Các bà bầu nên ăn nhiều rau xanh để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng vitamin và các chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể và cho cả sự phát triển của thai nhi, tốt nhất là ăn những loại rau có màu xanh sẫm: rau mồng tơi, súp lơ xanh; rau cải… vì chúng rất giàu nguồn chất sắt, chất xơ, axit folic và vitamin C.
Khi mang thai, nhu cầu về những loại chất dinh dưỡng kể trên rất nhiều. Nếu trong thời kỳ thai nghén, bạn sợ ăn rau thì có thể bổ sung bằng cách uống nước ép của chúng. Bạn nên dùng thử một ít với những thứ mà bạn thích nhất. Dần dần, hãy nâng số lượng sử dụng lên.
2. Thịt:
Khi mang thai, nhu cầu bổ sung chất đạm của cơ thể tăng 50%. Vì vậy, ăn thịt sẽ giúp cho cơ thể bé hình thành và phát triển tốt trong suốt quá trình mang thai. Hơn nữa, thịt chứa nhiều chất sắt rất cần thiết cho việc tạo máu cho cơ thể.
3. Cá:
Theo tổ chức dinh dưỡng Anh, phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 300-400g cá mỗi tuần để bổ sung đủ lượng axit béo omega-3 vào cơ thể – loại dưỡng chất này rất tốt cho mắt và hệ thống thần kinh của bé. Tuy vậy, chị em cần cẩn trọng với những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Cá chép đem hầm với gạo nếp, hạt đậu đỏ có tác dụng an thai cho bà bầu. Ngoài ra nó còn tác dụng chống chứng phù, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mệt mỏi, thiếu máu, lợi sữa.
4. Gạo, ngũ cốc nguyên hạt:
Gạo lức, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống, yến mạch là nguồn thực phấm rất giàu chất xơ, sắt và vitamin B. Chúng ta đều biết nhóm vitamin B rất quan trọng giúp cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh và tạo tiền đề để thai nhi phát triển tốt nhất.
5. Táo:
với đầy đủ các vitamin, hyđrat cácbon, chất khoáng… đặc biệt là vitamin C, táo giúp cơ thể chống lại dịch bệnh, giúp ăn ngon miệng và ngủ tốt. Một vài lát táo cắt mỏng khi vừa ngủ dậy cũng giúp giảm buồn nôn vào mỗi buổi sáng.
6. Khoai lang:
Có thể bạn chưa biết tác dụng của khoai lang với bà bầu. Với khoai lang, bạn có thể dễ dàng chế biến thành rất nhiều món như luộc, nướng, chiên… rất dễ ăn mà lại bổ dưỡng với đầy đủ chất chống oxy hóa, vitamin B, C và chất xơ. Loại thực phẩm này giúp bạn no lâu và ngăn ngừa táo bón hữu hiệu.
7. Các loại hạt:
Mặc dù có nhiều lời đồn đoán cho rằng bà bầu ăn nhiều đậu phộng sẽ làm tăng nguy cơ em bé bị dị ứng với chúng nhưng theo những nghiên cứu mới đây, nếu bạn ăn với mức độ vừa đủ thì điều này không là vấn đề trừ khi gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng với chúng. Chúng ta nên biết rằng các loại hạt rất giàu năng lượng, protein, chất béo thiết yếu và canxi – rất tốt cho sự phát triển của răng và xương thai nhi.
8. Trứng gà:
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy trứng gà có tới 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể mà trong nhiều loại thực phẩm khác không có. Ăn một quả trứng gà mỗi ngày sẽ giúp nâng cao chất lượng của các albumin giúp cơ thể hấp thu được dưỡng chất tốt hơn, đây là một loại thực phẩm có giá trị sinh học cao bởi lượng protein trong trứng rất cần cho quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
9. Sữa cho bà bầu:
Sữa cung cấp canxi và các loại vitamin khác như A, D… Bạn có thể dùng sữa bà bầu hoặc vitamin tổng hợp ngay trước thời gian có em bé từ 2 – 3 tháng. Lợi ích của nó sẽ giúp cho cơ thể mẹ hoàn thiện hơn về thể chất để sẵn sàng đón nhận thai nhi và đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi trong thai kỳ cũng như sức khỏe của mẹ sau sinh và em bé được sinh ra sau này. Bạn đã biết đến máy hút sữa chưa?
10. Các loại quả mọng:
Các loại quả mọng được gọi là siêu thực phẩm đối với bà bầu vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa, axit folic, chất xơ và vitamin C. Vai trò của chất chống oxy hóa trong thời gian mang thai có thể nhiều người chưa biết. Theo kết quả nghiên cứu gần đây, phụ nữ bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng này vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cho trẻ.
Nghiên cứu cũng cho thấy có một mối liến hệ giữa lượng chất chống oxy hóa và tỷ lệ giảm nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật – một bệnh nghiêm trọng trong thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ đặc biệt là bà bầu nên bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất này vào cơ thể mỗi ngày.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/ba-bau-khong-nen-bo-qua-10-thuc-pham-nay.html