Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Kỹ năng hay khi gặp sấm sét lúc trời mưa

Có một buổi chiều hè nóng, oi bức, Bé Lan đi hái hoa và lá cùng các bạn để về ép những bông hoa, lá vào trang vở. Lan hái được ba bông hoa thật đẹp, cô bé đang vui đùa với chúng bạn thì bỗng trời tối sầm lại, mây đen kéo đến che kín bầu trời. Bé Lan vội vàng chạy về nhà nhưng không kịp vì nhà cách đó cũng hơi xa; trận mưa to đổ rào xuống mặt đất, những tia chớp rạch ngang bầu trời, rồi tiếng sấm sét ì ùng dội đến bên Lan và bạn. Bé Lan sợ hãi bịt chặt hai tai và lập tức làm theo những lời cô dặn.

1. Khi gặp trời mưa dông, tuyệt đối không được đứng trú dưới những vật thể cao như : cột cờ, cây to, ống khói, nhà cao...vì những vật thể cao rất dễ bị sét đánh trúng.
2. Hãy tìm đến những hố trũng để nấp vào, ôm chặt hai chân ngồi cúi đầu thật thấp.
3. Lập tức vứt những đồ vật bằng kim loại đi thật xa, vi dụ chiếc ô, cuốc xẻng, gậy sắt...kẻo sẽ trở thành mục tiêu cho sét đánh.
4. Hãy tránh xa cột điện cao thế. Nếu đứng gần cột đện cao thế trong phạm vi 18 mét dưới trời mưa sẽ rất dễ bị điện giật.
5. Hãy mau chóng về nhà, đóng chặt cửa chính, cửa sổ, tắt ti vi, đài cat-set...và tắt các thiết bị điện trong nhà.


giá phơi khăn inox, bộ liên hoàn cầu trượt
Nguồn: http://dochoihahuy.com/ky-nang-hay-khi-gap-sam-set-luc-troi-mua.html

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Kỹ năng sống: Dạy bé an toàn khi đi máy bay

Hè năm nay Nam được bố cho đi máy bay đến thăm chú ruột ở xa. Nghe tin ấy, Nam vui mừng hoa tay múa chân, rồi dang rộng hai tay như những chú chim non xèo cánh trên bầu trời, chạy một vòng quanh nhà. Vui thì vui thật, nhưng giữ an toàn khi đi máy bay là vô cùng quan trọng. mà bé phải chú ý các điểm sau:

1. Khi làm thủ tục đăng ký trên máy bay và đợi máy bay đến, bé không được chạy nhảy lung tung, nô đùa quá nhiều, kẻo sẽ bị lạc
2. Trước khi lên máy bay, ai cũng phải qua cửa kiểm tra an ninh. Không ai được phép mang đồ dễ nổ, dễ cháy và những đồ vật nguy hiểm lên máy bay. Trong khi hành lí cũng không dược cất những đồ nguy hiểm.


3. Phải ngồi đúng chuyến bay, đúng số ghế ghi trên vé. Khi máy bay cất cánh, phải chăm chú làm theo chỉ dẫn của tiếp viên hàng không. Trên máy bay, bé nên ngồi yên một chỗ, trừ những lúc thật cần thiết như đi toa lét ra, bé không nên chạy đi chạy lại.
4. Lúc máy bay cất cánh, hạ cánh hoắc lắc lư, cần thắt chặt dây an toàn. Nếu thấy mình bị say hoặc quá mệt mỏi, bé hãy báo với bố mẹ và tiếp viên hàng không. Trên máy bay có sẵn thuốc để cho bé đỡ mệt mỏi.

=> mời bạn xem thêm bộ đồ chơi xúc cát
Nguồn: http://dochoihahuy.com/ky-nang-song-day-toan-khi-di-may-bay.html

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Làm thế nào Khi bị một vật lạ chui vào mũi?

Một ngày hè nóng nực, bố mẹ lại đi làm hết, chỉ còn mình bé ở nhà với chú mèo mướp. Bé xem tivi, điện thoại chán rồi bèn lấy hộp kim chỉ của mẹ ra chơi. Bé thích nhất là những chiếc cúc nhỏ xíu, có đầy đủ màu sắc. Bé dốc hết những chiếc cúc ra tay, rồi xâu chúng lại thành 1 vòng không biết chán. Bé vừa chơi vừa đưa tay lên gãi đầu gãi tai, chẳn may một chiếc cúc bị chui tọt vào mũi bé. Nếu bé bị vật lạ chui vào mũi, bé phải xử lý thế nào?



1. Không được dùng tay hoặc vật cứng thò vào mũi móc vật lạ ra. Làm như thế sẽ khiến vật lạ càng chui sâu vào trong hơn, va còn gây đau mũi.
2. Cũng không được hít mạnh bằng mũi, hít vào sẽ khiến vật lạ chui vào mũi sâu hơn, gây tắc thở.
3. Hãy hít một hơi dài bằng miệng, rồi bịt chặt bên lỗ mũi không có vật lạ, thở ra thật mạnh bằng lỗ mũi kia. Làm như thế vài lần sẽ khiến vật lạ bị đẩy ra ngoài.
4. Nếu vật lạ chui vào mũi quá sâu, bé nên lập tức gọi điện cho bố mẹ, để bố mẹ về đưa bé đi bệnh viện.
5. Bé không nên cầm những vật nhỏ như khuy áo, hạt lạc, hạt hạnh nhân...đưa lên mồm lên mũi.
Chúc tất cả các bạn trẻ học được kỹ năng trên tuy đơn giản nhưng hầu như các bạn chưa biết cách.
cung cấp giá để giày dép inox, đồ chơi ngoài trời, cá nhựa cân giá tốt nhất trên toàn quốc.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-nao-khi-bi-mot-vat-la-chui-vao-mui.html

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Kỹ năng sống: Dạy bé biết nói lời xin lỗi

Vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ nhỏ luôn được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu, thế nhưng chúng ta lại dễ bỏ qua một yếu tố không kém phần quan trọng là dạy cho con về những cách hành xử và lối sống văn minh.



Con trẻ ở tuổi nào cũng thường hay ngang bướng, nhưng cũng rất dễ bảo nếu cha mẹ biết cách. Bạn nên để ý và giáo dục con ngay từ thuở nhỏ để trẻ sớm hình thành thái độ lễ phép và những cách hành xử lễ độ; trong đó, việc dạy con biết cách xin lỗi nên được mọi cha mẹ quan tâm và cân nhắc chỉ dạy cho con.
  1. Hãy là một tấm gương sáng cho con
    Có con nhỏ trong gia đình đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ phải làm. Việc làm gương cho con là điều rất cần thiết, hãy xin lỗi trẻ khi bạn làm điều gì sai với người trong nhà. Đừng nghĩ việc này là nhỏ nhặt mà cho qua, bởi con bạn rất dễ để ý và ghi nhớ những điểm này để có thể phản bác lại bạn nếu bạn có la rầy con. Nếu con hỏi vì sao bạn phải xin lỗi dù hoàn cảnh không phải hoàn toàn bạn gây ra, hãy giải thích một cách phù hợp với lứa tuổi của con về giá trị của hai từ này, và trường hợp tốt nhất xảy ra sau khi xin lỗi. Điều này sẽ giúp con hiểu được đôi khi một lời xin lỗi là điều cần thiết nhất.

  2. Dạy con điều đúng từ lỗi sai của con


Nếu trẻ đã làm sai điều gì đó, bạn nên bình tĩnh phân tích cho con thấy hậu quả từ việc làm của mình. Nên giả sử đặt trường hợp con bị đối xử như thế thì sẽ cảm thấy sao? Hãy hướng dẫn con suy nghĩ theo hai chiều để trẻ có thể tự cảm nhận được lỗi sai của mình và chủ động xin lỗi. Việc trẻ luôn tự giác luôn tốt hơn là cách làm đối phó hay ép buộc, và quan trọng là con bạn phải rút ra được bài học sau khi xin lỗi.

mời bạn xem thêm sản phẩm: http://dochoihahuy.com/danh-muc/do-choi-xuc-cat-cho-be
  1. Dạy con không nên đổ thừa
    Điều này đòi hỏi trẻ phải nhận ra được lỗi của mình và có trách nhiệm cao với việc làm ấy. Nên nhận lỗi đầu tiên về mình, không đổ thừa hay vòng vo để trốn tội. Bạn nên thể hiện sự đánh giá cao khi con biết nhận lỗi về mình, hoặc có những hình phạt thích hợp để trẻ hạn chế tính đổ lỗi cho người khác.

  2. Hướng dẫn con cách xin lỗi
    Tất nhiên sẽ xảy ra rất nhiều trường hợp và đòi hỏi cách xin lỗi như thế nào cho phù hợp, nhưng trước tiên bạn cần dạy con xin lỗi bằng sự chân thành và hối cải (nếu đó thật sự là lỗi của con bạn). Lời nói rõ ràng kèm ánh mắt hối hận trước người cần được xin lỗi cũng là điều cần thiết.

Chúng ta cũng cần nêu ra nhiều ví dụ để con bạn có thể hiểu được khi nào nên xin lỗi và xin lỗi như thế nào, ví dụ ngoài việc chính trẻ bị phạm phải sai lầm, thì vẫn có những trường hợp trẻ vô tình hay gián tiếp gây ra sự việc không đáng có... Sẽ không quá trễ để con trẻ nhận ra, xin lỗi và biết sửa sai việc làm của mình.
Nguồn: https://dochoihahuy.com/ky-nang-song-day-biet-noi-loi-xin-loi.html

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Chia sẻ kỹ năng sống: Chú cảnh sát không biết nói

Ngay bên dưới cửa sổ nhà bé Minh là một con đường lớn. Hàng ngày có những xe ô tô chở hàng, xe tải chạy qua dưới cửa sổ nhà cậu như mắc cửi. Minh có đặc điểm là rất thích ngắm ôtô, tuy mới năm tuổi nhưng cậu đã biết được rất nhiều loại xe: nào là xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe Toyota, xe Huyndai...Minh thường thủ thỉ với mẹ:
- Lớn lên con sẽ nhất định làm lái xe mẹ à, để con được ngồi trên ôtô suốt ngày!
Tết năm ấy, ông ngoại đã tặng bé Minh một chiếc xe đạp nhỏ màu xanh. Minh rất thích chiếc xe đạp. Ngày nào Minh cũng đạp xe dạo chơi rong công viên. Nhưng cậu vẫn chưa hài lòng. " Giá mà có thể lái xe ngoài đường phố như người lớn thì thích biết bao!" cậu nghĩ thầm.



Một hôm, nhân lúc thấy ông ngoại vào nhà uống nước, Minh liền đạp xe phóng thẳng ra ngoài đường lớn. Lúc ấy, trên đường rất ít xe cộ. Minh lanh lẹ lách giữa những chiếc xe ô tô, chẳng mấy chốc đã đến ngã tư. Minh liếc nhìn bốn xung quanh không thấy chú cảnh sát giao thông như mọi ngày. Mặc dù lúc ấy đang là đèn đỏ, nhưng Minh phóng vù lên, vượt đèn đỏ qua ngã tư.
Đột nhiên, Minh nghe thất một tiếng phanh xe thật to "kííít". Rồi cậu bị hất tung người lên...Thấy trên đầu đau nhức nhối. Minh giơ tay sờ lên trán. Ôi, có máu! Minh sợ sệt nhìn xung quanh: chiếc xe đạp của cậu đã chui gọn vào trong gầm xe ô tô, bị rúm ró. Minh hoảng hốt bật khóc tất tưởi.
Minh được đưa về nhà để ông chăm sóc. Ông ngoại vừa băng bó chỗ bị thương vừa hỏi Minh :
- Vì sao cháu vượt đèn đỏ ở ngã tư thế?
- Cháu...không thấy chú cảnh sát...nên định phóng cho nhanh! Minh lí nhí trả lời.
Ông ngoại nghiêm giọng:
- Từ giờ cháu phải ghi nhớ nhé, những cây đèn tín hiệu ở ngã ba ngã tư chính là các chú "cảnh sát" không biết nói!
- Những cây đèn tín hiệu không biết nói thì làm sao chỉ huy giao thông được hả ông?
- Chúng chỉ huy bằng ba con mắt đỏ, vàng, xanh. Những đôi mắt to tròn đó nhắc nhở người đi đường tuân thủ luật giao thông. Đỏ dừng - Vàng chờ - Xanh đi!


=> bạn xem thêm sản phẩm: đồ chơi ngoài trời
Minh vui vẻ đáp lời ông:
- Cháu hiểu rồi ạ! Đèn xanh đèn đỏ chính là các chú cảnh sát không lời.
Cẩm nang dành cho bố mẹ:
Tai nạn giao thong là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ em. Vì thế, bố mẹ hãy huấn luyện thói quen tôn trọng luật lệ giao thông cho bé từ sớm. Các bé hãy ghi nhớ những điều sau:
- Không được lái xe đạp nhỏ của bé ra ngoài đường lớn, rất nguy hiểm đấy!
- Phải học cách phân biệt đèn tín hiệu giao thông: đèn đỏ dừng lại, đèn vàng chờ, đèn xanh mới được đi.
- Không được chạy nhảy, chơi đùa, đá bóng dưới lòng lề đường.
- Khi qua đường phải đi đúng vạch dành cho người đi bộ.


Chúng tôi cung cấp: giường ngủ mầm non, đồ chơi xúc cát
Nguồn: http://dochoihahuy.com/chia-se-ky-nang-song-chu-canh-sat-khong-biet-noi.html

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Cách chữa cho bé khi bé bị chảy máu mũi

Giờ thể dục hôm nay cô giáo cho cả lớp chơi bóng. Bé Vân nhảy lên đang định đỡ một pha đập bóng của đối phương, nhưng chẳng may quả bóng đập quá mạnh giáng trúng vào mũi. Máu mũi chảy ra ròng ròng, thì chúng ta nên làm thế nào bây giờ?

Cách chữa cho bé khi bé bị chảy máu mũi1. Khi bạn bị chảy máu mũi, hãy vương cổ ra phía trước, bóp khẽ vào ai cánh mũi. Hít thở bằng miệng một lúc cho đến khi máu ngừng chảy.
2. Không được ngả cổ ra sau hoặc vỗ vào cổ, làm như thế máu từ mũi sẽ chảy vào cổ họng.
3. Dùng nước mát vỗ vỗ lên trán liên tục, dùng khăn ẩm ấp lên trán và mũi.
4. Nếu hai lỗ mũi cùng chảy máu thì bạn hãy giơ cao cả hai tay lên trời. Nếu lỗ mũi bên trái chảy máu thì giơ tay bên phải, lỗ mũi bên phải chảy máu thì giơ tay bên trái. Biện pháp này giúp cầm máu rất nhanh đấy.
5. Nếu sau khi thử các cách trên mà vẫn chảy máu, thì hãy đút tạm ít bông vào mũi, tay kẹp vào mũi và đến bệnh viện ngay.


5 điều bên trên hi vọng sẽ giúp ích được cho mọi người. Mời bạn xem sản phẩm: tủ kệ mầm non
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-chua-cho-khi-bi-chay-mau-mui.html

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Kỹ năng bảo vệ tai khi nước chui vào bên trong

 Một ngày hè nóng nực, có những người bạn đó là Tuấn và các bạn chơi đá bóng xong, mồ hôi đầm đìa thật là khó chịu! Tuấn và cậu bạn nghỉ ít phút sau thời gian chơi sau đó liền đi tắm ngay. Hai bạn chui vào phòng tắm, vừa tắm vừa đùa nghịch thật vui vẻ. Bỗng cậu bạn quá tay, hắt nước vào tai của Tuân, khiến Tuấn  vừa đau vừa khó chịu.

Kỹ năng bảo vệ tai khi nước chui vào bên trongBé hãy giúp Tuấn xem phải làm thế nào?
1. Những khi bị nước chui vào tai, bé đừng cuống quýt móc tay vào tai. Hãy lấy bong tăm nhẹ nhàng đưa vào tai để hút nước ra.
2. Nếu không có bông tăm, đầu tiên hãy nghiêng đầu chúc lỗ tai xuống dưới, rồi nhảy lò cò vài cái để dốc nước ra.
3. Lấy tay bịt tai không bị ngấm nước, vỗ vỗ vào tai và há miệng thật to để tạo áp lực đẩy nước ra.
4. Sau khi nước ra hết mà vẫn đau tai thì nên đi khám, để bác sĩ kiểm tra xem có ảnh hưởng gì không?


=> hi vọng những điều đơn giản bên trên sẽ giúp các bé bảo vệ tai khỏi nước tốt nhất.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/ky-nang-bao-ve-tai-khi-nuoc-chui-vao-ben-trong.html