dưới đây:

Cơn giận bùng phát: Trẻ bắt đầu bằng việc la hét, ném đồ đạc.

Giai đoạn tiếp theo: Tức giận và thất vọng. Trước đây, các chuyên gia thường cho rằng cảm giác thất vọng thường tới sau khi bùng phát cơn giận. Nhưng gần đây, các chuyên gia nhận thấy rằng sự bùng phát và cảm xúc thất vọng (khóc lóc, mè nheo, thút thít) thường đan xen với nhau. Chúng ta thường có xu hướng chỉ nhận thấy cơn giận của trẻ khi trẻ giận dữ chứ không thấy rằng nguy cơ bùng phát cơn giận khi trẻ khóc lóc, mè nheo.

Nguôi giận: Nếu bạn chưa thấy trẻ nguôi giận, bạn đừng cố gắng vỗ về trẻ. Để trẻ thấy dễ chịu, trẻ cần phải nguôi cơn giận trước. Nếu bạn bế trẻ khi trẻ vẫn còn giận, trẻ sẽ quay lưng lại với bạn, trẻ sẽ không muốn bạn vỗ về. Điều này tương tự như khi bạn vẫn còn giận chồng/vợ của bạn, cô ấy/anh ấy vỗ về bạn thì bạn sẽ có phản ứng gay gắt theo kiểu Đừng có động đến tôi.

Cần sự vỗ về: Khi trẻ nguôi giận, trẻ sẵn sàng cần đến sự giúp đỡ của bạn. Sau khi mất kiểm soát, trẻ cần được an ủi vỗ về. Lúc này, bạn có thể ôm trẻ, hôn trẻ và thừa nhận cảm xúc của trẻ "Việc này thật chẳng dễ chịu chút nào".

Tiếp tục như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Trẻ không khóc và chuyển thái độ nhanh hơn người lớn. Trong khi bạn thấy chưa "hoàn hồn" với cơn giận kinh khủng của trẻ thì con bạn đã chơi vui vẻ trở lại như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Những điều không nên làm khi trẻ tức giận :

Đặt ra các câu hỏi.

Trẻ 2 tuổi thường chưa có khả năng diễn đạt lại cảm xúc của trẻ. Do đó, bạn không nên hỏi trẻ khi trẻ tức giận. Những câu hỏi kiểu như "Sao con không cho bạn chơi cùng?" hay "Con muốn làm gì" càng khiến trẻ nổi cáu.

Giải thích.

Bạn không nên giải thích với một đứa trẻ đang cáu kỉnh rằng bé không thể bóc chuối bởi vì Mẹ chưa cho ăn. Giải thích dài dòng với trẻ lúc này không hiệu quả.

Quát mắng.

Trẻ sẽ học tập phản ứng của cha mẹ cho dù phản ứng đó là tốt hay xấu. Bởi vậy, bạn cần giữ được bình tĩnh. Đếm đến 10, hít thở sâu và tự nhắc mình rằng mình là người lớn. Nếu bạn không kiềm chế được bạn thân khi giận giữ thì trẻ cũng sẽ làm tương tự như bạn.

Không nói suông.

Nếu bạn nói tắt ti vi, thì hãy tắt ti vi. Nếu bạn muốn cách ly trẻ khi trẻ la hét vào lần sau, thì bạn hãy bình tĩnh, nhanh chóng và không tức giận mà cách ly trẻ khỏi tình huống khiến trẻ thất vọng. Cần nhất quán. Nếu trẻ biết rằng trẻ cư xử không đúng mực sẽ luôn có một hậu quả kèm theo, trẻ sẽ không thực hiện hành vi đó.

Phớt lờ.

Trẻ cảm thấy bơ vơ khi nổi giận, bởi vậy phớt lờ trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy tồi tệ hơn. Thay vì vậy, bạn có thể ngồi xuống và nói với trẻ: "Mẹ sẽ ngồi đây cho tới khi nào con bình tình trở lại" Điều này có nghĩa là chấp nhận trẻ chứ không bỏ rơi trẻ.

Khi mà trẻ 2 tuổi nổi cơn giận dỗiLàm thế nào khi trẻ nổi giận

Một cơn giận thường trải qua các giai đoạn dưới đây:

Cơn giận bùng phát: Trẻ bắt đầu bằng việc la hét, ném đồ đạc.

Giai đoạn tiếp theo: Tức giận và thất vọng. Trước đây, các chuyên gia thường cho rằng cảm giác thất vọng thường tới sau khi bùng phát cơn giận. Nhưng gần đây, các chuyên gia nhận thấy rằng sự bùng phát và cảm xúc thất vọng (khóc lóc, mè nheo, thút thít) thường đan xen với nhau. Chúng ta thường có xu hướng chỉ nhận thấy cơn giận của trẻ khi trẻ giận dữ chứ không thấy rằng nguy cơ bùng phát cơn giận khi trẻ khóc lóc, mè nheo.

Nguôi giận: Nếu bạn chưa thấy trẻ nguôi giận, bạn đừng cố gắng vỗ về trẻ. Để trẻ thấy dễ chịu, trẻ cần phải nguôi cơn giận trước. Nếu bạn bế trẻ khi trẻ vẫn còn giận, trẻ sẽ quay lưng lại với bạn, trẻ sẽ không muốn bạn vỗ về. Điều này tương tự như khi bạn vẫn còn giận chồng/vợ của bạn, cô ấy/anh ấy vỗ về bạn thì bạn sẽ có phản ứng gay gắt theo kiểu Đừng có động đến tôi.

Cần sự vỗ về: Khi trẻ nguôi giận, trẻ sẵn sàng cần đến sự giúp đỡ của bạn. Sau khi mất kiểm soát, trẻ cần được an ủi vỗ về. Lúc này, bạn có thể ôm trẻ, hôn trẻ và thừa nhận cảm xúc của trẻ "Việc này thật chẳng dễ chịu chút nào".

Tiếp tục như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Trẻ không khóc và chuyển thái độ nhanh hơn người lớn. Trong khi bạn thấy chưa "hoàn hồn" với cơn giận kinh khủng của trẻ thì con bạn đã chơi vui vẻ trở lại như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Những điều không nên làm khi trẻ tức giận :

Đặt ra các câu hỏi.

Trẻ 2 tuổi thường chưa có khả năng diễn đạt lại cảm xúc của trẻ. Do đó, bạn không nên hỏi trẻ khi trẻ tức giận. Những câu hỏi kiểu như "Sao con không cho bạn chơi cùng?" hay "Con muốn làm gì" càng khiến trẻ nổi cáu.

Giải thích.

Bạn không nên giải thích với một đứa trẻ đang cáu kỉnh rằng bé không thể bóc chuối bởi vì Mẹ chưa cho ăn. Giải thích dài dòng với trẻ lúc này không hiệu quả.

Quát mắng.

Trẻ sẽ học tập phản ứng của cha mẹ cho dù phản ứng đó là tốt hay xấu. Bởi vậy, bạn cần giữ được bình tĩnh. Đếm đến 10, hít thở sâu và tự nhắc mình rằng mình là người lớn. Nếu bạn không kiềm chế được bạn thân khi giận giữ thì trẻ cũng sẽ làm tương tự như bạn.

Không nói suông.

Nếu bạn nói tắt ti vi, thì hãy tắt ti vi. Nếu bạn muốn cách ly trẻ khi trẻ la hét vào lần sau, thì bạn hãy bình tĩnh, nhanh chóng và không tức giận mà cách ly trẻ khỏi tình huống khiến trẻ thất vọng. Cần nhất quán. Nếu trẻ biết rằng trẻ cư xử không đúng mực sẽ luôn có một hậu quả kèm theo, trẻ sẽ không thực hiện hành vi đó.

Phớt lờ.

Trẻ cảm thấy bơ vơ khi nổi giận, bởi vậy phớt lờ trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy tồi tệ hơn. Thay vì vậy, bạn có thể ngồi xuống và nói với trẻ: "Mẹ sẽ ngồi đây cho tới khi nào con bình tình trở lại" Điều này có nghĩa là chấp nhận trẻ chứ không bỏ rơi trẻ.

Làm thế nào khi trẻ nổi giận

Dưới đây là 3 tình huống có thể khiến trẻ bùng phát cơn giận:

Trẻ muốn lấy một thứ gì đó.

Tình huống này thường xảy ra trong nhà bếp, siêu thị, cửa hàng đồ chơi.

Trong trường hợp như vậy, bạn nên tránh các trường hợp khiến bé căng thẳng càng nhiều càng tốt. Ở nhà, bạn nên cất những đồ vật mà bạn không muốn bé nghịch ra khỏi tầm nhìn của trẻ. Trước khi đưa trẻ đi siêu thị, bạn cần đảm bảo bé được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Bạn có thể mang theo một món đồ chơi hoặc một cuốn sách cho bé theo để đánh lạc hướng bé khi cần thiết hoặc bạn có thể nhờ bé nhặt một ít đồ theo yêu cầu. Bạn có thể nói chuyện với trẻ để cùng ghi lại những thứ mà trẻ muốn mua; cuối buổi mua sắm, bạn có thể xem lại danh sách và chọn ra một vài món đồ ăn có lợi cho sức khỏe, sau đó, để cho trẻ chọn 1 hoặc 2 món trong số đó. Khi liệt kê danh sách, trẻ sẽ cảm thấy mình được tham gia vào quá trình mua sắm và trẻ biết sẽ được phần thưởng vào cuối buổi.

Mời bạn xem thêm sản phẩm của chúng tôi:

- rào chắn cầu thang
- bộ liên hoàn cầu trượt
- bàn ghế mầm non

Muốn được chú ý.

Ví dụ điển hình nhất là trẻ đang chơi một mình, nếu bạn có điện thoại, trẻ sẽ mè nheo để bạn chú ý tới bé.

Trường hợp này, bạn nên khuyến cáo trẻ trước. Bạn có thể nói chuyện với trẻ: "Giờ mẹ cần nghe điện thoại. Con chơi một mình nhé. Mẹ sẽ quay trở lại để tô màu cùng với con." Bạn cũng có thể để dành riêng một số món đồ chơi đặc biệt để cho bé chơi mỗi khi bạn nghe điện thoại. Thậm chí, với những cuộc điện thoại đặc biệt quan trọng, bạn có thể cho bé xem ti vi một lúc. Hoặc, tùy thuộc vào từng trẻ, bạn có thể có những cách đánh lạc hướng của trẻ.

Khi đánh lạc hướng trẻ, bạn càng đưa ra các hoạt động cụ thể thì trẻ càng dễ chuyển hướng hoạt động. Ví dụ, thay vì nói "Con không được giật đuôi con mèo đó" thì bạn có thể nói ngắn gọn: "Mẹ con mình cùng tô màu nhé!" hoặc chuyển góc hoạt động nhanh chóng "Nào mẹ con mình ra đây tưới cây nhé!" Trẻ cần bạn đưa ra những gợi ý ngắn gọn, dễ làm theo.

Tranh giành quyền lực.

Tình huống điển hình: Trẻ không muốn lên giường đi ngủ hoặc đi chơi không muốn về.

Tình huống này thường xảy ra khi cuối ngày. Bạn không nên từ bỏ trong trận chiến này bởi vì nếu bạn từ bỏ, trẻ sẽ hiểu rằng khi trẻ nổi giận thì trẻ sẽ được làm thứ mình muốn. Bạn có thể cho trẻ lựa chọn trong giới hạn cho phép. Ví dụ, bạn có thể hỏi trẻ "Con muốn đánh răng trước hay muốn mặc quần áo ngủ trước?"

Trẻ không muốn rơi vào tình huống bất ngờ, bởi vậy, để tránh xung đột, bạn nên nhắc trẻ trước khi cắt ngang hoạt động trẻ đang tham gia. Trẻ thoải mái hơn nếu biết chính xác những gì sắp xảy ra. Bạn có thể nói trước với con "Mình đi thêm 2 vòng xe đạp nữa rồi về nhé". Bạn tránh nhắc đến thời gian kiểu như "Con chơi thêm 5 phút nữa rồi về nhé", bởi trẻ ở lứa tuổi này chưa có khái niệm về thời gian.

Ngoài ra, có một cách đơn giản có thể mang lại hiệu quả sau 2 đến 3 lần áp dụng. Khi trẻ không làm theo yêu cầu của bạn, bạn có thể đếm đến 3. Nếu trẻ không làm, bạn hướng dẫn trẻ cách đếm bằng cách giơ ngón tay của bé lên. Sau đó đếm lại. Ban đầu, bé sẽ không thích cách này, nhưng sau 2 đến 3 lần áp dụng thì bé sẽ biết cách bắt đầu thực hiện yêu cầu khi bạn bắt đầu đếm.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/khi-ma-tre-2-tuoi-noi-con-gian-doi.html

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Bế cắp nách trẻ nhỏ và những sai lầm bạn nên biết

Nhiều mẹ thường có thói quen bế cắp nách con nhỏ. Tuy nhiên, theo tư vấn của các chuyên gia, việc làm này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.

Một số mẹ thắc mắc khi con còn nhỏ mà bế cắp nách có khiến con bị chân vòng kiềng hay không? Bế cắp nách trẻ từ sớm liệu con có bị mắc những bệnh liên quan đến tinh hoàn (đối với bé trai) sau này? Cuộc trò chuyện với Bác sĩ Vũ Duy Hà Giao ( Cục Y tế - Bộ Công an) sẽ giải đáp giúp các mẹ những thắc mắc này.

be-cap-nachBế cắp nách trẻ có bị vòng kiềng không?

Theo Bác sĩ chuyên khoa Nhi, Vũ Duy Hà Giao ( Cục Y tế - Bộ Công an) cho biết, giai đoạn bé từ khi sinh đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để kiến tạo xương. Đây cũng là giai đoạn xương bé chịu ảnh hưởng nhiều từ tác động bên trong và bê ngoài cơ thể trẻ.

Nhiều các ông bố bà mẹ (nhất là các khu vực nông thôn) có thói quen cắp nách trẻ đi chơi mà không để ý đến chân bé. Thói quen này nếu diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến xương chậu, xương đùi, cẳng chân khiến chân bé bị vòng kiềng, chân chữ X hoặc chữ O. Nếu ở bé gái sẽ khiến méo khung chậu và bé trai bị lệch tinh hoàn tác động trực tiếp đến việc sinh sản sau này ở bé trai.

Bên cạnh đó, ngoài lý do bế cắp nách trẻ còn yếu tố nữa khiến con bị tật chân vòng kiềng. Những trường hợp trẻ bị còi xương, thiếu Vitamin D cũng dễ bị tật chân vòng kiềng.

Để phòng tránh trẻ bị vòng kiềng ở chân, các mẹ nên lưu ý những điều sau:

- Từ bỏ thói quen bế cắp nách trẻ. Khi bế nên khép đùi bé về phía sau để giúp làm thẳng chân bé.
- Khi con ngủ các mẹ nên dùng tay nắn nhẹ nhàng chân con.
- Trong chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày mẹ nên bổ sung các loại thức ăn có trong: thịt, cá, tôm để bổ sung Vitamin D và can xi.
- Các mẹ lưu ý, cứ cách 2-3 tháng bổ sung 1 viên Vitamin D3 cho con ( Đây là viên uống bổ sung chứ không nên lạm dụng và dùng nhiều)
- Tắm nắng đầy đủ cho trẻ bằng cách sáng sớm nên cho con đi tắm nắng. Về mùa hè nên tắm nắng từ 6h30 đến 7h30, không nên tắm nắng buổi chiều. Tia hồng ngoại có nhiều trong nắng ban mai, tác động lên da tạo vitamin D3 giúp cho quá trình hấp thu canxi từ ruôt vào máu và tăng tái tạo xương ở trẻ.
- Khi tắm nắng cho trẻ nên mặc quần áo cộc, mỏng và tránh nơi có gió to, mạnh không tốt cho hô hấp của bé.
- Không được ép trẻ đứng hoặc đi quá sớm khi hệ xương chân của trẻ chưa đủ thời gian phát triển, khiến chân trẻ bị biến dạng (vòng kiềng).

Bế cắp nách trẻ có ảnh hưởng đến các bệnh tinh hoàn?

Bên cạnh lo lắng về dị tật vòng kiềng của các bé, nhiều bậc phụ huynh còn khá hoang mang trước thông tin bé trai bị mắc bệnh tinh hoàn khi bố mẹ có thói quen bế cắp nách.

Cũng theo Bác sĩ Vũ Huy Hà Giao, khi bế cắp nách, thì bộ phận sinh dục của bé trai bị tác động bên hông của người bế. Chính vì thế, trẻ nhỏ khi được ông bà, bố mẹ bế cắp nách sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của chi dưới, khung chậu và đặc biệt sẽ làm lệch tinh hoàn của trẻ. Tốt hơn hết, phụ huynh nên từ bỏ thói quen bế cắp nách trẻ từ sớm.

giường ngủ mầm non, bình ủ nước inox , đồ chơi ngoài trời
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cap-nach-tre-nho-va-nhung-sai-lam-ban-nen-biet.html

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Những tác hại khi trẻ dùng ti giả mà bạn không biết

Vật dụng "kinh điển" thường có trong danh sách đồ dùng sơ sinh lại là thứ gây nguy hại đến bé yêu nếu mẹ không biết sử dụng đúng cách.

Núm vú giả là vật dụng yêu thích của nhiều ông bố bà mẹ để trị cơn quấy khóc của trẻ sơ sinh, giúp bé bình tĩnh lại, ngủ ngon. Tuy nhiên, cho bé dùng núm vú giả quá lâu, quá sớm hay không đúng cách có thể để lại hậu quả khôn lường.

ti-gia1. Ngậm núm vú giả sớm có thể ảnh hưởng đến việc bú sữa mẹ

Bú sữa mẹ khác với bú từ núm vú hoặc từ chai sữa, và một số em bé rất nhạy cảm, có thể phát hiện ra được sự khác nhau đó. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các bé sớm ngậm núm vú giả thường giảm hứng thú với bú sữa mẹ và giảm thời gian bú mẹ xuống đáng kể.

2. Bé bị phụ thuộc vào núm vú giả

Khi em bé luôn phải dùng đến núm vú giả để đi ngủ, nếu vì một lí do nào đó mà không có núm vú cho bé ngậm, bé sẽ quấy khóc rất nhiều và khó dỗ dành được. Có bé sẽ còn mút tay hoặc đưa các dị vật khác vào miệng thay thế.

3. Tăng nguy cơ viêm tai giữa

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, núm vú giả còn làm gia tăng nguy cơ bé bị viêm tai giữa, nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

4. Dễ lây nhiễm vi khuẩn

Bé có thói quen ngậm núm vú giả lâu ngày, nếu núm vú giả bị rơi ra khỏi miệng bé trong trường hợp không có người lớn bên cạnh thì bé sẽ tự nhặt núm giả cho vào miệng ngậm tiếp, tạo điều kiện cho vi trùng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bé.

5. Nguy cơ bị các vấn đề về răng miệng

Ngậm núm vú trong thời gian dài dẫn đến các vấn đề về răng miệng cho bé. Dùng núm vú giả cho bé trong năm đầu tiên không gây ra tác hại liên quan đến răng miệng nhưng nếu để bé ngậm qúa lâu, răng bé sẽ bị mọc lệch lạc, biến dạng hoặc xiêu vẹo.

Mời các bạn xem thêm một số sản phẩm của chúng tôi:
- rào chắn cầu thang
- cá nhựa cân
- đồ chơi xúc cát

Mẹo dùng núm vú giả an toàn cho bé:

- Đợi cho đến khi bé hình thành thói quen bú sữa mẹ: Nếu bạn đang cho con bú, hãy đợi đến khi bé được 3-4 tuần tuổi và khi hai mẹ con đã có lịch trình "ti sữa" đều đặn mới cho bé dùng núm vú giả.
- Không chọn núm vú giả là biện pháp đầu tiên: Đôi khi, mẹ chỉ cần thay đổi tư thế bế ẵm hay cho bé nghe một bản nhạc là có thể xoa dịu cơn khóc quấy của con. Núm vú giả chỉ nên dùng sau hoặc trong khi đang cho bé ăn.
- Chọn núm vú liền một khối, làm bằng silicon. Núm vú hai mảnh thường sẽ rất dễ khiến bé hóc, nghẹn nếu bị đứt, vỡ. Nên dự phòng 1-2 chiếc cho bé để thay lúc cần.
- Không ép bé ngậm núm vú. Nếu bé không thích núm vú giả khi bạn cho bé ngậm thử lần đầu, bạn có thể thử lại 1-2 lần hoặc bỏ luôn việc này. Và nếu núm vú giả rơi ra khi bé đang ngủ, đừng đút nó lại cho bé.
- Khử trùng núm vú trước khi cho bé ngậm. Trước khi bé được 6 tháng tuổi, luôn nhớ luộc núm vú cho sạch sẽ rồi mới để bé ngậm. Bé từ 6 tháng tuổi trở đi, bố mẹ có thể rửa núm vú bằng xà phòng và nước sạch rồi cho bé dùng. Tuyệt đối không làm sạch núm vú giả bằng cách cho vào miệng mình, cách này chỉ làm lây vi khuẩn từ miệng bạn sang con mà thôi.
- Không cho bé dùng núm vú giả có bọc đường ngọt bên ngoài.
- Thay núm vú thường xuyên và chọn núm vú phù hợp với tuổi của bé. Nhớ kiểm tra núm vú thường xuyên để phát hiện hư hỏng. Đặc biệt, không bao giờ được xâu dây để đeo núm vú giả quanh cổ bé
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-tac-hai-khi-tre-dung-ti-gia-ma-ban-khong-biet.html

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

9 điều cơ bản mà bố mẹ nào cũng phải dậy con

Bố mẹ nào cũng mong con cái thành đạt trong cuộc sống nhưng để dậy và chỉ cho bé những bước đầu tiên thật là khó. Dưới đây chúng tôi xin gửi tới các bậc cha mẹ 10 có thể dạy con để làm để tạo nền tảng vững chắc cho con từ nhỏ.

9-dieu-day-cho-con1. Dạy con cách biết tôn trọng người khác

Sự tôn trọng cha mẹ cần dạy con không chỉ là tôn trọng đối với mọi người mà còn là tôn trọng thiên nhiên và tất cả những gì mình có được. Cha mẹ cũng nên dạy con cái về giá trị của sự tôn trọng để trẻ hiểu rằng trẻ sẽ cũng sẽ được tôn trọng khi biết tôn trọng người khác.

2. Dạy con biết khoan dung

Trẻ không nên có suy nghĩ coi thường người khác; thay vào đó nên dạy trẻ học cách giúp đỡ mọi người vì có thể một ngày nào đó chính các con lại cần sự giúp đỡ từ người khác. Ngoài ra, trẻ nên học cách tha thứ cho những sai lầm của người khác và hiểu được giá trị của sự tha thứ đó.

Bố mẹ nào cũng mong con cái thành đạt trong cuộc sống. Dưới đây là 10 điều bố mẹ có thể dạy con để làm để tạo nền tảng vững chắc cho con từ nhỏ.

1. Dạy con biết tôn trọng

Sự tôn trọng cha mẹ cần dạy con không chỉ là tôn trọng đối với mọi người mà còn là tôn trọng thiên nhiên và tất cả những gì mình có được. Cha mẹ cũng nên dạy con cái về giá trị của sự tôn trọng để trẻ hiểu rằng trẻ sẽ cũng sẽ được tôn trọng khi biết tôn trọng người khác.

=> mời bạn xem thêm sản phẩm : chắn cầu thang cho bé

2. Dạy con biết khoan dung

Trẻ không nên có suy nghĩ coi thường người khác; thay vào đó nên dạy trẻ học cách giúp đỡ mọi người vì có thể một ngày nào đó chính các con lại cần sự giúp đỡ từ người khác. Ngoài ra, trẻ nên học cách tha thứ cho những sai lầm của người khác và hiểu được giá trị của sự tha thứ đó.3. Dạy con biết chịu trách nhiệm

Trẻ phải học được cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình để bước đầu hiểu về quy luật nhân -quả của cuộc sống. Nếu bạn dễ dàng bỏ qua những lỗi lầm của trẻ thì đó là bạn đang thực sự làm hại con.

4. Dạy con biết tự kiểm soát

Trẻ khi học cách kiểm soát bản thân sẽ nhanh chóng trở thành một người lớn độc lập, biểu hiện đầu tiên là tinh thần tự giác. Hãy khuyến khích con tự giác làm việc nhà, bài tập của mình mà không cần cha mẹ nhắc nhở.

Trẻ cũng nên học quản lý tiền từ khi còn nhỏ, và học cách làm thế nào để ưu tiên những "nguồn lực" của mình (bao gồm cả thời gian mà các con có).

5. Dạy con biết trung thực

Trẻ cần phải học cách trung thực, với người khác và với chính mình bởi vì một đứa trẻ trung thực khi lớn lên sẽ trở thành một người đáng tin cậy. Cha mẹ cần dạy cho trẻ rằng hãy luôn chọn cách nói sự thật cho dù điều đó có thể khiến trẻ bị trừng phạt.

Trẻ cũng nên thành thật với chính mình để luôn tiến bộ mỗi ngày. Bằng cách trung thực với chính mình, trẻ sẽ tiếp tục phát triển bản thân về lâu dài cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ.

6. Dạy con biết kiên trì

Hãy dạy các con rằng thất bại là một điều hoàn toàn bình thường, đối với tất cả mọi người. Cha mẹ hãy động viên con khi chúng vấp ngã, giúp chúng đứng lên và tự tin làm lại từ đầu. Các con cần biết rằng thất bại không phải là kết thúc của một cái gì đó, mà là một trong rất nhiều con đường dẫn đến thành công.
7. Dạy con lòng biết ơn

Trẻ cần được cha mẹ dạy dỗ cách thể hiện lòng biết ơn đối với những điều nhỏ nhất mà chúng có hàng ngày. Điều này sẽ giúp trẻ luôn ý thức được rằng, mình là một phần của cuộc sống là luôn biết cách cố gắng để hoàn thiện mình hơn.

8. Dạy con kỹ năng sống

Khi con thấm nhuần các giá trị và được dạy dỗ về những bài học của cuộc sống, cha mẹ cũng đừng quên dạy kỹ năng sống cho con cái.

Dạy trẻ cách rửa bát, dọn nhà vệ sinh, cắt cỏ, thay lốp xe... để hình thành cho trẻ thói quen tự lập đơn giản nhất. Sau đó, tùy từng lứa tuổi phát triển của con, hãy tiếp tục dạy con các kỹ năng sinh tồn có lợi cho cuộc sống của trẻ sau này.

9. Để dạy được con tất cả những điều ở trên, cha mẹ cần nhớ rằng mình phải luôn là tấm gương cho trẻ bởi vì chẳng có điều nào trong số những điều trên có thể thực hiện được nếu bạn, với tư cách là cha mẹ, không làm gương cho con.

bàn ghế mầm non,bập bênh nhựa
Nguồn: http://dochoihahuy.com/9-dieu-co-ban-ma-bo-nao-cung-phai-day-con.html

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

15 điều yêu thương cha mẹ nên làm cho con mỗi ngày

Khi còn là một đứa trẻ, điều gì khiến bạn hạnh phúc? Hãy nghĩ về những điều đó. Có thể là khoảng thời gian đáng nhớ bên cha mẹ, những kỳ nghỉ, những bữa ăn đầm ấm, những buổi đi chơi hay là những bí mật nho nhỏ vẫn sống động trong tim bạn. Khi làm cha mẹ, bạn có nghĩ mình sẽ làm thế nào để con mình cảm thấy được yêu thương. 15 điều bé nhỏ dưới đây có thể là gợi ý cho bạn cách để trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời.

15 điều yêu thương cha mẹ nên làm cho con mỗi ngày1, Hãy tắt điện thoại

Khi bạn về nhà hoặc khi con bạn đi học về, hãy tắt điện thoài và tập trung toàn bộ sự quan tâm của mình tới con trong nửa giờ đầu tiên hoặc nhiều hơn thế. Bọn trẻ sẽ yêu thích điều này bởi chúng biết những câu chuyện kể của chúng về một ngày đã qua không bị phân tâm bởi những tin nhắn hay cuộc điện thoại. Chính phủ Thụy Điển đã tổ chức một cuộc thăm dò và công bố 33% trẻ em phàn nàn rằng cha mẹ chúng luôn "chúi mũi" vào điện thoại mà không chú tâm đến con

2, Tắt ti vi, điện thoại vào các bữa ăn

Không có gì thú vị khi bọn trẻ bị cạnh tranh bởi những show truyền hình hay là người lớn chúi mũi vào ipad, điện thoại. Bữa ăn là thời khắc hiếm hoi trong ngày mọi người có thể chia sẻ mọi chuyện. Có những lợi ích to lớn cho trẻ, từ việc chúng sẽ ăn chậm rãi trong một tâm trạng vui vẻ, có sự đồng hành với bố mẹ. Những đứa trẻ được tận hưởng bữa tối hạnh phúc này sẽ không bị mắc chứng rối loạn ăn uống

3, Đi ngủ là trải nghiệm quý giá

Với trẻ em trẻ hơn, chúng sẽ luôn trân trọng những khoảnh khắc khi được cha mẹ đọc một câu chuyện và chúng thiếp vào giấc ngủ với niềm hạnh phúc đọng lại trong mơ. Đó là trải nghiệm tuyệt vời để gắn kết yêu thương giữa cha mẹ và trẻ em. Điều này cũng giúp phát triển não bộ của trẻ.

4, Một nụ hôn - một cái ôm

Một số nghiên cứu cho thấy những cái ôm, hôn của cha mẹ có tác dụng to lớn với trẻ. Đứa trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương và chúng sẽ trở nên tự tin hơn. Những gần gũi này cũng sẽ giảm tính hung hăng, chống đối và những hành vi sai trái khác của con trẻ. Khi con bạn lớn lên, chúng có thể xấu hổ khi được cha mẹ ôm ấp, tuy nhiên, bạn có thể dùng lời nói để thể hiện sự yêu thương, ủng hộ con

5, Dành thời gian riêng cho từng đứa trẻ

Thật tuyệt vời khi cha/mẹ hoặc cả 2 cha mẹ dành thời gian cho từng đứa con. Điều này sẽ rất tốt vì đứa trẻ sẽ cảm thấy mình đặc biệt mà không có anh/chị hay em chúng ở bên cạnh. Có thể là cùng chơi thể thao, cùng nấu ăn, giúp con làm bài tập, làm việc nhà hay đưa con đi chơi. Không có cách nào tốt hơn việc cho con bạn thấy cha mẹ thực sự yêu thương và quan tâm đến chúng

6, Trừng phạt bằng yêu thương

Có nhiều cha mẹ vẫn tin đánh một đứa trẻ là cách trừng phạt tốt nhất. Trẻ sẽ học sử dụng bạo lực là cách hiệu quả nhất để giải quyết bất đồng và xung đột. Chìa khóa của những bậc cha mẹ thành công là không phải yêu khi con làm đúng và trừng phạt khi con làm sai. Tình yêu của họ là vô điều kiện trong mọi thời gian, mọi hoàn cảnh. Đứa trẻ sẽ bị thuyết phục bởi yêu thương này

7, Để lại những tin nhắn vui và yêu thương

Có thể là một lá thư hoặc một tin nhắn cho con. Đó có thể là một lời nói đùa, một các nickname buồn cười hoặc bất cứ điều gì cho đứa trẻ thấy chúng luôn nằm trong sự quan tâm của bạn

8, Nhìn vào mắt trẻ

Giao tiếp bằng mắt là rất quan trọng trong thời đại này khi tất cả mọi người đang dán mắt vào máy tính, thiết bị hoặc điện thoại. Đó cũng là một bài học/ kỹ năng xã hội tuyệt vời để dạy một đứa trẻ khi chúng lớn lên

9, Cười nhiều hơn

Một cách tốt để thể hiện tình yêu ấm ấp của bạn dành cho trẻ là cười mỗi khi nhìn thấy con. Đây là tín hiệu để con nhận ra rằng sự hiện diện của chúng là một điều rất có giá trị với cha mẹ

10, Hãy là một mẫu hình tuyệt vời

Đã bao nhiêu lần bạn nói với con về những điều chúng phải làm, như thế nào là lịch sử, chấp hành an toàn giao thông như thế nào? Rất thường xuyên, cha mẹ quên mất mình là một mẫu hình mà con trẻ luôn sao chép các hành vi và lời nói. Hãy tử tế, yêu thương và quan tâm đến người khác cũng như dạy con bạn đừng phân biệt đối xử

11, Hãy cho con tham gia vào các quyết định

Việc mặc gì đến trường hay đi đâu vào kỳ nghỉ luôn cần có sự tham gia bàn bạc của con bạn. Hãy chắc con bạn được tham gia đầy đủ và thường xuyên vào các quyết định trong gia đình. Cũng thật tuyệt để con bạn học cách ra quyết định dưới sự hướng dẫn của cha mẹ

12, Hãy chơi với con

Trẻ con thực sự muốn có những khoảng thời gian chỉ chơi, vui vẻ, cười và được ở bên nhau cùng cha mẹ

13, Hành động khi con bạn không hạnh phúc

Bị bắt nạt, cô lập, có vấn đề với bạn bè, thầy cô... Bạn hãy cố gắng tìm hiểu xem những căng thẳng của con là gì. Đó có thể là lỗi của con nhưng có khi là không phải. Bạn hãy hành động như một người hùng của con. Có thể tham gia vào những hoạt động như chương trình chống bắt nạt tại trường của con và dạy con bạn phản ứng thế nào khi bị bắt nạt

14, Giữ lại những tấm thiệp, món quà

Khi con tặng bạn một tranh vẽ, tấm thiệp, hay một bài thơ, hãy đặt chúng lên những vị trí trang trọng, đặc biệt trong nhà. Chỉ cho trẻ thấy những tấm ảnh của chúng được bạn đặt ở văn phòng làm việc. Hãy lập một FB hoặc blog để lưu giữ lại những món quà này qua các tấm ảnh. Con bạn chắc sẽ rất cảm động và trân trọng cử chỉ này

15, Không ngắt lời

Khi một đứa trẻ kể về câu chuyện tại trường, đừng bao giờ ngắt lời hay tỏ ra không lắng nghe. Cũng như vậy khi chúng muốn chia sẻ một cuốn sách hay những bức ảnh với bạn. Chúng sẽ cảm thấy được yêu thương và quan tâm. Nếu cha mẹ phớt lờ hoặc là quá bận rộn, trẻ em sẽ là người đầu tiên chịu đau khổ và có khả năng những tổn thương này sẽ kéo dài đến tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành, trừ khi chúng ta thực sự không để tình trạng này xảy ra
Nguồn: http://dochoihahuy.com/15-dieu-yeu-thuong-cha-nen-lam-cho-con-moi-ngay.html

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Đừng bao giờ bắt con trẻ phải biết chia sẻ quá sớm

Nhiều bố mẹ ngày nay hay giải quyết các vấn đề tranh chấp của trẻ bằng cách ép các bé chia sẻ đồ chơi với nhau. Nhưng liệu đó có phải là cách đúng đắn?

Một trong những nguyên tắc người xưa đó là "dạy con từ thuở còn thơ" đó là dạy các bé chơi ngoan với nhau; điều này thường xuyên được hiểu là dạy bé cách chia sẻ với nhau. Nếu bạn từng nhìn thấy ba bé mẫu giáo chơi trong sân, bạn sẽ hiểu rằng ngay cả nếu có 10 đồ chơi tong đó có đồ chơi xúc cát, đồ chơi ngoài trời ở đó, tất cả các bé sẽ muốn chơi cùng một thứ, và sẽ thường xảy ra một cuộc chiến nho nhỏ khi một bé không có thứ đồ chơi yêu thích.

Đừng bao giờ bắt con trẻ phải biết chia sẻ quá sớm

Nhưng dạy cách chia sẻ có lẽ không nên là mục tiêu của việc giáo dục trẻ. Hiện nay đang có xu hướng các bậc cha mẹ không nên dạy con cách chia sẻ. Dưới đây là những lý do cho thấy bố mẹ không nên ép con chia sẻ đồ chơi với các bạn:

Đừng dạy bé phải chia sẻ đồ chơi

"Việc ép buộc các bé chia sẻ với nhau không dạy cho trẻ những bài học mong muốn." - Tiến sĩ Laura Markham, tác giả của cuốn sách vừa ra mắt mang tên "Phụ huynh an lòng, anh chị em hòa thuận", cho biết.

"Đồng ý rằng mục đích ở đây là để trẻ sau này trở nên hào phóng, có khả năng nhận biết và đáp ứng nhu cầu của người khác. Trong môi trường giáo dục khi còn thơ bé, trẻ được học tập cách có thể đáp ứng nhu cầu riêng của mình. Chúng ta chắc hẳn không muốn các bé cảm thấy mình nên ngừng những gì đang làm để "đưa" cái gì đó cho một bé khác chỉ vì bé đó yêu cầu thế." - Bà nói thêm.

Theo Tiến sĩ Markham, thay vì dạy bé cách lên tiếng cho bản thân mình, việc ép buộc các bé phải chia sẻ với nhau sẽ dạy các bé những điều tiêu cực như sau:

- Nếu mình khóc đủ to, mình sẽ nhận được những gì mình muốn, ngay cả nếu có ai đó khác đang sở hữu nó
- Cha mẹ là người có thể quyết định ai sẽ nhận được cái gì vào lúc nào, và điều này là tùy theo ý thích của họ bất kể mình đã mong chờ tới lượt như thế nào
- Anh chị em của mình và mình phải liên tục "chiến tranh" để có được những gì chúng ta muốn. Mình không thích anh/chị/đứa em mình tý nào
- Mình nghĩ rằng mình cũng tham lam, nhưng đó là do mình buộc phải như thế để được những gì mình xứng đáng được hưởng
- Mình nên "chơi cái này thật nhanh" bởi vì mình cũng chẳng sở hữu được thứ đồ chơi này lâu
- Mình đã chiến thắng! Nhưng ngay sau đó mình lại mất nó thôi. Mình nên phản đối ầm ĩ khi hết lượt chơi để sở hữu thêm nó dù chỉ vài phút. Và sau đó mình lại bắt đầu phản đối lại ngay khi đến lượt anh chị em mình. Nếu mình làm bố mẹ đau đầu được, mình sẽ có thêm thời gian với các món đồ chơi.
Các bậc phụ huynh vẫn thường giải quyết những vấn đế tranh chấp của trẻ bằng cách ép trẻ chia sẻ đồ chơi cho nhau.

Thay vào đó hãy đưa ra cho bé cách giải quyết:

Vậy thì, bé cần được dạy những gì? Tiến sĩ Markham cho biết các bé cần phải được cung cấp cách thức để xử lý các tình huống. "Bé cần phải nhận thấy cả bé và những đứa trẻ khác đều có lượt sử dụng đồ chơi, và chúng ta bảo đảm là ai cũng có lượt." cô nói. "Và khi ai đó có đồ chơi mà bé rất thích, bé có thể kiểm soát sự kích động của mình để không giật lấy món đồ đó, thay vào đó sẽ sử dụng lý lẽ của mình để tìm ra sự sắp xếp hợp lý sao cho bé có thể sử dụng các món đồ đó trong tương lai. "

"Cách giải quyết thông thường là ép bé phải chia sẻ sẽ làm giảm khả năng nhún nhường của trẻ, cũng như khiến các mối quan hệ anh chị em trở nên xấu đi bằng cách tạo ra sự cạnh tranh liên tục." - Tiến sĩ Markham giải thích. "Trẻ cũng không được học cách sống hào phóng khi đã đủ đầy và muốn chia sẻ cho người khác."

Vậy thì, một phụ huynh hoặc một nhà giáo dục cần làm gì?

"Tôi khuyến khích các bé tự chia lượt, bé sẽ tự quyết định sử dụng đồ chơi trong bao lâu nên bé sẽ cảm thấy hoàn toàn vui vẻ với món đồ chơi, và sau đó có thể cho các bé khác mượn với một trái tim rộng mở." -Tiến sĩ Markham nói. Bà tin rằng làm như vậy sẽ giúp trẻ trải nghiệm cảm giác hài lòng với việc ai đó hạnh phúc và cuối cùng là dạy cho bé về sự hào hiệp. Thay vì những bài học tiêu cực, bà cho rằng trải nghiệm đó mang tính giáo dục cao hơn, dạy cho trẻ những điều tốt đẹp hơn:
- Mình có thể yêu cầu những gì mình muốn. Đôi khi tới lượt mình sớm, và đôi khi mình phải chờ đợi.
- Khóc lóc cũng được thôi, nhưng cũng không có nghĩa là mình sẽ nhận được các món đồ chơi.
- Mình không có tất cả mọi thứ mình muốn, nhưng thứ mình nhận được còn tốt hơn. Bố mẹ mình luôn thấu hiểu và giúp đỡ mình khi mình buồn.
- Sau khi khóc, mình cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
- Thay vì đòi món đồ người khác đang có, mình có thể sử dụng đồ chơi khác và chơi rất vui. Chờ đợi cũng giúp mình có món đồ chơi hay hơn.
- Mình không cần khóc lóc mè nheo khiến cha mẹ của mình phải đi thuyết phục người khác cho mình mượn. Ai cũng phải chờ đến lượt mình, chỉ là tới lượt sớm hay muộn thôi.
- Mình thích cảm giác khi anh chị em của mình đem cho mình những món đồ chơi. Mình thích anh ấy/chị ấy/em ấy.
- Mình có thể sử dụng một món đồ chơi đến khi nào mình muốn; không ai sẽ bắt mình đưa nó cho anh chị em của mình vào một thời điểm được dặn trước. Khi mình chơi xong đồ chơi và đưa cho anh chị em của mình, mình cảm thấy rất vui - Mình muốn cho anh ấy/chị ấy/em ấy được chơi một lượt. Mình là một người hào phóng.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/dung-bao-gio-bat-con-tre-phai-biet-chia-se-qua-som.html

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Tuyệt chiêu của mẹ khi dậy con việc nhà từ nhỏ

Một trong những cách hữu hiệu nhất, giúp bé thành người biết chia sẻ, có trách nhiệm, năng động, tháo vát chính là dạy bé làm việc nhà từ khi còn nhỏ.

Không phải bố mẹ không thể đảm đương hết việc nhà nên mới giao việc cho con. Làm việc nhà là việc cần thiết giúp bé vận động phát triển cơ thể và rèn luyện nhiều đức tính tốt như tự lập, trách nhiệm, biết cảm thông. Cùng tham khảo một số bí quyết dưới đây để rèn bé giỏi việc nhà từ nhỏ.

Cho bé một khoảng thời gian nhất định

Cố định thời gian là một cách hiệu quả để bé vâng lời mẹ làm việc nhà. Bạn có thể bắt đầu bằng việc nói với bé :"Con có 20 phút để rửa xong bát." Nếu bé không làm xong trong 20 phút thì giờ đi ngủ của bé sẽ bị sớm hơn và thời gian chơi bị rút ngắn lại. Đó sẽ là cái giá phải trả cho việc dây dưa, câu kéo thời gian. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là bạn không lo phải càu nhàu giục giã bé gì hết, bé đã có một quỹ thời gian được định sẵn và buộc phải hoàn thành trong khoảng thời gian đó.

Trao phần thưởng xứng đáng cho bé

Phần thưởng cho bé không cần phải cầu kì, đắt tiền, chỉ đơn giản là món kem trái cây bé yêu thích hay thêm 30 phút xem TV. Đây là cách thể hiện sự ghi nhận của bạn đối với những cố gắng của trẻ khi hoàn thành các công việc được giao. Khi trẻ được động viên, khích lệ, chắc chắn trẻ sẽ hào hứng hơn và sẵn sàng giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà hơn trong những lần sau.

Giúp con tìm niềm vui trong công việc nhà

con-lau-nhaMẹ có thể bật một bản nhạc vui tươi mà con thích khi con bắt tay vào làm việc nhà để bé hào hứng hơn.

Mẹ có thể bật một bản nhạc vui tươi mà con thích khi con bắt tay vào làm việc nhà. Âm nhạc sẽ khiến bé cảm thấy hứng khởi hơn, không còn suy nghĩ đây là công việc vặt tẻ nhạt nữa. Ngoài ra, mẹ có thể đưa ra cho bé những lựa chọn để bé tự ý quyết định, ví dụ như chọn một trong hai việc quét nhà hoặc tưới cây. Sau khi bé xong việc, đừng quên tặng cho bé những lời khen ngợi động viên tinh thần bé.

Khuyến khích con làm việc nhà từ sớm

Trẻ có thể được khuyến khích làm việc nhà từ rất sớm, thậm chí từ lúc 18 tháng tuổi. Đây là độ tuổi trẻ rất tò mò, ưa khám phá, muốn tham gia làm mọi thứ và hay bắt chước người lớn. Tuy nhiên, thường là bé sẽ gây rối nhiều hơn là giúp đỡ được cho bố mẹ. Đừng vì thế mà la mắng hay chê trách bé, hãy để trẻ tham gia một cách tự nhiên. Nếu bạn xua đuổi bé ra chỗ khác chơi để rảnh tay làm việc cho nhanh, dần dần, bé sẽ không còn hứng thú với việc nhà nữa. Ngoài ra, nếu lúc nào đó, bé không thoải mái, cũng đừng ép bé vào những việc mà bé không thích.

Lập bảng danh sách những việc bé cần làm

Thay vì suốt ngày hò hét bảo bé làm thế này thế kia, bạn hãy lập các bảng danh sách việc nhà với hình dáng đáng yêu, hấp dẫn và treo ở những nơi trẻ dễ nhìn thấy. Đây sẽ là một cách hữu hiệu để nhắc nhở và tạo động lực cho bé mà không gây sức ép.

Gợi ý danh sách việc làm cho bé phù hợp theo từng độ tuổi:

2-4 tuổi: cất gọn đồ chơi sau khi đã chơi xong, mang quần áo bẩn ra chậu hay ra giỏ quần áo, lấy chăn gối ra để đi ngủ, giúp mẹ lau bàn.

5-7 tuổi: tưới cây, quét nhà, dọn bát đũa, xếp quần áo vào tủ.

8-9 tuổi: giúp bố mẹ nhặt rau, nấu cơm, rửa bát, đổ rác

10 tuổi trở lên: tất cả các việc ở trên, nấu hoàn thiện một bữa cơm, cho chó mèo ăn, làm vườn, rửa xe đạp.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/tuyet-chieu-cua-khi-day-con-viec-nha-tu-nho.html