Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Cho bé uống thuốc bổ như thế nào cho đúng cách

Thuốc bổ là một trong những lựa chọn hàng đầu của mẹ để bổ sung vitamin, muối khoáng và các chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ từ các thương hiệu khác nhau, khiến mẹ không biết phải làm thế nào? Cho trẻ uống thuốc bổ không đúng cách sẽ gây phản tác dụng, hại cho ức khỏe của trẻ. Vậy mẹ cần phải làm thế nào?


Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là giai đoạn tạo đà phát triển cho bé sau này. Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các loại vitamin, muối khoáng để đáp ứng nhu của trẻ. Tuy nhiên, đôi khi chế độ dinh dưỡng hằng ngày lại không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của trẻ, điều này khiến cho mẹ vô cùng lo lắng, tìm mọi cách để bù đắp lại cho bé. Một trong những cách được nhiều mẹ lựa chọn đó là cho trẻ uống thuốc bổ. Nhưng có phải trẻ nào cũng cần được uống thuốc bổ? Cho bé uống thuốc bổ đúng cách là như thế nào?

Cho bé uống thuốc bổ đúng cách


Theo như  nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em Việt Nam từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi thường bị thiếu các vitamin và khoáng chất, tỉ lệ trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng còn khá cao. Chính sự thiếu hiểu biết và những thói quen sai lầm của mẹ trong chế độ dinh dưỡng cho bé là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Tuy nhiên dùng như thế nào là đúng cách, những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ giải đáp vấn đề này.

cho-uong-thuoc-bo-nhu-nao-cho-dung-cach

Chế độ dinh dưỡng vẫn đóng vai trò chính: Một số mẹ có suy nghĩ sai lầm rằng thuốc bổ là vitamin, khoáng chất tổng hợp, mẹ chỉ cần cho bé uống thuốc bổ hằng ngày là bạn có thể yên tâm về vấn đề dinh dưỡng của trẻ. Mẹ không còn chú trọng đến bữa ăn hằng ngày cho trẻ. Điều này đã dẫn đến tình trạng trẻ uống rất nhiều thuốc bổ mà vẫn chậm lớn, suy dinh dưỡng. Mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ cả nhóm thực phẩm, cân bằng các chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn.

Mời bạn xem thêm sản phẩm của chúng tôi:

- Giường mầm non
- đồ chơi xúc cát

Cho bé uống thuốc bổ loại nào? Tốt nhất mẹ nên có sự lựa chọn các loại thuốc bổ, được sản xuất dưới dạng dung dịch, chất lỏng. Những loại thuốc này sẽ khiến trẻ dễ uống và hấp thụ nhanh hơn so với dạng viên. Khi cho trẻ uống các loại thuốc này đầu tiên bạn phải đọc kĩ hướng dẫn, lấy chính xác liều lượng cần thiết để cho trẻ uống.

Thuốc bổ cũng có thể là thuốc độc đến trẻ nếu các mẹ không bổ sung biết cách bổ sung đúng cách. Khi cho trẻ uống vitamin và khoáng chất tổng hợp, quan trọng nhất là phải dùng đúng liều lượng. Dư thừa các chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe. Nếu mẹ cho bé uống thuốc tăng sức đề kháng mà sau một thời gian mà vẫn thấy trẻ chậm lớn, biếng ăn, tình hình không được cải thiện  thì nên đưa trẻ đến bác sĩ. Tại đây bé sẽ được xác định chính xác tình trạng sức khỏe xem có các vấn đề bệnh lý không, trẻ thiếu chất gì, cần bổ sung như thế nào?

Các loại vitamin và khoáng chất mà mẹ cần bổ sung cho bé và cách sử dụng


Không phải loại thuốc bổ nào cũng có những công dụng như nhau, vì vậy mẹ nên đưa trẻ đến kiểm tra xem con mình bị thiếu chất gì được hướng dẫn bổ sung. Mẹ cần chú ý cho trẻ uống thuốc bổ đúng cách để tránh tiền mất tật mang, hại đến sức khỏe của trẻ.

Vitamin A và D là 2 loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Điều này khiến cho nhiều mẹ tự ý mua 2 loại vitamin này về cho trẻ uống mà không biết rằng sự tích tụ do dư thừa bên trong cơ thể sẽ khiến trẻ bị trúng độc, gây nên các tác động xấu nhất là đến hệ thống thần kinh của trẻ.

Vitamin C là loại vitamin có thể được bổ sung thông quá chế độ ăn uống hằng ngày từ các loại rau, củ, quả. Các loại vitamin C tổng hợp cũng được bán rất nhiều trên thị trường, quảng cáo với những tác dụng thần kì. Tuy nhiên mẹ nên nhớ khi trẻ uống quá nhiều vitamin C sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày., sỏi thận, tiêu chảy, nên cần chú ý đến liều lượng khi cho bé dùng.

Thể chất của người Việt Nam khá là thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Một số cha mẹ rất lo lắng khi thấy con mình thấp hơn so với các bạn cùng độ tuổi, và cho rằng trẻ thấp là do thiếu can xi, và vội vàng mua thuốc bổ canxi về cho bé uống thuốc để tăng sức đề kháng, và bổ sung chất dinh dưỡng là không hề sai, nhưng bổ sung không đúng cách gây dư thừa lại là sai lầm nghiêm trọng. Canxi nếu bị dư thừa sẽ khiến trẻ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như: vôi hóa thận, trẻ bị to đầu xương… khi lựa chọn bất cứ loại canxi tổng hợp nào cho bé mà mẹ cũng cần đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng. Để việc hấp thụ canxi cho trẻ tốt nhất mẹ nên kết hợp cả bổ sung vitamin D. tuyệt đối không cho trẻ uống canxi cùng với sữa, kẽm và photpho trong sữa sẽ làm giảm sự hấp thu canxi của cơ thể.

Thuốc bổ là một sự lựa chọn đa số các mẹ khi thấy con chậm lớn, kém phát triển, biếng ăn. Cho bé uống thuốc tăng sức đề kháng sẽ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt, giúp trẻ phát triển đầy đủ và cân đối hơn. Tuy nhiên cho bé uống thuốc bổ đúng cách là như thế nào là điều mà không pahir mẹ nào cũng biết. Đúng cách ở đây bao gồm đúng loại dinh dưỡng cần bổ sung, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng thời điểm cần thiết.

Nếu mẹ không tuân thủ những điều này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiềm trọng đến sức khỏe của trẻ. Hi vọng thông qua bài viết mẹ có thể có thêm những kiến thức hữu ích trong việc cho bé uống thuốc bổ đúng cách để tăng sức đề kháng và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cho-uong-thuoc-bo-nhu-nao-cho-dung-cach.html

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Hướng dẫn sử dụng kem chống nẻ cho bé vào mua đông

Vào mùa đông, để tránh tình trạng hăm tã, khô nẻ ở bé yêu, vì thế một lọ kem chống nẻ sẽ là trợ thủ đắc lực để hạn chế tình trạng này. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn sử dụng kem chống nẻ cho bé Moki chia sẻ, để các bố mẹ tham khảo khi chăm sóc cho bé yêu của mình trong mùa lạnh.

Hướng dẫn sử dụng kem chống nẻ cho bé vào mua đôngChọn kem chống nẻ cho bé thế nào thì tốt?
Lựa chọn kem chống nẻ cho bé mùa đông loại nào tốt để đảm bảo làn da non nớt, nhạy cảm của bé không bị tổn thương, và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé là điều vô cùng quan trọng. Vì nếu cha mẹ lựa chọn không đúng, không những vết nẻ của bé khó lành mà còn gây ra những tác nhân không mong muốn khác.
Khi chọn kem chống nẻ cho em bé, mẹ hãy chọn những loại có thành phần như oxit kẽm hay lanolin. Vì chất này có khả năng làm mềm da, dịu vết thương, thúc đẩy quá trình tái tạo da, tạo lớp màng bên ngoài bảo vệ da luôn mềm mại. Nếu da bé đã bị nhiễm khuẩn, các mẹ nên đến gặp bác sĩ để có được lời khuyên và chọn loại kem dưỡng da chống nẻ cho bé tốt nhất nhé.

Khi nào thì bôi kem chống nẻ cho bé?


Câu trả lời là cha mẹ nên bôi kem dưỡng da chống nẻ cho bé thường xuyên vào mùa đông. Vì các loại kem chống nẻ cho em bé không chỉ có tác dụng chữa lành vết thương, chống nẻ mà còn có tác dụng như một loại kem dưỡng da, ngăn ngừa nguy cơ khô nẻ da ở bé. Nó giống như lớp quần áo mỏng để bảo vệ làn da của bé vậy. Các mẹ nên bôi trước khi bé đi ngủ là tốt nhất để bảo vệ và chống kích ứng da cho bé.
Khi bôi kem chống nẻ cho trẻ em, các mẹ có thể thoa thêm một chút phấn rôm lên trên để giúp bé cảm thấy khô thoáng, thoải mái hơn. Trước khi bôi, mẹ nên vệ sinh da bé thật sạch sẽ và thấm khô bằng vải mềm để phát huy tối đa tác dụng của các loại kem chống nẻ.

Các bước thoa kem chống nẻ cho bé


Dưới đây là hướng dẫn sử dụng kem dưỡng da chống nẻ cho bé các mẹ nên tham khảo để chăm sóc da bé thật tốt nhé.
-      Rửa tay mẹ thật kĩ rồi lau khô bằng khăn sạch.
-      Làm sạch và lau khô vùng da bé bị nẻ, dùng khăn bông vỗ nhẹ nhàng chứ không nên chà xát và để da khô tự nhiên.
-      Dùng đầu ngón tay thoa kem lên vùng da nẻ của bé, mở rộng một chút ra vùng xung quanh. Khi thoa kem chống nẻ cho bé sơ sinh, mẹ chỉ nên thoa một lớp mỏng thôi nhé. Nếu thoa vào ban đêm thì mẹ có thể thoa thêm dày hơn, vì có thể một lớp sẽ bị đính vào chăn chiếu, quần áo khi bé ngủ.

Lưu ý khi chọn kem chống nẻ cho bé


-      An toàn là tiêu chí hàng đầu khi chọn các sản phẩm chăm sóc em bé, kem chống nẻ cho trẻ em cũng vậy. Các mẹ nên chọn những dòng kem nẻ có thành phần nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa chất hóa học để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe và gây dị ứng cho bé.
-      Nên chọn những thương hiệu uy tín, đã được kiểm chứng chất lượng, xuất xứ rõ ràng để mua được sản phẩm tôt nhất. Các mẹ nên tìm hiểu kĩ thành phần kem dưỡng da chống nẻ cho bé trước khi sử dụng. Vì vô tình mua phải những loại kem nẻ có chứa chất độc hại sẽ rất nguy hiểm nếu sử dụng liên tục.
-      Mẹ lưu ý chọn kem chống nẻ cho em bé phải phù hợp với độ tuổi của bé, không được dùng kem chống nẻ của người lớn để dùng cho bé. Nên mua ở những địa chỉ uy tín để tránh tình trạng mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.
-      Trước khi dùng, các mẹ hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng kem chống nẻ cho bé để đảm bảo an toàn nhất. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách thoa một chút lên tay của mẹ hoặc bé và chờ từ 15 đến 20 phút để xem có dị ứng không.
Ngoài việc chọn kem chống nẻ cho bé tốt để bảo vệ da bé trong suốt mùa đông, mẹ cũng nên chú ý đến những thói quen chăm sóc da bé hàng ngày như không được lau mặt cho bé bằng nước quá nóng sẽ khiến da bé bị nẻ trầm trọng hơn. Ngoài ra, nếu bé rớt dãi thường xuyên mẹ cũng nên lau sạch để tránh làm kích thích da của bé.
=> chúng tôi cung cấp một số sản phẩm tốt cho bé như: cầu trượt cho bé, nhà bóng cho bé
Chọn kem chống nẻ cho bé tốt sẽ giúp bảo vệ da bé luôn mềm mại, mịn màng và không lo đau rát trong suốt cả mùa lạnh. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ chọn được những sản phẩm hữu ích, an toàn nhất với làn da và sức khỏe của bé. Mách mẹ hai dòng kem chống nẻ cho trẻ em được nhiều mẹ tin dùng và các bác sĩ chuyên khoa chứng nhận an toàn cho bé là dòng kem chống nẻ bubchen cho bé và kem chống nẻ cho bé pigeon. Các mẹ có thể tìm đến các cơ sở uy tín để tìm chọn cho bé được loại kem nẻ phù hợp nhất.
Chúc các bé khỏe, mẹ vui!
Nguồn: http://dochoihahuy.com/huong-dan-su-dung-kem-chong-ne-cho-vao-mua-dong.html

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Chia sẻ cách làm đất nặn an toàn cho bé

 

Theo các chuyên gia, thì bé nên chơi đồ chơi đất nặn càng sớm càng tốt. Tuy vậy, bố mẹ thường lo lắng vì nguồn gốc của các loại đất nặn cho bé thường khó kiểm soát được về chất lượng. Làn da của các bé còn rất non nớt có thể sẽ bị dị ứng da do tiếp súc trực tiếp các sản phẩm đất nặn có nguồn gốc và chất lượng không tốt. Chưa kể nhiều bé hiếu động còn cho đất vào miêng rất nguy hiểm.

Để giải quyết vấn đề này, mẹ có thể có 2 lựa chọn đơn giản đó là : Một là lựa chọn những thương hiệu đất nặn uy tín trên thị trường, được kiểm chứng chất lượng và các bà mẹ tin dùng. Hai là tự làm đất nặn cho bé bởi những đồ dùng trong nhà hay dùng để không còn lo lắng quá về vấn đề chất lượng an toàn của đất nặn nữa.

Dưới đây là hai cách làm đắt nặn an toàn cho bé từ nguyên liệu chính là bột mì và bột bắp được các mẹ chia sẻ rất nhiều.


Cách 1:
Chuẩn bị:
-1 chén muối tinh
-2 chén bột mì
-2 thìa kem tartar – nguyên liệu để làm bánh
-2 thìa dầu thực vật
-2 chén nước sôi
-Phẩm màu tùy thích.

Cách làm:
-Cho muối, bột mì, kem tartar vào một chiếc bát lớn rồi trộn thật đều tay.
-Dùng tay tạo 1 lỗ ở chính giữa hỗn hợp vừa trộn, sau đó đổ dầu thực vật vào đó.
-Tiếp tục đổ nước sôi lên tất cả các nguyên liệu trên, khuấy đều đến khi thành hỗn hợp đồng nhất.
-Từ từ chia bột thành nhiều phần tương đương với số lượng màu đất nặn bạn muốn làm cho bé. Sau đó, dùng tay ấn 1 lỗ ở giữa rồi đổ phẩm màu vào đó, tiếp tục nhào đến khi bột thật mịn thì dừng lại.
-Cho bột vào hộp đã chuẩn bị, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Với loại đất nặn handmade này, bé có thể dùng được trong vòng 1 tháng. Nếu như mẹ lo lắng để đất nặn cho bé trong tủ lạnh bị khô thì chỉ cần cho thêm một ít nước vào là được.
Mời bạn xem thêm một số sản phẩm của chúng tôi:

- Lưới chắn cầu thang
- Giường lưới mầm non
- Bóng nhựa giá rẻ
Cách 2:
Chuẩn bị:
-1 chén bột bắp
-2 chén baking soda
-2 chén nước
-1 thìa dầu thực vật
-Màu thực phẩm tùy chọn.

Cách làm:
-Cho bột bắp và baking soda vào một chiếc chảo rồi trộn đều tay. Sau đó, đổ thêm nước đến khi hỗn hợp hòa quyện lại với nhau.
-Đặt chảo lên bếp, đun đến khi hỗn hợp đặc quánh lại với nhau. Lưu ý bạn nên khuấy đều tay để hỗn hợp không bị dính và mịn.
-Cho bột ra mâm để nguội. Sau đó nhào thật nhuyễn và mịn.
-Phân bột thành những cục nhỏ, ấn 1 lỗ ở chính giữa rồi cho màu thực phẩm vào, nặn cho đều tay thành hỗn hợp bột thật mịn và đều màu.
-Bảo quản bột trong hộp, để vào ngăn mát tủ lạnh cho bé dùng từ từ. Loại đất nặn dẻo này bé có thể dùng được trong vài tháng, nếu bị khô mẹ có thể cho thêm một chút nước để dùng.

Cách làm đất nặn an toàn cho bé từ bột mì hay bột ngô sẽ giúp các mẹ tạo nên những món đồ chơi vừa an toàn vừa đẹp cho bé yêu nhà mình. Chỉ cần 15 phút, các mẹ có thể tự tay làm đất nặn cho bé giúp bé thoải mái vui chơi, học hỏi mà không lo nguy hiểm khi bé chơi các loại đồ chơi mua sẵn trên thị trường.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/chia-se-cach-lam-dat-nan-toan-cho.html

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Cách xử lý khi bé bị côn trùng đốt hiệu quả cho các mẹ

Làn da của bé luôn mềm mại và nhạy cảm. Khi giao mùa, thời tiết ẩm thấp, độ ẩm cao tạo điều kiện cho côn trùng sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Bé sẽ dễ dàng trở thành đối tượng tấn công của côn trùng. Nếu không xử lý vết đốt kịp thời thì làn da của bé sẽ bị mẩn đỏ, sưng tấy và có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Vậy mẹ cần phải xử lý những vết đốt do côn trùng gây ra cho bé thế nào?
Sau đây, Hà Huy sẽ mách mẹ cách xử lý khi bé bị côn trùng đốt kịp thời cực hiệu quả giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn.
Trước tiên, để có thể xử lý chuẩn xác nhất, mẹ nên phân biệt được vết côn trùng đốt sẽ có những dấu hiệu như thế nào. Vết đốt thường xảy ra khi bé bị các loại côn trùng có nọc độc như ong, kiến...tấn công thông qua ngòi sẽ chích nọc độc vào cơ thể. Bé mới bị đốt thì thường sẽ bị tấy đỏ ngay lúc đó, ngứa rát và đau khiến bé khó chịu, quấy khóc nhưng sau đó thì sẽ dễ chịu dần và tự khỏi. Một số bé vị viêm da cơ địa, làn da nhạy cảm hơn nên vết đốt có thể sẽ bị sưng đỏ, phù hoặc xuất hiện những mụn nước li ti.

Cách xử lý khi bé bị côn trùng đốt hiệu quả cho các mẹ

Tùy thuộc vào từng loại côn trùng gây ra mà mẹ có hướng xử lý khác nhau. Như kiến lửa đốt thì trên da bé sẽ xuất hiện vết sưng, hồng đỏ, cảm giác ngứa ngáy, đau nhức. Còn với trường hợp bị ong đốt thì bé sẽ cảm thấy đau dữ dội hơn. Nếu trường hợp bị ong đốt nhiều thì có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng...

Với trường hợp vết thương bị côn trùng đốt nhẹ thì vết sưng trên da bé sẽ dần dần giảm đi và tự khỏi. Còn với trường hợp nặng hơn thì mẹ nên đưa bé đến các cơ sở chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Mẹ nên nhanh chóng xử lý khi bé bị côn trùng đốt
Khi phát hiện bé bị côn trùng đốt, mẹ không được cho bé gãi mạnh làm tổn thương da, độc tố sẽ có khả năng phát tán rộng hơn.

Mẹ nên tìm hiểu xem loại côn trùng nào đốt đã đốt bé. Nếu kiến đốt thì sẽ gây nên vết sưng trên da khiến bé khó chịu. Trước tiên mẹ nên làm sạch vết đốt với xà bông, sau đó thì chườm đá khoảng 5 phút để vết sưng giảm đi. Nếu trường hợp bé bị ong đốt thì trước tiên mẹ nên nhanh chóng lấy vòi ra một cách nhẹ nhàng. Thường thường sau khi ong đốt sẽ để lại vòi trên da khiến bé cảm thấy đau nhức, sưng to, và khó chịu. Mẹ nên tránh nặn vòi ra vì như vậy sẽ khiến nọc độc lan nhanh hơn. Sau đó, mẹ rửa sạch vết đốt bằng xà bông và nước ấm. Khi vết thương đã được rửa, mẹ bôi dung dịch sát trùng lên trên để vết đốt không bị sưng to và giảm đau giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Mẹ có thể sử dụng các loại kem bôi trị côn trùng đốt. Loại kem này có những thành phần kháng viêm, giảm ngứa sẽ nhanh chóng làm xẹp vết sưng và không để lại sẹo. Mẹ nên lựa chọn loại kem bôi côn trùng đốt đến từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu được nhiều mẹ tin dùng như Chicoo, Kuku, Muhi...mẹ nên tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn cho bé yêu của mình.

Trường hợp xấu nếu da bé bị phù nề nặng hoặc có các biểu hiện bất thường như sốt cao, khó thở, chân tay tím tái thì mẹ nên đưa bé đến các cơ sở chuyên khoa để được sơ cứu kịp thời.
Biện pháp ngăn ngừa côn trùng đốt mà mẹ cần chú ý:
Đối với nhà có trẻ nhỏ, mẹ nên thường xuyên lau dọn để nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt với những vật dụng trong nhà thường xuyên sử dụng như chổi, thảm…thì mẹ nên để nơi khô ráo, tránh để côn trùng làm tổ trong đó.

Không nên nuôi động vật đặc biệt là chó mèo trong nhà. Vì loài động vật này thường xuyên có bọ chét ký sinh trên đó. Bé lại gần, chơi đùa có thể bị cắn bất cứ lúc nào.

Không nên cho bé đến những nơi như cây côi rậm rạp, gạch ngói cũ, mái nhà thấp vì đây thường là nơi trú ngụ của ong, rết.

Mẹ nên phun thuốc diệt côn trùng định kỳ 6 tháng 1 lần để côn trùng. Trước khi phun mẹ nên cho bé ra ngoài, tránh xa nơi phun để đảm bảo sức khỏe của bé.

Xung quanh nhà, mẹ nên trồng các loại cây thảo dược giúp ngăn côn trùng hiệu quả như chanh, húng quế, bạc hà…

Khi mẹ cho bé ra ngoài đi dã ngoại, đi công viên vui chơi thì mẹ nên bôi cho bé các loại kem chống côn trùng đốt và mặc cho bé bộ quần áo dài tay nếu trời bắt đầu tối để bé được bảo vệ tốt nhất.

Nếu mẹ phát hiện côn trùng ở xung quanh nơi bé chơi đùa, chỗ bé ngủ hoặc trên người bé thì nên tìm cách xua đuổi hoặc gỡ ra để bé không bị đốt. Mẹ tránh không nên giết chúng bởi nọc độc có thể vẫn tồn tại ở đó và sẽ ngấm vào da bé nếu bé mải chơi đùa và chạm phải.

Để xử lý kịp thời khi bé bị côn trùng đốt, mẹ nên dự trữ trong nhà loại kem bôi trị côn trùng đốt của những thương hiệu uy tín, đặc trị hiệu quả để có thể sử dụng ngay mà không phải tốn thời gian đi tìm hiểu, lựa chọn. Vì nếu xử lý không kịp thời, có thể làn da của bé có thể bị tổn thương nghiêm trọng hơn.Để tìm hiểu thêm những bài viết, thông tin về cách nuôi, chăm sóc trẻ cũng như mua được những món đồ cũ mẹ và bé chất lượng, giá hợp lý.

Ngoài ra các bạn cũng nên tìm hiểu sản phẩm bảo về cho bé chắn cầu thang, tủ kệ mầm non  cho trẻ mẫu giáo
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-xu-ly-khi-bi-con-trung-dot-hieu-qua-cho-cac.html

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Hãy dạy con biết yêu thương

Hãy dạy con biết yêu thương, khi trẻ lớn sẽ dần dần học cách yêu thương và biết ý nghĩa yêu thương trong gia đình bố mẹ, anh chị em như thế nào ? mời các bạn xem vài điều ở dưới đây:

1. Trẻ mới sinh và chập chững biết đi


Với trẻ mới sinh, cách tốt nhất để dạy trẻ biết yêu thương chính là dành cho trẻ tình yêu thương vô bờ bến của tra mẹ đối với trẻ. Theo bác sĩ Elizabeth Berger, chuyên gia về tâm thần học trẻ em thì trẻ cần phải cảm nhận được sự chăm sóc và yêu thương dành cho mình trước khi trẻ có thể chăm sóc và yêu thương người khác. Thật ra rất khó để xác định một thời điểm cụ thể mà tình yêu thương ở trẻ bắt đầu hình thành và phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một em bé 6 tháng tuổi đã biểu lộ cảm xúc của mình trước tâm trạng của người khác. Bé có thể khóc khi thấy giọng nói giận dữ của bạn và cười khúc khích khi thấy bạn mỉm cười và vui vẻ.



Khi chập chững biết đi, trẻ bắt đầu phản ứng lại với những cảm xúc này. Bạn có thể thấy một em bé 2 tuổi cho ăn hoặc dỗ dành một con búp bê. Những hành động này đúng là bắt chước từ người lớn nhưng đồng thời đó cũng chính là dấu hiệu cho thấy sự thấu cảm bắt đầu hình thành ở trẻ.

Để khuyến khích lòng yêu thương ở trẻ, cha mẹ hãy khen ngợi những thành tựu nho nhỏ về lòng tốt mà trẻ đã thể hiện và có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để nuôi dưỡng tình yêu thương ở trẻ:

Đưa trẻ đi cùng: Cô Meredith Broussard đến từ Philadelphia (Mỹ) thường xuyên đưa cậu con trai 20 tháng tuổi của mình đến thăm một người bạn ở cộng đồng hưu trí. “Cậu bé thích chạy nhảy xung quanh và chào hỏi mọi người. Điều đó khiến tất cả có một ngày thật vui và hạnh phúc”, cô Broussard chia sẻ. Cha mẹ cũng có thể đưa bé đến thăm một người quen bị ốm hoặc là thể hiện sự ân cần và tử tế với mọi người xung quanh, ví dụ như chào hỏi hàng xóm, hoặc nói lời cảm ơn với người đưa thư, đưa báo… Những điều này sẽ góp phần hình thành ở bé sự quan tâm và yêu thương người khác.

Để trẻ giúp sức: Với những công việc nho nhỏ như chọn thiệp hay hoa, cha mẹ hãy nhờ trẻ chọn giúp. Trẻ sẽ rất thích thú khi được giúp đỡ bạn và cũng sẽ sớm học được rằng mình đang giúp đỡ người khác.

2. Trẻ ở tuổi mẫu giáo

Trẻ ở độ tuổi này khá nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ hãy cho trẻ xem những chương trình tivi hoặc đọc cho trẻ nghe những câu chuyện ca ngợi sự quan tâm và yêu thương người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy thể hiện tình yêu thương của mình bằng lời nói và cử chỉ trước mặt trẻ.

Đây cũng là độ tuổi mà trẻ bắt đầu tự lập hơn và khả năng thấu cảm cũng bắt đầu phát triển. Con bạn đã đủ lớn để nhận biết cảm xúc của người khác và có thể rất quan tâm đến những rắc rối của mọi người xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ cần phải giúp con hiểu được điều con cần làm.

Bắt đầu với môi trường sống xung quanh: Theo bác sĩ Berger thì thế giới của một đứa trẻ ở tuổi mẫu giáo khá nhỏ bé. Chính vì thế, tốt nhất là cha mẹ nên khuyến khích con giúp đỡ những người xung quanh mà con biết, ví dụ như sang thăm và tặng quà cho một người hàng xóm bị ốm hoặc giúp quét lá trong sân cho một ông/bà già sống cạnh nhà. Khi bé tập vẽ, cha mẹ có thể khuyến khích bé tặng các tác phẩm của mình cho những người xung quanh.

Sau đó tiến ra môi trường rộng hơn: Sau khi giúp đỡ những người mà trẻ biết thì bước tiếp theo là khuyến khích trẻ giúp đỡ các bạn bè cùng lứa tuổi gặp hoàn cảnh khó khăn, ví dụ như những em bé mồ côi không nơi nương tựa. Cha mẹ thi thoảng hãy đưa trẻ đến các trại trẻ mồ côi và khuyến khích trẻ tặng quà cho những em bé thiệt thòi này.

3. Trẻ ở cấp tiểu học

Ở trường học, hàng ngày con bạn có cơ hội chứng kiến lòng tốt (và ngược lại) của mọi người và đây chính là thời điểm quan trọng để củng cố và giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của việc quan tâm đến cảm xúc của người khác. Cha mẹ hãy nuôi dưỡng tình yêu thương ở trẻ bằng những biện pháp sau:

Để trẻ tham gia vào việc của người lớn theo sức mình: Nếu cha mẹ thường xuyên tham gia vào các chương trình từ thiện, ví dụ như đến chăm sóc hoặc dạy học cho các bé ở trại trẻ mồ côi, thì hãy cho trẻ đi cùng. Tại đó, bạn có thể chia nhỏ những việc cần làm ra và để trẻ làm giúp những việc phù hợp với khả năng của trẻ.

Để trẻ chịu trách nhiệm: Cả gia đình hãy cùng nhau bàn về những thứ muốn dành để quyên góp và nơi sẽ quyên góp. Sau đó, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ chọn quần áo hoặc đồ chơi cũ của trẻ để quyên góp.

4. Trẻ chưa đến tuổi vị thành niên (dưới 13 tuổi)

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có thể thực sự hiểu được giá trị của tình yêu thương và quan tâm người khác. Trẻ cảm thấy vui khi làm việc tốt cho người khác. Và cha mẹ cũng đừng quên dành cho trẻ những lời khen ngợi trước những việc tốt trẻ làm được và nhắc nhở trẻ những điều trẻ nên nói và làm.

Khuyến khích sự sáng tạo ở trẻ: Trong sinh nhật lần thứ 9 của mình, bé Naomi, con gái cô Palmatier muốn giúp đỡ những người nghèo tại Mexico (quê hương cha cô bé). “Con bé nảy ra ý định này và chúng tôi giúp cháu tổ chức một bữa tiệc sinh nhật mang chủ đề Mexico”, mẹ cô bé chia sẻ. Họ đã liên hệ với một tổ chức liên quan và tại đây, người ta khuyến khích các vị khách quyên góp vitamin và quà cho trẻ em nghèo tại Mexico. Tương tự như thế, nếu con bạn yêu thích động vật thì hãy để cô bé/cậu bé nuôi và chăm sóc chúng. Còn nếu các em thích ca hát thì cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con phát huy sở trường của mình.

Cùng tham gia: Cùng làm gì đó với con là một trong những cách tốt nhất mà cha mẹ nên thực hiện để tăng cường sự gắn bó với trẻ trong độ tuổi này. Đây cũng chính là những cơ hội tốt để cha mẹ hiểu và gần gũi hơn với con mình. Ví dụ, bạn có thể cùng con đọc và trò chuyện về một bài báo nói về bạo lực gia đình đối với trẻ em và qua đó truyền tải đến trẻ những thông điệp về tình yêu thương. Điều này có thể mang lại nhiều hiệu quả hơn đối với quá trình hình thành lòng yêu thương và quan tâm tới người khác của trẻ.

Và quan trọng nhất hãy để con bạn trở thành một đứa trẻ có đạo đức

Hãy chăm sóc trẻ ngay từ lúc còn nhỏ, nuôi nấng tâm hồn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ thật tốt bằng các sản phẩm thú nhún lò xo, đồ chơi xúc cát, cá nhựa. chất lượng và an toàn.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/hay-day-con-biet-yeu-thuong.html

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Bà bầu không nên bỏ qua 10 thực phẩm này

1. Rau:

Các bà bầu nên ăn nhiều rau xanh để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng vitamin và các chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể và cho cả sự phát triển của thai nhi, tốt nhất là ăn những loại rau có màu xanh sẫm: rau mồng tơi, súp lơ xanh; rau cải… vì chúng rất giàu nguồn chất sắt, chất xơ, axit folic và vitamin C.

Khi mang thai, nhu cầu về những loại chất dinh dưỡng kể trên rất nhiều. Nếu trong thời kỳ thai nghén, bạn sợ ăn rau thì có thể bổ sung bằng cách uống nước ép của chúng. Bạn nên dùng thử một ít với những thứ mà bạn thích nhất. Dần dần, hãy nâng số lượng sử dụng lên.

Bà bầu không nên bỏ qua 10 thực phẩm này

2. Thịt:


Khi mang thai, nhu cầu bổ sung chất đạm của cơ thể tăng 50%. Vì vậy, ăn thịt sẽ giúp cho cơ thể bé hình thành và phát triển tốt trong suốt quá trình mang thai. Hơn nữa, thịt chứa nhiều chất sắt rất cần thiết cho việc tạo máu cho cơ thể.

3. Cá:

Theo tổ chức dinh dưỡng Anh, phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 300-400g cá mỗi tuần để bổ sung đủ lượng axit béo omega-3 vào cơ thể – loại dưỡng chất này rất tốt cho mắt và hệ thống thần kinh của bé. Tuy vậy, chị em cần cẩn trọng với những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao.

Cá chép đem hầm với gạo nếp, hạt đậu đỏ có tác dụng an thai cho bà bầu. Ngoài ra nó còn tác dụng chống chứng phù, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mệt mỏi, thiếu máu, lợi sữa.

 

4. Gạo, ngũ cốc nguyên hạt:

Gạo lức, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống, yến mạch là nguồn thực phấm rất giàu chất xơ, sắt và vitamin B. Chúng ta đều biết nhóm vitamin B rất quan trọng giúp cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh và tạo tiền đề để thai nhi phát triển tốt nhất.

5. Táo:

với đầy đủ các vitamin, hyđrat cácbon, chất khoáng… đặc biệt là vitamin C, táo giúp cơ thể chống lại dịch bệnh, giúp ăn ngon miệng và ngủ tốt. Một vài lát táo cắt mỏng khi vừa ngủ dậy cũng giúp giảm buồn nôn vào mỗi buổi sáng.

 

6. Khoai lang:

Có thể bạn chưa biết tác dụng của khoai lang với bà bầu. Với khoai lang, bạn có thể dễ dàng chế biến thành rất nhiều món như luộc, nướng, chiên… rất dễ ăn mà lại bổ dưỡng với đầy đủ chất chống oxy hóa, vitamin B, C và chất xơ. Loại thực phẩm này giúp bạn no lâu và ngăn ngừa táo bón hữu hiệu.

7. Các loại hạt:

Mặc dù có nhiều lời đồn đoán cho rằng bà bầu ăn nhiều đậu phộng sẽ làm tăng nguy cơ em bé bị dị ứng với chúng nhưng theo những nghiên cứu mới đây, nếu bạn ăn với mức độ vừa đủ thì điều này không là vấn đề trừ khi gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng với chúng. Chúng ta nên biết rằng các loại hạt rất giàu năng lượng, protein, chất béo thiết yếu và canxi – rất tốt cho sự phát triển của răng và xương thai nhi.

8. Trứng gà:

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy trứng gà có tới 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể mà trong nhiều loại thực phẩm khác không có. Ăn một quả trứng gà mỗi ngày sẽ giúp nâng cao chất lượng của các albumin giúp cơ thể hấp thu được dưỡng chất tốt hơn, đây là một loại thực phẩm có giá trị sinh học cao bởi lượng protein trong trứng rất cần cho quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

9. Sữa cho bà bầu:

Sữa cung cấp canxi và các loại vitamin khác như A, D… Bạn có thể dùng sữa bà bầu hoặc vitamin tổng hợp ngay trước thời gian có em bé từ 2 – 3 tháng. Lợi ích của nó sẽ giúp cho cơ thể mẹ hoàn thiện hơn về thể chất để sẵn sàng đón nhận thai nhi và đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi trong thai kỳ cũng như sức khỏe của mẹ sau sinh và em bé được sinh ra sau này. Bạn đã biết đến máy hút sữa chưa?

10. Các loại quả mọng:

Các loại quả mọng được gọi là siêu thực phẩm đối với bà bầu vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa, axit folic, chất xơ và vitamin C. Vai trò của chất chống oxy hóa trong thời gian mang thai có thể nhiều người chưa biết. Theo kết quả nghiên cứu gần đây, phụ nữ bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng này vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cho trẻ.

Nghiên cứu cũng cho thấy có một mối liến hệ giữa lượng chất chống oxy hóa và tỷ lệ giảm nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật – một bệnh nghiêm trọng trong thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ đặc biệt là bà bầu nên bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất này vào cơ thể mỗi ngày.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/ba-bau-khong-nen-bo-qua-10-thuc-pham-nay.html

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Mùa đông sắp tới nên chăm sóc cho bé như thế nào

Cha mẹ cần phải mặc quần áo cho trẻ đủ ấm, đội mũ vải mềm, che cả tai, mang tất tay và chân cho trẻ. Bạn cần tuyệt đối tránh để gió lùa vào phòng vì điều đó rất dễ gây bệnh cho trẻ.



Vào mùa lạnh nên đóng bớt cửa, tránh gió lùa vào, vì dù trẻ mặc đủ quần áo ấm nhưng tiếp xúc thường xuyên với nguồn gió lạnh sẽ nguy hiểm. Các bố mẹ nên đặt một chiếc máy sưởi trong phòng của bé.

Vệ sinh cho bé

Trẻ sơ sinh cũng không nhất thiết phải tắm hàng ngày. Khi trời quá lạnh thì có thể lau người cho bé. Lưu ý, nếu tắm cho bé nên tắm chỗ kín gió nhất, và tốt nhất hãy trang bị một chiếc đèn sưởi nhà tắm.

Mời bạn xem thêm sản phẩm của chúng tôi:


Giữ ấm tốt cho trẻ sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, tránh bị cảm lạnh, bị bệnh khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý, do phải mặc nhiều lớp quần áo, mặc tã liên tục và không tắm thường xuyên nên da bé sẽ rất dễ bị hăm tã. Cách tốt nhất để giữ cho làn da của bé khỏe mạnh là sử dụng một loại thuốc chống hăm an toàn. Để chọn được loại thuốc thích hợp, các bà mẹ nên xem kỹ thành phần, dạng bào chế của thuốc và nên nhờ nhân viên nhà thuốc hướng dẫn kỹ cách sử dụng.

Và theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu, bố mẹ nên dùng loại thuốc mỡ có chứa mỡ cừu và Dexpanthenol. Mỡ cừu giúp bảo vệ da nhờ tạo màng phân cách giữa các tác nhân gây kích ứng da cũng như hơi ẩm thừa. Còn Dexpanthenol là chất tiền vitamin B5, giúp làm lành vết thương, dưỡng ẩm và điều trị thương tổn trên da bé. Do làn da bé khá nhạy cảm nên tốt nhất bố mẹ chọn loại thuốc mỡ không có chất tạo màu, tạo mùi và chất bảo quản để đảm bảo an toàn cho da bé. Bôi thuốc mỡ thường xuyên mỗi lần thay tã cho trẻ sẽ giúp bé tránh được hăm tã, thoải mái dễ chịu, cả nhà yên tâm. Cần cho bé dùng đồ sơ sinh đảm bảo chất lượng.
Bảo vệ đường hô hấp cho bé

Ngạt mũi ở trẻ sơ sinh gặp phải rất nhiều trong mùa lạnh do thể tích hố mũi của bé rất nhỏ.

Hơn nữa bé sơ sinh lúc này chưa biết thở bằng miệng nên ngạt mũi khiến bé khó chịu, dễ bỏ bú, quấy khóc.

Để khắc phục thì cần luôn giữ ấm cho bé, vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi bé bị ngạt mũi, chỉ nên làm thông bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ấm, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các thuốc nhỏ mũi khác mà không có ý kiến của bác sĩ.

 

Nếu thấy bé khó thở thì cần đưa đi khám

Vấn đề hay gặp nhất của bé sơ sinh mùa đông là nhiễm trùng đường hô hấp do sức đề kháng của các bé còn kém, chưa thích nghi được với môi trường mới. Vì thế bố mẹ cần hết sức chú ý trong quá trình chăm sóc con.


Những dấu hiệu cần đưa bé sơ sinh đi khám tại bệnh viện:

– Bé đang bú tốt bỗng bỏ bú.

– Bé sốt cao, ly bì.

– Bé khó thở, bị co giật

– Nôn trớ nhiều

– Vàng da

Nguồn: http://dochoihahuy.com/mua-dong-sap-toi-nen-cham-soc-cho-nhu-nao.html