Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Muốn con thoát khỏi biếng ăn sớm mẹ đừng quên những điều này

Muốn con thoát chứng biếng ăn thì chúng ôi xin chía ẻ tới các bạn  một cách sớm nhất ngoài việc phòng tránh thì mẹ cần nhận biết những dấu hiệu biếng ăn ở trẻ để sớm và kịp thời can thiệp. Ngoài ra khi con đã mắc biếng ăn thì chớ có vội vàng hấp tấp, hãy bình tĩnh và tìm hiểu rõ nguồn gốc gây ra và loại bỏ nó đầu tiên trước nhé.



Thời gian bữa ăn không đáp ứng được thời gian ăn. Trung bình một bữa ăn ở trẻ nhỏ bình thường kéo dài khoảng 30 phút là cao nhất. Khi đó trẻ ăn uống đều, còn nếu mẹ thấy con ăn rất khó, bón mãi chẳng được là bao, ăn quá tiếng đồng hồ không hết được nửa bát. Thì đấy chính là một trong những dấu hiệu cần chú ý, rất có thể biếng ăn ở trẻ đang chớm vào con rồi đó.

sản phẩm ưu việt đó là bàn mầm non

Số lượng bữa ăn giảm sút, lượng thực phẩm mỗi bữa không còn ăn được nhiều như mọi lần. Dấu hiệu biếng ăn điển hình hay nhìn thấy ở trẻ là số lượng khẩu phần ăn giảm sút, bữa ăn giảm sút do bỏ bữa, chán ăn. Cần lưu ý những trường hợp như này và sớm can thiệp ngay nhé!

sản phẩm giúp bé vui chơi khỏe mạnh đó là: bập bênh nhựa cho bé

Cân nặng, chỉ thích ăn mãi một món, là một dấu hiệu tham khảo với độ chính xác tương đối cho các mẹ. Biếng ăn ở trẻ không phải lúc nào cũng nhìn vào cân nặng mà biết được, nhưng có thể dựa vào một trong những yếu tố như cân nặng so với lứa tuổi, có hay ăn mãi một vài món không. Nếu trẻ nhà bạn có những triệu chứng như vậy thì hãy cẩn thận và nhanh chóng xử lý nhé!

Trạng thái tinh thần thể hiện rất rõ tình trạng biếng ăn, dấu hiệu này ở trẻ sẽ cho mẹ biết con đang lười ăn đấy nhé! Quấy khóc, né tránh bữa ăn, món ăn, không nhai, ngậm không chịu nuốt,... Đây toàn là những triệu chứng điển hình mẹ cần lưu ý.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/muon-con-thoat-khoi-bieng-som-dung-quen-nhung-dieu-nay.html

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Những cách đơn giản và hiệu quả để phòng tránh điện giật ở trẻ

Khi trẻ nghịch ngợm, dùng chân, tay hay miệng tiếp xúc với các thiết bị điện có thể bị điện giật, sốc điện và gây ra các tổn thương mức độ khác nhau, từ vết bỏng nhỏ cho tới chấn thương nghiêm trọng.


Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-cach-don-gian-va-hieu-qua-de-phong-tranh-dien-giat-o-tre.html

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Truyện kể: Quả Bầu Tiên

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẳn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.



Một hôm có một con cáo ở đâu mò tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con én nhỏ làm cho nó một cái tổ khác và chăm lo cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau. Mùa thu đến, khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nở rời chú bé.

Hiểu được lòng Én, chú bé âu yếm bảo:

- Én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm. Ðến mùa xuân ấm áp thì Én lại trở đây về với anh.

Nói xong chú bé tung con Én nhỏ lên trời. Con Én dang cánh chấp chới bay trên nền trời xanh biếc của mùa thu. Nó nhập vào một đàn Én lớn đang trên đường di cư về những xứ sở ấm áp phương Nam. Con Én nhỏ mau chóng tìm được niềm vui giữa bạn bè nhưng nó không thể nào quên chú bé.

Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Ðôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu.

Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lên nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà của bé mới khiêng về được một quả, khi bổ ra….Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon!.

Tên địa chủ trong vùng nghe được chuyện ấy. Hắn cũng muốn được chim Én cho nhiều quả bầu tiên. Hắn bèn tìm cách bắt một con Én con rồi bẻ gẫy cánh. Sau đó hắn giả vờ thương xót con Én rồi đem về nuôi.

Ðến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn Én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con Én lên trời và bảo:

- Bay đi Én con! Mau kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta!

Con Én khốn khổ bay đi. Mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả ra. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc chẳng có, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra cắn chết tên địa chủ tham lam, độc ác.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/truyen-ke-qua-bau-tien.html

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Cách dậy bé an toàn khi chơi với cún cưng

Hầu hết trẻ em yêu thích những con vật nuôi mà trẻ có thể chạm vào, ôm ấp và chơi với chúng suốt ngày. Đặc biệt là chó là người bạn trung thành hoàn hảo cho các nhu cầu vui chơi cho bé. Hãy nhớ rằng ngay cả khi những con chó có thể là dịu dàng, trung thành hoặc là với hầu hết động vật thuần hóa, vẫn có trường hợp khía cạnh hoang dã của nó có thể mạnh hơn.

Sau cùng, chúng vẫn có những bản năng động vật rất cao mà đột nhiên có thể thể hiện ra mặc dù chúng đã được huấn luyện tốt. Bạn cần phải biết những điều mà tất cả trẻ em nên tránh khi cùng chơi đùa với chú chó của gia đình. Dưới đây chúng tôi xin gửi một số lưu ý cho các bạn trẻ.

• Luôn giám sát thời gian trẻ chơi với những con chó. Không bao giờ để em bé một mình với con chó, không có vấn đề con chó đã thuần dưỡng và ôn hòa như thế nào đi nữa.

• Dạy cho trẻ những hành vi cơ bản thích hợp. Ngay cả những con chó được huấn luyện tốt cũng có thể trở thành khó chịu nếu nó đang bị đe dọa do đó hãy chắc chắn rằng con bạn không bao giờ kéo đuôi chúng. Bạn phải cảnh báo con bạn để giảm thiểu tiếng la hét như là những hành động này có thể gây bột phát tính hung dữ của các con vật.

=> mời bạn xem thêm sản phẩm chắn cầu thang cho bé

• Dạy con bạn làm thế nào để tiếp cận một con chó. Nếu đứa trẻ gặp một con chó lần đầu tiên, hãy giới thiệu cả hai đúng cách. Hãy để con bạn giơ mu bàn tay ra và đưa về phía con chó. Hãy để cho con chó ngửi nó. Hướng dẫn các con của bạn không nhìn thẳng vào con chó bởi vì hành động này có thể được hiểu như là một thách thức cho sự thống trị. Điều này có thể gây cho các động vật cảm thấy bị đe dọa, và sẽ đến lúc đẩy chúng trở nên tức giận hoặc thù địch.

• Dạy cho trẻ biết khi nào và khi nào không tiếp cận một con chó. Dạy cho trẻ rằng nếu con chó ngửi bàn tay của mình, điều này sẽ là một tín hiệu cho trẻ biết để bắt đầu vỗ con chó. Nếu con chó quay lưng đi, con bạn nên biết rằng những con chó đó có thể không được thân thiện và trẻ không nên cố gắng vỗ về nó. Con bạn cũng nên biết rằng không bao giờ nên tiếp cận một con chó lúc đang ăn hay ngủ, hoặc đó là một con chó gầm gừ hay đang quay lưng.

• Hướng dẫn con bạn về cách vuốt ve một con chó như thế nào. Làm mẫu cho trẻ cách chạm vào con chó và những bộ phận cơ thể nào của nó là vuốt ve tốt nhất. Sau đó, nắm tay của trẻ và hướng dẫn trẻ làm điều tương tự. Cuối cùng, vẫn giữ những con chó và để cho con em mình vuốt ve con chó.

• Dạy cho trẻ rằng không bạo lực với con chó. Một số trẻ em chơi cứng và thô bạo nên hãy đảm bảo rằng bạn phải dạy trẻ phải đối xử nhẹ nhàng với con chó. Điều quan trọng là con bạn phải biết rằng đó là điều rất sai trái và làm tổn thương con vật. Không nên ném đá, hay ném bất cứ thứ gì vào con chó, không đẩy và nếu trẻ muốn ôm chú chó, chắc chắn rằng đừng ôm quá chặt.

=> chuyên cung cấp lưới chắn cầu thang giá rẻ trên toàn quốc

• Nghiêm chỉnh áp dụng giới hạn tuổi tác. Không có những người lớn nào nên cho phép trẻ em dưới năm tuổi chơi với bất kỳ loại chó, bất kể là giống chó nhỏ ra sao. Khi trẻ chưa tới 5 tuổi việc tiếp xúc với các vật nuôi có thể rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Những con vật nuôi có thể đáng yêu và biết vâng lời chủ nhưng chúng có thể gây hấn nếu không được xử lý đúng. Đó là công việc của bạn để đảm bảo rằng trẻ em của bạn luôn luôn an toàn khi chơi chung với bất kỳ con vật nào.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-day-toan-khi-choi-voi-cun-cung.html

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Kỹ năng dậy bé 1 mình khi gặp gió to

Lan đang đi ra sân bóng chơi thì bỗng trời nổi gió lốc "ù ù ù". Lan cuống quýt quay người lại định chạy về nhà, nhưng không kịp nữa rồi. Những cơn cuồng phong kèm theo những cơn cát bụi bẩn ập đến, khiến Lan phải nhắm tịt mắt lại. Bé đã bao giờ gặp gió lốc 1 mình ở ngoài đường chưa? Bé có hình dung nổi mối hiểm nguy không? Nào chúng mình cùng học cách giữ an toàn trong gió lốc mà chúng tôi chia sẻ nhé!


1. Khi gặp gió to, bé hãy lập tức tránh xa khỏi cây to, cột điện, biển quảng cáo lớn, kẻo bị chúng đổ xuống đầu. Cũng không được men dưới nhà cao tầng, kẻo các đồ vật trên cửa sổ, ban công rơi xuống trúng đầu bé.
2. Không được lấy quần áo, túi xách trùm Lann đầu hoặc cắm đầu cắm cổ chạy tán loạn. Phải nhìn rõ đường đi, nếu không sẽ bị lạc hoặc vướng vào các thứ trên đường.
3. Về đến nhà, nếu thấy cửa sổ đang bị mở tung thì bé hãy thử đóng cửa sổ lại. Nhưng nhớ phải cẩn thận, kẻo sẽ bị gió cuốn ra ngoài.
4. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài lúc đang gió to hãy đeo kính, các bạn gái thì trùm khăn mỏng Lann đầu. Khi đi trên dường tốt nhất không há miệng, hoặc đeo khẩu trang, nhằm ngăn cát bụi bay vào miệng.

Mời bạn xem thêm sản phẩm : tủ mầm non
Nguồn: http://dochoihahuy.com/ky-nang-day-1-minh-khi-gap-gio.html

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Làm thế nào Khi người lạ gõ cửa nhà mình?

Có một buổi chiều, Hương ngồi nhà chăm chú làm bài tập trong khi bố mẹ Hương đi làm chưa về, trong nhà chỉ có một mình Hương. Bỗng nhiên Hương nghe tiếng gõ cửa: "Cộc ! Cộc ! Cộc !" . Hương chạy đến bên cửa, và nhòm qua "mắt thần". Ồ ai thế kia, Hương không hề biết các chú đang gõ cửa là ai cả. Chú ấy bảo: " Chú là hàng xóm mới, sống ở tầng trên nhà cháu! Ban nãy, gió thổi bay quần áo của chú xuống ban công nhà cháu, cho chú vào lấy nhé!". Theo các bạn Hương có nên mở cửa không nhỉ.

Làm thế nào Khi người lạ gõ cửa nhà mình?

1. Nếu người lạ đòi bạn mở cửa, thì tuyệt đối không nên mở. Bé phải chốt cửa thật chặt, rồi giả vờ gọi bố mẹ thật to trong nhà. Kẻ xấu tưởng bố mẹ ở nhà, sẽ sợ và bỏ đi ngay.
2. Nếu người lạ mà bảo mình là người sữa chữa bếp ga, đường ống nước, đồ điện trong nhà hoặc là nhân viên thu tiền điện thoại....bé cũng không được mở cửa cho họ; hẹn họ khi khác có bố mẹ ở nhà hẵng đến sau.
3. Nếu người lạ bảo là đồng nghiệp, người làm cùng hay quen với bố mẹ, còn biết cả tên bé nữa, bé cũng phải cảnh giác, không mở cửa ngay. Bé hãy hỏi họ có việc gì cần, rồi ghi lại và bảo với bố mẹ sau.
4. Nếu người lạ ngồi lì trước cửa không chịu đi, bé hãy gọi điện cho bố mẹ hoặc hàng xóm, cũng có thể gọi điện thoại 113 báo cảnh sát.
5. Khi bố mẹ không có nhà, bé cũng bật tivi, bật đài lớn tiếng, để kẻ xấu tưởng trong nhà có người, chúng sẽ không dám quấy rối bé.

Chúc các bé học được những kỹ năng sống thật tốt mời các bạn xem thêm một số sản phẩm của chúng tôi: lưới chắn cầu thang cho bé, bộ liên hoàn cầu trượt, chắn cầu thang
Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-nao-khi-nguoi-la-go-cua-nha-minh.html

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Chia sẻ kỹ năng sống dậy bé tự lập

Mặc quần áo, ăn uống, ngồi bô và đánh răng là 4 cột mốc rất quan trọng trên con đường phát triển độc lập cho bé.

Tất nhiên bé ở tuổi chập chững chưa sẵn sàng để tự lập hay tự mình làm lấy mọi việc, các bé chỉ có thể thu xếp với người phụ tá của bé - là cha mẹ mà thôi. Hãy ở bên cạnh bé, khuyến khích và giúp đỡ bé khi mà bé học những kỹ năng mới. Nên nhớ, sự phát triển ở mỗi bé đều khác nhau. Bạn hãy đợi cho đến khi bé bắt đầu quan tâm đến tự chăm sóc bản thân mới nên động viên bé thử một số kỹ năng bên dưới sau.

Chia sẻ kỹ năng sống dậy bé tự lập

  1. Tự ăn
    Sau sinh nhật đầu tiên, thì bé đã biết cầm thìa và xúc thức ăn vào miệng nhưng phải đến 15-18 tháng tuổi, thức ăn mà bé tự xúc vẫn còn rơi vãi tung tóe trên sàn nhà. Khoảng 2 tuổi, khi kỹ năng phối hợp mắt - tay tốt thì bé mới biết cách ăn bằng thìa để hoàn thiện hơn.

Cách giúp bé
- Đưa cho bé một cái thìa như một món đồ chơi càng sớm càng tốt, càng thực hành với thìa sớm, các kỹ năng ở bé càng tốt lên.
- Chuẩn bị tâm lý cho một đống hỗn độn vì nó làm bạn không bị stress.
- Nên chọn thức ăn dạng khô hơn là dạng nước để bé dễ ăn bằng thìa lại hạn chế rơi, chảy.
- Ăn cùng bé để bé thấy được khả năng ăn uống "chuyên nghiệp" từ mẹ.
  1. Mặc - cởi quần áo
    18 tháng tuổi, bé chưa thể linh hoạt đủ để đóng cúc hoặc đóng khóa kéo nhưng bé có thể kéo khóa xuống dễ dầng. Khi hoạt động này xuất hiện, kéo khóa cởi đồ là trò chơi yêu thích của bé.


Đến 3 tuổi, bé có thể tự mặc quần áo khá tốt, dù có khi bé vẫn khá lúng túng với những cái cúc và dây khóa.

Mời bạn xem một số sản phẩm của chúng tôi:
Cách bạn giúp bé
- Tạo một trò chơi liên quan: chẳng hạn, đề nghị bé đi tất vào tay. Bé mới biết đi thích những thử thách mới và không muốn bị bắt ép làm gì.
- Cho bé cơ hội tự chọn quần áo cho mình.
- Cho bé nhiều thời gian để học cách cởi - mặc quần áo.
  1. Đánh răng
    Khoảng 2 tuổi, bé đã có gần như đủ răng sữa, với 10 cái mỗi hàm trên - dưới. Dù bé chưa biết bóp kem đánh răng và đánh răng đúng cách cho đến 5 tuổi nhưng đây cũng là lúc, bạn nên động viên bé tự đánh răng. Nhớ kiểm tra lại sau đó để đảm bảo công việc suôn sẻ và dạy bé nhổ kem đánh răng ra ngoài.

Cách bạn giúp bé
- Để việc đánh răng vui vẻ: Sử dụng kem đánh răng có mùi dễ chịu và những chiếc bàn chải màu sắc tươi tắn
- Cùng đánh răng với bé để bé có thể bắt chước những chuyển động lên - xuống từ mẹ.
- Để bé soi gương khi đánh răng vì điều này thật thú vị.
  1. Ngồi bô
    Trung bình bé bắt đầu biết tự ngồi bô khi 2 tuổi tưỡi. Nhưng luyện thói quen ngồi bô cho con nên được bắt đầu từ sớm. Khoảng 6 tháng tuổi, khi bé biết ngồi thì việc luyện ngồi bô sẽ thuận lợi.

Cách bạn giúp bé
- Để bé tự chọn nơi mà bé sẽ đặt bô.
- Khi bé ngồi bô thì cha mẹ hãy hỏi bé: "Con đi xong chưa?".
- Khi bé đi xong, hãy giúp bé vệ sinh thật sạch sẽ bô nhé.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/chia-se-ky-nang-song-day-tu-lap.html