Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Mẹo nhỏ để giúp trẻ mọc răng mà không bị sốt

Khi trẻ tầm 3-4 tháng tuổi, các mẹ dùng nước ép lá hẹ bôi vào nướu của con sẽ giúp bé không bị sốt khi mọc răng.



Vài tuần trước khi chân răng trăng trắng xuất hiện, trẻ thường có thói quen bú tay, nghiến răng, nghiến lợi đau nướu và có chút sốt nhẹ. Lúc này các mẹ chú ý kỹ càng hơn, kiểm tra bằng cách rà nhẹ vào vùng nướu của trẻ sẽ nhận thấy vết cưng cứng. Đó là dấu hiệu bé đang trong giai đoạn mọc những chiếc răng sữa đầu đời.



Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo lắng khi trẻ em mọc răng sẽ bị sốt, đau nướu dẫn đến biếng ăn, biếng bú, sa sút, gầy gò. Theo dân gian, có rất nhiều cách từ tự nhiên giúp trẻ không bị sốt khi mọc răng. Lá hẹ là một trong những vị thuốc bổ ích có tác dụng tốt trong việc này.


Theo lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, dùng trong trường hợp trẻ bị viêm lợi, răng đau nhức. Khi trẻ thường bú tay, nghiến răng hay chảy nước dãi nhiều hơn bình thường vào tháng thứ 3 hay tháng thứ 4 thì các mẹ chọn mua một ít lá hẹ tươi đem về rửa thật sạch, cắt nhuyễn rồi giã nhỏ, vắt nước cốt lá hẹ cho vào chén sạch.


Sau khi cho trẻ bú được khoảng tầm 30 phút, mẹ rửa tay sạch, quấn gạc tiệt trùng vào đầu ngón tay trỏ. Lấy đầu ngón tay quấn gạc chấm vào chén nước cốt lá hẹ lâu một chút cho băng gạc thấm nước lá hẹ. Mẹ hãy nhẹ nhàng đưa ngón tay chấm nước hẹ vào miệng trẻ, bắt đầu rà sát vào vùng lợi trên, vùng lợi dưới của bé vài lần.


Ngoài ra, mẹ có thể cắt lá hẹ ra cho vào chén rồi đổ nước nóng vào nhưng đừng làm chín lá, rồi đâm lá hẹ ra lọc lấy nước, dùng miếng gạc chấm nước hẹ rồi thoa đều nướu của con. Ngoài lá hẹ thì nha đam hoặc cây dạ cầm cũng có thể giúp phòng tránh sốt khi trẻ đến tuổi mọc răng.


Lương y Hải cũng đã nhấn mạnh, rằng trẻ vào giai đoạn này thường lười bú, quấy khóc, các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ có thể uống thêm nước đỗ đen để cho con bú tốt.




Nguồn: Linh Nga/VNE


Nguồn: http://dochoihahuy.com/meo-nho-de-giup-tre-moc-rang-ma-khong-bi-sot.html

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Để tránh các bệnh răng miệng cần 4 giai đoạn sau

 Để trẻ có một hàm răng đẹp khi trưởng thành, thì việc chăm sóc răng miệng cần cả một quá trình mà không phải những bậc cha mẹ nào cũng chú ý.




Nhiều trẻ em răng sữa rất đẹp và đều nhưng sau khi thời gian thay răng thì hàm răng lại không đều hoặc khấp khểnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và nó không chỉ phụ thuộc vào việc chăm sóc răng miệng, mà còn phụ thuộc vào thói quen của trẻ.

Để tránh các bệnh răng miệng cần 4 giai đoạn sau

Bác sĩ Dương Minh Đạt chia sẻ thông tin về 4 giai đoạn chăm sóc răng miệng cho trẻ mà cha mẹ cần lưu ý:

* Giai đoạn sơ sinh (trước thời điểm mọc răng sữa đầu tiên): Cha mẹ cần vệ sinh sạch nướu răng bằng gạc thấm nước ấm nhằm làm sạch mảng bám thức ăn.

* Giai đoạn răng sữa: Trẻ cần chải răng ngay khi có răng sữa đầu tiên mọc lên. Cha mẹ có thể giúp trẻ làm sạch răng và cả nướu răng bằng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em.

Chú ý kem đánh răng dành cho trẻ em là loại không chứa fluor hoặc nồng độ fluor thấp hơn của người lớn, không vị cay.

Giai đoạn đầu bố mẹ giúp bé chải răng, sau đó hướng dẫn bé chải, cho phép bé tự chải và kiểm tra lại bé chải có tốt không. Cách chải răng chủ yếu là xoay tròn bàn chải (chứ không phải kéo bàn chải ngang qua hai bên như mọi người thường làm).

Giai đoạn này, cha mẹ hạn chế cho trẻ bú bình để tránh tình trạng sâu răng; theo dõi và nhắc nhở bé hạn chế các thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi chen vào giữa hai hàm răng khi nói chuyện, hay thở miệng. Nên cho bé khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các thói quen xấu.



Để kiểm tra vị trí răng trẻ có đúng hay không, cha mẹ nên đưa bé đến nha sĩ ngay khi mọc các răng sữa đầu tiên để phát hiện các sai lệch răng và xương hàm.

Mời bạn xem thêm sản phẩm:
* Giai đoạn răng hỗn hợp (từ khi bắt đầu thay răng đến khi hoàn tất mọc răng vĩnh viễn - trừ răng số 8): ngoài việc chăm sóc răng như trên, trẻ nên khám răng định kỳ 6 tháng một lần đối với những bé vệ sinh răng tốt và 3 tháng một lần đối với những bé răng kém hơn để bác sĩ nha khoa theo dõi tình trạng răng cho trẻ và điều trị kịp thời.

* Giai đoạn răng vĩnh viễn: chải răng bằng bàn chải và kem đánh răng của người lớn, chuyển đổi cách chải răng thích hợp hơn cách xoay tròn. Có thể tập cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa và quét sạch các mảng bám trong kẽ răng… mà không làm tổn hại tới răng và nướu. Đồng thời, cần theo dõi các răng sâu để có hướng điều trị thích hợp.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ: 

- Nguồn nước sử dụng: đa số nước máy tại các thành phố đã có sẵn fluor, nhưng nếu dùng nước giếng thì cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Bé tự chải răng đúng cách và đúng thời điểm là sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

- Phát hiện sớm các bất thường về răng và điều trị sớm. Thông thường, điều trị chỉnh hình răng - xương cho trẻ có thể bắt đầu ngay từ lúc răng cửa vĩnh viễn mọc, một số trường hợp cần điều trị sớm hơn (can thiệp lúc răng sữa mới mọc). Nên cho bé khám răng ngay khi các răng sữa đầu tiên mọc để phát hiện sớm các bất thường về răng và xương hàm.

- Loại bỏ các thói quen xấu của trẻ như mút tay, đẩy lưỡi, thở miệng.

- Tại nước ta, việc chăm sóc răng miệng và khám nha khoa định kỳ chưa phổ biến. Tuy nhiên, việc thăm khám thường xuyên từ 3-6 tháng/lần sẽ giúp các bác sĩ theo dõi sự phát triển răng của trẻ chặt chẽ hơn, giúp bé có hàm răng đều đẹp khi trưởng thành, và quan trọng nhất là gần như tất cả các bệnh lý về răng miệng sẽ được kiểm soát tốt.

Hà Lan - Voh.com.vn




Nguồn: http://dochoihahuy.com/de-tranh-cac-benh-rang-mieng-can-4-giai-doan-sau.html

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Để trẻ phát triển trí não và nhớ lâu

Bên cạnh nhóm các chất dinh dưỡng chính như đạm, đường, bột, béo và chất xơ, trẻ cần được bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất quan trọng, nhằm phát triển thể chất và trí não.



Omega 3


Omega 3 là một trong những thành phần có chất quan trọng của DHA trong việc thúc đẩy hệ thần kinh phát triển. Nếu thiếu Omega 3, cơ thể sẽ không thể tổng hợp DHA và dẫn đến làm giảm chỉ số IQ của trẻ. Theo một số nghiên cứu các trẻ em có lứa tuổi từ bé đến 8-9 tuổi, nếu được bổ sung Omega 3 đầy đủ, trẻ có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh thấp hơn rõ rệt so với trẻ không được bổ sung Omega 3.


Để trẻ phát triển trí não và nhớ lâu


Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Neuron chuyên về thần kinh của Mỹ chứng minh rằng Omega 3 có chức năng bảo vệ các khớp thần kinh, giúp dẫn truyền xung động thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác dễ dàng. Do vậy, nếu cung cấp Omega 3 vừa đủ, không quá 3 gram/ngày, não bộ của trẻ sẽ phát triển toàn diện, tăng trí nhớ và khả năng tư duy.


=> mời bạn xem thêm: đồ chơi thông tư


Vitamin nhóm B


Cùng với Omega 3, các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12…) cũng là vi chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Vitamin nhóm B giữ vai trò quan trọng đối với các dẫn truyền xung thần kinh, duy trì sức khỏe tế bào và trí não; hỗ trợ thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho tế bào và não bộ. Khi bị thiếu chất, chúng ta dễ nổi nóng, thần kinh bị suy nhược, thậm chí bị co giật.


Trong quá trình trẻ hoàn thiện trí não, cần bổ sung đủ lượng vitamin B mỗi ngày thông qua chế độ ăn giàu cá, ức gà, các loại hạt và thực phẩm, sữa chứa vi chất này. Từ đó phòng tránh hư tổn thần kinh, giúp bé đủ năng lượng để tiếp nhận, xử lý thông tin, học nhanh và nhớ lâu.


=> sản phẩm tốt cho bé: bóng nhựa cho bé


Ngoài ra, Tổ chức An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) cùng các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, vitamin nhóm B kết hợp với Omega 3 tạo thành bộ đôi vi chất vàng hỗ trợ phát triển trí não và trau dồi trí nhớ, giúp bé có hệ thần kinh mạnh khỏe, học nhanh, nhớ lâu.




Mặc dù không khó để tìm thấy Omega 3 và vitamin nhóm B trong thực phẩm hàng ngày, nhưng bộ đôi vi chất này khá nhạy cảm với nhiệt độ nên phần lớn bị phân huỷ trong quá trình chế biến. Vì vậy, để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ vi chất, ngoài thực đơn đa dạng qua bữa ăn, mẹ nên cho trẻ uống đủ 3 ly sữa bổ sung Omega 3 và các vitamin nhóm B.




VOH Online (tổng hợp)




Nguồn: http://dochoihahuy.com/de-tre-phat-trien-tri-nao-va-nho-lau.html

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Phạt con sai cách bằng hại con

Khi một số phụ huynh phê phán nhiều cách dạy con trong đó bằng đòn roi là bạo lực, không ít người truyền nhau cách dạy đánh vào tâm lý “sợ” của con. Giải pháp này có khả thi?


Phạt con sai cách bằng hại con


Những khuyến cáo với các phụ huynh khi “thương cho roi cho vọt”:

Một bé gái 8 tuổi ở Thiểm Tây (Trung Quốc) đã tử vong không lâu sau khi ăn chân gà muối. Gia đình cho rằng món ăn này là nguyên nhân khiến bé chết sau khi nôn mửa và chóng mặt. Tuy nhiên, khám nghiệm tử thi cho thấy bé bị 1 lực tác động ở vùng gáy gây tổn thương ở não.

Thực tế, mẹ cháu bé tức giận vì con không nghe lời nên đã bạt tai con từ phía sau đầu. Sau đó bé khóc quá thì mẹ bé mua chân gà muối – món ăn yêu thích của bé để dỗ con gái nín.

Nhiều bậc cha mẹ khi dạy con do không kiềm chế đã đánh con. Tuy nhiên, những bộ phận sau đây được khuyến cáo rằng cha mẹ không nên đánh phạt:

1. Không nên đánh/ tát vào bất cứ vị trí nào trên đầu trẻ.

Đầu là nơi tập trung hệ thần kinh trung ương nên việc đánh lên đầu trẻ có thể gây ra những hậu quả không lường cho não bộ. Đánh vào mặt trẻ cũng dễ gây tổn thương hệ thần kinh ngoại vi, ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.

2. Không nên véo mũi, vặn tai.

Mô mũi của trẻ còn non và dễ tổn thương, có chứa nhiều mạch máu. Nếu véo mũi trẻ có thể khiển trẻ tổn xương phần xoang và mao mạch mũi, tác động đến hệ thống phòng vệ của mũi. Ngoài ra véo và vặn tai đôi khi ảnh hưởng đến màng nhĩ và có khả năng gây ra tình trạng bị điếc.

3. Không đánh vào lưng trẻ.

Lưng tập trung hệ thần kinh quan trọng và xương sống lưng trẻ chưa đủ chắc chắn để chịu tác động mạnh. Do đó, tuyệt đối không đánh vào lưng trẻ để tránh bị tổn thương hệ thần kinh có thể gây tàn tật.

4. Không nên dùng roi đánh vào mông bé vì ở một số phương nhất định với một lực đủ mạnh có thể gây liệt.

Phạt con bằng cách đánh vào tâm lý “sợ” của con

Một người cha ở Nhật phạt con bằng cách bỏ lại con trong khu rừng có gấu và thời tiết giá lạnh để con sợ. Nhưng chỉ năm phút sau quay lại người cha đã không tìm thấy con mình. Cuối cùng phải cần đến sự hỗ trợ của 130 nhân viên cứu hộ mới tìm thấy cậu bé vào 6 ngày sau đó.

mời bạn xem thêm:

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên – chuyên viên tư vấn hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, một số phụ huynh phạt bằng cách đánh vào nỗi sợ của con.

Chẳng hạn nhốt con vào phòng kín, toilet khiến con sợ bóng tối, sợ kiến, gián hay sợ bị nhốt lâu. Tuy nhiên, đây là phương pháp có thể thích hợp với đứa trẻ này nhưng không phù hợp với đứa trẻ khác.

Như trong câu chuyện vị phụ huynh ở Nhật Bản phạt con, với đứa trẻ có bản lĩnh không mạnh, bị bố mẹ bỏ lại trong rừng sẽ ngồi khóc cho đến lúc bố mẹ quay lại. Nhưng những cậu bé có tính hiếu động, nghịch ngợm thì sẽ không chịu ngồi yên mà sẽ bỏ đi tìm.

Trong trường hợp này, “kịch bản” tiếp theo của các vị phụ huynh là nói với con nếu con còn hư, con sẽ bị phạt như vậy và đứa trẻ sẽ ngoan ngoãn vâng lời. Nhưng có khi phụ huynh đã tính sai nước cờ.

Đó là do phụ huynh không hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ em từng độ tuổi vốn rất khác nhau và mỗi đứa trẻ lại có những cách ứng xử cũng khác nhau.

Trong giáo dục con, đôi khi phụ huynh phải dùng biện pháp mạnh nhưng đến mức độ nào và hình thức nào thì phải căn cứ vào độ chịu đựng của trẻ chứ không có một công thức chung. Nhất thiết không được vượt qua “ngưỡng” đó.

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, những lời dặn bố mẹ với trẻ em cao nhất chỉ đọng lại chừng 20%. Thậm chí, có những độ tuổi các bé thích làm ngược lại lời người lớn. Cho nên cùng với việc dạy con, còn phải tạo môi trường thuận lợi cho sự lớn lên của con.

Ví dụ bố mẹ phải bo các cạnh góc nhọn ở mép bàn, ghế để bảo vệ trẻ không bị té vào thay vì chúng ta cứ để như vậy và dặn con phải biết tránh. Nhiều phụ huynh có con hiếu động, cố gắng uốn nắn con nhiều hơn vì lo ngại con lớn lên sẽ quậy phá. Nhưng không hẳn đứa bé nào khi còn nhỏ nghịch ngợm nhiều thì lớn lên sẽ hư hỏng.

Việc giáo dục con từ nhỏ là tốt nhưng cha mẹ không nên quá áp lực và có nhiều biện pháp mạnh với con.

VOH Online




Nguồn: http://dochoihahuy.com/phat-con-sai-cach-bang-hai-con.html

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Cha mẹ có nên cho bé ngậm núm vú bằng cao su không ?



Theo như bác sĩ Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng, Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ có nên cho bé ngậm núm vú bằng cao su hay không :

Độ tuổi từ 5 tuổi đến 6 tuổi, bé bắt đầu thay bộ răng sữa bằng hàm răng vĩnh viễn. Thông tin mà bạn đọc cho thấy, bé có chiều cao cân nặng “đẹp” so với lứa tuổi, tức là lúc này bé không có vấn đề gì về dinh dưỡng. Bé chỉ gặp vấn đề thiểu sản men răng. Nguyên nhân thường gặp nhất là do mầm răng có di truyền thiểu sản men răng. Do vậy, chúng ta chỉ có thể chữa bằng cách trám các phần siết ăn và có khi chúng ta phải phủ lên một lớp men răng khi bé trưởng thành.



Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý với bé bị thiểu sản men răng cần giữ gìn răng miệng kỹ:

Đánh răng ít nhất hai lần vào buổi sáng khi bé ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tốt hơn nữa là cho bé đánh răng vào sau buổi ăn trưa nữa.

Không nên cho trẻ ăn vặt sau khi đã đánh răng. Đây là điều kiện tốt cho vi khuẩn tấn công, nhất là với bé bị thiểu sản men răng rất dễ bị sâu, siết răng.

=> mời bạn xem thêm sản phẩm: bóng nhựa cho bé

Tập cho bé súc miệng bằng nước súc miệng có Flour để giữ men răng tốt hơn.

Với bé từng ngậm núm vú cao su nhiều thì cũng có thể giảm lượng máu nuôi men răng, làm thay đổi cấu trúc mạch máu ở vùng xương hàm, làm cho răng bé được nuôi dưỡng kém hơn. Do vậy, các vị phụ huynh muốn cho con nín nên nói chuyện với bé  thay vì cho con ngậm núm vú cao su. Như vậy không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của bé mà còn tác động không tốt đến sự phát triển tới khung hàm và men răng của bé.


Phương Nguyệt ghi - Voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cha-co-nen-cho-ngam-num-vu-bang-cao-su-khong.html

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Theo thống kê thì 13% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu Vitamin A

Nghiên cứu mới đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết thì, còn 13 % trẻ dưới 5 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng, trong đó tỷ lệ vitamin A trong sữa mẹ khoảng 35% và chỉ hơn 40% bà mẹ sau sinh trong 1 tháng được uống vitamin A liều cao có bổ sung.



Đây là một con số đáng báo động vì qua 20 năm thực hiện chương trình phòng, chống thiếu vitamin A cho trẻ trên toàn quốc nhưng hiệu quả vẫn chưa cao ở nhóm đối tượng này.





Bổ sung vitamin A liều cao là một giải pháp nhằm phòng, chống các tác hại do thiếu vitamin A ở trẻ em. Mỗi liều dự phòng có thể bảo vệ trẻ trong vòng 4 đến 6 tháng.


Mời bạn xem thêm sản phẩm:
- ghế mầm non
- cầu trượt cho bé
- đồ chơi ngoài trời mầm non

Quý phụ huynh có con em nhỏ tuổi từ 6 đến 36 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đến Trung tâm Dinh dưỡng, các xã phường, thành phố hoặc các điểm uống Vitamin A liều cao trong hai ngày 1 và 2/12 để bổ sung theo chiến dịch của bộ y tế khuyến cáo.




Nhất Hương


Nguồn: http://dochoihahuy.com/theo-thong-ke-thi-13-tre-em-duoi-5-tuoi-bi-thieu-vitamin.html

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Nguyên nhân trẻ đi tiêu ra máu và cách phòng

Đi tiêu ra máu ở trẻ thường do bệnh tiêu chảy nhiễm trùng nhưng cũng có khi là dị ứng với protein sữa bò.




Ngay khi trẻ bắt đầu bú sữa mẹ mà mẹ uống sữa bò thì vẫn xảy ra tình trạng dị ứng protein này và trẻ cũng đi tiêu ra máu như bị nhiễm trùng tiêu hóa.
Còn khi trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa thì chắc chắn một điều là trẻ bị vi trùng bên ngoài xâm nhập vào cơ thể từ một đường nào đó. Đường xâm nhập thường gặp nhất là từ miệng do người lớn chưa vệ sinh dụng cụ cho trẻ bú sạch sẽ đúng cách hay trẻ có thói quen ngậm tay, ngậm đồ chơi vào miệng.


Tình trạng đi tiêu ra máu ở trẻ con thường do tiêu chảy nhiễm trùng

=> Chúng tôi cung cấp sản phẩm: xà đu đa năng

Giữ vệ sinh là bảo vệ chúng ta

Thông thường, chúng ta không thể nhìn thấy vi trùng vì chúng rất nhỏ, tuy nhiên chúng hiện diện xung quanh môi trường sống của trẻ. Do đó, việc giữ vệ sinh môi trường vô cùng quan trọng vì nhiễm trùng tiêu hóa đa phần đều đi từ miệng của trẻ.
Người chăm sóc trẻ cần chú ý việc giữ vệ sinh cho mình, nhất là đôi tay vì đây chính là nơi truyền vi trùng từ nơi này sang nơi khác kinh khủng nhất.
Chúng ta thường được khuyến cáo phải rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay khi chạm vào những vật xung quanh, nhất là tiền. Tránh tình trạng bồng, ẵm, chơi đùa với trẻ mà không giữ gìn vệ sinh của người giữ trẻ.
Khi trẻ nhỏ đi tiêu ra máu được xác định nguyên nhân là kiết lỵ thì có 2 loại thường gặp nhất: lỵ trực khuẩn (lỵ trực trùng) hoặc lỵ ký sinh trùng amip.

=> Sản phẩm: đồ chơi vận động thể chất
Bệnh rất dễ gặp nhất là khi trẻ ăn phải thực phẩm hoặc uống nước ở nguồn không đảm bảo vệ sinh. Trong hai loại kể trên thì bệnh lỵ do nhiễm amip là phổ biến ở nước ta do đặc điểm khí hậu và vệ sinh môi trường.
Với 2 loại bệnh này, thời gian điều trị trung bình kéo dài đến 14 ngày.
Tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ảnh: internet

Phòng ngừa bệnh lỵ ở trẻ em

– Luôn cho bé ăn chín, uống sôi.
– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Cắt ngắn móng tay, không để móng tay bẩn sẽ thành nơi “nuôi” amip.
– Nguồn nước sử dụng cần có bộ lọc xử lý đảm bảo vệ sinh. Nếu chỉ sử dụng nước khử bằng Clo thì không diệt trừ được amip.
– Thường xuyên khử trùng dụng cụ ăn uống của bé như: bình sữa, bát, thìa…
– Mẹ hãy vệ sinh tay sạch sẽ trước khi pha sữa và cho bé ăn.
– Thức ăn của bé cần được bảo quản đúng cách, tránh ruồi, muỗi, kiến, gián,…
– Luôn đảm bảo vệ sinh nhà cửa, sân vườn, ngõ phố, cống rãnh,…
– Diệt trừ côn trùng có khả năng gây bệnh bằng thuốc hoặc sử dụng cửa lưới chống ruồi muỗi.


N.T - Voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/nguyen-nhan-tre-di-tieu-ra-mau-va-cach-phong.html