Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Chơi máy tính quá nhiều khiến cơ xương trẻ phát triển không bình thường

Trẻ em nên hạn chế ít sử dụng máy tính bảng, điện thoại và những thiết bị dùng màn hình cảm ứng. Các nhà khoa học Úc vừa qua đã phát hiện sử dụng quá nhiều các thiết bị này có thể khiến cơ và xương các em phát triển không bình thường.






Dùng các thiết bị điện tử cảm ứng quá nhiều có thể khiến cơ và xương của trẻ phát triển không đúng (Ảnh: Shutterstock)

Nghiên cứu tiến hành so sánh 2 nhóm trẻ từ 3 đến 4 tuổi. Một nhóm thường để chơi đồ chơi, nhóm còn lại chơi trên các thiết bị cầm tay dùng màn hình phản ứng, theo Daily Mail.

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xem xét những ảnh hưởng của thiết bị đến sức khỏe thể chất, tinh thần và phát triển xã hội của trẻ, giáo sư vật lý trị liệu Leon Straker thuộc Đại học Curtin (Úc), một trong những tác giả nghiên cứu, cho biết.

xem thêm:

- thú nhún lò xo
- lưới chắn cầu thang
- cá nhựa

Trong khoảng thời gian 15 phút, nhóm nghiên cứu phát hiện trẻ chơi máy tính bảng sử dụng tay và cơ thể ít hơn so với khi chơi đồ chơi, nhưng nhiều hơn khi xem tivi.

Cụ thể, trẻ chơi đồ chơi có cử động tay nhiều hơn gấp 3 lần so với khi chơi máy tính bảng và 6 lần khi xem tivi. Ngoài ra, chơi đồ chơi cũng giúp trẻ vận động toàn thân nhiều hơn gấp 2 lần so với chơi máy tính bảng.

“Chúng tôi lo rằng các thiết bị màn hình cảm ứng hấp dẫn sẽ khiến cơ bắp và xương trẻ phát triển không tốt”, giáo sư Straker cho biết.

Ông cho rằng có 2 lý do dẫn đến việc này. Một là vì quá mải mê chơi máy tính bảng sẽ khiến các bé ít vận động, chạy nhảy, dẫn đến thiếu các kích thích cần thiết để cơ và xương phát triển. Hai là việc ngồi trong một tư thế quá lâu sẽ khiến xương cổ ít vận động, qua thời gian khiến xương bị yếu và dễ bị tổn thương.

“Tin tốt là các thiết bị cảm ứng có thể dùng trong nhiều tư thế ngồi nên có thể ít gây ảnh hưởng hơn so với xem tivi”, giáo sư Straker nói thêm.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Úc, trẻ em dưới 2 tuổi không được tiếp xúc với bất kỳ thiết bị cảm ứng nào. Với trẻ từ 5 đến 17 tuổi, các em chỉ nên dùng thiết bị dưới 2 giờ/ngày, theo Daily Mail.


Nguồn: Ngọc Quý/TNO


Nguồn: http://dochoihahuy.com/choi-may-tinh-qua-nhieu-khien-co-xuong-tre-phat-trien-khong-binh-thuong.html

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Đừng tạo những cơn ác mộng cho con bằng cách hù dọa

Nỗi sợ lớn dần của trẻ khi ngủ chỉ từ những câu hù “cửa miệng” như ông kẹ bắt con, bác sĩ chích thuốc con… nếu con không nghe lời.



Hù con là tạo ác mộng cho con


Nhiều bà mẹ thường gặp phải chuyện con mình đêm đang ngủ hay khóc òa đột ngột. Nhiều em bé lớn lên, đến lúc cho ngủ riêng thì lại không giám rời bố mẹ. Hay có những trẻ nghe đi khám bác sĩ là sợ không chịu đi. Nỗi sợ lớn dần chỉ từ những câu hù “cửa miệng” như ông kẹ bắt con, bác sĩ chích thuốc con… nếu con không nghe lời.

Dù bé ở độ tuổi nào, người lớn cũng không nên lấy những hình ảnh như ông kẹ, thằn lằn, bác sĩ, công an… ra hù dọa trẻ. Con không ăn cơm, hù ông kẹ bắt, con không nghe lời, hù chú công an bắt, con không uống sữa, hù đưa bé đi bệnh viện cho bác sĩ chích.



Hậu quả là bé ăn trong nỗi sợ, bé bị bệnh đi gặp bác sĩ sẽ thiếu hợp tác vì… sợ, bé lớn lên cùng với “định kiến” về nghề công an.

Bác sĩ Đào Thị Yến Phi - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM, đầu óc trẻ thơ như tờ giấy trắng. Người lớn nói gì đứa bé tin như vậy.

Cung cấp cầu trượt giá rẻ cho bé, sản phẩm các nhựa cân không độc hại

Những hình dung về nỗi sợ đó sẽ ăn sâu vào đầu óc bé. Nó chuyển thành những cơn ác mộng trong đêm hay nỗi sợ ám ảnh khi bé ngủ chập chờn, khiến trẻ khóc đêm.

Tuyệt đối không hù trẻ


Người lớn không nên bao giờ hù trẻ, nhất là sự việc, hiện tượng không có thật. Hãy nói với con là “con hãy ăn cơm đi, con không ăn thì con đói bụng đó” thay vì “con không ăn thì ông kẹ bắt con đi”. Vô hình chung chúng ta làm trẻ có những ấn tượng đầu tiên không tốt về cuộc sống xung quanh

Khi trẻ làm sai, khi trẻ quá hiếu động, đừng nên dùng ông kẹ, ông ba bị để hù doạ con. Hãy dùng cảm xúc yêu thương nhất để bé cảm nhận được. Chẳng hạn "nếu con còn làm vậy, mẹ sẽ buồn lắm...”. Từ đó, bé biết quan tâm tích cực đến cảm xúc của người khác hơn là những nỗi sợ vô hình.

Nếu ai đó hù con về ông kẹ, lúc đó mẹ có thể giải tỏa nỗi sợ trong lòng con bằng cách giải thích “ông kẹ là một ông già có râu, phúc hậu lắm, là ông ngoại của cháu kẹ giống như con là cháu của ông ngoại vậy”.


Phương Nguyệt


Nguồn: http://dochoihahuy.com/dung-tao-nhung-con-ac-mong-cho-con-bang-cach-hu-doa.html

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Cha mẹ đang làm cho trẻ em lười vận động

 Như bản năng, đứa trẻ nào cũng hiếu động, nghịch ngợm. Phải chăng người lớn đang buộc trẻ thụ động dần.




Trẻ nhỏ nào sinh ra, bản năng cũng là rất năng động. Trẻ nhỏ thường hiếu động, nghịch ngợm.

Người lớn thường có khuynh hướng làm cho trẻ thụ động bằng cách khi ở nhà thì “thôi con coi ti vi cho mẹ đỡ mệt”, ra ngoài thì “con đứng yên, ngồi yên chứ mẹ không theo kịp”. Vô hình chung, chính chúng ta làm trẻ thụ động chỉ vì để chúng ta đỡ phải bận tâm.



Nhưng việc trẻ hoạt động thụ động như ngồi một chỗ, chơi game, xem tivi, lướt Ipad hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Khoa học đã chứng minh, trẻ ngồi trên 4 tiếng/ngày có nguy cơ dậy thì sớm và nguy cơ hội chứng chuyển hóa tăng lên.


Trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học, ở trường thường ngồi một chỗ nhiều hơn là vận động. Do đó, thời gian vận động của trẻ thoải mái nhất là khi ở nhà.

Nhiều cha mẹ nói rằng, mình không có thời gian chơi đùa cùng trẻ nhưng phải chăng cha mẹ đang không ưu tiên việc cùng con vận động tích cực ?

Mỗi ngày chỉ cần 1 tiếng vận động cùng con là rất tốt cho thể lực của con, sức khỏe cha mẹ và tình cảm gắn kết với con cái.

Ngày thường có thể tập cho con làm việc nhà cũng là cách vận động không quá sức. Cuối tuần có thể thay việc đi xe máy ra chợ, siêu thị bằng cách đi bộ cùng con.

Các môn thể thao tốt cho bé như bơi lội, nhảy cao, nhảy xa, bóng chuyền giúp tăng chiều cao. Lưu ý, các môn như tập tạ, tập gym hoàn toàn không tốt cho trẻ đang tuổi phát triển.


Phương Nguyệt




Nguồn: http://dochoihahuy.com/cha-dang-lam-cho-tre-em-luoi-van-dong.html

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Cảnh báo tình trạng trẻ bị béo phì, thừa cân ở Việt Nam

Nhiều báo cáo chuyên tại hội nghị khoa học “Tiêu hóa - gan mật - dinh dưỡng nhi khoa” toàn quốc vừa qua tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cảnh báo về tình trạng béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em Việt Nam.


Cảnh báo tình trạng trẻ bị béo phì, thừa cân ở Việt Nam


Theo những số liệu điều tra vào năm 2015, tỷ lệ thừa cân - béo phì ở khu vực thành thị có khoảng là 21,1% và ở nông thôn là 7,6%. Nguyên nhân thừa cân béo phì trẻ em, theo các tác giả đều liên quan đến vấn đề chế độ mất cân đối về đồ ăn như (ăn nhiều chất béo) và ít hoạt động thể lực.

Theo TS Lưu Thị Mỹ Thục - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết việc phòng ngừa thừa cân béo phì ngay từ đầu bằng việc kiểm soát chế độ ăn và vận động của trẻ sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn nhiều so với việc điều trị khi trẻ đã bị béo phì.

Về cơ chế nhận diện trẻ thừa cân béo phì, theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM - cơ chế sinh ra bệnh sẽ chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: di truyền, nội tiết tố và môi trường sống.

Một số sản phẩm của chúng tôi để nâng cao rèn luyện cho trẻ:

- cầu trượt cho bé
- bập bênh nhựa
- bộ tập gym cho trẻ

Việc điều trị thừa cân, béo phì cần phải có sự kiên trì giữa hai bên phối hợp giữa bác sĩ, trẻ béo phì và cha mẹ trẻ, bằng nhiều liệu pháp kết hợp.

Một cách tiếp cận mới trong điều trị béo phì đang được nghiên cứu gần đây là tiếp cận hoạt động hệ vi khuẩn chí đường ruột. Việc điều trị này gồm thay đổi thành phần hệ vi khuẩn chí đường ruột của người béo phì bằng cách sử dụng các vi sinh vật có lợi (probiotic)…

Tại hội thảo, các bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa cũng đều cảnh báo rằng cần kiểm soát tốt không để gia tăng béo phì thừa cân ở trẻ em vì đây sẽ là hậu quả rất xấu đối với sức khỏe của trẻ, như gia tăng các bệnh mãn tính liên quan đến lối sống và dinh dưỡng: đái tháo đường, tim mạch, ung thư, giảm tuổi thọ.

Ngoài ra, còn gây tình trạng rối loạn cảm xúc hay tự ti ở trẻ em…


Nguồn: TTO


Nguồn: http://dochoihahuy.com/canh-bao-tinh-trang-tre-bi-beo-phi-thua-can-o-viet-nam.html

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Mùa đông đến thì trẻ thường mắc bệnh gì ?

Ở các tỉnh miền Bắc nước ta hiện nay đang ở cuối mùa thù và chuẩn bị đến mùa Đông, thời tiết sẽ thay đổi lạnh, ẩm, mưa phùn… gây ảnh hưởng xấu nhiều đến sức khỏe con người.



Ảnh minh họa.


Theo Cục Y tế dự phòng cho biết, điều kiện môi trường trong khoảng thời gian này rất dễ gây mắc các bệnh cảm, cúm, bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi…), đặc biệt là với trẻ em.

Trong khi đó, một số gia đình, các bậc cha mẹ chưa chú ý được việc giữ ấm cho trẻ em như thế nào, để trẻ mặc không đủ ấm, khi đưa trẻ đi ra ngoài, thậm chí khi đưa trẻ đi tiêm chủng cũng chưa đảm bảo giữ ấm cho trẻ, để trẻ bị nhiễm lạnh, dễ dẫn đến mắc các bệnh viêm phế quản, viêm phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong.

Cục Y tế dự phòng ra khuyến cáo cho mọi gia đình cần quan tâm, chủ động thực hiện việc giữ ấm cho trẻ trong mùa đông và khi thời tiết lạnh, cụ thể như sau:

1. Khi đưa trẻ đi ra ngoài trời, đưa trẻ đi tiêm chủng, khi đi bằng xe máy, xe đạp phải cho trẻ mặc quần áo đủ ấm, đi tất, đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm cho trẻ, tránh để trẻ nhiễm lạnh dẫn đến bị ốm, mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi... Nên có người lớn bế, tránh gió và ủ ấm cho trẻ, nhưng lưu ý không nên bọc trẻ quá kín hoặc dùng áo mưa bọc kín trẻ.

2. Trong mùa đông và khi thời tiết lạnh thì phải thường xuyên mặc quần áo đủ ấm, đi tất cho trẻ. Khi đi ngủ đắp chăn đủ ấm cho trẻ, tuy nhiên không đắp quá nhiều chăn, làm cho trẻ toát mồ hôi, sẽ dễ gây cảm lạnh và bị bệnh.

3. Không cho trẻ tiếp xúc với những trẻ hoặc người lớn đang có dấu hiệu bị các bệnh cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế cho trẻ đến những chỗ đông người.

4. Hãy cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất, đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

5. Khi trẻ có các dấu hiệu như ho, sốt… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.


Phi Long


Nguồn: http://dochoihahuy.com/mua-dong-den-thi-tre-thuong-mac-benh-gi.html

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Vừa tắm xong cho bé không nên ép bé đi ngủ luôn

Sau khi tắm rửa sạch sẽ cho bé có nhiều bậc phụ huynh có thói quen “ép” cho bé ngủ ngay, tuy nhiên, điều này làm cho giấc ngủ của bé không chất lượng và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.


Đầu tiên các cha mẹ nên hiểu là khi bé vừa tắm xong, tuần hoàn máu toàn cơ thể của các bé sẽ tăng nhanh, não tăng lượng tiêu thụ oxy, cơ thể tăng tiêu thụ năng lượng sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể của bé mệt mỏi, một số bé “bị ép ngủ” có thể nhanh chống đi vào giấc ngủ, nhưng tình trạng “bị ép ngủ” này sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ và không tốt cho sức khỏe của bé.



Kế đến, sau khi tắm xong, các mao mạch toàn cơ thể của bé đang ở trạng thái giãn nở, cộng thêm sức đề kháng suy giảm vào ban đêm, lúc này bé rất dễ bị các vi khuẩn tấn công xâm nhập cơ thể, dẫn đến nhiễm bệnh.

Hơn nữa, vừa tắm xong, nhiệt độ cơ thể bé tương đối cao, sẽ ức chế não các bé tiết chế hormone melatonin. Hormone melatonin có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thời gian đi vào giấc ngủ (nói dễ hiểu là dễ ngủ) và kéo dài thời gian giấc ngủ.

Sản phẩm giúp bé chơi an toàn: nhà bóng cho bé

Ngoài ra, vào ban đêm, lượng hormone melatonin cao thấp sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.

Do đó, sau khi tắm xong, “ép” cho bé ngủ ngay, có thể làm cho bé nửa đêm thức giấc, thời gian ngủ của bé bị sụt giảm, ngủ không đủ giấc, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Trên cơ sở này, các chuyên gia về giấc ngủ có lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh như sau, trước khi ngủ khoảng 30 phút, tắm rửa sạch sẽ cho bé. Sau khi tắm cho bé xong, không nên “ép” cho bé ngủ ngay, ngược lại dành chút ít thời gian “trò chuyện” cùng bé hoặc vui đùa cùng bé với những trò chơi đơn giản, vừa giúp bé tránh tắm xong buồn ngủ vừa tăng sự gần gũi giữa bé với cha mẹ.

Bạn cũng có thể xem sản phẩm: nhà chòi cầu trượt

Ngoài ra, phụ huynh có thể đọc sách, kể chuyện hoặc mở những bài hát nhẹ nhàng cho bé nghe, giúp bé hoàn toàn thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon. Khi nhiệt độ cơ thể của bé trở lại bình thường sau khi tắm, lúc này hãy cho bé uống sữa và dỗ bé ngủ là tốt nhất.
Nếu như lúc đang tắm rửa cho các bé, thấy bé muốn ngủ ngay, cha mẹ nên nhanh chóng kết thúc tắm rửa cho các bé, dùng khăn tắm lau thật khô cơ thể, nhất là vùng đầu, cổ của bé. Như vậy, phụ huynh sẽ giúp bé giảm thân nhiệt, làm cho bé mát mẻ dễ ngủ, ngủ ngon và tốt cho sức khỏe hơn.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/vua-tam-xong-cho-khong-nen-ep-di-ngu-luon.html

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Cho trẻ sơ sinh ngủ một mình liệu có tốt không ?

Trên các diễn đàn của các bà mẹ bỉm sữa, nhiều thành viên có bàn luận đề cập đến việc nên hay không cho con ngủ riêng để tập tính tự lập từ đầu?




Cho trẻ sơ sinh ngủ riêng: Coi chừng hiểu sai


Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Nguyên, các ông bố, bà mẹ đang nhầm lẫn về việc rèn tính tự lập của trẻ. Một đứa trẻ sơ sinh chưa hình thành ý thức nên không thể hình dung chuyện độc lập, ỷ lại vào mẹ hay không?

Đơn giản lúc này đứa trẻ cần mẹ ở yếu tố sinh học, giao tiếp về mặt điện sinh học. Giữa mẹ và con có một sự nối kết vô hình, đứa bé sẽ ngủ ngon hơn khi được ngủ cùng mẹ.

Không phải trẻ ngủ với mẹ thì bám mẹ


Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bám mẹ thì đó mới là điều tốt, tình cảm mẹ con sâu đậm nhất, quấn quýt nhất trong những năm đầu đời của trẻ.

Đứa bé có thể bắt đầu học tự lập khi ở giai đoạn lớn hơn, chẳng hạn bố mẹ dạy con tự lấy đồ chơi, con tự xúc đồ ăn dù có thể con làm rơi vãi….

Còn việc cho trẻ ngủ riêng từ thuở nằm nôi biết đâu phản tác dụng. Các ông bố bà mẹ đừng nghĩ rằng cho con ngủ riêng hôm đầu con khóc, hôm thứ hai con khóc, đến những đêm sau con không khóc tức là nó quen. Có thể con không phản ứng như những đêm đầu nhưng không phải là con ổn.

Bà mẹ có thể bận rộn cả ngày nhưng đêm nằm cạnh con, ru con, ôm ấp con ngủ là cách gần gũi với con, thể hiện tình cảm với con. Bé nửa đêm giật mình, khóc, nếu có mẹ vỗ về bé sẽ ngủ lại ngay.

Bé nóng quá hay lạnh quá thì mẹ là người nằm cạnh con để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Hoặc khi bé nóng sốt lúc, bé nằm ngủ sấp, mẹ cũng có thể phát hiện sớm và xử trí ngay, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc


Phương Nguyệt - voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cho-tre-sinh-ngu-mot-minh-lieu-co-tot-khong.html