Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Hoàn thành lắp đặt chắn cầu thang tại Thanh Trì

Cửa hàng Hà Huy chúng tôi đã hoàn thành việc lắp đặt toàn bộ hệ thống chắn cầu thang cho trường mầm non Tuổi Thơ


chan_cau_thang_bang_go



Với dịch vụ lắp đặt tại nhà khi khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm như lưới chắn cầu thang chắn cầu thang gỗ bảo vệ, chúng tôi đã hoàn thành việc lắp đặt hoàn thiện 100% cho trường mầm non Tuổi thơ tại Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.

Chị Hương khách hàng cảm thấy rất hài lòng về cung cách phục vụ của nhân viên chúng tôi. Đảm bảo đo đạc chính xác và thời gian lắp đặt nhanh chóng, hiệu quả. Đạt đợc sự tín nhiệm của chị. Ngoài ra chúng tôi cũng không quên ghi lại số điện thoại của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi để chăm só


Nguồn: http://dochoihahuy.com/hoan-thanh-lap-dat-chan-cau-thang-tai-thanh-tri.html

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Chia sẻ tới các bạn 6 cách dạy trẻ hư không cần đòn roi

Không ít cha mẹ ngày nay vẫn dùng đòn roi để rèn luyện hành vi tốt ở bé. Tuy nhiên, việc dùng "bạo lực" chỉ khiến bé hoảng sợ, thiếu tự tin mà không đem lại hiệu quả giáo dục như mong muốn.


Chia sẻ tới các bạn 6 cách dạy trẻ hư không cần đòn roi

Những gợi ý sau đây sẽ giúp cha mẹ biết cách xử sự khi bé hư:

1. Dạy bé nhận diện hành vi xấu

Nếu bạn đánh đòn khi bé hư, bé có thể tạm thời ngưng hành vi xấu; nhưng là vì sợ bạn chứ bé không hiểu vì sao mình nên chấm dứt hành động kia.
Thay vào đó, nếu bạn dạy bé cách nhận diện hành vi không được phép, bé sẽ tự ghi nhớ và biết kiểm soát chúng. Lấy ví dụ, nếu bé “cầm nhầm” một món đồ nào đó của bạn chơi, mà bỏ qua chuyện đánh đòn, cha mẹ nên đề nghị bé gặp trực tiếp người bạn đó và trả lại món đồ. Có thể hỏi xem vì sao bé hành động như vậy và bé sẽ làm thế nào để sửa sai lỗi lầm. Phương pháp này sẽ giúp bé nhận diện và biết cách kiềm chế bản thân trước những hành vi xấu. Mời quý khách xem thêm sản phẩm : bàn ghế mầm non , bộ liên hoàn đồ chơi

2. Cho bé vài thông tin

Nếu bạn muốn bé tắt tivi, bạn không nên chạy bổ vào phòng và “tắt bụp” 1 cái tivi trước mặt bé; tốt hơn, bạn thử cho bé một số thông tin dự báo: “Đến giờ ngủ rồi đấy.Con tự tắt tivi hay để mẹ tắt hộ nào”.

Tương tự, nếu bé đang vui chơi trong công viên, bạn nên nói trước cho bé vài lần về cảnh báo trước khi thời gian chơi đã hết.

3. Cho bé vài lý do
Nhiều khi, nguyên nhân của những cấm đoán được cha mẹ đưa ra không rõ ràng (VD: “Vì mẹ muốn thế” hoặc là “Mẹ đã nói như thế rồi”). Các bé sẽ không thể hiểu lý do gì mà bị cấm. Ngay cả khi các bé không đồng ý với các giải quyết của cha mẹ, cha mẹ cũng nên làm hài lòng bé bằng những câu giải thích để cho bé dễ nghe, dễ hiểu hơn.

4. Lấy công chuộc tội

Thay vì la mắng hay “phát mông” bé, bạn có thể để bé làm một vài việc tốt để chuộc lại lỗi. Trước tiên, cha mẹ nên giải thích cụ thể những hành vi sai của bé và sau đó đưa ra vài việc nhà để bé chọn lựa; ví dụ, bé có thể tự đi rửa cốc, ngồi xuống cùng gấp quần áo với mẹ (khi bé lôi và vứt quần áo lung tung trong tủ quần áo).

5. Thay vì đe dọa, nên cho bé chọn lựa

Nếu bé cư xử không đúng trên bàn ăn, thay vì dọa bé không được ăn tiếp, cha mẹ nên nói: “Nếu con còn gây lỗi, mẹ sẽ cho con ăn một mình trong phòng”. Sau đó, mẹ vờ hỏi xem liệu bé có thích được tự do ăn uống trong phòng riêng (nơi không có ai trò chuyện) hay bé sẽ cùng ăn cùng với gia đình vui vẻ hơn.

6. Cân nhắc thái độ của bạn

Thử kiểm tra xem bạn có thường xuyên giận dữ không? Bạn có liên tục mất bình tĩnh? Hoặc bạn có thích trừng phạt bé nặng tay trong lúc nóng nảy?
Tuy nhiên ngày nay khá nhiều cha mẹ không giữ được sự điềm tĩnh và ôn hòa khi giáo dục cho các bé. Nên nhớ, nếu bạn dễ nối đóa thì bé chỉ sợ bạn chứ không hề hình thành ý thức tự sửa lỗi. Hãy khoan trừng phạt bé khi bạn không kiềm chế được bạn thân mà nên trao đổi tiếp với bé khi bạn bình tĩnh hơn.

Mời các bạn xem thêm bài viết: http://dochoihahuy.com/danh-muc/bong-nhua-cho-be
Nguồn: http://dochoihahuy.com/chia-se-toi-cac-ban-6-cach-day-tre-hu-khong-can-don-roi.html

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Chia sẻ tới các bạn 4 cách làm tốt việc nhà khi bé còn nhỏ

Với 4 cách dưới đây, chắc chắn các mẹ đang có con nhỏ sẽ không còn lo lắng với ti tỉ các công việc không tên, ngay cả với những bé sơ sinh


khi-be-con-nho

Chúc mừng, các bố mẹ vừa chào đón một thành viên mới trong gia đình! Nhưng càng tỉ công việc không tên khác xuất hiện, nó khiến các bố các mẹ thấy đau đầu và vô cùng mệt mỏi. Trong khi chúng ta lại chưa đủ khả năng thuê một người giữ trẻ, và nhất là chẳng ai muốn một cuộc sống đảo lộn hay phải lựa chọn giữa dọn dẹp hay là chăm con. Bài viết này sẽ chia sẻ giúp các bậc phụ huynh, đặc biệt là các cặp bố mẹ trẻ 4 cách hữu hiệu giải quyết vấn đề đó.

Mời các bạn xem thêm :
Sử dụng xe hoặc địu giữ trẻ

Khi cần bắt tay dọn dẹp, các mẹ nên sử dụng xe giữ trẻ hoặc địu và trong khi làm những công việc nhẹ nhàng hãy tận dụng thời gian để âu yếm con hoặc làm những cử chỉ gần gũi: hôn, vuốt ve, ôm, hát,... Tuy nhiên chúng ta cần ghi nhớ giữ trẻ tránh xa các hóa chất, chất độc hại mà việc dọn dẹp có thể ảnh hưởng đến con.

Làm việc thông minh? Không khó!

Các bố các mẹ hãy quản lý thời gian một cách khôn ngoan. Thay vì làm sạch nhà cửa trong suốt cả một ngày, chúng ta nên phân loại đồ dùng bằng các tag và để ngay vào nơi quy định sau mỗi cuối ngày. Việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian phải sắp xếp lại và tránh công việc bị tồn đọng quá nhiều.

Tranh thủ sự giúp đỡ của trẻ

Nghe thật kì lạ nhưng khi trẻ lớn hơn, chúng ta nên vừa dọn dẹp vừa dạy cho trẻ cách sắp xếp và làm các công việc trong nhà, điều này không chỉ tránh cho trẻ việc phải chơi một mình mà còn giúp trẻ học tập kĩ năng mềm, rèn luyện tính ngăn nắp từ rất sớm và đặc biệt cho trẻ thấy bé là một thành viên quan trọng của gia đình.

Cắt giảm các công việc

Chẳng có một quy tắc nào bắt các bố các mẹ phải dọn dẹp nhà từ trên xuống dưới và trong một ngày duy nhất cả! Chúng ta nên cố gắng hoàn thành mỗi ngày một chút công việc để dành thời gian chính chăm sóc trẻ
Nguồn: http://dochoihahuy.com/chia-se-toi-cac-ban-4-cach-lam-tot-viec-nha-khi-con-nho.html

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Để bé có tính tự lập bố mẹ nên lưu ý 5 điều

5 điều ngắn dưới đây mà công ty Hà Huy chúng tôi xin gửi tới các bạn một số điều mà giúp bé tự lập từ nhỏ.


giup-be-tu-lap-tu-nho

Ngoài ra các bạn cũng nên tìm hiểu một số trò chơi giúp bé thông minh và phát triển về trí tuyệ tốt nhất như: đồ chơi xúc cát, đồ chơi ngoài trời ,  cá chựa , cầu trượt mini và rất nhiều trò chơi giúp bé tăng khả năng trí tuệ và phát triển thể lực.

1. Mong đợi nhiều ở con.

20 lời khuyên của các chuyên gia giáo dục mầm non đối với cha mẹ

Không đến mức chúng ta phải đặt quá nhiều kì vọng vào những đứa trẻ ngây thơ, mà hãy luôn giữ vững trong mình một niềm tin rằng "Con mình có thể làm được". Ở trường, giáo viên thường khuyến khích các con rất nhiều để chúng có thể tự ăn, tự đi lấy nước uống. Nhưng buồn thay, cứ bước ra khỏi cửa lớp là chúng lại trở về đúng nghĩa "những chàng hoàng tử, công chúa" của bố mẹ.

2. Để con tự làm những điều con muốn.

20 lời khuyên của các chuyên gia giáo dục mầm non đối với cha mẹ

Những đứa trẻ thật sự giỏi hơn những gì chúng ta nghĩ. Thay vì gọi bé ra và nói "Ngồi xuống để mẹ đi tất cho con nhé" thì hãy thử nói rằng "Con có muốn tự đi tất không ? Con hãy thử xem". Tự mình làm một điều gì đó và đạt được thành quả chính là nguồn động lực to lớn để xây dựng cho bé tính tự lập.

3. Đừng làm lại những gì mà con đã làm.

20 lời khuyên của các chuyên gia giáo dục mầm non đối với cha mẹ

Khi bạn nhờ bé gấp một chiếc chăn mỏng, cho dù nó có xộc xệch đến cỡ nào thì cũng đừng chỉnh lại nó ngay trước mặt bé. Điều này không chỉ làm cho bé cảm thấy có đôi chút tổn thương, mà đôi khi còn làm bé hình thành thói vô trách nhiệm, nghiễm nhiên nghĩ rằng. "Khi mình làm sai thì bố mẹ sẽ là người sửa lỗi giúp mình"

4. Để con tự mình giải quyết những vấn đề đơn giản.

20 lời khuyên của các chuyên gia giáo dục mầm non đối với cha mẹ

Đối với những việc trong tầm tay của con, bạn hãy khích lệ bé hya thậm chí "mặc kệ" để bé tự giải quyết. Đừng tham gia quá nhiều vào những vấn đề nhỏ nhặt như con đang cố lắp 2 mẩu xếp hình vào mà mãi chẳng làm được, quyển sách mà con yêu thích lại bị dính 1 ít sữa mà con tự làm đổ vào rồi,... Nghĩ đơn giản, đó chính là cách bé hướng đến sự trọn vẹn, chu toàn một cách tự nhiên. Nếu bạn giúp bé tức là bạn đang kìm hãm cơ hội để bé có những trải nghiệm tiến tới sự thành công.

5. Để con làm việc nhà.

20 lời khuyên của các chuyên gia giáo dục mầm non đối với cha mẹ

Có rất nhiều việc nhà phù hợp với lứa tuổi các bé mầm non (tham khảo tại bài viết Dạy bé làm việc nhà như thế nào ?). Hãy tạo cơ hội cho bé vừa được hoạt động, trải nghiệm các công việc nhà đơn giản cùng cả nhà, vừa tăng thêm sự hiếu thỏa, biết giúp đỡ bố mẹ nhé.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/de-co-tinh-tu-lap-bo-nen-luu-y-5-dieu.html

3 phép sử lý những hành vi đúng để dạy bé

Ngày nay việc giáo dục hành vi của bé trước 5 tuổi là một điều quan trọng vì một số hành vi nền tảng trong tính cách bé sẽ được hình thành, phụ thuộc vào mức độ tình huống diễn ra, và tính cách này sẽ tồn tại đến khi bé trưởng thành.
Trên thực tế theo Gs.Bs. Gardner, ĐH Oxford, Anh Quốc, đã cho thấy rằng: các bé từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu học hành vi, hầu hết các bé trước 5 tuổi đều bắt chước và nắm bắt thành thạo các hành vi của cha mẹ và có thể hiểu được hành vi tốt hay xấu nếu được dạy đúng cách.

giup-be1. LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN HÀNH VI NHẬN THỨC

Bé đòi nhiều lần 1 món đồ bạn sẽ nói không với bé, bé vẫn tiếp tục đòi đồ đó và cuối cùng là khóc. Tình huống này thường gặp các bé từ 7 - 16 tháng tuổi. Và cũng gặp ở 1 số bé lớn 3-4 tuổi.

- XỬ LÝ SAI: Khi cha mẹ đã quyết định kết thúc và nói "KHÔNG VỚI BÉ" , nhưng bé vẫn cứ đòi, cha mẹ lại nói "KHÔNG VỚI BÉ" và bé lại đòi 1-2 lần nữa, và bé kết thúc bằng cách khóc và "ăn vạ, đập đầu xuống gối hoặc nằm lăn ra đất". Do đó, cha mẹ lấy món đồ đó cho bé chơi/ăn tiếp tục để bé không khóc.

- XỬ LÝ ĐÚNG:

Khi bạn nói "KHÔNG VỚI BÉ", thì đem cất món đó (ra khỏi tầm mắt bé) và khuôn mặt bạn nghiêm túc nhưng lúc này đừng quát tháo bé. Điều này làm bé hiểu lời nói của bạn phù hợp với hành vi dứt khoát của bạn.
Bạn sẽ thấy hành vi bé thay đổi theo hành vi của bạn, bé sẽ khóc liền ngay sau đó bé sẽ không đòi nữa, bạn nên để bé khóc 1-2 phút, sau đó hướng bé đến 1 món đồ chơi khác hoặc 1 hoạt động khác. Điều này giúp bé hiểu được hành vi khóc rồi đòi này nọ là hành vi đúng.
Bạn làm 3-4 lần, thì bé sẽ được hướng tới hành vi tốt và cuộc sống bạn không áp lực với những tình huống vòi vỉn hay khóc ăn vạ, dai dẳng của bé vì bé đã học được hành vi tốt là nhận thức được sự cương quyết của bạn.

Mời các bạn xem một số sản phẩm của chúng tôi: 

2. LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM

Khi bé chạy bị ngã hoặc đụng trúng đồ vật nào bị té (mặc dù bé chỉ ngã bình thường không có thương tích nghiêm trọng), bé khóc, và tiếng khóc bắt đầu lớn hơn khi thấy bạn gần đó.

- XỬ LÝ SAI: Thấy bé khóc như vậy lúc này cha mẹ lúc này lập tức bế bé dậy và "đánh trừ" vào vật dụng làm bé ngã và nói rằng " mẹ đánh cái ghế này, cái ghế hư quá làm cu Bin mẹ ngã, đánh cái ghế này,.." Bé sẽ nín khóc nhanh.

- XỬ LÝ ĐÚNG:

Đến bên bé khi bé ngã, nhưng bạn hãy tạo cho bé có thời gian để tự đứng dậy (2-3 phút), dùng lời nói khuyến khích bé đứng hoặc ngồi dậy. Nếu bé vẫn không ngồi dậy thì bạn đến đỡ bé dậy, cố để bé dùng lực bản thân để ngồi dậy.
Khi bé ngồi dậy, bé thường chỉ vào vật dụng làm bé ngã hoặc khóc lớn hơn. Bạn không để ý đến vật dụng bé chỉ, mà xoa dịu bé để bé không khóc. Khi bé dừng khóc, bạn dẫn bé (không bế bé) đến bên cái ghế và nói với bé với khuôn mặt nghiêm nghị: lần sau con đi/chạy nhớ chú ý đến cái ghế nằm đây nhé, nếu không chú ý, con lại bị ngã đau nữa".
Làm tốt 2 điều này sau 1 vài lần, bạn sẽ ngạc nhiên là tại sao: bé bạn khi té chỉ khóc 1-2 tiếng và tự đứng dậy, bé cũng ít nhõng nhẽo hơn vì bé đã học được hành vi tự điều chỉnh cảm xúc cho bản thân của bé.

3. LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI KHÁC

Khi chơi đồ chơi chung với 1 bạn khác, khi bé kia đụng vào đồ chơi của bé bạn, và bé bạn cắn hoặc đánh vào mặt bé kia, làm cho bé kia khóc.

- XỬ LÝ SAI: Cha mẹ đa số là thường để bé ngồi đó, và hỏi thăm bé của bạn trước, sau đó bạn mới hỏi thăm bé kia.

- XỬ LÝ ĐÚNG: Trong tình huống này, bạn nên cho bé nhận thấy cách xử lý tình huống công bằng và nghiêm túc của bạn.

Bạn đến ngay để tách 2 bé ra. Sau đó, bạn nhìn vào bé với khuôn mặt nghiêm và nói với giọng nghiêm là: " Cu Bin, con không nên cắn bạn" và bạn hỏi thăm bé kia và yêu cầu bé xin lỗi nạn nhân. Bé phản ứng là sẽ khóc và khó nói lời xin lỗi. Bạn yêu cầu bé xin lỗi bé kia và cho bé 1 phút để bé tự điều chỉnh và nói.
Dù bé có nói hay không nói lời xin lỗi, bạn cũng bế bé ra 1 chỗ yên tĩnh không có ai, ngồi với bé và không nói gì với bé trong 2 phút. Bé lúc này sẽ khóc ít hơn và lâu lâu nhìn bạn, cố gây chú ý đến bạn. Sau 2 phút im lặng, bạn chuyển từ tư thế ngồi thành đứng dậy hoặc quỳ xuống ngay tầm mắt bé và nói với giọng nghiêm: Mẹ thật sự rất giận hành động đó của con. 2 cánh tay của bạn nên để 2 bên hông (đừng chỉ vào mặt bé, hoặc ôm kéo bé vào gần), ngôn ngữ cơ thể cũng làm bé hiểu rằng bé đã làm 1 việc nghiêm trọng và mẹ không hài lòng về hành động của bé.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/3-phep-su-ly-nhung-hanh-vi-dung-de-day.html

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Làm gì để cai nghiện những đồ công nghệ

Chúng ta hầu hết đều mường tượng được những lợi ích và tác hại khi cho các con sử dụng những phương tiện truyền thông hiện đại sớm như máy tính bảng, điện thoại thông minh, tivi,....


cai-nghien-do-cong-nghe

Có rất nhiều băn khoăn đối với những người làm cha mẹ về việc “nên hay không cho con sử dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh, xem tivi,... “ hay “thời gian sử dụng như thế nào là hợp lý". Bỏ qua việc “hoàn toàn không cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử sớm, có lẽ chúng ta nên tự xây dựng nên một “Bộ nguyên tắc Media” thiết lập trong toàn hệ thống gia đình nhỏ bé của mình, buộc tất cả các thành viên từ bố mẹ đến con cái phải tuân theo một cách quy củ nhất. Điều này không chỉ phát huy lợi thế thiết thực của những thiết bị điện tử thông minh mà còn mang lại cho gia đình mình ý thức kỷ luật và sử dụng những công cụ hữu dụng trong tay một cách hợp lý nhất.

1. Về cách tạo dựng môi trường

Media Diet

Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc thiết kế một chiếc tủ để tivi mà có một cánh cửa chưa ? Tại sao lại không nhỉ khi tivi cũng vốn không phải thứ đồ trang trí tại phòng khách nhà bạn. Điều này tuy nhỏ nhặt mà vô cùng có ý nghĩa.

Chẳng phải mỗi đứa trẻ đều được dạy khi muốn mở cửa để vào một nơi nào đó đều phải gõ cửa, hay bấm chuông sao ? Việc tạo một cánh cửa trên kệ để tivi sẽ giúp bé hiểu rằng muốn “bước vào" đó cũng phải có phép tắc. Điều này sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi nói với con rằng “Con hãy xin phép bố mẹ khi muốn xem tivi nhé".

Đối với những băng đĩa trò chơi, hoạt hình, bạn có thể khéo léo để chúng dưới một chồng sách tập tô màu, truyện tranh cổ tích, bảng học chữ số,... Lúc đó, thay vì những trò chơi kia, bé sẽ bị cám dỗ bởi những quyển truyện tranh đầy màu sắc như đang mời gọi “Đừng hất tớ ra, hãy chơi với tớ nhé!”

Media Diet

Hãy tự đặt ra “giờ giới nghiêm" khi sử dụng các thiết bị điện tử trong nhà bạn. Nếu bạn cũng gặp khó khăn trong việc “phải cố xem nốt một tí", hãy đảm bảo cho việc tuân thủ quy định của gia đình mình bằng cách cài chế độ hẹn giờ tắt cho các thiết bị.

Lưu ý: Căn phòng của bạn vẫn sẽ luôn gọn gàng ngay cả khi những cuốn sách nằm trên ghế hay ở chân bàn (đương nhiên là tùy từng thái độ của người đặt chúng tại vị trí đó)

2. Tạo dựng thói quen trong hành động.

Media Diet

Hãy chọn ra một vài điều mà bạn cảm thấy hữu ích nhất. Giả dụ ở đây, chúng tôi đưa ra cho bạn 1 gợi ý hay, đó là đọc sách.

Dành ra 1 khoảng thời gian để cả gia đình kết nối với nhau khi đọc sách. Có thể không quá thường xuyên, thậm chí chỉ cần dành ra 1 khoảng thời gian vừa đủ trong ngày cuối tuần. Hãy đảm bảo rằng khoảng thời gian đó đủ lâu để tất cả mọi thành viên trong gia đình bạn có thể đọc, có thể suy ngẫm, và kể lại cho những thành viên khác về những gì mình vừa đọc được.

Khuyến khích con đọc sách và dành tặng bé những cuốn sách hay vào nhân dịp đặc biệt như sinh nhật, Tết thiếu nhi,... để bé luôn coi sách như một thứ mà mình luôn mong chờ.

Đừng lo lắng rằng bé sẽ bị nhàm chán với sách. Thị trường sách phong phú với muôn hình vạn trạng những loại sách hiện nay sẽ giúp bạn làm giàu thêm kho sách của gia đình mình. Đặc biệt, nếu bạn chưa biết đến Sách vải (Quite Book) cho bé thì quả là một thiếu sót đấy!

Media Diet

3. Tạo thói quen "Tổng kết thời gian trong ngày"

Media Diet

Bạn đã tiếp xúc với màn hình bao nhiêu lâu trong ngày hôm nay? Trong thời gian đó bạn làm được những gì ? Hãy cố gắng nhớ lại rằng mình đã sử dụng chúng để làm bao nhiêu việc có lợi, và bao nhiêu điều vô bổ ? Tự xem xét và nhìn ra "lỗi lầm" của mình là một cách giúp bạn không lặp lại nó lần sau.

4. Tập "Cân bằng"

Media Diet

Đương nhiên sẽ có những ngày gia đình bạn kéo dài thời gian xem tivi vì một bộ phim điện ảnh hấp dẫn chiếu liền 2 giờ đồng hồ, rồi lại đến chương trình ca nhạc thiếu nhi mà những đứa trẻ nhà bạn không thể bỏ qua. Hãy cứ tận hưởng chúng một cách thoải mái nhất.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-gi-de-cai-nghien-nhung-cong-nghe.html

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Hãy dạy con biết chịu trách nhiệm và luông trung thực

Tuổi càng nhỏ thì cha mẹ càng dễ dạy bé cách xin lỗi. Do đó, nên dạy bé những điều này càng sớm càng tốt, đừng đợi bé lớn rồi hãy dạy đó là một quan điểm sai lầm vì cơ bản não bộ của bé phát triển nhanh hơn chúng ta nghĩ và bé học thói hư tật xấu nhanh hơn chúng ta nghĩ.
Nói dối, không trung thực (hoặc thường đổ lỗi cho những người khác) là một trong những tính xấu của con người. Điều đặc biệt là tính cách này là một trong những tính cách các bé học rất nhanh từ độ tuổi rất sớm, và nó sẽ ảnh hưởng lớn đến nhận thức đúng và sai của bé sau 4 tuổi.

Hãy dạy con biết chịu trách nhiệm và luông trung thựcNÓI DỐI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ

Bé từ 1 tuổi - 4 tuổi: bé không phân biệt được sự thật và không thật, não không đủ phân tích để tiên đoán sự việc nếu sai hay đúng. Do đó, bé hoàn toàn học tính cách nói dối từ tình huống của cha mẹ và người chăm sóc bé. Theo Gs. Debbie, TT Giáo dục Trẻ nhỏ, Canada khuyên: cha mẹ không nên tạo 1 tình huống không thật hoặc nhân vật ảo trước mặt bé chỉ nhằm gây chú ý bé, điều này làm bé học được hành vi nói dối vô thức.

Từ sau 4 tuổi: não bé bắt đầu hiểu sự việc đúng và sai. Hơn nữa bé cũng tự tiên đoán hậu quả xảy ra với bé nếu bé không nói dối, Các hình thức phạt bé/đánh bé bố mẹ cần chú ý là không nên làm nhiều vì bé học việc dự đoán tình huống, cái mà làm bé tiếp tục nói dối cho các lần sau để không bị phạt hoặc bị đánh.

Để bé thông minh hơn và phát triển trí tuệ lẫn thể chất công ty Hà Huy chúng tôi xin gửi tới các bạn một số sản phẩm được mọi người hay quan tâm : cầu trượt mini, thảm xốp, xà đu đa năng, sản phẩm bộ tập gym cho trẻ  và rất nhiều sản phẩm khác.

CHA MẸ LÀM GÌ ?
Đừng bao giờ gây chú ý cho bé bằng những cách đổ lỗi cho những người khác hoặc 1 sự vật tưởng tượng nào đó.
Khi biết bé nói dối, bạn hãy giải thích cho bé về hậu quả của nói dối, và bạn cho bé thấy rằng bạn không hài lòng bé nói dối và hãy nhắc nhở bé là nên nói thật với bạn cho lần sau, nhưng không nên phạt hoặc mắng bé thái quá.
Khi bé trải qua 1 tuổi, chay mẹ hãy tìm những quyển sách nói về các tình huống hoặc câu chuyện về nói thật và nói dối, cha mẹ cũng nên đọc sách cho bé nghe trước khi ngủ, thậm chí kèm hỏi rtheo những câu hỏi mang những tính chất xây dựng như: "con nghĩ bạn nào đang nói dối? bạn rùa hay bạn hươu? hả con".

LÀM SAO GIÚP BÉ NÓI LỜI XIN LỖI KHI BÉ NÓI DỐI?
Xin lỗi cha mẹ hoặc một ai đó khi bé đã lỡ nói dối thì đó là một điều cần thiết và quan trọng hơn cả những hình phạt cho bé. Nhiều cha mẹ thời nay chỉ quan tâm đến việc la phạt hoặc la mắng bé, nhưng bỏ quên lời xin lỗi của bé. Trên thực tế, không nhất thiết là bạn phạt hay la mắng bé, chỉ cần giúp bé nói lời xin lỗi thì bé sẽ luôn là người trung thực cho các sai phạm lần sau.
Để giúp bé nói lời xin lỗi là việc cha mẹ cần phải dạy bé về ý nghĩa ngôn ngữ của 2 từ xin lỗi ngay khi bé bước qua 1 tuổi. Bạn nên đặt ra những tình huống và hoàn cảnh để giúp bé hiểu được lời "xin lỗi" (các bé từ 2 tuổi trở lên)
Khi bé lớn hơn, bé làm sai hay nói dối. Ngay thời điểm bạn phát hiện bé nói dối. Nên dẫn bé vào 1 phòng riêng (không dạy dỗ hay la mắng bé trước mặt người khác - đặc biệt các bé khác cùng tuổi), để bé và bạn cùng ngồi yên trong 5 phút (điều này sẽ làm bạn bình tĩnh hơn) và sau đó nói với bé là bạn đã biết điều bé làm và bé cần nói thật với bạn và giải thích với bé tác hại của việc nói dối. Nên bạn mà yêu cầu bé nói lời xin lỗi bạn hoặc người mà bé nói dối, gây tác hại lên cho người đó. Lời xin lỗi mà bé nói ra được là bé đã trở thành người biết nhận thức sai và đúng tốt, vì thế bé sẽ không tái phạm lần sau nữa và sẽ là người trung thực về sau.
Khi bé nói lời xin lỗi, bạn nên vui vẻ và khích lệ bé, cử chỉ giao tiếp nên làm là "ngồi gần bé hơn hoặc ôm bé vào người bạn và nói rằng "con mẹ đã trưởng thành rồi vì con đã nhận ra được lỗi sai, mẹ rất tự hào về con".
Nguồn: http://dochoihahuy.com/hay-day-con-biet-chiu-trach-nhiem-va-luong-trung-thuc.html