Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Kỹ năng sống: Dạy bé biết nói lời xin lỗi

Vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ nhỏ luôn được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu, thế nhưng chúng ta lại dễ bỏ qua một yếu tố không kém phần quan trọng là dạy cho con về những cách hành xử và lối sống văn minh.



Con trẻ ở tuổi nào cũng thường hay ngang bướng, nhưng cũng rất dễ bảo nếu cha mẹ biết cách. Bạn nên để ý và giáo dục con ngay từ thuở nhỏ để trẻ sớm hình thành thái độ lễ phép và những cách hành xử lễ độ; trong đó, việc dạy con biết cách xin lỗi nên được mọi cha mẹ quan tâm và cân nhắc chỉ dạy cho con.
  1. Hãy là một tấm gương sáng cho con
    Có con nhỏ trong gia đình đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ phải làm. Việc làm gương cho con là điều rất cần thiết, hãy xin lỗi trẻ khi bạn làm điều gì sai với người trong nhà. Đừng nghĩ việc này là nhỏ nhặt mà cho qua, bởi con bạn rất dễ để ý và ghi nhớ những điểm này để có thể phản bác lại bạn nếu bạn có la rầy con. Nếu con hỏi vì sao bạn phải xin lỗi dù hoàn cảnh không phải hoàn toàn bạn gây ra, hãy giải thích một cách phù hợp với lứa tuổi của con về giá trị của hai từ này, và trường hợp tốt nhất xảy ra sau khi xin lỗi. Điều này sẽ giúp con hiểu được đôi khi một lời xin lỗi là điều cần thiết nhất.

  2. Dạy con điều đúng từ lỗi sai của con


Nếu trẻ đã làm sai điều gì đó, bạn nên bình tĩnh phân tích cho con thấy hậu quả từ việc làm của mình. Nên giả sử đặt trường hợp con bị đối xử như thế thì sẽ cảm thấy sao? Hãy hướng dẫn con suy nghĩ theo hai chiều để trẻ có thể tự cảm nhận được lỗi sai của mình và chủ động xin lỗi. Việc trẻ luôn tự giác luôn tốt hơn là cách làm đối phó hay ép buộc, và quan trọng là con bạn phải rút ra được bài học sau khi xin lỗi.

mời bạn xem thêm sản phẩm: http://dochoihahuy.com/danh-muc/do-choi-xuc-cat-cho-be
  1. Dạy con không nên đổ thừa
    Điều này đòi hỏi trẻ phải nhận ra được lỗi của mình và có trách nhiệm cao với việc làm ấy. Nên nhận lỗi đầu tiên về mình, không đổ thừa hay vòng vo để trốn tội. Bạn nên thể hiện sự đánh giá cao khi con biết nhận lỗi về mình, hoặc có những hình phạt thích hợp để trẻ hạn chế tính đổ lỗi cho người khác.

  2. Hướng dẫn con cách xin lỗi
    Tất nhiên sẽ xảy ra rất nhiều trường hợp và đòi hỏi cách xin lỗi như thế nào cho phù hợp, nhưng trước tiên bạn cần dạy con xin lỗi bằng sự chân thành và hối cải (nếu đó thật sự là lỗi của con bạn). Lời nói rõ ràng kèm ánh mắt hối hận trước người cần được xin lỗi cũng là điều cần thiết.

Chúng ta cũng cần nêu ra nhiều ví dụ để con bạn có thể hiểu được khi nào nên xin lỗi và xin lỗi như thế nào, ví dụ ngoài việc chính trẻ bị phạm phải sai lầm, thì vẫn có những trường hợp trẻ vô tình hay gián tiếp gây ra sự việc không đáng có... Sẽ không quá trễ để con trẻ nhận ra, xin lỗi và biết sửa sai việc làm của mình.
Nguồn: https://dochoihahuy.com/ky-nang-song-day-biet-noi-loi-xin-loi.html

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Chia sẻ kỹ năng sống: Chú cảnh sát không biết nói

Ngay bên dưới cửa sổ nhà bé Minh là một con đường lớn. Hàng ngày có những xe ô tô chở hàng, xe tải chạy qua dưới cửa sổ nhà cậu như mắc cửi. Minh có đặc điểm là rất thích ngắm ôtô, tuy mới năm tuổi nhưng cậu đã biết được rất nhiều loại xe: nào là xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe Toyota, xe Huyndai...Minh thường thủ thỉ với mẹ:
- Lớn lên con sẽ nhất định làm lái xe mẹ à, để con được ngồi trên ôtô suốt ngày!
Tết năm ấy, ông ngoại đã tặng bé Minh một chiếc xe đạp nhỏ màu xanh. Minh rất thích chiếc xe đạp. Ngày nào Minh cũng đạp xe dạo chơi rong công viên. Nhưng cậu vẫn chưa hài lòng. " Giá mà có thể lái xe ngoài đường phố như người lớn thì thích biết bao!" cậu nghĩ thầm.



Một hôm, nhân lúc thấy ông ngoại vào nhà uống nước, Minh liền đạp xe phóng thẳng ra ngoài đường lớn. Lúc ấy, trên đường rất ít xe cộ. Minh lanh lẹ lách giữa những chiếc xe ô tô, chẳng mấy chốc đã đến ngã tư. Minh liếc nhìn bốn xung quanh không thấy chú cảnh sát giao thông như mọi ngày. Mặc dù lúc ấy đang là đèn đỏ, nhưng Minh phóng vù lên, vượt đèn đỏ qua ngã tư.
Đột nhiên, Minh nghe thất một tiếng phanh xe thật to "kííít". Rồi cậu bị hất tung người lên...Thấy trên đầu đau nhức nhối. Minh giơ tay sờ lên trán. Ôi, có máu! Minh sợ sệt nhìn xung quanh: chiếc xe đạp của cậu đã chui gọn vào trong gầm xe ô tô, bị rúm ró. Minh hoảng hốt bật khóc tất tưởi.
Minh được đưa về nhà để ông chăm sóc. Ông ngoại vừa băng bó chỗ bị thương vừa hỏi Minh :
- Vì sao cháu vượt đèn đỏ ở ngã tư thế?
- Cháu...không thấy chú cảnh sát...nên định phóng cho nhanh! Minh lí nhí trả lời.
Ông ngoại nghiêm giọng:
- Từ giờ cháu phải ghi nhớ nhé, những cây đèn tín hiệu ở ngã ba ngã tư chính là các chú "cảnh sát" không biết nói!
- Những cây đèn tín hiệu không biết nói thì làm sao chỉ huy giao thông được hả ông?
- Chúng chỉ huy bằng ba con mắt đỏ, vàng, xanh. Những đôi mắt to tròn đó nhắc nhở người đi đường tuân thủ luật giao thông. Đỏ dừng - Vàng chờ - Xanh đi!


=> bạn xem thêm sản phẩm: đồ chơi ngoài trời
Minh vui vẻ đáp lời ông:
- Cháu hiểu rồi ạ! Đèn xanh đèn đỏ chính là các chú cảnh sát không lời.
Cẩm nang dành cho bố mẹ:
Tai nạn giao thong là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ em. Vì thế, bố mẹ hãy huấn luyện thói quen tôn trọng luật lệ giao thông cho bé từ sớm. Các bé hãy ghi nhớ những điều sau:
- Không được lái xe đạp nhỏ của bé ra ngoài đường lớn, rất nguy hiểm đấy!
- Phải học cách phân biệt đèn tín hiệu giao thông: đèn đỏ dừng lại, đèn vàng chờ, đèn xanh mới được đi.
- Không được chạy nhảy, chơi đùa, đá bóng dưới lòng lề đường.
- Khi qua đường phải đi đúng vạch dành cho người đi bộ.


Chúng tôi cung cấp: giường ngủ mầm non, đồ chơi xúc cát
Nguồn: http://dochoihahuy.com/chia-se-ky-nang-song-chu-canh-sat-khong-biet-noi.html

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Cách chữa cho bé khi bé bị chảy máu mũi

Giờ thể dục hôm nay cô giáo cho cả lớp chơi bóng. Bé Vân nhảy lên đang định đỡ một pha đập bóng của đối phương, nhưng chẳng may quả bóng đập quá mạnh giáng trúng vào mũi. Máu mũi chảy ra ròng ròng, thì chúng ta nên làm thế nào bây giờ?

Cách chữa cho bé khi bé bị chảy máu mũi1. Khi bạn bị chảy máu mũi, hãy vương cổ ra phía trước, bóp khẽ vào ai cánh mũi. Hít thở bằng miệng một lúc cho đến khi máu ngừng chảy.
2. Không được ngả cổ ra sau hoặc vỗ vào cổ, làm như thế máu từ mũi sẽ chảy vào cổ họng.
3. Dùng nước mát vỗ vỗ lên trán liên tục, dùng khăn ẩm ấp lên trán và mũi.
4. Nếu hai lỗ mũi cùng chảy máu thì bạn hãy giơ cao cả hai tay lên trời. Nếu lỗ mũi bên trái chảy máu thì giơ tay bên phải, lỗ mũi bên phải chảy máu thì giơ tay bên trái. Biện pháp này giúp cầm máu rất nhanh đấy.
5. Nếu sau khi thử các cách trên mà vẫn chảy máu, thì hãy đút tạm ít bông vào mũi, tay kẹp vào mũi và đến bệnh viện ngay.


5 điều bên trên hi vọng sẽ giúp ích được cho mọi người. Mời bạn xem sản phẩm: tủ kệ mầm non
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-chua-cho-khi-bi-chay-mau-mui.html

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Kỹ năng bảo vệ tai khi nước chui vào bên trong

 Một ngày hè nóng nực, có những người bạn đó là Tuấn và các bạn chơi đá bóng xong, mồ hôi đầm đìa thật là khó chịu! Tuấn và cậu bạn nghỉ ít phút sau thời gian chơi sau đó liền đi tắm ngay. Hai bạn chui vào phòng tắm, vừa tắm vừa đùa nghịch thật vui vẻ. Bỗng cậu bạn quá tay, hắt nước vào tai của Tuân, khiến Tuấn  vừa đau vừa khó chịu.

Kỹ năng bảo vệ tai khi nước chui vào bên trongBé hãy giúp Tuấn xem phải làm thế nào?
1. Những khi bị nước chui vào tai, bé đừng cuống quýt móc tay vào tai. Hãy lấy bong tăm nhẹ nhàng đưa vào tai để hút nước ra.
2. Nếu không có bông tăm, đầu tiên hãy nghiêng đầu chúc lỗ tai xuống dưới, rồi nhảy lò cò vài cái để dốc nước ra.
3. Lấy tay bịt tai không bị ngấm nước, vỗ vỗ vào tai và há miệng thật to để tạo áp lực đẩy nước ra.
4. Sau khi nước ra hết mà vẫn đau tai thì nên đi khám, để bác sĩ kiểm tra xem có ảnh hưởng gì không?


=> hi vọng những điều đơn giản bên trên sẽ giúp các bé bảo vệ tai khỏi nước tốt nhất.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/ky-nang-bao-ve-tai-khi-nuoc-chui-vao-ben-trong.html

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản

Một bà mẹ quê ở Trung Quốc sống ở thành phố Kyoto, Nhật Bản đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non ở nơi đây cũng như thói quen của những đứa trẻ ở đất nước này. Cô đã chia sẻ kinh nghiệm của mình và những gì mình quan sát được.

Cô viết: "Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học ở một trường mẫu giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều đặc biệt là ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên".

1. Cần rất nhiều túi để tới trường
Vào một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau:

Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.

Thậm chí, một vài trường mẫu giáo còn yêu cầu các bà mẹ phải có những chiếc túi riêng của mình.

Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.

2. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ
Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!

Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tố văn hóa, song tôi mang tất cả những chiếc túi, còn Tiantian thì không phải mang gì cả.

Hai ngày sau, giáo viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: "Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường...". Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.

Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: "...việc xách những chiếc túi chẳng hạn..." Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi đã để cho Tiantian xách tất cả những chiếc túi của cháu.

Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó, đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó họ hỏi: ‘Tại sao?'

Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?

3. Thay quần áo liên tục 
Trường mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.

Khi ở lớp học Hoa Cúc, Tiantian thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập. Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.

4. Mặc quần soóc vào mùa đông
"Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh.

Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi Tiantian mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: "Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!"

Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.

5. Chưa đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao
"Tất cả những lớp học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu, Tiantian ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số những ‘chị cả' - lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở lớp học Hoa Đào.

Những ‘bông hoa đào' chưa đầy 1 tuổi này không chỉ được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương chúng.

6. Những đội bóng đá nữ 
"Khi bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Tiantian đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé khỏe khoắn và dũng cảm hơn.

Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.

Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn Tiantian thì sao? Con bé sẽ bị cát nhét đầy giày và sẽ phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.

7. Hệ thống giáo dục có tính hòa nhập 
Khi còn ở Trung Quốc, tôi chỉ nhìn thấy lớp mẫu giáo của Tiantian một vài lần. Mỗi lớp đều có một phòng học riêng, song ở Nhật Bản thì không phải vậy.

Trước 9h30 sáng và sau 3h30 chiều, cả trường đều chơi cùng nhau. Trong sân, những đứa trẻ lớn cầm tay những đứa trẻ nhỏ, những đứa nhỏ đuổi theo những đứa lớn. Chúng chơi đùa rất vui vẻ, như thể anh chị em ruột.

Ví dụ như cách đây vài ngày, trong nhóm của Tiantian và một nhóm khác, sau khi biểu diễn tiết mục của chúng, bọn trẻ đã nói những điều làm cho tất cả các bậc phụ huynh đều phải bật khóc:

"Nhóm của con hôm nay rất vui bởi vì những em lớp dưới đã biểu diễn rất tốt. Đây là nhóm cuối cùng của bọn con. Khi bọn con bắt đầu học tiểu học, chắc chắn bọn con sẽ nhớ những người bạn này và trường của chúng con".

8. Dạy cách "mỉm cười" và nói "cảm ơn" 
Trong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho bọn trẻ.

Chúng không có bất kì quyển vở nào, chỉ có những cuốn phác thảo mỗi tháng một lần. Trong kế hoạch giáo dục của của nhà trường cũng không hề có những môn học như Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc. Và cũng không có cả Tiếng Anh hay những cuộc thi Olympia Toán học quốc tế. Họ cũng không dạy trượt băng hay bơi lội.

Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: "Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!"

Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải ‘luôn mỉm cười'. Một cô gái luôn mỉm cười là cô gái xinh đẹp nhất.

Họ còn dạy những gì nữa? Họ dạy chúng nói ‘cảm ơn'.

Có những điều được chú trọng trong nền giáo dục của Nhật song lại không được quan tâm nhiều ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 3 năm, tôi nhận thấy rằng Tiantian đã có những tiến bộ về các môn như âm nhạc, nghệ thuật và đọc. Sự tiến bộ này là nhờ phương pháp giáo dục toàn diện.

- giá để đồ chơi
- bộ đồ chơi xúc cát
- chắn cầu thang
9. Số lượng các hoạt động 
Nhìn vào lịch thì có thể biết những ngày tôi phải chuẩn bị bữa trưa cho Tiantian. Đây là những ngày con bé có những buổi dã ngoại. Tôi không thể đếm được con bé đã leo núi mấy lần, được đi thăm bao nhiêu hồ nước, được đi tham quan và nhìn thấy bao nhiêu động vật và cây cối.

Ngoài ra, Tiantian còn tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm... Chỉ có thể nói rằng có rất nhiều các hoạt động trong trường mầm non Nhật Bản.

10. Tổ chức tất cả các ngày lễ
"Điều này cũng thực sự làm tôi ngạc nhiên. Giống như tôi đã nói ở trên, các trường mầm non của Nhật Bản tổ chức tất cả các ngày lễ truyền thống của họ: Ngày Con Gái, Ngày Con Trai, Lễ hội Ma đói... Không chỉ có vậy, họ còn tổ chức ngày Renri (đêm thứ 7 của năm mới theo lịch âm) và ngày Qixi.

Có buổi học, Tiantian trở về nhà và nói với tôi rằng: "Hôm nay, cô giáo hỏi con người Trung Quốc tổ chức những ngày lễ này như thế nào và con đã nói rằng con không biết". Thật là xấu hổ! Chính tôi cũng không biết câu trả lời!"

11. Năng lực của giáo viên 
"Trong một lớp học ở Nhật, có từ 10 đến 30 học sinh nhưng chỉ có 1 giáo viên. Ban đầu, tôi đã băn khoăn về điều này. Nếu cô giáo có thể để mắt được tới tất cả bọn trẻ thì quả thực cô ấy rất giỏi. Sau đó, tôi nhận ra rằng mình đã đánh giá thấp những giáo viên mầm non nơi đây. Chỉ với một giáo viên, những tác phẩm của 30 đứa trẻ, chỉ huy một đội trống (rất chuyên nghiệp), việc học nghệ thuật, âm nhạc, học đọc, ngày sinh nhật của chúng, những nhóm mà chúng tham gia và các ngày hội thể thao...tất cả đều được sắp xếp một cách ngăn nắp và cẩn thận.

Hãy nhìn cô giáo xem, cô ấy luôn bình tĩnh và thoải mái. Và cô ấy đã khoảng 50 tuổi rồi đấy! Tôi rất khâm phục cô ấy!"

12. Sự ảnh hưởng của Phật giáo
"Có lẽ Kyoto là thành phố có nhiều đền chùa hơn bất kì thành phố nào của Nhật Bản. Nó có một không khí linh thiêng. Hàng tuần, Tiantian đều được đưa tới các đền chùa. Trong lễ hội quan trọng nhất, con bé phải quỳ trước Phật và có những hoạt động vào ngày sinh của Phật cũng như ngày Nirvana.

Hôm qua, Tiantian đã tới đền Nishi Honganji để xin một điều ước nhỏ. Con bé được đại diện cho cả lớp dâng lên Phật những bông hoa. Tôi đã đến và hỏi xem nó ước điều gì và con bé nói rằng: "Con ước rằng con sẽ luôn tin tưởng vào Đức Phật, luôn đối xử với mọi người bằng tấm lòng biết ơn và luôn quan tâm tới những gì người khác nói".
Nguồn: http://dochoihahuy.com/12-dieu-ngac-nhien-ve-giao-duc-mam-non-nhat-ban.html

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Cách chữa táo bón cho trẻ

Việc điều trị táo bón cho trẻ em thì trước tiên đòi hỏi cha mẹ phải hết sức kiên nhẫn, vì táo bón không hết nhanh như các bệnh cảm sốt thông thường và các bé cũng ít chịu hợp tác tốt.

Điều trị táo bón phải kết hợp giữa 2 yếu tố như sự thay đổi chế độ ăn uống, thói quen đi tiêu, hoạt động thể chất với việc dùng thuốc, nếu có. Đôi khi, việc điều trị táo bón phải cần đến bác sỹ, chuyên gia tâm lý nữa.


Tập luyện thói quen đi tiêu hàng ngày cho bé  là một điều quan trọng, nó vừa giúp bé có phản xạ đi tiêu, vừa giúp loại bỏ phân không để ứ quá lâu trong trực tràng. Hàng ngày, bé nên được tập đi tiêu vào một giờ nhất định, nếu sau 15 phút bé không cảm thấy mắc cầu thì thôi, lặp lại vào hôm sau. Hãy khen nếu bé chịu vào nhà vệ sinh hoặc ngồi bô đi tiêu và có phần thưởng nho nhỏ khi bé tự đi tiêu được.
Chất xơ và nước uống là hai yếu tố quan trọng khác. Các thức ăn chứa nhiều chất xơ như: trái cây, rau tươi, bột ngũ cốc nguyên cám (các loại bột ngũ cốc ăn sáng, bánh mì đen...) cần nên có trong bữa ăn hàng ngày của bé.
Trẻ em thường ít chịu ăn rau quả cho nên là một trở ngại lớn, bạn nên cần phải có sự hỗ trợ, khuyến khích của cha mẹ. Nước lọc, nước ép trái cây là những loại nước hữu ích trong việc điều trị táo bón cho bé.(3) Bé cần được uống đủ nhu cầu nước mỗi ngày, nhất là ở những nơi có khí hậu nóng như nước ta.
Khuyến khích bé hoạt động thể lực, tránh ngồi yên một chỗ cũng là một biện pháp giúp tăng cường nhu động ruột, tránh táo bón vì thế chúng tôi xin gửi tới một số sản phẩm để tăng hoạt động thể lực cho bé như: bộ tập gym cho trẻ, bập bênh nhựa cho bé, đồ chơi thông tư, cầu trượt mini ...và rất nhiều sản phẩm khác.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-chua-tao-bon-cho-tre.html

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Cần bổ não thì trẻ nên ăn gì ?

Những loại thực phẩm như cá giàu chất béo như cá hồi là nguồn cung cấp axít omega-3 cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động của não. Việc nạp đủ các chất axít béo này giúp trẻ cải thiện kỹ năng trí tuệ. Hãy làm nhiều bánh mì sandwich hoặc bánh mì ngũ cốc nguyên cám cùng với cá hồi cho trẻ ăn.

tre-an-gi-bo-naoTrứng
Lòng đỏ trứng rất giàu choline, một hoạt chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển trí nhớ. Hãy tăng cường bữa ăn sáng tại nhà cho trẻ với món ăn có trứng.
Bơ đậu phộng
Trẻ rất thích bơ đậu phộng, điều này có lợi cho sức khỏe vì món ăn vặt này chứa vitamin E, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ màng tế bào thần kinh. Trong bơ còn chứa thiamin, hợp chất thúc đẩy tiến trình tiêu thụ glucose sản sinh năng lượng cho não.

sản phẩm: tủ kệ mầm non cho bé
Ngũ cốc nguyên cám
Não cần cung cấp năng lượng từ glucose, bánh mì và thực phẩm ngũ cốc nguyên cám rất giàu thành phần này. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên cám cũng chứa vitamin B, chất nuôi dưỡng hệ thống thần kinh. Nên cho trẻ ăn thêm thức ăn chứa ngũ cốc nguyên cám trong bữa như bánh mì, bánh quy.
Yến mạch
Yến mạch cung cấp nguồn năng lượng, là "nhiên liệu" cho não. Yến mạch giàu chất xơ giúp trẻ no bụng, không thiết ăn quà vặt. Loại thực phẩm này còn cung cấp vitamin E, B và kẽm giúp não trẻ hoạt động hết công suất. Nên dùng yến mạch rắc lên các món tráng miệng với trái cây như táo, chuối.
Nhóm quả mọng
Dâu tây, anh đào, việt quất và mâm xôi giúp cải thiện trí nhớ và giàu chất chống oxy hóa. Hạt của chúng cũng chứa chất béo omega-3 tăng cường hoạt động của não bộ. Quả có màu càng sẫm thì càng chứa nhiều dinh dưỡng.
Đậu các loại
Đậu các loại là thực phẩm chứa nhiều chất đạm, carbohydrat, chất xơ, vitamin và khoáng chất, cung cấp năng lượng cho não được duy trì ở mức cao. Hãy thêm đậu vào các món salad, cuốn rau củ, thậm chí cả trong món mì spaghetti.
Rau củ nhiều màu
Các loại rau củ có màu sắc đậm như cà chua, khoai lang, bí đỏ, cà rốt hoặc cải bó xôi là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa giữ cho tế bào não khỏe mạnh. Cần cho trẻ ăn nhiều rau củ này, thêm vào nước xốt mì spaghetti hoặc cho vào xúp; hoặc thay thế khoai tây chiên bằng khoai lang nướng và tăng cường đậu Hà Lan, cà rốt trong bữa ăn.
Sữa và sữa chua
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin B cần thiết cho sự tăng trường của tế bào não, chất truyền dẫn thần kinh và enzyme. Bên cạnh đó, chúng còn giàu vitamin D, tốt cho xương, giàu đạm và carbohydrat, tốt cho não.
Thịt nạc
Thịt bò nạc hoặc các loại thịt khác giàu chất sắt giúp trẻ duy trì năng lượng và tập trung hơn khi học hành. Thịt bò cũng giàu kẽm, giúp cải thiện trí nhớ. Những trẻ ăn chay có thể hấp thu sắt từ đậu đen hay đậu nành thay vì dùng thịt. Tuy nhiên, muốn hấp thu chất sắt từ đậu nhất thiết phải có vitamin C, vì vậy hãy dùng đậu chung với ớt đỏ, chanh và nước cam.

 
Nguồn: http://dochoihahuy.com/can-bo-nao-thi-tre-nen-gi.html