Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Cảnh báo tình trạng trẻ bị béo phì, thừa cân ở Việt Nam

Nhiều báo cáo chuyên tại hội nghị khoa học “Tiêu hóa - gan mật - dinh dưỡng nhi khoa” toàn quốc vừa qua tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cảnh báo về tình trạng béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em Việt Nam.


Cảnh báo tình trạng trẻ bị béo phì, thừa cân ở Việt Nam


Theo những số liệu điều tra vào năm 2015, tỷ lệ thừa cân - béo phì ở khu vực thành thị có khoảng là 21,1% và ở nông thôn là 7,6%. Nguyên nhân thừa cân béo phì trẻ em, theo các tác giả đều liên quan đến vấn đề chế độ mất cân đối về đồ ăn như (ăn nhiều chất béo) và ít hoạt động thể lực.

Theo TS Lưu Thị Mỹ Thục - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết việc phòng ngừa thừa cân béo phì ngay từ đầu bằng việc kiểm soát chế độ ăn và vận động của trẻ sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn nhiều so với việc điều trị khi trẻ đã bị béo phì.

Về cơ chế nhận diện trẻ thừa cân béo phì, theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM - cơ chế sinh ra bệnh sẽ chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: di truyền, nội tiết tố và môi trường sống.

Một số sản phẩm của chúng tôi để nâng cao rèn luyện cho trẻ:

- cầu trượt cho bé
- bập bênh nhựa
- bộ tập gym cho trẻ

Việc điều trị thừa cân, béo phì cần phải có sự kiên trì giữa hai bên phối hợp giữa bác sĩ, trẻ béo phì và cha mẹ trẻ, bằng nhiều liệu pháp kết hợp.

Một cách tiếp cận mới trong điều trị béo phì đang được nghiên cứu gần đây là tiếp cận hoạt động hệ vi khuẩn chí đường ruột. Việc điều trị này gồm thay đổi thành phần hệ vi khuẩn chí đường ruột của người béo phì bằng cách sử dụng các vi sinh vật có lợi (probiotic)…

Tại hội thảo, các bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa cũng đều cảnh báo rằng cần kiểm soát tốt không để gia tăng béo phì thừa cân ở trẻ em vì đây sẽ là hậu quả rất xấu đối với sức khỏe của trẻ, như gia tăng các bệnh mãn tính liên quan đến lối sống và dinh dưỡng: đái tháo đường, tim mạch, ung thư, giảm tuổi thọ.

Ngoài ra, còn gây tình trạng rối loạn cảm xúc hay tự ti ở trẻ em…


Nguồn: TTO


Nguồn: http://dochoihahuy.com/canh-bao-tinh-trang-tre-bi-beo-phi-thua-can-o-viet-nam.html

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Mùa đông đến thì trẻ thường mắc bệnh gì ?

Ở các tỉnh miền Bắc nước ta hiện nay đang ở cuối mùa thù và chuẩn bị đến mùa Đông, thời tiết sẽ thay đổi lạnh, ẩm, mưa phùn… gây ảnh hưởng xấu nhiều đến sức khỏe con người.



Ảnh minh họa.


Theo Cục Y tế dự phòng cho biết, điều kiện môi trường trong khoảng thời gian này rất dễ gây mắc các bệnh cảm, cúm, bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi…), đặc biệt là với trẻ em.

Trong khi đó, một số gia đình, các bậc cha mẹ chưa chú ý được việc giữ ấm cho trẻ em như thế nào, để trẻ mặc không đủ ấm, khi đưa trẻ đi ra ngoài, thậm chí khi đưa trẻ đi tiêm chủng cũng chưa đảm bảo giữ ấm cho trẻ, để trẻ bị nhiễm lạnh, dễ dẫn đến mắc các bệnh viêm phế quản, viêm phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong.

Cục Y tế dự phòng ra khuyến cáo cho mọi gia đình cần quan tâm, chủ động thực hiện việc giữ ấm cho trẻ trong mùa đông và khi thời tiết lạnh, cụ thể như sau:

1. Khi đưa trẻ đi ra ngoài trời, đưa trẻ đi tiêm chủng, khi đi bằng xe máy, xe đạp phải cho trẻ mặc quần áo đủ ấm, đi tất, đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm cho trẻ, tránh để trẻ nhiễm lạnh dẫn đến bị ốm, mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi... Nên có người lớn bế, tránh gió và ủ ấm cho trẻ, nhưng lưu ý không nên bọc trẻ quá kín hoặc dùng áo mưa bọc kín trẻ.

2. Trong mùa đông và khi thời tiết lạnh thì phải thường xuyên mặc quần áo đủ ấm, đi tất cho trẻ. Khi đi ngủ đắp chăn đủ ấm cho trẻ, tuy nhiên không đắp quá nhiều chăn, làm cho trẻ toát mồ hôi, sẽ dễ gây cảm lạnh và bị bệnh.

3. Không cho trẻ tiếp xúc với những trẻ hoặc người lớn đang có dấu hiệu bị các bệnh cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế cho trẻ đến những chỗ đông người.

4. Hãy cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất, đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

5. Khi trẻ có các dấu hiệu như ho, sốt… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.


Phi Long


Nguồn: http://dochoihahuy.com/mua-dong-den-thi-tre-thuong-mac-benh-gi.html

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Vừa tắm xong cho bé không nên ép bé đi ngủ luôn

Sau khi tắm rửa sạch sẽ cho bé có nhiều bậc phụ huynh có thói quen “ép” cho bé ngủ ngay, tuy nhiên, điều này làm cho giấc ngủ của bé không chất lượng và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.


Đầu tiên các cha mẹ nên hiểu là khi bé vừa tắm xong, tuần hoàn máu toàn cơ thể của các bé sẽ tăng nhanh, não tăng lượng tiêu thụ oxy, cơ thể tăng tiêu thụ năng lượng sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể của bé mệt mỏi, một số bé “bị ép ngủ” có thể nhanh chống đi vào giấc ngủ, nhưng tình trạng “bị ép ngủ” này sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ và không tốt cho sức khỏe của bé.



Kế đến, sau khi tắm xong, các mao mạch toàn cơ thể của bé đang ở trạng thái giãn nở, cộng thêm sức đề kháng suy giảm vào ban đêm, lúc này bé rất dễ bị các vi khuẩn tấn công xâm nhập cơ thể, dẫn đến nhiễm bệnh.

Hơn nữa, vừa tắm xong, nhiệt độ cơ thể bé tương đối cao, sẽ ức chế não các bé tiết chế hormone melatonin. Hormone melatonin có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thời gian đi vào giấc ngủ (nói dễ hiểu là dễ ngủ) và kéo dài thời gian giấc ngủ.

Sản phẩm giúp bé chơi an toàn: nhà bóng cho bé

Ngoài ra, vào ban đêm, lượng hormone melatonin cao thấp sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.

Do đó, sau khi tắm xong, “ép” cho bé ngủ ngay, có thể làm cho bé nửa đêm thức giấc, thời gian ngủ của bé bị sụt giảm, ngủ không đủ giấc, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Trên cơ sở này, các chuyên gia về giấc ngủ có lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh như sau, trước khi ngủ khoảng 30 phút, tắm rửa sạch sẽ cho bé. Sau khi tắm cho bé xong, không nên “ép” cho bé ngủ ngay, ngược lại dành chút ít thời gian “trò chuyện” cùng bé hoặc vui đùa cùng bé với những trò chơi đơn giản, vừa giúp bé tránh tắm xong buồn ngủ vừa tăng sự gần gũi giữa bé với cha mẹ.

Bạn cũng có thể xem sản phẩm: nhà chòi cầu trượt

Ngoài ra, phụ huynh có thể đọc sách, kể chuyện hoặc mở những bài hát nhẹ nhàng cho bé nghe, giúp bé hoàn toàn thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon. Khi nhiệt độ cơ thể của bé trở lại bình thường sau khi tắm, lúc này hãy cho bé uống sữa và dỗ bé ngủ là tốt nhất.
Nếu như lúc đang tắm rửa cho các bé, thấy bé muốn ngủ ngay, cha mẹ nên nhanh chóng kết thúc tắm rửa cho các bé, dùng khăn tắm lau thật khô cơ thể, nhất là vùng đầu, cổ của bé. Như vậy, phụ huynh sẽ giúp bé giảm thân nhiệt, làm cho bé mát mẻ dễ ngủ, ngủ ngon và tốt cho sức khỏe hơn.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/vua-tam-xong-cho-khong-nen-ep-di-ngu-luon.html

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Cho trẻ sơ sinh ngủ một mình liệu có tốt không ?

Trên các diễn đàn của các bà mẹ bỉm sữa, nhiều thành viên có bàn luận đề cập đến việc nên hay không cho con ngủ riêng để tập tính tự lập từ đầu?




Cho trẻ sơ sinh ngủ riêng: Coi chừng hiểu sai


Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Nguyên, các ông bố, bà mẹ đang nhầm lẫn về việc rèn tính tự lập của trẻ. Một đứa trẻ sơ sinh chưa hình thành ý thức nên không thể hình dung chuyện độc lập, ỷ lại vào mẹ hay không?

Đơn giản lúc này đứa trẻ cần mẹ ở yếu tố sinh học, giao tiếp về mặt điện sinh học. Giữa mẹ và con có một sự nối kết vô hình, đứa bé sẽ ngủ ngon hơn khi được ngủ cùng mẹ.

Không phải trẻ ngủ với mẹ thì bám mẹ


Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bám mẹ thì đó mới là điều tốt, tình cảm mẹ con sâu đậm nhất, quấn quýt nhất trong những năm đầu đời của trẻ.

Đứa bé có thể bắt đầu học tự lập khi ở giai đoạn lớn hơn, chẳng hạn bố mẹ dạy con tự lấy đồ chơi, con tự xúc đồ ăn dù có thể con làm rơi vãi….

Còn việc cho trẻ ngủ riêng từ thuở nằm nôi biết đâu phản tác dụng. Các ông bố bà mẹ đừng nghĩ rằng cho con ngủ riêng hôm đầu con khóc, hôm thứ hai con khóc, đến những đêm sau con không khóc tức là nó quen. Có thể con không phản ứng như những đêm đầu nhưng không phải là con ổn.

Bà mẹ có thể bận rộn cả ngày nhưng đêm nằm cạnh con, ru con, ôm ấp con ngủ là cách gần gũi với con, thể hiện tình cảm với con. Bé nửa đêm giật mình, khóc, nếu có mẹ vỗ về bé sẽ ngủ lại ngay.

Bé nóng quá hay lạnh quá thì mẹ là người nằm cạnh con để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Hoặc khi bé nóng sốt lúc, bé nằm ngủ sấp, mẹ cũng có thể phát hiện sớm và xử trí ngay, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc


Phương Nguyệt - voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cho-tre-sinh-ngu-mot-minh-lieu-co-tot-khong.html

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Cha mẹ có nên pha rượu để tắm cho bé không ?

Theo quan niệm dân gian hay làm, khi trẻ bị sốt, mẹ nên tắm cho bé mà có thể pha rượu trắng để lau mình bên ngoài. Điều này đúng hay sai?




Bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm - thuộc trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM sẽ trả lời thắc mắc của thính giả như sau.

Rượu có thuộc tính là bốc hơi nhanh vì thế khi pha vào nước ấm, dùng để lau người cho bé sẽ thúc đẩy sự bay hơi trên da, khiến thân nhiệt của bé bị sẽ bị giảm đột ngột. Việc này sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của bé.



Cha mẹ hãy tắm cho bé bằng nước ấm pha thay vì dùng khăn lau lên da của bé
Dù trẻ đang bị sốt, các mẹ cũng cần, nên giữ vệ sinh cho bé bằng cách tắm nhanh bằng nước ấm cho bé.

Mẹ hãy dùng một thau tắm lớn, pha lượng nước với nhiệt độ vừa đủ, sau đó nhúng cháu vào thau nước (không ngập qua đầu), rồi dùng khăn khô lau lại cho bé.
Điều này sẽ giúp giữ vệ sinh làn da cho bé mà vẫn không gây giảm thân nhiệt.
mời bạn xem thêm sản phẩm: ghế nhựa đúc


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cha-co-nen-pha-ruou-de-tam-cho-khong.html

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nên uống sữa nào tốt nhất ?

Cha mẹ đang thắng mắc nên cho con uống sữa tươi hay những sữa công thức như nào thì sẽ giúp con phát triển chiều cao, cân nặng, trí não tốt hơn?




Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, , trẻ trên 1 tuổi lúc này có thể sử dụng được sữa tươi (sữa bò nguyên thể) được. Nên trẻ trên 2 tuổi đương nhiên có thể sử dụng bất kỳ loại sữa nào.


Phân biệt hai dạng sữa cơ bản

Đó là sữa nước và sữa bột. Sữa nước là các loại sữa tươi nguyên chất (sữa nguyên từ bò vắt ra). Còn sữa bột còn được gọi là (sữa công thức) thực chất khi trẻ uống vẫn được gọi là sữa hoàn tươi.

Về mặt dinh dưỡng, sữa bột bâu giờ cũng đạt được các mức năng lượng, thành phần dưỡng chất tương đương như sữa tươi. Với sữa công thức (sữa bột) thì có thể bổ sung hoặc thay đổi một số chất cho phù hợp với nhu cầu, tình trạng riêng từng bé.

Một số sản phẩm gia dụng :

- Giá phơi khăn inox
- bộ đồ chơi xúc cát
- Chắn cầu thang

Tuy nhiên, với trẻ không có bệnh lý tiêu hóa, hấp thu bình thường thì chỉ cần uống sữa tươi bình thường như sữa bò vừa mới vắt ra là được.

Nhiều bà mẹ thường nghĩ rằng sữa bột sẽ tốt hơn sữa nước vì được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Tuy vậy, với trẻ trên 1 tuổi, khẩu phần sữa chỉ chiếm 40% so với nhu cầu năng lượng của trẻ trong ngày.

Thành phần dinh dưỡng mà cung cấp chính cho bé lúc này là những thực phẩm trong các bữa ăn. Cho nên việc các bạn dùng sữa bổ sung thêm chất cho bé sẽ không quan trọng bằng việc cân đối bữa ăn cho bé. Cần cho bé ăn đa dạng các thực phẩm trong tự nhiên.

Vì vậy cha mẹ cần biết nếu chỉ dựa vào sữa, dù bé có uống sữa nhiều cũng không thể bù được lượng thức ăn nếu bé ăn nghèo dinh dưỡng.

Nguyên tắc cho bé uống sữa tươi hay sữa nước


Tùy vào khẩu vị bé thích uống sữa tươi hay sữa bột: bé được uống loại sữa mình thích sẽ uống nhiều hơn và thoải mái hơn.

Tùy thuộc vào kinh tế của gia đình: giá tiền hộp sữa không chỉ thể hiện giá trị dinh dưỡng trong sữa mà còn nhiều yếu tố khác (quảng cáo, thuế, phí…) cho nên cần tính đến đủ lượng sữa cho bé trước. Bé được uống 3 ly sữa tươi vẫn tốt hơn chỉ uống 1 ly sữa bột/ngày.

Các phụ huynh cũng cần xem kỹ những thông tin trên bao bì, nhãn hiệu các loại sữa: nếu bé không gặp vấn đề bệnh lý thì không cần dùng các sữa bổ sung chất đặc biệt nào hay sữa thủy phân,…

Nên cho bé uống sữa đa dạng cũng như nhiều loại khác nhau, vừa làm cho bé ngon miệng vừa cung cấp cân đối các thành phần dinh dưỡng khác nhau trong các loại sữa khác nhau.


Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-tu-2-tuoi-tro-len-nen-uong-sua-nao-tot-nhat.html

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Làm gì khi con của bạn dậy thì sớm

Trẻ dậy thì sớm sẽ ảnh hưởng gì đến tâm lí sức khỏe, nguyên nhân là do đâu và cách điều trị ra sao?



Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm


Tuổi dậy thì trung bình ở các trẻ em là từ 8-12 tuổi đối với những bé gái và bé trai thì từ 9-14 tuổi. Nếu dậy thì sớm là trước 8 tuổi đối với bé gái và trước 9 tuổi đối với các bé trai.

Sau đây là các nguyên nhân chính dẫn đến dậy thì sớm:

Thừa cân, béo phì: dư mỡ thừa hoặc dư mô mỡ trong cơ thể làm thay đổi hàm lượng estrogen, insulin và leptin - tăng nguy cơ dậy thì sớm. Cách tốt nhất là khuyến khích trẻ em tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời ít nhất 3 lần mỗi tuần, 30 phút/lần.

Các hóa chất từ môi trường: phthalates – là một dạng của hóa chất tiềm ẩn được nằm trong mỹ phẩm, keo xịt tóc và chất khử mùi, cũng có khả năng dẫn tới phát triển ngực sớm ở bé gái.

Ăn vặt không lành mạnh: hạn chế tối đa ăn các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn (2-3 lần/tuần). Hàm lượng chất béo động vật làm tăng trưởng insulin dẫn đến việc dậy thì sớm.

Thay đổi hormone: xã hội và gia đình cần lưu tâm đến vấn đề này. Khi bé tiếp xúc những phim ảnh người lớn, phim hành động bạo lực cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến não bộ của trẻ, đặc biệt là tuyến yên. Tuyến yên khi bị kích động sẽ bài tiết ra gonadotropin, kích thích các tinh hoàn hoặc buồng trứng sản sinh hormone giới tính testosteron và estrogen, từ đó gây dậy thì sớm.

Suy dinh dưỡng: một số trẻ kén ăn khiến các bậc cha mẹ để con tự do hấp thụ những thực phẩm nhiều đường và chất béo. Do thói quen sai lầm này làm gián đoạn chu kỳ nội tiết nên một số trẻ tuy suy dinh dưỡng nhưng vẫn có nguy cơ dậy thì sớm.

Thực phẩm gây ra dậy thì sớm ở trẻ


Các loại thực phẩm sau đây bị “buộc tội” là nguyên nhân gây ra dậy thì sớm ở trẻ:

Thịt cổ gia cầm: đây là loại thực phẩm được khuyến cáo là không dành cho trẻ. Do gia cầm hiện nay chủ yếu đều được ăn thức ăn có thuốc kích thích tăng trưởng, mà những chất này khi gia cầm ăn vào sẽ tích tụ chủ yếu ở phần từ cổ trở lên đầu.

Khi trẻ ăn nhiều phần đầu gia cầm vô tình ăn luôn cả chất kích thích khiến cho cơ thể trẻ cũng giống như được cho ăn thực phẩm "kích thích phát triển".

Rau củ trái mùa: loại thực phẩm này cũng giống như gia cầm, đa phần đều là thực phẩm được “thúc nhanh chín”. Việc trồng rau quả trái mùa và ép trái cây phải chín bằng chất hóa học sẽ để lại tồn dư chất độc này trong rau củ trái cây. Trẻ em ăn vào sẽ tạo ra nguy cơ mắc bệnh dậy thì sớm.

Thức ăn nhanh, chiên, rán nhiều dầu mỡ: đây là loại thực phẩm yêu thích ở hầu hết trẻ nhỏ. Thức ăn được chế biến trong nhiệt độ cao sẽ làm mất chất dinh dưỡng cần thiết ở trẻ.

Nếu ăn những món này quá thường xuyên, dầu ăn được tái sử dụng trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao tạo ra oxy hóa. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ "phổng phao" trên mức cần thiết.

Thực phẩm chức năng: Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy con mình thấp bé, thua các bạn đồng trang lứa nên tìm cách bổ sung cho con những loại thực phẩm chức năng không cần thiết khi trẻ đang trong độ tuổi trước dậy thì.



Điều này còn nguy hiểm hơn việc cứ để trẻ "thua thiệt chiều cao một chút" nhưng phát triển tự nhiên. Đến tuổi trưởng thành bé sẽ cao lớn vạm vỡ mà không cần phải "thúc" bằng thuốc.

Mời bạn xem thêm một số sản phẩm của chúng tôi:

- bàn mầm non
- giường lưới mầm non
- cầu trượt giá rẻ

Thực phẩm “con nhà giàu”: Nhiều đứa trẻ khi sinh ra đã là những “cô chiêu cậu ấm” nên việc được cha mẹ bồi bổ cho những “siêu thực phẩm” là điều hết sức bình thường. Theo các chuyên gia Đông y, những loại thuốc bổ đặc biệt này đều có tác động lớn đến môi trường nội tiết, dẫn đến sự mất cân bằng về thể chất và tinh thần đối với sự phát triển bình thường của trẻ em.

Nội tạng động vật: khi các bà mẹ dùng nội tạng động vật để chế biến món ăn cho trẻ em cần lưu ý không chỉ về chất lượng mà còn cả số lượng và chủng loại. Bởi vì một món ăn nếu nấu quá nhiều thứ nội tạng với nhau với trọng lượng cao, quá đậm đặc sẽ biến thành một món ăn "kích thích" phát triển ở mức độ cao.

Món ăn đó có thể chứa nhiều hormone tuyến giáp, tuyến sinh dục…thúc đẩy sự phát triển nhanh ở trẻ.

Hậu quả của việc dậy thì sớm ở trẻ


Trẻ dễ bị sốc, bị tự kỉ, trầm cảm.

Tâm trạng sẽ không ổn định, dễ cáu gắt.
Thích thể hiện cái tôi, dễ mắc sai lầm và đua đòi theo việc làm xấu.
Có nhu cầu tình dục theo bản năng chứ chưa nhận thức được nên dễ bị mắc sai lầm hoặc bị những kẻ xấu lợi dụng.
Trẻ dậy thì sớm thường có cơ thể nhỏ, lùn vì đầu xương sớm đóng kín khi quá trình dậy thì kết thúc.

Cách phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ


Cần chế độ dinh dưỡng hợp lý gồm

Tăng cường rau củ quả cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày.
Đảm bảo lượng đạm đầy đủ, không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ...
Không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán... chứa nhiều chất béo khiến trẻ thừa dinh dưỡng.



Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, không rõ nguồn gốc, thực phẩm chứa hormon tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới dậy thì sớm.

Khuyến khích trẻ năng vận động: khi trẻ vận động sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng như các môn bơi, nhảy dây, đạp xe, đá bóng, đá cầu,…
Nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết ở trẻ em (nội tiết nhi khoa) để chẩn đoán xác định cần làm một số xét nghiệm cận lâm sàng.


Thụy Ngân - voh.com.vn




Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-gi-khi-con-cua-ban-day-thi-som.html