Con phải thực hiện những ước mơ của bố mẹ, con phải noi gương và học hành của anh hai, chị hai, không học giỏi thì lớn lên con làm được gì? Phải chăng cha mẹ đã và đang tạo áp lực cho con dưới những hình thức khác nhau? Điều đó có làm con tốt hơn?
Mỗi khi kết thúc năm học cũ hoặc khi có những kết quả thi đầu cấp, tuyển sinh Đại học, trên mạng xã hội lại tràn ngập bảng điểm, giấy khen mà bố mẹ đang khoe thành tích của con. Đằng sau những tự hào, chúc tụng, khen ngợi… là áp lực không nhỏ đang áp lên với con cái và cả những bé… không được bố mẹ khoe.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, chuyên viên trung tâm tư vấn Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho biết việc tạo áp lực cho con, nhất là mỗi mùa thi không phải là cách tốt nhất bố mẹ giúp con vượt qua những bước ngoặt này thành công.
Khơi gợi những mơ ước
Nhiều cha mẹ có tư tưởng cho rằng phải tạo áp lực để con học tốt. Đây là quan niệm “nhầm lẫn” từ phụ huynh cả về tâm lý học và sinh lý học đối với học sinh. Với người lớn, khi gặp áp lực chúng ta cũng làm không tốt những việc vốn là sở trường của mình huống chi trẻ nhỏ. Trẻ càng bị áp lực, càng mất tập trung vì bị áp lực đó chi phối, ảnh hưởng tới năng lực học tập.
Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn một số sản phẩm của công ty Hà Huy chúng tôi:
- đồ chơi ngoài trời mầm non
- cầu trượt giá rẻ
- chắn cầu thang
Khi đi thi, trẻ chỉ lo mình có đậu không? Nếu không đậu thì bố mình như thế nào, mẹ đối xử với mình như thế nào?
Thay vì vậy, bố mẹ hãy động viên con mình phải giữ bình tĩnh, tinh thần thoải mái, cố gắng thi tốt theo sức học của mình, nghỉ ngơi và đừng để mình bị áp lực gì khi đi thi. Việc học trẻ đã trải qua trong cả năm. Các kỳ thi chỉ là để phản ánh kết quả học tập trong suốt thời gian đó.
Điều “áp lực” nhất mà cha mẹ tạo ra cho con, đó là giúp con tự mình nhận thức tinh thần trách nhiệm với chính bản thân mình để học tập nghiêm túc, lên kế hoạch học tập khoa học trước mỗi kỳ thi.
Thay vì tạo áp lực, hãy tạo động lực học tập cho con bằng những lời khơi gợi những mơ ước, sở trường, niềm yêu thích của trẻ với các môn học, là chỗ dựa tinh thần cho con chia sẻ những vấn đề trong học tập và sinh hoạt.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/co-nen-chuan-bi-tam-ly-cho-con-truoc-ky-thi-khong.html