Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản

Một bà mẹ quê ở Trung Quốc sống ở thành phố Kyoto, Nhật Bản đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non ở nơi đây cũng như thói quen của những đứa trẻ ở đất nước này. Cô đã chia sẻ kinh nghiệm của mình và những gì mình quan sát được.

Cô viết: "Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học ở một trường mẫu giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều đặc biệt là ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên".

1. Cần rất nhiều túi để tới trường
Vào một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau:

Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.

Thậm chí, một vài trường mẫu giáo còn yêu cầu các bà mẹ phải có những chiếc túi riêng của mình.

Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.

2. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ
Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!

Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tố văn hóa, song tôi mang tất cả những chiếc túi, còn Tiantian thì không phải mang gì cả.

Hai ngày sau, giáo viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: "Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường...". Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.

Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: "...việc xách những chiếc túi chẳng hạn..." Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi đã để cho Tiantian xách tất cả những chiếc túi của cháu.

Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó, đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó họ hỏi: ‘Tại sao?'

Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?

3. Thay quần áo liên tục 
Trường mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.

Khi ở lớp học Hoa Cúc, Tiantian thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập. Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.

4. Mặc quần soóc vào mùa đông
"Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh.

Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi Tiantian mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: "Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!"

Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.

5. Chưa đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao
"Tất cả những lớp học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu, Tiantian ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số những ‘chị cả' - lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở lớp học Hoa Đào.

Những ‘bông hoa đào' chưa đầy 1 tuổi này không chỉ được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương chúng.

6. Những đội bóng đá nữ 
"Khi bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Tiantian đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé khỏe khoắn và dũng cảm hơn.

Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.

Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn Tiantian thì sao? Con bé sẽ bị cát nhét đầy giày và sẽ phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.

7. Hệ thống giáo dục có tính hòa nhập 
Khi còn ở Trung Quốc, tôi chỉ nhìn thấy lớp mẫu giáo của Tiantian một vài lần. Mỗi lớp đều có một phòng học riêng, song ở Nhật Bản thì không phải vậy.

Trước 9h30 sáng và sau 3h30 chiều, cả trường đều chơi cùng nhau. Trong sân, những đứa trẻ lớn cầm tay những đứa trẻ nhỏ, những đứa nhỏ đuổi theo những đứa lớn. Chúng chơi đùa rất vui vẻ, như thể anh chị em ruột.

Ví dụ như cách đây vài ngày, trong nhóm của Tiantian và một nhóm khác, sau khi biểu diễn tiết mục của chúng, bọn trẻ đã nói những điều làm cho tất cả các bậc phụ huynh đều phải bật khóc:

"Nhóm của con hôm nay rất vui bởi vì những em lớp dưới đã biểu diễn rất tốt. Đây là nhóm cuối cùng của bọn con. Khi bọn con bắt đầu học tiểu học, chắc chắn bọn con sẽ nhớ những người bạn này và trường của chúng con".

8. Dạy cách "mỉm cười" và nói "cảm ơn" 
Trong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho bọn trẻ.

Chúng không có bất kì quyển vở nào, chỉ có những cuốn phác thảo mỗi tháng một lần. Trong kế hoạch giáo dục của của nhà trường cũng không hề có những môn học như Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc. Và cũng không có cả Tiếng Anh hay những cuộc thi Olympia Toán học quốc tế. Họ cũng không dạy trượt băng hay bơi lội.

Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: "Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!"

Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải ‘luôn mỉm cười'. Một cô gái luôn mỉm cười là cô gái xinh đẹp nhất.

Họ còn dạy những gì nữa? Họ dạy chúng nói ‘cảm ơn'.

Có những điều được chú trọng trong nền giáo dục của Nhật song lại không được quan tâm nhiều ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 3 năm, tôi nhận thấy rằng Tiantian đã có những tiến bộ về các môn như âm nhạc, nghệ thuật và đọc. Sự tiến bộ này là nhờ phương pháp giáo dục toàn diện.

- giá để đồ chơi
- bộ đồ chơi xúc cát
- chắn cầu thang
9. Số lượng các hoạt động 
Nhìn vào lịch thì có thể biết những ngày tôi phải chuẩn bị bữa trưa cho Tiantian. Đây là những ngày con bé có những buổi dã ngoại. Tôi không thể đếm được con bé đã leo núi mấy lần, được đi thăm bao nhiêu hồ nước, được đi tham quan và nhìn thấy bao nhiêu động vật và cây cối.

Ngoài ra, Tiantian còn tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm... Chỉ có thể nói rằng có rất nhiều các hoạt động trong trường mầm non Nhật Bản.

10. Tổ chức tất cả các ngày lễ
"Điều này cũng thực sự làm tôi ngạc nhiên. Giống như tôi đã nói ở trên, các trường mầm non của Nhật Bản tổ chức tất cả các ngày lễ truyền thống của họ: Ngày Con Gái, Ngày Con Trai, Lễ hội Ma đói... Không chỉ có vậy, họ còn tổ chức ngày Renri (đêm thứ 7 của năm mới theo lịch âm) và ngày Qixi.

Có buổi học, Tiantian trở về nhà và nói với tôi rằng: "Hôm nay, cô giáo hỏi con người Trung Quốc tổ chức những ngày lễ này như thế nào và con đã nói rằng con không biết". Thật là xấu hổ! Chính tôi cũng không biết câu trả lời!"

11. Năng lực của giáo viên 
"Trong một lớp học ở Nhật, có từ 10 đến 30 học sinh nhưng chỉ có 1 giáo viên. Ban đầu, tôi đã băn khoăn về điều này. Nếu cô giáo có thể để mắt được tới tất cả bọn trẻ thì quả thực cô ấy rất giỏi. Sau đó, tôi nhận ra rằng mình đã đánh giá thấp những giáo viên mầm non nơi đây. Chỉ với một giáo viên, những tác phẩm của 30 đứa trẻ, chỉ huy một đội trống (rất chuyên nghiệp), việc học nghệ thuật, âm nhạc, học đọc, ngày sinh nhật của chúng, những nhóm mà chúng tham gia và các ngày hội thể thao...tất cả đều được sắp xếp một cách ngăn nắp và cẩn thận.

Hãy nhìn cô giáo xem, cô ấy luôn bình tĩnh và thoải mái. Và cô ấy đã khoảng 50 tuổi rồi đấy! Tôi rất khâm phục cô ấy!"

12. Sự ảnh hưởng của Phật giáo
"Có lẽ Kyoto là thành phố có nhiều đền chùa hơn bất kì thành phố nào của Nhật Bản. Nó có một không khí linh thiêng. Hàng tuần, Tiantian đều được đưa tới các đền chùa. Trong lễ hội quan trọng nhất, con bé phải quỳ trước Phật và có những hoạt động vào ngày sinh của Phật cũng như ngày Nirvana.

Hôm qua, Tiantian đã tới đền Nishi Honganji để xin một điều ước nhỏ. Con bé được đại diện cho cả lớp dâng lên Phật những bông hoa. Tôi đã đến và hỏi xem nó ước điều gì và con bé nói rằng: "Con ước rằng con sẽ luôn tin tưởng vào Đức Phật, luôn đối xử với mọi người bằng tấm lòng biết ơn và luôn quan tâm tới những gì người khác nói".
Nguồn: http://dochoihahuy.com/12-dieu-ngac-nhien-ve-giao-duc-mam-non-nhat-ban.html

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Cách chữa táo bón cho trẻ

Việc điều trị táo bón cho trẻ em thì trước tiên đòi hỏi cha mẹ phải hết sức kiên nhẫn, vì táo bón không hết nhanh như các bệnh cảm sốt thông thường và các bé cũng ít chịu hợp tác tốt.

Điều trị táo bón phải kết hợp giữa 2 yếu tố như sự thay đổi chế độ ăn uống, thói quen đi tiêu, hoạt động thể chất với việc dùng thuốc, nếu có. Đôi khi, việc điều trị táo bón phải cần đến bác sỹ, chuyên gia tâm lý nữa.


Tập luyện thói quen đi tiêu hàng ngày cho bé  là một điều quan trọng, nó vừa giúp bé có phản xạ đi tiêu, vừa giúp loại bỏ phân không để ứ quá lâu trong trực tràng. Hàng ngày, bé nên được tập đi tiêu vào một giờ nhất định, nếu sau 15 phút bé không cảm thấy mắc cầu thì thôi, lặp lại vào hôm sau. Hãy khen nếu bé chịu vào nhà vệ sinh hoặc ngồi bô đi tiêu và có phần thưởng nho nhỏ khi bé tự đi tiêu được.
Chất xơ và nước uống là hai yếu tố quan trọng khác. Các thức ăn chứa nhiều chất xơ như: trái cây, rau tươi, bột ngũ cốc nguyên cám (các loại bột ngũ cốc ăn sáng, bánh mì đen...) cần nên có trong bữa ăn hàng ngày của bé.
Trẻ em thường ít chịu ăn rau quả cho nên là một trở ngại lớn, bạn nên cần phải có sự hỗ trợ, khuyến khích của cha mẹ. Nước lọc, nước ép trái cây là những loại nước hữu ích trong việc điều trị táo bón cho bé.(3) Bé cần được uống đủ nhu cầu nước mỗi ngày, nhất là ở những nơi có khí hậu nóng như nước ta.
Khuyến khích bé hoạt động thể lực, tránh ngồi yên một chỗ cũng là một biện pháp giúp tăng cường nhu động ruột, tránh táo bón vì thế chúng tôi xin gửi tới một số sản phẩm để tăng hoạt động thể lực cho bé như: bộ tập gym cho trẻ, bập bênh nhựa cho bé, đồ chơi thông tư, cầu trượt mini ...và rất nhiều sản phẩm khác.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-chua-tao-bon-cho-tre.html

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Cần bổ não thì trẻ nên ăn gì ?

Những loại thực phẩm như cá giàu chất béo như cá hồi là nguồn cung cấp axít omega-3 cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động của não. Việc nạp đủ các chất axít béo này giúp trẻ cải thiện kỹ năng trí tuệ. Hãy làm nhiều bánh mì sandwich hoặc bánh mì ngũ cốc nguyên cám cùng với cá hồi cho trẻ ăn.

tre-an-gi-bo-naoTrứng
Lòng đỏ trứng rất giàu choline, một hoạt chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển trí nhớ. Hãy tăng cường bữa ăn sáng tại nhà cho trẻ với món ăn có trứng.
Bơ đậu phộng
Trẻ rất thích bơ đậu phộng, điều này có lợi cho sức khỏe vì món ăn vặt này chứa vitamin E, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ màng tế bào thần kinh. Trong bơ còn chứa thiamin, hợp chất thúc đẩy tiến trình tiêu thụ glucose sản sinh năng lượng cho não.

sản phẩm: tủ kệ mầm non cho bé
Ngũ cốc nguyên cám
Não cần cung cấp năng lượng từ glucose, bánh mì và thực phẩm ngũ cốc nguyên cám rất giàu thành phần này. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên cám cũng chứa vitamin B, chất nuôi dưỡng hệ thống thần kinh. Nên cho trẻ ăn thêm thức ăn chứa ngũ cốc nguyên cám trong bữa như bánh mì, bánh quy.
Yến mạch
Yến mạch cung cấp nguồn năng lượng, là "nhiên liệu" cho não. Yến mạch giàu chất xơ giúp trẻ no bụng, không thiết ăn quà vặt. Loại thực phẩm này còn cung cấp vitamin E, B và kẽm giúp não trẻ hoạt động hết công suất. Nên dùng yến mạch rắc lên các món tráng miệng với trái cây như táo, chuối.
Nhóm quả mọng
Dâu tây, anh đào, việt quất và mâm xôi giúp cải thiện trí nhớ và giàu chất chống oxy hóa. Hạt của chúng cũng chứa chất béo omega-3 tăng cường hoạt động của não bộ. Quả có màu càng sẫm thì càng chứa nhiều dinh dưỡng.
Đậu các loại
Đậu các loại là thực phẩm chứa nhiều chất đạm, carbohydrat, chất xơ, vitamin và khoáng chất, cung cấp năng lượng cho não được duy trì ở mức cao. Hãy thêm đậu vào các món salad, cuốn rau củ, thậm chí cả trong món mì spaghetti.
Rau củ nhiều màu
Các loại rau củ có màu sắc đậm như cà chua, khoai lang, bí đỏ, cà rốt hoặc cải bó xôi là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa giữ cho tế bào não khỏe mạnh. Cần cho trẻ ăn nhiều rau củ này, thêm vào nước xốt mì spaghetti hoặc cho vào xúp; hoặc thay thế khoai tây chiên bằng khoai lang nướng và tăng cường đậu Hà Lan, cà rốt trong bữa ăn.
Sữa và sữa chua
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin B cần thiết cho sự tăng trường của tế bào não, chất truyền dẫn thần kinh và enzyme. Bên cạnh đó, chúng còn giàu vitamin D, tốt cho xương, giàu đạm và carbohydrat, tốt cho não.
Thịt nạc
Thịt bò nạc hoặc các loại thịt khác giàu chất sắt giúp trẻ duy trì năng lượng và tập trung hơn khi học hành. Thịt bò cũng giàu kẽm, giúp cải thiện trí nhớ. Những trẻ ăn chay có thể hấp thu sắt từ đậu đen hay đậu nành thay vì dùng thịt. Tuy nhiên, muốn hấp thu chất sắt từ đậu nhất thiết phải có vitamin C, vì vậy hãy dùng đậu chung với ớt đỏ, chanh và nước cam.

 
Nguồn: http://dochoihahuy.com/can-bo-nao-thi-tre-nen-gi.html

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Giúp trẻ đạt chiều cao tối đa bởi 5 cách sau

Cha mẹ ngày nay đa số chỉ 'nhồi nhét' cho trẻ đủ loại vitamin, sữa, thực phẩm chức năng... mà không biết rằng ngủ đủ giấc mỗi đêm cũng giúp trẻ tăng chiều cao.

Chiều cao và cân nặng của trẻ là thước đo đánh giá sự phát triển thể chất của một đứa trẻ. Hầu hết các mẹ đều cho rằng giúp con tăng chiều cao sẽ khó khăn hơn so với tăng cân. Chiều cao của trẻ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều thứ như gen, mức độ hoạt động thể chất, chất lượng bữa ăn, tình trạng sức khỏe tổng quát... chứ không do một yếu tố nào quyết định. Tuy vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, sẽ có những cách tự nhiên để thúc đẩy trẻ phát triển được hết tiềm năng.

giup-be-tang-chieu-cao

Trẻ ngoài một tuổi, mẹ có thể nhận thấy tốc độ tăng trường chững lại và nó sẽ tiếp tục tăng nhanh khi trẻ ở tuổi vị thành niên. Thông thường, bé gái sẽ đạt chiều cao tối đa trong độ tuổi từ 8 đến 13, còn bé trai thì ở khoảng 8-15 tuổi. Bài viết dưới đây sẽ gợi mở cho bố mẹ cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, luyện tập, giấc ngủ... để đạt được chiều cao mong muốn.

=> mời bạn xem thêm sản phẩm: lưới chắn cầu thang

1. Duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ
Một đứa trẻ (5-11 tuổi) cần ngủ ít nhất 10-12 tiếng mỗi đêm để tăng trưởng tốt. Vì vậy, mẹ cần:

- Tạo thói quen cho trẻ đi ngủ sớm, đặc biệt với các bé khó ngủ.
- Duy trì thói quen tốt trước khi đi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc truyện cho bé, nghe nhạc nhẹ...) để giúp bé ngủ ngon và đảm bảo việc bé thức dậy đúng giờ, nhất là vào các ngày nghỉ, kỷ nghỉ.

2. Bổ sung protein vào bữa ăn của trẻ
Khuyến khích trẻ ăn các thức ăn giàu protein để phát triển chiều cao:

- Thịt nạc và cá là những thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Nếu trẻ lười ăn trong các bữa chính, bố mẹ có thể cho trẻ ăn bữa phụ là đậu phộng, các loại hạt. Đạm thực vật cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

3. Khuyến khích trẻ tập luyện và vui chơi mỗi ngày
Các hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày cũng giúp trẻ đạt được chiều cao mong muốn. Đạp xe, đi bộ, chạy, các môn thể thao ngoài trời... đều tốt cho bé.

4. Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Điều này không chỉ tốt cho sự phát triển mà còn đem lại cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh:

- Bố mẹ cần đảm bảo cung cấp cho con những dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn chính với tỷ lệ thích hợp từng độ tuổi.
- Ngoài ra, bố mẹ khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây và rau tươi mỗi ngày.

5. Lối sống lành mạnh
Nề nếp sinh hoạt của gia đình có tác động không nhỏ tới sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Vì vậy:

- Bố mẹ có thể hướng dẫn con tự nấu đồ ăn thay vì sử dụng các thức ăn bán sẵn.
- Cả nhà nên thường xuyên ra ngoài vui chơi cùng nhau sẽ giúp trẻ yêu thích vận động hơn.
- Cho trẻ tham gia nhiều lớp học ngoại khóa, trại hè và những hoạt động mang tính thể chất như leo núi, bơi, tennis, vẽ...
- Nếu không có điều kiện đến các lớp học, bố mẹ hãy tự xây dựng một thời khóa biểu riêng. Chẳng hạn, bố mẹ chạy bộ cùng con mỗi sáng trước khi đi học, đi làm hay cùng con tập nhảy ở nhà..

cầu trượt giá rẻ, đồ chơi ngoài trời cho bé
Nguồn: http://dochoihahuy.com/giup-tre-dat-chieu-cao-toi-da-boi-5-cach-sau.html

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Các loại quả ngọt vừa ngon vừa bổ dành cho bé

Thay vì để cho bé suốt ngày ngậm kẹo, socola, các bà mẹ nên cho trẻ tập thói quen tốt như ăn nhiều hoa quả, vừa ngọt ngào lại vừa bổ dưỡng.

Các em bé khi còn thơ ấu đa số thường sẽ rất thích sự ngọt ngào, vừa theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong cách ứng xử với trẻ, người lớn cần nhẹ nhàng, dỗ ngọt bé. Ngay cả trong cách ăn uống, các bé cũng thường thích ưa dùng đồ ngọt hơn cả.

cu-qua-tot-cho-be

Chúng có thể thích ăn kẹo, socola,... nhưng thay vì để con ăn những thực phẩm dễ gây sâu răng này, các mẹ nên chú ý thay thế bằng các món ăn khác ngọt ngào chẳng kém.

Nho khô
Đây không chỉ là thực phẩm yêu thích đối với với trẻ em mà với cả người lớn. Những quả nho phơi khô ngoài nắng được đóng gói sẽ chứa chất xơ không hòa tan, fructose và glucose. Bởi vậy, chúng chính là 1 lựa chọn tuyệt vời cho trẻ.
Táo
Táo xanh hoặc táo đỏ đã được biết đến từ lâu có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Đây cũng là loại quả ngọt dễ được các bé ưa thích.
Chuối
Chuối chứa 1 lượng lớn chất xơ, kali và vitamin C. Nó có thể cung cấp tất cả các năng lượng mà em bé cần.
Các loại quả họ dâu
Quả việt quất, dâu tây và mâm xôi có 1 hương vị ngọt ngào và rất giàu vitamin C cũng như các khoáng chất quan trọng khác. Chúng là 1 món ăn hoàn hảo cho em bé nhà bạn.
Trái cây họ cam quýt
Cam, quýt giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, canxi và kali, cùng với màu sắc phong phú và hương thơm nức mũi, đủ để thu hút sự chú ý của bé. Vị ngọt của chúng giúp bé có thể tận hưởng ngon lành.
Chà là
Đây là 1 loại quả chứa nhiều đường, cung cấp năng lượng, chất xơ, nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Mận khô
Mận khô có nhiều chất xơ hòa tan, do đó sẽ giúp giữ mức đường trong máu ổn định. Chúng còn chứa 1 nguồn beta-carotene và vitamin K.

=> mời bạn xem thêm sản phẩm: bộ liên hoàn cầu trượt
Mận chín
Đây là loại quả được nhiều người ưa thích vào mùa hè. Chúng rất giàu vitamin C và giúp cơ thể hấp thu sắt nhanh hơn.
Dứa
Dứa đã từng là 1 trái cây lạ chỉ có tại các bữa tiệc xa hoa. Ngày nay, dứa đã trở nên phổ biến ở bất cứ nơi nào và mẹ có thể dễ dàng mua được. Dứa có chứa beta-carotene và vitamin C làm cho nó không chỉ là 1 loại quả ăn ngọt mà còn rất lành mạnh.
Củ cải đường
Củ cải đường chứa nhiều chất dinh dưỡng như folate và kali, giúp tăng cường sức chịu đựng do hàm lượng sắt cao, bảo vệ gan, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Quả xoài
Loại trái cây này có hương thơm và mùi vị tuyệt vời. Hàm lượng vitamin C, A và E trong xoài khá cao giúp chúng kiểm soát cholesterol và cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

=> mời bạn xem thêm: giá phơi khăn inox
Khoai lang
Khoai lang cũng nằm trong danh sách các thực phẩm vị ngọt thích hợp cho bé. Chúng chứa nhiều vitamin C, D, B6 và cũng chứa sắt, magiê và kali.
Quả bí
Đây là 1 loại rau rất giàu chất dinh dưỡng có tác dụng chống viêm như omega 3 và beta-carotene. Các mẹ có thể xào, nấu canh cho bé ăn.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cac-loai-qua-ngot-vua-ngon-vua-bo-danh-cho.html

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Chỉ 7 cách đơn giản trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ trong những mùa hè. Nhiệt độ thường tăng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Nếu trẻ ăn phải những thức ăn mà bị nhiễm khuẩn, hệ tiêu hóa non nớt của chúng sẽ gặp trục trặc.


Phần lớn những trường hợp tiêu chảy ở trẻ em đều là do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi-rút gây ra. Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột khiến trẻ đi tiêu phân lỏng và liên tục suốt ngày. Trong khi đó, nếu bị tiêu chảy do nhiễm vi-rút, chất thải của trẻ sẽ có những dạng nước, rất dễ khiến chúng bị kiệt sức do mất nước quá nhanh và nhiều.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ trong mùa hè. Nhiệt độ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Nếu trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm khuẩn, hệ tiêu hóa non nớt của chúng sẽ gặp trục trặc.
Phần lớn những trường hợp tiêu chảy ở trẻ em đều là do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi-rút. Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột khiến trẻ đi tiêu phân lỏng và liên tục suốt ngày. Trong khi đó, nếu bị tiêu chảy do nhiễm vi-rút, chất thải của trẻ sẽ có dạng nước, rất dễ khiến chúng bị kiệt sức do mất nước quá nhanh và nhiều.

tieu-chay
Việc sử dụng thuốc trị tiêu chảy cần có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa nhi. Tuy nhiên, nếu mức độ bệnh không quá nặng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà dưới đây:
1. Nước cơm
Tiêu chảy khiến cơ thể của trẻ bị mất nước, đặc biệt là lượng khoáng chất và muối. Vì vậy, việc bù nước cho trẻ bằng các loại đồ uống và dung dịch điện giải là điều rất cần thiết. Nước cơm có khả năng kiểm soát tiêu chảy rất hiệu quả ở trẻ em vì chúng giàu tinh bột, giúp cải thiện tình trạng đi phân lỏng và phục hồi lại lượng nước thiết yếu đã mất cho cơ thể.
Cách làm: Lấy một nắm gạo trắng hoặc gạo lứt đun sôi cùng với ½ lít nước cho đến khi gạo chín đều. Lọc lấy nước gạo, cho thêm khoảng 10g muối và đun sôi thêm vài phút. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm nước và đun cho đến khi nước gạo đặc sệt lại. Cho trẻ uống khoảng từ 60ml đến 80ml nước gạo này sau mỗi lần chúng đi vệ sinh cho đến khi những cơn tiêu chảy thưa dần và chấm dứt hẳn.

=> mùa hè các bạn nên mua cho bé những chiếc giường ngủ mầm non
2. Nước đường - muối
Khi đi phân lỏng dạng nước, trẻ sẽ bị mất đi một lượng đường và muối đáng kể trong cơ thể. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến con bạn bị mất nước. Để giúp cơ thể phục hồi trở lại, nước đường - muối được xem là giải pháp tốt nhất.
Cách làm: Đun sôi 1 lít nước và để nguội. Cho vào đó 1 thìa cà phê muối (khoảng 5g) và 8 muỗng cà phê đường (khoảng 40g). Khuấy thật đều để đường và muối tan hoàn toàn. Loại nước này là phương thuốc tuyệt vời để phòng ngừa tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy. Bạn có thể vắt thêm ½ quả chanh. Không chỉ giúp tăng mùi vị của nước đường - muối ngon hơn, chanh còn bổ sung thêm kali cho cơ thể của trẻ, bên cạnh đường và muối.
3. Khoai tây luộc
Ngoài việc bù nước cho cơ thể, bạn cũng cần chú ý cho trẻ ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng trong giai đoạn chúng đang bị tiêu chảy. Chế độ dinh dưỡng đúng đắn sẽ giúp trẻ nhanh phục hồi hơn. Khoai tây luộc là món dễ ăn, dễ tiêu hóa và có thể giúp trẻ cảm thấy no lâu. Sự hiện diện của tinh bột trong khoai tây sẽ giúp hạn chế tình trạng đi tiêu phân lỏng.
Cách làm: Luộc từ 1 đến 2 củ khoai tây trung bình, để nguyên vỏ. Sau khi khoai chín, gọt bỏ vỏ và nghiền nhuyễn. Cho thêm một ít nước và chút xíu muối nếu thích rồi cho trẻ ăn vài muỗng khoai tây nghiền giữa các bữa ăn như một món ăn vặt. Một lưu ý nhỏ là bạn không nên ép con mình ăn nếu chúng không thích. Hãy để trẻ ăn theo ý thích của chúng. Bạn cũng có thể dùng khoai tây nghiền đế chế biến thành những món ăn thơm ngon hơn khi kết hợp chúng với những nguyên liệu khác.
4. Nước gừng
Gừng có công dụng kháng khuẩn nên sẽ giúp làm lành tình trạng nhiễm khuẩn bên trong đường ruột. Đây chính là lý do giải thích tại sao nước ép gừng lại trở thành một phương thuốc dân gian trị tiêu chảy rất tốt cho trẻ em.
Cách làm: Lấy ½ nhánh gừng xay nhuyễn, cho thêm ½ lít nước rồi đun sôi. Lọc lấy nước để nguội rồi cho trẻ uống từng ít một suốt cả ngày. Nước gừng hơi cay nên để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm chút xíu mật ong.

=> mời bạn xem thêm sản phẩm: rào chắn mầm non
5. Trà thảo dược
Những loại trà thảo dược đặc biệt có thể làm dịu những triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có thể uống được các loại trà thảo dược, đặc biệt là những loại có mùi vị tương đối đậm hoặc cay.
Trà hoa cúc vẫn được xem là ưu tiên hàng đầu khi bạn muốn dùng trà thảo dược để trị tiêu chảy cho trẻ. Chúng có tác dụng khoáng viêm nhiễm, giúp đánh bại chứng tiêu chảy và tình trạng nhiễm khuẩn trong dạ dày.
Cách làm: Lấy một vài lá thảo dược mà bạn muốn dùng đun sôi cùng ½ lít nước. Lọc lấy nước, cho thêm một vài giọt mật ong rồi cho trẻ uống ngày hai lầm đến khi bệnh tiêu chảy chấm dứt hẳn.
6. Nước dừa
Loại nước thơm ngon và giàu dưỡng chất này là một cách bù nước lý tưởng cho trẻ khi chúng đang bị tiêu chảy. Nước dừa giúp khôi phục lại lượng muối và các chất dinh dưỡng bị mất đồng thời còn bổ sung thêm các chất chống ô-xy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
7. Sữa chua
Sự hiện diện của những vi khuẩn thường có lợi trong sữa chua sẽ làm dịu lớp thành bên trong của dạ dày, khắc phục tình trạng nhiễm trùng và đẩy lùi bệnh tiêu chảy.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/chi-7-cach-don-gian-tri-tieu-chay-tai-nha-cho-tre.html

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

10 thực phẩm tốt cho bé

Trẻ em nên cần được cung cấp đầy đủ những khoáng chất để có được 1 cơ thể phát triển một cách toàn diện, dưới đây là 10 thực phẩm tốt cho em bé, nguồn gốc từ thiên nhiên nhằm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.


tri-nho


Ngũ cốc nguyên chất


Gồm gạo, bột mì, hạt lúa mì... chưa qua chế biến. Đây là nguồn cung cấp năng lượng không thể thiếu để trẻ vận động, tăng trưởng và phát triển. Hơn nữa, trong các loại ngũ cốc này còn chứa vitamin nhóm B (có vai trò lớn trong hoạt động chuyển hóa), folate (giúp phòng ngừa bệnh tim mạch), hàng trăm hóa chất thực vật và chất xơ.



Các loại quả mọng

Quả dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất là nguồn cung cấp đáng kể vitamin C cũng như những chất chống ô-xy hóa. Các chất này có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp trẻ phòng tránh nhiều bệnh nhiễm khuẩn và phòng ngừa một số bệnh ung thư. Đồng thời, có thể cho trẻ uống thêm nước trà xanh.


Sữa và các loại sản phẩm làm từ sữa


Cung cấp một lượng đạng kể can-xi, vitamin-D, protein (nhất là sữa chua, phô mai...) và một lượng nhỏ vitamin A, B12, C. Các dưỡng chất này tăng cường cho quá trình phát triển của xương, răng, cơ bắp, mắt, da, cải thiện não và các chức năng thần kinh. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ dùng cua đồng, tép nhỏ, vừng...


Các loại đậu


Như đậu cô-ve, đậu đen, đậu đũa, đậu Hà lan, đậu nành, đậu trắng... là nguồn thức ăn giàu năng lượng (gấp 5-7 lần gạo), protein (ngang với thịt), vô cùng phong phú về chất xơ. Các loại hạt này còn có một lượng sắt không nhỏ, giúp cải thiện chứng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em. Rau muống, rau dền... cũng cung cấp nhiều chất sắt.


Bông cải xanh


Một thực phẩm không thể thiếu đối với trẻ em, vì nó cung cấp nhiều vitamin (B6, C, K, axit folic) và ka-li (464mg/100g bông cải xanh). Loại cải này còn có chất sulforaphane, giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất các enzym bảo vệ mạch máu và giảm các phân tử gây tổn hại tế bào, đồng thời tốt cho người bệnh đái tháo đường.


Quả bơ


Ngoài việc cho vitamin B6, E, beta-carotene, đây là loại thực phẩm cung cấp những "chất béo tốt" cho cơ thể. Đó là chất béo chưa bão hòa đơn, rất cần cho quá trình phát triển não bộ. Đồng thời, quả bơ còn có nhiều folate, giàu chất chống ô-xy hóa, không có cholesterol, hàm lượng chất xơ cao...


Khoai lang


Khoai lang hay rau quả nhiều màu sắc rất tốt cho trẻ em vì chứa nhiều hóa chất thực vật, có vai trò trong việc phòng chống nhiều loại bệnh. Khoai lang chứa một lượng lớn beta-carotene (1470mcg/100g khoai lang), vitamin B1, B6, E, can-xi, sắt... Khoai lang có màu vàng sẫm chứa nhiều vitamin A hơn màu vàng nhạt


Omega-3


Có trong cá nước lạnh (cá hồi, cá ngừ). Đây là loại axit béo rất cần cho sự phát triển của mô não, sức khỏe của tim và trí não. Ngày nay, người ta còn dùng những quả trứng có bổ sung loại axit béo này, vừa phong phú về protein, vừa có một lượng đáng kể omega-3 (350g/quả). Omega-3 giúp da trẻ bớt khô, nổi mẩn đỏ...


Thịt gia cầm được nuôi bằng cách không sử dụng những hóa chất nhân tạo


Những con gà này không có chất phụ gia độc hại, không có các hormone, không có các thuốc kháng sinh, thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu. Loại thịt này giàu protein và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.


Bơ lạc


Cũng như bơ sản xuất tự nhiên từ quả hạch, hạt điều... chứa axit béo chưa bão hòa đơn, protein, chất xơ, vitamin E, B1, selen và ma-giê. Những chất này giúp bảo vệ màng thần kinh, giúp não và hệ thần kinh sử dụng glucose, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường type II...


Nguồn: http://dochoihahuy.com/10-thuc-pham-tot-cho.html