Cha mẹ ngày nay đa số chỉ 'nhồi nhét' cho trẻ đủ loại vitamin, sữa, thực phẩm chức năng... mà không biết rằng ngủ đủ giấc mỗi đêm cũng giúp trẻ tăng chiều cao.
Chiều cao và cân nặng của trẻ là thước đo đánh giá sự phát triển thể chất của một đứa trẻ. Hầu hết các mẹ đều cho rằng giúp con tăng chiều cao sẽ khó khăn hơn so với tăng cân. Chiều cao của trẻ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều thứ như gen, mức độ hoạt động thể chất, chất lượng bữa ăn, tình trạng sức khỏe tổng quát... chứ không do một yếu tố nào quyết định. Tuy vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, sẽ có những cách tự nhiên để thúc đẩy trẻ phát triển được hết tiềm năng.
Trẻ ngoài một tuổi, mẹ có thể nhận thấy tốc độ tăng trường chững lại và nó sẽ tiếp tục tăng nhanh khi trẻ ở tuổi vị thành niên. Thông thường, bé gái sẽ đạt chiều cao tối đa trong độ tuổi từ 8 đến 13, còn bé trai thì ở khoảng 8-15 tuổi. Bài viết dưới đây sẽ gợi mở cho bố mẹ cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, luyện tập, giấc ngủ... để đạt được chiều cao mong muốn.
=> mời bạn xem thêm sản phẩm: lưới chắn cầu thang
1. Duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ
Một đứa trẻ (5-11 tuổi) cần ngủ ít nhất 10-12 tiếng mỗi đêm để tăng trưởng tốt. Vì vậy, mẹ cần:
- Tạo thói quen cho trẻ đi ngủ sớm, đặc biệt với các bé khó ngủ.
- Duy trì thói quen tốt trước khi đi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc truyện cho bé, nghe nhạc nhẹ...) để giúp bé ngủ ngon và đảm bảo việc bé thức dậy đúng giờ, nhất là vào các ngày nghỉ, kỷ nghỉ.
2. Bổ sung protein vào bữa ăn của trẻ
Khuyến khích trẻ ăn các thức ăn giàu protein để phát triển chiều cao:
- Thịt nạc và cá là những thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Nếu trẻ lười ăn trong các bữa chính, bố mẹ có thể cho trẻ ăn bữa phụ là đậu phộng, các loại hạt. Đạm thực vật cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
3. Khuyến khích trẻ tập luyện và vui chơi mỗi ngày
Các hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày cũng giúp trẻ đạt được chiều cao mong muốn. Đạp xe, đi bộ, chạy, các môn thể thao ngoài trời... đều tốt cho bé.
4. Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Điều này không chỉ tốt cho sự phát triển mà còn đem lại cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh:
- Bố mẹ cần đảm bảo cung cấp cho con những dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn chính với tỷ lệ thích hợp từng độ tuổi.
- Ngoài ra, bố mẹ khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây và rau tươi mỗi ngày.
5. Lối sống lành mạnh
Nề nếp sinh hoạt của gia đình có tác động không nhỏ tới sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Vì vậy:
- Bố mẹ có thể hướng dẫn con tự nấu đồ ăn thay vì sử dụng các thức ăn bán sẵn.
- Cả nhà nên thường xuyên ra ngoài vui chơi cùng nhau sẽ giúp trẻ yêu thích vận động hơn.
- Cho trẻ tham gia nhiều lớp học ngoại khóa, trại hè và những hoạt động mang tính thể chất như leo núi, bơi, tennis, vẽ...
- Nếu không có điều kiện đến các lớp học, bố mẹ hãy tự xây dựng một thời khóa biểu riêng. Chẳng hạn, bố mẹ chạy bộ cùng con mỗi sáng trước khi đi học, đi làm hay cùng con tập nhảy ở nhà..
cầu trượt giá rẻ, đồ chơi ngoài trời cho bé
Nguồn: http://dochoihahuy.com/giup-tre-dat-chieu-cao-toi-da-boi-5-cach-sau.html
Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017
Giúp trẻ đạt chiều cao tối đa bởi 5 cách sau
Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017
Các loại quả ngọt vừa ngon vừa bổ dành cho bé
Thay vì để cho bé suốt ngày ngậm kẹo, socola, các bà mẹ nên cho trẻ tập thói quen tốt như ăn nhiều hoa quả, vừa ngọt ngào lại vừa bổ dưỡng.
Các em bé khi còn thơ ấu đa số thường sẽ rất thích sự ngọt ngào, vừa theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong cách ứng xử với trẻ, người lớn cần nhẹ nhàng, dỗ ngọt bé. Ngay cả trong cách ăn uống, các bé cũng thường thích ưa dùng đồ ngọt hơn cả.
Chúng có thể thích ăn kẹo, socola,... nhưng thay vì để con ăn những thực phẩm dễ gây sâu răng này, các mẹ nên chú ý thay thế bằng các món ăn khác ngọt ngào chẳng kém.
Nho khô
Đây không chỉ là thực phẩm yêu thích đối với với trẻ em mà với cả người lớn. Những quả nho phơi khô ngoài nắng được đóng gói sẽ chứa chất xơ không hòa tan, fructose và glucose. Bởi vậy, chúng chính là 1 lựa chọn tuyệt vời cho trẻ.
Táo
Táo xanh hoặc táo đỏ đã được biết đến từ lâu có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Đây cũng là loại quả ngọt dễ được các bé ưa thích.
Chuối
Chuối chứa 1 lượng lớn chất xơ, kali và vitamin C. Nó có thể cung cấp tất cả các năng lượng mà em bé cần.
Các loại quả họ dâu
Quả việt quất, dâu tây và mâm xôi có 1 hương vị ngọt ngào và rất giàu vitamin C cũng như các khoáng chất quan trọng khác. Chúng là 1 món ăn hoàn hảo cho em bé nhà bạn.
Trái cây họ cam quýt
Cam, quýt giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, canxi và kali, cùng với màu sắc phong phú và hương thơm nức mũi, đủ để thu hút sự chú ý của bé. Vị ngọt của chúng giúp bé có thể tận hưởng ngon lành.
Chà là
Đây là 1 loại quả chứa nhiều đường, cung cấp năng lượng, chất xơ, nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Mận khô
Mận khô có nhiều chất xơ hòa tan, do đó sẽ giúp giữ mức đường trong máu ổn định. Chúng còn chứa 1 nguồn beta-carotene và vitamin K.
=> mời bạn xem thêm sản phẩm: bộ liên hoàn cầu trượt
Mận chín
Đây là loại quả được nhiều người ưa thích vào mùa hè. Chúng rất giàu vitamin C và giúp cơ thể hấp thu sắt nhanh hơn.
Dứa
Dứa đã từng là 1 trái cây lạ chỉ có tại các bữa tiệc xa hoa. Ngày nay, dứa đã trở nên phổ biến ở bất cứ nơi nào và mẹ có thể dễ dàng mua được. Dứa có chứa beta-carotene và vitamin C làm cho nó không chỉ là 1 loại quả ăn ngọt mà còn rất lành mạnh.
Củ cải đường
Củ cải đường chứa nhiều chất dinh dưỡng như folate và kali, giúp tăng cường sức chịu đựng do hàm lượng sắt cao, bảo vệ gan, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Quả xoài
Loại trái cây này có hương thơm và mùi vị tuyệt vời. Hàm lượng vitamin C, A và E trong xoài khá cao giúp chúng kiểm soát cholesterol và cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
=> mời bạn xem thêm: giá phơi khăn inox
Khoai lang
Khoai lang cũng nằm trong danh sách các thực phẩm vị ngọt thích hợp cho bé. Chúng chứa nhiều vitamin C, D, B6 và cũng chứa sắt, magiê và kali.
Quả bí
Đây là 1 loại rau rất giàu chất dinh dưỡng có tác dụng chống viêm như omega 3 và beta-carotene. Các mẹ có thể xào, nấu canh cho bé ăn.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cac-loai-qua-ngot-vua-ngon-vua-bo-danh-cho.html
Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017
Chỉ 7 cách đơn giản trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ trong những mùa hè. Nhiệt độ thường tăng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Nếu trẻ ăn phải những thức ăn mà bị nhiễm khuẩn, hệ tiêu hóa non nớt của chúng sẽ gặp trục trặc.
Phần lớn những trường hợp tiêu chảy ở trẻ em đều là do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi-rút gây ra. Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột khiến trẻ đi tiêu phân lỏng và liên tục suốt ngày. Trong khi đó, nếu bị tiêu chảy do nhiễm vi-rút, chất thải của trẻ sẽ có những dạng nước, rất dễ khiến chúng bị kiệt sức do mất nước quá nhanh và nhiều.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ trong mùa hè. Nhiệt độ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Nếu trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm khuẩn, hệ tiêu hóa non nớt của chúng sẽ gặp trục trặc.
Phần lớn những trường hợp tiêu chảy ở trẻ em đều là do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi-rút. Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột khiến trẻ đi tiêu phân lỏng và liên tục suốt ngày. Trong khi đó, nếu bị tiêu chảy do nhiễm vi-rút, chất thải của trẻ sẽ có dạng nước, rất dễ khiến chúng bị kiệt sức do mất nước quá nhanh và nhiều.
Việc sử dụng thuốc trị tiêu chảy cần có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa nhi. Tuy nhiên, nếu mức độ bệnh không quá nặng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà dưới đây:
1. Nước cơm
Tiêu chảy khiến cơ thể của trẻ bị mất nước, đặc biệt là lượng khoáng chất và muối. Vì vậy, việc bù nước cho trẻ bằng các loại đồ uống và dung dịch điện giải là điều rất cần thiết. Nước cơm có khả năng kiểm soát tiêu chảy rất hiệu quả ở trẻ em vì chúng giàu tinh bột, giúp cải thiện tình trạng đi phân lỏng và phục hồi lại lượng nước thiết yếu đã mất cho cơ thể.
Cách làm: Lấy một nắm gạo trắng hoặc gạo lứt đun sôi cùng với ½ lít nước cho đến khi gạo chín đều. Lọc lấy nước gạo, cho thêm khoảng 10g muối và đun sôi thêm vài phút. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm nước và đun cho đến khi nước gạo đặc sệt lại. Cho trẻ uống khoảng từ 60ml đến 80ml nước gạo này sau mỗi lần chúng đi vệ sinh cho đến khi những cơn tiêu chảy thưa dần và chấm dứt hẳn.
=> mùa hè các bạn nên mua cho bé những chiếc giường ngủ mầm non
2. Nước đường - muối
Khi đi phân lỏng dạng nước, trẻ sẽ bị mất đi một lượng đường và muối đáng kể trong cơ thể. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến con bạn bị mất nước. Để giúp cơ thể phục hồi trở lại, nước đường - muối được xem là giải pháp tốt nhất.
Cách làm: Đun sôi 1 lít nước và để nguội. Cho vào đó 1 thìa cà phê muối (khoảng 5g) và 8 muỗng cà phê đường (khoảng 40g). Khuấy thật đều để đường và muối tan hoàn toàn. Loại nước này là phương thuốc tuyệt vời để phòng ngừa tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy. Bạn có thể vắt thêm ½ quả chanh. Không chỉ giúp tăng mùi vị của nước đường - muối ngon hơn, chanh còn bổ sung thêm kali cho cơ thể của trẻ, bên cạnh đường và muối.
3. Khoai tây luộc
Ngoài việc bù nước cho cơ thể, bạn cũng cần chú ý cho trẻ ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng trong giai đoạn chúng đang bị tiêu chảy. Chế độ dinh dưỡng đúng đắn sẽ giúp trẻ nhanh phục hồi hơn. Khoai tây luộc là món dễ ăn, dễ tiêu hóa và có thể giúp trẻ cảm thấy no lâu. Sự hiện diện của tinh bột trong khoai tây sẽ giúp hạn chế tình trạng đi tiêu phân lỏng.
Cách làm: Luộc từ 1 đến 2 củ khoai tây trung bình, để nguyên vỏ. Sau khi khoai chín, gọt bỏ vỏ và nghiền nhuyễn. Cho thêm một ít nước và chút xíu muối nếu thích rồi cho trẻ ăn vài muỗng khoai tây nghiền giữa các bữa ăn như một món ăn vặt. Một lưu ý nhỏ là bạn không nên ép con mình ăn nếu chúng không thích. Hãy để trẻ ăn theo ý thích của chúng. Bạn cũng có thể dùng khoai tây nghiền đế chế biến thành những món ăn thơm ngon hơn khi kết hợp chúng với những nguyên liệu khác.
4. Nước gừng
Gừng có công dụng kháng khuẩn nên sẽ giúp làm lành tình trạng nhiễm khuẩn bên trong đường ruột. Đây chính là lý do giải thích tại sao nước ép gừng lại trở thành một phương thuốc dân gian trị tiêu chảy rất tốt cho trẻ em.
Cách làm: Lấy ½ nhánh gừng xay nhuyễn, cho thêm ½ lít nước rồi đun sôi. Lọc lấy nước để nguội rồi cho trẻ uống từng ít một suốt cả ngày. Nước gừng hơi cay nên để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm chút xíu mật ong.
=> mời bạn xem thêm sản phẩm: rào chắn mầm non
5. Trà thảo dược
Những loại trà thảo dược đặc biệt có thể làm dịu những triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có thể uống được các loại trà thảo dược, đặc biệt là những loại có mùi vị tương đối đậm hoặc cay.
Trà hoa cúc vẫn được xem là ưu tiên hàng đầu khi bạn muốn dùng trà thảo dược để trị tiêu chảy cho trẻ. Chúng có tác dụng khoáng viêm nhiễm, giúp đánh bại chứng tiêu chảy và tình trạng nhiễm khuẩn trong dạ dày.
Cách làm: Lấy một vài lá thảo dược mà bạn muốn dùng đun sôi cùng ½ lít nước. Lọc lấy nước, cho thêm một vài giọt mật ong rồi cho trẻ uống ngày hai lầm đến khi bệnh tiêu chảy chấm dứt hẳn.
6. Nước dừa
Loại nước thơm ngon và giàu dưỡng chất này là một cách bù nước lý tưởng cho trẻ khi chúng đang bị tiêu chảy. Nước dừa giúp khôi phục lại lượng muối và các chất dinh dưỡng bị mất đồng thời còn bổ sung thêm các chất chống ô-xy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
7. Sữa chua
Sự hiện diện của những vi khuẩn thường có lợi trong sữa chua sẽ làm dịu lớp thành bên trong của dạ dày, khắc phục tình trạng nhiễm trùng và đẩy lùi bệnh tiêu chảy.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/chi-7-cach-don-gian-tri-tieu-chay-tai-nha-cho-tre.html
Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017
10 thực phẩm tốt cho bé
Trẻ em nên cần được cung cấp đầy đủ những khoáng chất để có được 1 cơ thể phát triển một cách toàn diện, dưới đây là 10 thực phẩm tốt cho em bé, nguồn gốc từ thiên nhiên nhằm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngũ cốc nguyên chất
Gồm gạo, bột mì, hạt lúa mì... chưa qua chế biến. Đây là nguồn cung cấp năng lượng không thể thiếu để trẻ vận động, tăng trưởng và phát triển. Hơn nữa, trong các loại ngũ cốc này còn chứa vitamin nhóm B (có vai trò lớn trong hoạt động chuyển hóa), folate (giúp phòng ngừa bệnh tim mạch), hàng trăm hóa chất thực vật và chất xơ.
Quả dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất là nguồn cung cấp đáng kể vitamin C cũng như những chất chống ô-xy hóa. Các chất này có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp trẻ phòng tránh nhiều bệnh nhiễm khuẩn và phòng ngừa một số bệnh ung thư. Đồng thời, có thể cho trẻ uống thêm nước trà xanh.
Sữa và các loại sản phẩm làm từ sữa
Cung cấp một lượng đạng kể can-xi, vitamin-D, protein (nhất là sữa chua, phô mai...) và một lượng nhỏ vitamin A, B12, C. Các dưỡng chất này tăng cường cho quá trình phát triển của xương, răng, cơ bắp, mắt, da, cải thiện não và các chức năng thần kinh. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ dùng cua đồng, tép nhỏ, vừng...
Các loại đậu
Như đậu cô-ve, đậu đen, đậu đũa, đậu Hà lan, đậu nành, đậu trắng... là nguồn thức ăn giàu năng lượng (gấp 5-7 lần gạo), protein (ngang với thịt), vô cùng phong phú về chất xơ. Các loại hạt này còn có một lượng sắt không nhỏ, giúp cải thiện chứng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em. Rau muống, rau dền... cũng cung cấp nhiều chất sắt.
Bông cải xanh
Một thực phẩm không thể thiếu đối với trẻ em, vì nó cung cấp nhiều vitamin (B6, C, K, axit folic) và ka-li (464mg/100g bông cải xanh). Loại cải này còn có chất sulforaphane, giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất các enzym bảo vệ mạch máu và giảm các phân tử gây tổn hại tế bào, đồng thời tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Quả bơ
Ngoài việc cho vitamin B6, E, beta-carotene, đây là loại thực phẩm cung cấp những "chất béo tốt" cho cơ thể. Đó là chất béo chưa bão hòa đơn, rất cần cho quá trình phát triển não bộ. Đồng thời, quả bơ còn có nhiều folate, giàu chất chống ô-xy hóa, không có cholesterol, hàm lượng chất xơ cao...
Khoai lang
Khoai lang hay rau quả nhiều màu sắc rất tốt cho trẻ em vì chứa nhiều hóa chất thực vật, có vai trò trong việc phòng chống nhiều loại bệnh. Khoai lang chứa một lượng lớn beta-carotene (1470mcg/100g khoai lang), vitamin B1, B6, E, can-xi, sắt... Khoai lang có màu vàng sẫm chứa nhiều vitamin A hơn màu vàng nhạt
Omega-3
Có trong cá nước lạnh (cá hồi, cá ngừ). Đây là loại axit béo rất cần cho sự phát triển của mô não, sức khỏe của tim và trí não. Ngày nay, người ta còn dùng những quả trứng có bổ sung loại axit béo này, vừa phong phú về protein, vừa có một lượng đáng kể omega-3 (350g/quả). Omega-3 giúp da trẻ bớt khô, nổi mẩn đỏ...
Thịt gia cầm được nuôi bằng cách không sử dụng những hóa chất nhân tạo
Những con gà này không có chất phụ gia độc hại, không có các hormone, không có các thuốc kháng sinh, thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu. Loại thịt này giàu protein và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Bơ lạc
Cũng như bơ sản xuất tự nhiên từ quả hạch, hạt điều... chứa axit béo chưa bão hòa đơn, protein, chất xơ, vitamin E, B1, selen và ma-giê. Những chất này giúp bảo vệ màng thần kinh, giúp não và hệ thần kinh sử dụng glucose, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường type II...
Nguồn: http://dochoihahuy.com/10-thuc-pham-tot-cho.html
Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017
8 Loại thức ăn tốt cho răng miệng
Nguồn: http://dochoihahuy.com/8-loai-thuc-tot-cho-rang-mieng.html
Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017
5 phương pháp nhỏ giúp trẻ tăng cường trí nhớ
1. Phương pháp ghi nhớ bằng những mục tiêu gần nhất cho trẻ
Cha mẹ cần giúp trẻ ý thức rằng trong việc học tập cần có những mục tiêu rõ ràng, đây là tiền đề và nền móng cơ bản giúp trẻ thành công trong quá trình tăng cường trí nhớ.
Ví dụ, để rèn luyện khả năng tiếng anh của trẻ. Hãy chia thành nhiều giai đoạn mục tiêu ngắn hạn khác nhau và giúp trẻ hoàn thành từng mục tiêu một, điều đó giúp trẻ cảm thấy dễ dàng hơn nhiều. Nếu mỗi ngày trẻ cần học 10 danh từ, sau đó nắm bắt động từ, tính từ, phó từ... trẻ dần cảm thấy tự tin hơn, học ngoại ngữ sẽ không còn là công việc tẻ nhạt. Mỗi lần khắc phục khó khăn và đạt được thành công sẽ khuyến khích trẻ tự tin phấn đấu cho mục tiêu lớn hơn. Và rèn luyện trí nhớ của chính mình.
2. Phương pháp ghi nhớ trên sự hiểu biết
Trên nền tảng tích cực suy nghĩ, đạt được lí giải sâu sắc về tài liệu ghi nhớ gọi là phương pháp ghi nhớ trên sự hiểu biết. Một nghiên cứu về trí nhớ của nhà tâm lý Đức phát hiện: để ghi nhớ 12 âm tiết không có nghĩa trung bình cần lặp lại 5 lần; để nhớ 36 âm tiết vần lặp lại 54 lần; để ghi nhớ 480 âm tiết trong 6 bài thơ cần lặp lạo 8 lần. Điều này cho chúng ta thấy, nếu lí giải dược kiến thức bạn sẽ nhớ nhanh và lâu hơn nhiều khi học và nhớ một cách thụ động.
3. Phương pháp ghi nhớ bằng hình ảnh trực quan
Theo số liệu thông kê nghiên cứu tâm lý học, học sinh tiểu học có ưu thế ghi nhớ hình ảnh cụ thể. Hình ảnh trực quan dễ để lại ấn tượng sâu sắc với trẻ. Vì vậy khi ghi nhớ một đồ vật trừu tượng trẻ thường cố gắn liên hệ với hình ảnh một vật cụ thể. Một học sinh cấp một cho biết có thể nhanh chóng nhớ được số điện thoại nhà bạn 33329916 cậu ta đã chia con số vô nghĩa trên gắn liền với điều mình biết: 3332 là số mã bưu điện khu vực cậu ở, 99 vừa đúng là số chung cư, 16 số nhà cậu!
4. Phương pháp ghi nhớ chọn lọc
Lựa chọn và sàng lọc những thứ cần nhớ, quyết định nên nhớ điều gì, loại bỏ vấn đề gì chính là phương pháp ghi nhớ chọn lọc. Mỗi ngày trẻ cần tiếp thu nhiều thông tin khác nhau, có những thông tin không cần thiết phải ghi nhớ. Đôi khi cùng một vấn đề và nội dung trong vở ghi, đã được giải thích tỉ mỉ trong sách giáo khoa, vấn đề không quan trọng hoặc các công thức suy diễn có thể bỏ qua. Có như vậy trẻ có thể ghi nhớ những kiến thức quan trọng cần thiết, có ý nghĩa và giá trị.
Để trẻ có được kết quả học tập tốt, nên để trẻ lí giải, hiểu và tiêu hóa toàn bộ kiến thức được học. Nếu bắt trẻ thu nạp toàn bộ kiến thức được nêu ra sẽ rất khó khăn, ngược lại còn gây phản tác dụng. Một số người còn cố gắng học thuộc đáp áp và quá trình giải quyết vấn đề, điều này là không cần thiết. Đề thi rất phong phú đa dạng, đáp án cũng linh hoạt, bạn nên vận dụng khéo léo công thức định lý để giải quyết chúng hơn là thuộc làu làu. Người có trí nhớ tốt, kết quả cao thường biết cách học hiệu quả, nắm rõ trọng tâm và tổng hợp kiến thức hợp lý.
5. Phương pháp ghi nhớ liên tưởng
Khi một vật tương đồng với vật khác dễ khiến người ta liên tưởng hai sự vật với nhau. Gắn liền điều cần ghi nhớ với kinh nghiệm bạn từng trải qua hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều.
Ngoài ra các bạn cũng nên tìm hiểu một số sản phẩm của công ty Hà Huy chúng tôi : tủ kệ mầm non, hạt muồng muồng, đồ chơi xúc cát
Nguồn: http://dochoihahuy.com/5-phuong-phap-nho-giup-tre-tang-cuong-tri-nho.html
Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017
Khi mà trẻ 2 tuổi nổi cơn giận dỗi
Cơn giận bùng phát: Trẻ bắt đầu bằng việc la hét, ném đồ đạc.
Giai đoạn tiếp theo: Tức giận và thất vọng. Trước đây, các chuyên gia thường cho rằng cảm giác thất vọng thường tới sau khi bùng phát cơn giận. Nhưng gần đây, các chuyên gia nhận thấy rằng sự bùng phát và cảm xúc thất vọng (khóc lóc, mè nheo, thút thít) thường đan xen với nhau. Chúng ta thường có xu hướng chỉ nhận thấy cơn giận của trẻ khi trẻ giận dữ chứ không thấy rằng nguy cơ bùng phát cơn giận khi trẻ khóc lóc, mè nheo.
Nguôi giận: Nếu bạn chưa thấy trẻ nguôi giận, bạn đừng cố gắng vỗ về trẻ. Để trẻ thấy dễ chịu, trẻ cần phải nguôi cơn giận trước. Nếu bạn bế trẻ khi trẻ vẫn còn giận, trẻ sẽ quay lưng lại với bạn, trẻ sẽ không muốn bạn vỗ về. Điều này tương tự như khi bạn vẫn còn giận chồng/vợ của bạn, cô ấy/anh ấy vỗ về bạn thì bạn sẽ có phản ứng gay gắt theo kiểu Đừng có động đến tôi.
Cần sự vỗ về: Khi trẻ nguôi giận, trẻ sẵn sàng cần đến sự giúp đỡ của bạn. Sau khi mất kiểm soát, trẻ cần được an ủi vỗ về. Lúc này, bạn có thể ôm trẻ, hôn trẻ và thừa nhận cảm xúc của trẻ "Việc này thật chẳng dễ chịu chút nào".
Tiếp tục như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Trẻ không khóc và chuyển thái độ nhanh hơn người lớn. Trong khi bạn thấy chưa "hoàn hồn" với cơn giận kinh khủng của trẻ thì con bạn đã chơi vui vẻ trở lại như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Những điều không nên làm khi trẻ tức giận :
Đặt ra các câu hỏi.
Trẻ 2 tuổi thường chưa có khả năng diễn đạt lại cảm xúc của trẻ. Do đó, bạn không nên hỏi trẻ khi trẻ tức giận. Những câu hỏi kiểu như "Sao con không cho bạn chơi cùng?" hay "Con muốn làm gì" càng khiến trẻ nổi cáu.
Giải thích.
Bạn không nên giải thích với một đứa trẻ đang cáu kỉnh rằng bé không thể bóc chuối bởi vì Mẹ chưa cho ăn. Giải thích dài dòng với trẻ lúc này không hiệu quả.
Quát mắng.
Trẻ sẽ học tập phản ứng của cha mẹ cho dù phản ứng đó là tốt hay xấu. Bởi vậy, bạn cần giữ được bình tĩnh. Đếm đến 10, hít thở sâu và tự nhắc mình rằng mình là người lớn. Nếu bạn không kiềm chế được bạn thân khi giận giữ thì trẻ cũng sẽ làm tương tự như bạn.
Không nói suông.
Nếu bạn nói tắt ti vi, thì hãy tắt ti vi. Nếu bạn muốn cách ly trẻ khi trẻ la hét vào lần sau, thì bạn hãy bình tĩnh, nhanh chóng và không tức giận mà cách ly trẻ khỏi tình huống khiến trẻ thất vọng. Cần nhất quán. Nếu trẻ biết rằng trẻ cư xử không đúng mực sẽ luôn có một hậu quả kèm theo, trẻ sẽ không thực hiện hành vi đó.
Phớt lờ.
Trẻ cảm thấy bơ vơ khi nổi giận, bởi vậy phớt lờ trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy tồi tệ hơn. Thay vì vậy, bạn có thể ngồi xuống và nói với trẻ: "Mẹ sẽ ngồi đây cho tới khi nào con bình tình trở lại" Điều này có nghĩa là chấp nhận trẻ chứ không bỏ rơi trẻ.
Làm thế nào khi trẻ nổi giận
Một cơn giận thường trải qua các giai đoạn dưới đây:
Cơn giận bùng phát: Trẻ bắt đầu bằng việc la hét, ném đồ đạc.
Giai đoạn tiếp theo: Tức giận và thất vọng. Trước đây, các chuyên gia thường cho rằng cảm giác thất vọng thường tới sau khi bùng phát cơn giận. Nhưng gần đây, các chuyên gia nhận thấy rằng sự bùng phát và cảm xúc thất vọng (khóc lóc, mè nheo, thút thít) thường đan xen với nhau. Chúng ta thường có xu hướng chỉ nhận thấy cơn giận của trẻ khi trẻ giận dữ chứ không thấy rằng nguy cơ bùng phát cơn giận khi trẻ khóc lóc, mè nheo.
Nguôi giận: Nếu bạn chưa thấy trẻ nguôi giận, bạn đừng cố gắng vỗ về trẻ. Để trẻ thấy dễ chịu, trẻ cần phải nguôi cơn giận trước. Nếu bạn bế trẻ khi trẻ vẫn còn giận, trẻ sẽ quay lưng lại với bạn, trẻ sẽ không muốn bạn vỗ về. Điều này tương tự như khi bạn vẫn còn giận chồng/vợ của bạn, cô ấy/anh ấy vỗ về bạn thì bạn sẽ có phản ứng gay gắt theo kiểu Đừng có động đến tôi.
Cần sự vỗ về: Khi trẻ nguôi giận, trẻ sẵn sàng cần đến sự giúp đỡ của bạn. Sau khi mất kiểm soát, trẻ cần được an ủi vỗ về. Lúc này, bạn có thể ôm trẻ, hôn trẻ và thừa nhận cảm xúc của trẻ "Việc này thật chẳng dễ chịu chút nào".
Tiếp tục như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Trẻ không khóc và chuyển thái độ nhanh hơn người lớn. Trong khi bạn thấy chưa "hoàn hồn" với cơn giận kinh khủng của trẻ thì con bạn đã chơi vui vẻ trở lại như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Những điều không nên làm khi trẻ tức giận :
Đặt ra các câu hỏi.
Trẻ 2 tuổi thường chưa có khả năng diễn đạt lại cảm xúc của trẻ. Do đó, bạn không nên hỏi trẻ khi trẻ tức giận. Những câu hỏi kiểu như "Sao con không cho bạn chơi cùng?" hay "Con muốn làm gì" càng khiến trẻ nổi cáu.
Giải thích.
Bạn không nên giải thích với một đứa trẻ đang cáu kỉnh rằng bé không thể bóc chuối bởi vì Mẹ chưa cho ăn. Giải thích dài dòng với trẻ lúc này không hiệu quả.
Quát mắng.
Trẻ sẽ học tập phản ứng của cha mẹ cho dù phản ứng đó là tốt hay xấu. Bởi vậy, bạn cần giữ được bình tĩnh. Đếm đến 10, hít thở sâu và tự nhắc mình rằng mình là người lớn. Nếu bạn không kiềm chế được bạn thân khi giận giữ thì trẻ cũng sẽ làm tương tự như bạn.
Không nói suông.
Nếu bạn nói tắt ti vi, thì hãy tắt ti vi. Nếu bạn muốn cách ly trẻ khi trẻ la hét vào lần sau, thì bạn hãy bình tĩnh, nhanh chóng và không tức giận mà cách ly trẻ khỏi tình huống khiến trẻ thất vọng. Cần nhất quán. Nếu trẻ biết rằng trẻ cư xử không đúng mực sẽ luôn có một hậu quả kèm theo, trẻ sẽ không thực hiện hành vi đó.
Phớt lờ.
Trẻ cảm thấy bơ vơ khi nổi giận, bởi vậy phớt lờ trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy tồi tệ hơn. Thay vì vậy, bạn có thể ngồi xuống và nói với trẻ: "Mẹ sẽ ngồi đây cho tới khi nào con bình tình trở lại" Điều này có nghĩa là chấp nhận trẻ chứ không bỏ rơi trẻ.
Làm thế nào khi trẻ nổi giận
Dưới đây là 3 tình huống có thể khiến trẻ bùng phát cơn giận:
Trẻ muốn lấy một thứ gì đó.
Tình huống này thường xảy ra trong nhà bếp, siêu thị, cửa hàng đồ chơi.
Trong trường hợp như vậy, bạn nên tránh các trường hợp khiến bé căng thẳng càng nhiều càng tốt. Ở nhà, bạn nên cất những đồ vật mà bạn không muốn bé nghịch ra khỏi tầm nhìn của trẻ. Trước khi đưa trẻ đi siêu thị, bạn cần đảm bảo bé được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Bạn có thể mang theo một món đồ chơi hoặc một cuốn sách cho bé theo để đánh lạc hướng bé khi cần thiết hoặc bạn có thể nhờ bé nhặt một ít đồ theo yêu cầu. Bạn có thể nói chuyện với trẻ để cùng ghi lại những thứ mà trẻ muốn mua; cuối buổi mua sắm, bạn có thể xem lại danh sách và chọn ra một vài món đồ ăn có lợi cho sức khỏe, sau đó, để cho trẻ chọn 1 hoặc 2 món trong số đó. Khi liệt kê danh sách, trẻ sẽ cảm thấy mình được tham gia vào quá trình mua sắm và trẻ biết sẽ được phần thưởng vào cuối buổi.
Mời bạn xem thêm sản phẩm của chúng tôi:
- rào chắn cầu thang
- bộ liên hoàn cầu trượt
- bàn ghế mầm non
Muốn được chú ý.
Ví dụ điển hình nhất là trẻ đang chơi một mình, nếu bạn có điện thoại, trẻ sẽ mè nheo để bạn chú ý tới bé.
Trường hợp này, bạn nên khuyến cáo trẻ trước. Bạn có thể nói chuyện với trẻ: "Giờ mẹ cần nghe điện thoại. Con chơi một mình nhé. Mẹ sẽ quay trở lại để tô màu cùng với con." Bạn cũng có thể để dành riêng một số món đồ chơi đặc biệt để cho bé chơi mỗi khi bạn nghe điện thoại. Thậm chí, với những cuộc điện thoại đặc biệt quan trọng, bạn có thể cho bé xem ti vi một lúc. Hoặc, tùy thuộc vào từng trẻ, bạn có thể có những cách đánh lạc hướng của trẻ.
Khi đánh lạc hướng trẻ, bạn càng đưa ra các hoạt động cụ thể thì trẻ càng dễ chuyển hướng hoạt động. Ví dụ, thay vì nói "Con không được giật đuôi con mèo đó" thì bạn có thể nói ngắn gọn: "Mẹ con mình cùng tô màu nhé!" hoặc chuyển góc hoạt động nhanh chóng "Nào mẹ con mình ra đây tưới cây nhé!" Trẻ cần bạn đưa ra những gợi ý ngắn gọn, dễ làm theo.
Tranh giành quyền lực.
Tình huống điển hình: Trẻ không muốn lên giường đi ngủ hoặc đi chơi không muốn về.
Tình huống này thường xảy ra khi cuối ngày. Bạn không nên từ bỏ trong trận chiến này bởi vì nếu bạn từ bỏ, trẻ sẽ hiểu rằng khi trẻ nổi giận thì trẻ sẽ được làm thứ mình muốn. Bạn có thể cho trẻ lựa chọn trong giới hạn cho phép. Ví dụ, bạn có thể hỏi trẻ "Con muốn đánh răng trước hay muốn mặc quần áo ngủ trước?"
Trẻ không muốn rơi vào tình huống bất ngờ, bởi vậy, để tránh xung đột, bạn nên nhắc trẻ trước khi cắt ngang hoạt động trẻ đang tham gia. Trẻ thoải mái hơn nếu biết chính xác những gì sắp xảy ra. Bạn có thể nói trước với con "Mình đi thêm 2 vòng xe đạp nữa rồi về nhé". Bạn tránh nhắc đến thời gian kiểu như "Con chơi thêm 5 phút nữa rồi về nhé", bởi trẻ ở lứa tuổi này chưa có khái niệm về thời gian.
Ngoài ra, có một cách đơn giản có thể mang lại hiệu quả sau 2 đến 3 lần áp dụng. Khi trẻ không làm theo yêu cầu của bạn, bạn có thể đếm đến 3. Nếu trẻ không làm, bạn hướng dẫn trẻ cách đếm bằng cách giơ ngón tay của bé lên. Sau đó đếm lại. Ban đầu, bé sẽ không thích cách này, nhưng sau 2 đến 3 lần áp dụng thì bé sẽ biết cách bắt đầu thực hiện yêu cầu khi bạn bắt đầu đếm.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/khi-ma-tre-2-tuoi-noi-con-gian-doi.html