Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Trẻ bị tay chân miệng có nên điều trị tại nhà không ?

Bệnh tay chân miệng cũng có thể điều trị tại nhà trong trường hợp bệnh nhẹ - tương đương cấp độ 1 của bệnh.




Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết rằng con mình đang bị bệnh ở cấp độ mấy để có hướng điều trị phù hợp. Do đó, chúng ta cần phải biết và quan sát những biểu hiện và các cấp độ bệnh tay chân miệng để quyết định phải xử lý như thế nào cho đúng?

Biểu hiện và hướng điều trị cho các cấp độ của bệnh tay chân miệng của trẻ

Bệnh tay chân miệng được chúng tôi phân loại theo 4 giai đoạn với biểu hiện, triệu chứng như sau:

Cấp độ 1: Trên da xuất hiện những vết loét miệng hoặc tổn thương, mẩn đỏ, bong nước.

Hướng điều trị: Có thể điều trị ngoại trú, tại nhà và theo dõi tại y tế cơ sở. Cần tái khám 1 - 2 ngày/lần trong 8 - 10 ngày đầu của bệnh.

lạnh. Hoặc giật mình, giật mình ≥  2 lần/30 phút kèm ngủ gà, mạch nhanh trên 150 lần/phút…

Hướng điều trị: phải đưa đến bệnh viện để điều trị.

Cấp độ 3: người bệnh có mạch nhanh > 170 lần/phút; vã mồ hôi, lạnh toàn thân; huyết áp tăng; thở nhanh, thở bất thường; rối loạn tri giác..

Hướng điều trị: điều trị tại bệnh viện, ở những đơn vị hồi sức tích cực, thở oxy.

Cấp độ 4: người bệnh biểu hiện sốc, tím tái, ngưng thở, thở nấc.

Hướng điều triệu: điều trị đặc biệt, cấp cứu tại bệnh viện.

Như vậy, bệnh tay chân miệng chỉ có thể điều trị tại nhà khi trẻ đang ở cấp độ 1.
Chữa bệnh tay chân miệng tại nhà, cần làm gì ?

Khi chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà, cha mẹ cần phải có các kiến thức nhất định và tuân thủ theo quy định, hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ điều trị hoặc tổ chức y khoa uy tín. Cha mẹ tránh việc tự tìm hiểu những thông tin, không rõ nguồn gốc, hoặc tự áp dụng những phương pháp điều trị cho trẻ sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương đưa ra hướng dẫn xử trí bệnh tay chân miệng tại nhà áp dụng cho trẻ mắc tay chân miệng ở cấp độ 1 - có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không – thì có thể điều trị tại nhà bằng cách:
  • Dùng paracetamol hạ sốt giảm đau.

  • Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol.

  • Dùng dung dịch sát khuẩn da (xanhmethylen, milian…) và niêm mạc (zytee, kamistad...) cho các vết loét.


Theo dõi kỹ các dấu hiệu từ 1-2 ngày hoặc tới 1 tuần lúc đó bé sẽ hồi phục. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu nặng: sốt cao, li bì, nôn... hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.

[caption id="attachment_4632" align="aligncenter" width="605"] Trẻ bị tay chân miệng vẫn cần được bú mẹ bình thường nếu còn bú (Ảnh: Shutterstock)[/caption]

* Thức ăn cho trẻ bị tay chân miệng khi điều trị tại nhà

- Thức ăn cho trẻ bị tay chân miệng cần mềm, mịn, mát nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Chẳng hạn như: cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh flan…
- Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần hơn bình thường, mỗi bữa cách nhau 3-4 giờ. Không ép trẻ ăn sẽ gây cho trẻ tâm lý sợ ăn.

sản phẩm bóng nhựa được ưu tiên cùng với bàn ghế mầm non
- Khi cho trẻ ăn, bạn nên dùng loại muỗng nhỏ, không có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi của bé gây cho bé đau đớn.
-  Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, nước trái cây tươi để bổ sung Vitamin C. Với trẻ còn đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú và có thể cho bé bú nhiều lần.

* Vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng khi điều trị tại nhà

Khi trẻ bị bệnh, hãy cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 - 14 ngày đầu của bệnh.

Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng dễ lây lan, do đó khi mà bạn chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng cần lưu ý vấn đề vệ sinh để tránh lây bệnh cho anh chị em của trẻ.

- Trẻ bị tay chân miệng phải được cha mẹ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa sạch mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch.
- Nhắc trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng, đồng thời loại bỏ bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh trên tay trẻ.
- Quần áo của trẻ bị bệnh tay chân miệng nên được ngâm dung dịch sát khuẩn (dung dịch Cloramin B 2%, nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn hoặc luộc nước sôi trước khi giặt); Phòng trẻ cần thông thoáng, đủ dưỡng khí, sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ.
- Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ bị chân tay miệng như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn, đồ chơi… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt.

Tránh những quan niệm sai kiêng tắm, kiêng gió, ủ trẻ quá kỹ - châm chích cho mụn nước mau vỡ ra. Đây là những nguyên nhân làm cho bệnh trầm trọng hơn nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng.

Việc điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà được khuyến khích khi trẻ còn ở giai đoạn nhẹ.

Tuy nhiên, phụ huynh cần đặc biệt phải lưu ý các dấu hiệu của bệnh để sớm xử lý, tránh bệnh tiến triển dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Sự nguy hiểm của bệnh tay chân miệng được cảnh báo bởi 5 lý do.


Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-bi-tay-chan-mieng-co-nen-dieu-tri-tai-nha-khong.html

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách chữa trị : Chân vòng kiềng ở trẻ

Trẻ bị vòng kiềng khi đi người lắc lư, làm dáng đi rất xấu.



Đặc biệt, với các bé gái mà bị tật này, khi lớn sẽ thiệt thòi hơn vì chân vòng kiềng sẽ hạn chế vẻ đẹp hình thể và làm giảm sự tự tin cho trẻ khi lớn lên. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng là do những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ từ khi còn nhỏ.


Dấu hiệu nhận biết chân vòng kiềng


Cách nhận biết chân vòng kiềng hay còn gọi là chân chữ O như sau:


Chân bình thường là hai chân luôn thẳng khít, song song với nhau, khi đứng, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít.


Còn chân vòng kiềng khi mà bé đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không được thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm. Hoặc khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm.




[caption id="attachment_4627" align="aligncenter" width="600"] Image Source: The Science Photo Library
Re Rickets story[/caption]

Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng


Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng;


Trẻ cho tập đứng, tập đi quá sớm;


Trẻ béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi chân;


Do những thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như: địu trẻ trên lưng, trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa hoặc lừa…


Cách hạn chế tật chân vòng kiềng ở trẻ


Cho trẻ bú sữa mẹ: Trong sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng, vitamin rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ, vì vậy cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có vitamin D, một loại vitamin giúp bé hạn chế còi xương (vì còi xương là nguyên nhân gây vòng kiềng ở trẻ). Đến tuổi ăn dặm, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cung cấp đủ lượng canxivà vitamin D cần thiết từ các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng… cho bé.


Nắn chân, tay cho trẻ: Nắn chân cho trẻ một cách nhẹ nhàng và đều cả hai chân, giúp lưu thông máu và rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi nắn chân, trẻ có xu hướng duỗi thẳng chân, rất thích thú… cha, mẹ nên nắn hướng vào trong, từ đùi xuống mắt cá chân, tạo thành thói quen cho trẻ và hạn chế tật vòng kiềng.


Sản phẩm của chúng tôi: 



Nên nắn chân hàng ngày, đều đặn, trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.


Lưu ý: Khi trẻ trên 1 tuổi, hiện tượng chân cong, chân vòng kiềng sẽ hết.


Việc nắn chân cho trẻ hoàn toàn không có tác dụng làm thẳng chân trong trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng. Việc nắm bóp chân này chỉ có tác dụng xoa bóp, mát xa làm trẻ dễ chịu hơn.


Trong trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng do di truyền cần phải khám để can thiệp điều trị bằng các phương pháp y khoa. Với những trẻ bị chân vòng kiềng do còi xương, thiếu vitamin D hoặc canxi, việc điều trị chỉnh hình sẽ kết hợp với bổ sung các chất trên trong chế độ ăn hàng ngày.




Không bắt trẻ tập đi sớm: Phụ huynh không nên cho trẻ ngồi xe tập đi quá sớm. Không tập đi cho trẻ bằng phương pháp đỡ hai nách trẻ. Thời gian thích hợp để tập đi là ngoài 9 tháng.


Lưu ý: Trọng lượng của cơ thể thường dồn ép xuống chân, vì vậy không ép trẻ đứng hoặc đi quá sớm khi hệ xương chân của trẻ chưa đủ thời gian phát triển, khiến chân trẻ bị biến dạng (vòng kiềng).


Tập giữ thăng bằng trọng lượng cơ thể cho trẻ trước khi tập đi. Luôn theo sát trẻ và đặt gối, chăn ở sát sau trẻ để nâng đỡ, tránh áp lực mạnh ảnh hưởng đến đốt sống hoặc tránh trẻ bị ngã ảnh hưởng tới hệ xương chân.


Nhiều bà mẹ thường lo con sẽ bị chân vòng kiềng khi có ai đó bế con mình dưới dạng “cắp nách”. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, cách bế trẻ như vậy không phải là nguyên nhân dẫn đến chân bị vòng kiềng mà do nhiều tác động khác.


Thay vào đó, việc cho trẻ đứng và tập đi sớm lại dễ gây chân vòng kiềng hơn do xương cẳng chân của bé còn yếu, chưa đỡ được sức nặng của cơ thể, nhất là đối với những trẻ quá bụ bẫm hoặc béo phì.


Bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi:  Thiếu vitamin D trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu canxi, phốt-pho và khiến sự phát triển xương gặp trở ngại. Vitamin D và canxi có tác dụng phát triển xương ở trẻ, vì vậy cần bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ, như vậy, sẽ hạn chế được tật chân vòng kiềng.


Lưu ý: Trẻ thiếu canxi thường quấy khóc, hay vặn mình, ra nhiều mồ hôi, chậm phát triển chiều cao,...


Tắm nắng cho trẻ: Tắm nắng cho trẻ giúp sản sinh ra một lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Khi trẻ đầy đủ vitamin D sẽ hạn chế các hiện tượng về xương, đặc biệt là bệnh còi xương (nguyên nhân gây vòng kiềng ở trẻ).


Cần phận biệt rõ chân cong sinh lý và chân cong bệnh lý


Nếu chân trẻ chỉ cong ở cẳng chân thì không thể gọi là chân vòng kiềng, bố mẹ chỉ cần lo lắng khi chân của bé cong từ trên đùi xuống bàn chân. Vì vậy, cần phải phân biệt được chân cong sinh lý và chân cong bệnh lý.


Phần lớn, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong cẳng chân do tư thế nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, đây là hiện tượng cong chân sinh lý, chân trẻ sẽ tự thẳng khi 1 tuổi mà không cần xoa bóp hay điều trị gì.


Tuy nhiên, một số trường hợp, do sự can thiệp không đúng cách của bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể khiến tình trạng cong chân của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, từ cong chân sinh lý có thể dễ bị chân vòng kiềng.


Cách chữa trị trẻ bị chân vòng kiềng


Khi xác định trẻ bị chân vòng kiềng bẩm sinh, ta hãy áp dụng các phương pháp chữa trị như sau: Phẫu thuật bó (nẹp chân hoặc bó bột) hoặc phẫu thuật sắp lại xương.


Khi phương pháp bó chân không có kết quả, các bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật khi có sự đồng ý của gia đình.


Với những bé lớn (từ 2 đến 5 tuổi) chân bị cong nhiều, bố mẹ nên cho con đi khám để bác sĩ tư vấn về việc phẫu thuật chỉnh trục xương.


Thông thường các trường hợp bị chân vòng kiềng sẽ được can thiệp chỉnh chân khi trẻ trên 5 tuổi, cha mẹ cần đưa con đến các bệnh viện chỉnh hình lớn để được các bác sĩ có chuyên môn tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa và có các xử lý tốt nhất và phù hợp nhất. Dưới độ tuổi này nên để trẻ phát triển tự nhiên, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.


Tóm lại, việc phòng tránh chân vòng kiềng cho trẻ có thể được thực hiện khá đơn giản từ khi sinh ra bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tắm nắng thường xuyên, cho trẻ để bổ sung vitamin D tự nhiên.


Từ tuổi ăn dặm trở đi, trẻ cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như: rau, quả, sữa, thịt, cá, tôm… hàng ngày vào những buổi sáng cho bé tiếp xúc với ánh nắng để hấp thụ vitamin D tránh bị còi xương và tránh để trẻ béo phì vì có thể khiến xương của trẻ phải chịu áp lực lớn, không phát triển tự nhiên.




H.T




Nguồn: http://dochoihahuy.com/dau-hieu-nhan-biet-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri-chan-vong-kieng-o-tre.html

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ mùa nắng nóng

Tiêu chảy ngày nay là căn bệnh phổ biến thường xuất hiện vào mùa nắng nóng.



Căn bệnh này thường làm cho cơ thể người bị mất nước nhiều, rối loạn điện giải gây nên tình trạng suy kiệt, có thể gây tử vong nếu không biết cách điều trị kịp thời và đúng lúc.


Vào mùa hè, khi mà thời tiết có sự thay đổi nóng ẩm và vệ sinh môi trường kém là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn sinh sôi và phát triển, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh trên người. Đồng thời, khi mà nhiệt độ tăng cao cũng làm cho thực phẩm dễ bị lên men và nhiễm khuẩn, từ đó làm tăng khả năng lây lan các mầm bệnh qua đường tiêu hóa.



Bệnh tiêu hóa có thể lây lan nhanh qua bàn tay kém vệ sinh, thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm bẩn và gây thành dịch lớn, nhất là ở khu vực đông dân cư, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt.


Bệnh tiêu chảy thường có kèm theo các triệu chứng như đau bụng, sốt cao, buồn nôn, khô họng và da, nước tiểu ít hoặc không có, cảm giác mệt lã, chóng mặt, khát nước.


Sản phẩm lưới chắn cầu thang được làm bằng gỗ tự nhiên


Đa số các trường hợp tiêu chảy nhẹ, không có những biểu hiện nghiêm trọng thì có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà được.




Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM khuyến cáo:


Trong quá trình điều trị, việc bổ sung nước và chất điện giải để bù lại lượng nước mất là mục tiêu hàng đầu mà bạn cần phải chú ý.


Phụ huynh phải thực hiện việc bù lại việc bị mất nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày. Đối với trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn và uống nhiều nước chín là được.


Ngoài việc uống nước chín, phụ huynh có thể cho trẻ uống nước canh, nước cháo, đậu nành, sữa chua, nước cam vắt không đường…


Lưu ý, không nên cho trẻ uống các loại thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy ngay hay nước ổi... điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ mà còn làm bệnh ở trẻ nặng hơn. mời bạn xem sản phẩm: hạt muồng muồnggiá đựng đồ chơi


Cung cấp chế độ dinh dưỡng và ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng là rất cần thiết cho bệnh phục hồi nhanh hơn. Thức ăn là loại thức ăn mềm, cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày.


Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc để điều trị tiêu chảy thông thường. Trong số đó, thuốc có hoạt chất diosmectite là loại thuốc được khuyến cáo bởi các Tổ chức/Hiệp Hội Y khoa tại Việt Nam và trên thế giới trong điều trị tiêu chảy.


Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn thuốc Diosmectite là thuốc vừa điều trị tiêu chảy vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, an toàn cho cả trẻ em và người lớn.


Ngoài ra, người bệnh cũng cần được nghỉ ngơi trong thời gian đó, thư giãn hợp lý để sức khỏe được phục hồi nhanh chóng.


Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.




H.T




Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-chua-benh-tieu-chay-o-tre-mua-nang-nong.html

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Làm gì khi trẻ “kén cá chọn canh”?

Khi trẻ bị biếng ăn, cả nhà phải vào cuộc. Nhưng phải chọn đúng cách mới có thể cải thiện được tình hình.




Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM cho biết khi trẻ biếng ăn cần xác định rõ nguyên nhân:

Thứ nhất, nếu đột nhiên ở trẻ biếng ăn (chỉ trong những thời gian ngắn), có thể trẻ đang trong giai đoạn trải qua một đợt bệnh nhẹ (có thể bệnh chưa bị phát ra ngoài). Trường hợp này gia đình cần theo dõi thêm.

Thứ hai, khi bé dần lớn, bé nhận biết nhiều hơn và bắt đầu có những sự lựa chọn trong dinh dưỡng: ví dụ chọn uống nước thay vì uống sữa, kén chọn thức ăn này, không thích thức ăn khác. Cha mẹ cần uốn nắn thói quen ăn uống cho bé ngay từ khi còn rất nhỏ.

Hình minh họa. Nguồn: internet


Nghe nội dung tư vấn từ Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi:

Có những trường hợp phụ huynh chia sẻ bé 24 tháng chỉ ăn cơm với thịt chiên, cá chiên, không thích ăn rau, củ quả. Nếu không đáp ứng khẩu phần ăn như vậy cho bé thì bé chỉ uống sữa.

Việc bé ăn gì hay không ăn gì là do thói quen chúng ta tập cho bé từ nhỏ. Trong trường hợp này, bé đã 24 tháng tuổi, khó thay đổi thói quen nhưng vẫn phải làm. Vì nếu không bữa ăn của bé sẽ không cân đối, bé có thể sẽ thiếu chất xơ.

=> cung cấp sản phẩm : tủ kệ mầm non

Ba mẹ có thể tập ăn cho bé theo nguyên tắc: khi bé đang đói bụng, cho bé ăn thứ không thích trước. Bé phải ăn thức ăn đó xong, mới cho bé ăn món bé yêu thích.

Một cách nữa là hãy chế biến chung thức ăn bé thích và không thích. Ví dụ bé thích ăn trứng thì mẹ hay ba có thể chiên trứng kèm các loại rau củ khác nhau để bé tập dần việc ăn rau.

Điều quan trọng là khi chúng ta tập luyện thói quen ăn uống cho bé, mọi người trong gia đình cần thống nhất cách tập, và thống nhất cách thông tin với bé, cách thưởng, phạt; không nên “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” sẽ phản tác dụng đó nhé mọi người.

=> chia sẻ: hạt muồng muồng


Phương Nguyệt


Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-gi-khi-tre-ken-ca-chon-canh.html

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Miếng dán chống say xe gây loạn thần kinh ở trẻ em

Vừa qua bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã cho biết, tại khoa mới tiếp nhận điều trị cho một bé gái 9 tuổi, ngụ Hóc Môn, bé nhập viện với những triệu chứng như la hét, bò lồm cồm và rất kích động sau khi bé dùng miếng dán chống say xe.




Mẹ bé tâm sự rằng bé có kết quả học tập loại giỏi nên chị thưởng cho con một chuyến đi chơi ở trung tâm Thành phố. Sợ con say xe nên chị liền đi mua miếng dán chống say xe để cho bé dùng. Sau khi dán một lúc thì bé có triệu chứng lạ như trên.

Miếng dán chống say xe gây loạn thần kinh ở trẻ em

Bắc sĩ Trương Hữu Khánh


Qua thăm khám và thông tin từ gia đình cung cấp, bác sĩ Khanh cho biết bé bị loạn thần do dị ứng với chất scopolamine có trong miếng dán chống say tàu xe. Bệnh nhi được giữ lại theo dõi 2 ngày và được xuất viện khi các triệu chứng loạn thần đã hết.

cung cấp : bể bóng cho bé

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng cho biết thêm, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận khá nhiều ca tương tự như em bé 9 tuổi trên. Đặc biệt là vào mùa hè, các bé được gia đình cho đi chơi xa. Phụ huynh đưa con tới khám chủ yếu vì tưởng con bị viêm não. Tuy nhiên, sau khi hỏi phụ huynh có dán cho con miếng dán chống say xe không thì phụ huynh đều cho biết có dùng.

Bác sĩ Khanh lưu ý thêm miếng dán chống say tàu xe có hoạt chất scopolamine được các tổ chức dược Thế giới chống chỉ định dùng cho trẻ em ở dưới 12 tuổi. Đặc biệt, ở người lớn, theo khuyến cáo, có đến hơn 10% người sử dụng  có biểu hiện như hoa mắt, nôn nao sau khi dùng miếng dán say tàu xe


Nhất Hương


Nguồn: http://dochoihahuy.com/mieng-dan-chong-say-xe-gay-loa%cc%a3n-kinh-o%cc%89-tre%cc%89-em.html

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Vì sao trẻ em dưới 3 tuổi thường bị bệnh

Bé từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi thường hay có các đợt bệnh cảm cúm, sốt. Hiểu được vì sao bé hay có những bệnh vặt, cha mẹ sẽ có cách xử trí đúng và yên tâm hơn.




Theo Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi - Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng – ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, đây là giai đoạn cửa sổ miễn dịch.

Trong giai đoạn bé từ 6 tháng đến 3 tuổi, cơ thể bé chưa đủ miễn dịch để chống các tác nhân bên ngoài. Do vậy bé hay bị bệnh.

Vì sao trẻ em dưới 3 tuổi thường bị bệnh

Thực sự, trong thời gian mang bầu, mẹ đã cho bé một số kháng thể để bảo vệ bé. Tuy nhiên, các kháng thể này đã không còn khi bé được khoảng 6 tháng. Cùng lúc này, bé chưa tự tạo ra được các kháng thể đủ chống lại vi trùng bên ngoài.


Các bậc phụ huynh đừng quá lo ngại vì con bệnh vặt trong độ tuổi này. Việc con bị bệnh như là cách con tập quen với việc chống lại các tác nhân ngoài môi trường, tập quen với việc tạo ra kháng thể, loại trừ các loại vi khuẩn nào?

Bé thường bị bệnh 4 – 5 lần/năm, những đợt bệnh không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé thì không có gì đáng lo ngại.

Chỉ trong trường hợp bé bị bệnh nặng, bị viêm nhiễm kéo dài, nhiễm trùng nặng gây sốt nặng hoặc có nguy cơ lan vào trong máu thành nhiễm trùng huyết, viêm hô hấp dưới thì chúng ta phải có biện pháp y học can thiệp kịp thời.

Còn những đợt bệnh nhẹ, bé sốt nhẹ, nước mũi trong, ho đàm nhớt ít, bé vẫn chơi, ăn uống bình thường thì không cần phải lo lắng quá, chỉ cần dùng các thuốc chống triệu chứng. Phụ huynh cần theo dõi bé. Khi có tình trạng nhiễm trùng mới phải can thiệp bằng thuốc kháng sinh.

Cách giúp bé vượt qua các đợt cảm, ho:

Thường xuyên rửa mũi cho bé sạch sẽ: khi bé khỏe thì giúp mũi bé sạch, giảm lượng vi khuẩn để ít phát tác thành bệnh, khi bé bệnh giúp bé giảm lượng vi khuẩn tại chỗ, bớt đàm ngay. Quan trọng nhất là ngay từ giai đoạn đầu bé bị chảy mũi, ho, phụ huynh cần rửa mũi ngay cho con.

Cách rửa mũi: dùng nước muối sinh lý nhỏ nhiều vào mũi (chứ không phải nhỏ 1 – 2 giọt). Khi đó đàm bị hòa loãng đi, bé có thể nhổ ra hoặc theo đường tiêu hóa ra ngoài hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Thông thường khi bé sổ mũi, ho khoảng 5 ngày và đã rửa mũi bé không bớt nên đưa bé đi khám bệnh. Nếu thấy bé bị chảy nước mũi có màu xanh, đàm màu xanh nghĩa là bé đã có nguy cơ nhiễm trùng, cần đưa bé đi khám chuyên khoa nhi.


Phương Nguyệt




Nguồn: http://dochoihahuy.com/vi-sao-tre-em-duoi-3-tuoi-thuong-bi-benh.html

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Thực hư cốm giúp trẻ không quấy khóc?

Nhiều phụ huynh có "truyền tai" và chia sẻ thông tin về loại cốm giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon, không quấy khóc. Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi chia sẻ cùng VOH.


Thực hư cốm giúp trẻ không quấy khóc?


Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM cho biết, các loại cốm dùng cho trẻ em đa số không khác nhiều với thuốc bổ.

Thuốc bổ là cách gọi dân gian, nó chỉ là các loại thuốc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là chất dinh dưỡng không có năng lượng như vitamin và các loại chất khoáng.

Thông thường đối với trẻ em có tình trạng dinh dưỡng kém như suy dinh dưỡng hoặc trẻ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng (biểu hiện không rõ ràng nhưng trẻ thấy mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, khó chịu trong người….) cần thêm thuốc bổ.

Nhưng theo những bác sĩ Đào Thị Yến Phi, cách tổt nhất cung cấp thuốc bổ cho con em mình chính là những thực phẩm dinh dưỡng thông thường trong mỗi bữa ăn hàng ngày.


Các chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, D, E, khoáng, kẽm, sắt và cả các chất có năng lượng nữa đều có thể được cung cấp bởi các thức ăn thông thường như cơm, canh, thịt, cá, trứng, sữa.

Chỉ trong trường hợp bé bị thiếu hụt có thể do rối loạn hấp thu hay sau đợt bệnh hay một bất thường gì khác mới cần bổ sung bằng các chế phẩm.

Vì các chế phẩm này nếu bổ sung quá nhiều cũng không tốt. Cho dù là thuốc bổ cũng nên cần sự tư vấn của bác sĩ chứ không nên bổ sung “hú họa”, có lúc bổ sung đúng chất con mình thiếu, có khi bổ sung thừa chất con mình đã đủ.

Các phụ huynh cũng cần lưu ý xem kỹ thành phần trên chai thuốc cốm. Nếu chỉ có thành phần vitamin và chất khoáng thì cũng  tương đối an toàn. Còn có thêm thành phần lạ như thành phần thảo dược khác nữa thì nên cẩn trọng, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi.


Phương Nguyệt




Nguồn: http://dochoihahuy.com/thuc-hu-com-giup-tre-khong-quay-khoc.html