Sao mới nghe tin thú nhún lò xo: Loại đồ chơi làm cho trẻ em có độc, nhiều mẹ đã vội vã 'gom sạch vứt ráo' thế.
Thông tin về chất phthalates trong thú nhún lò xo có thể gây hại cho trẻ em khiến không ít bậc cha mẹ vội vã đem vứt bỏ món Đồ chơi trẻ em này của con, mặc cho bé khóc ngằn ngặt vì bỗng nhiên phải chia tay “người bạn” thân thiết. Vẫn biết đó là vì lo lắng cho sức khỏe của con, nhưng thiết nghĩ liệu có phải các bậc cha mẹ đang quá nhạy cảm?
Tôi nhớ, mới đợt rằm tháng 8 năm cũ vừa rồi cũng rộ tin đồn rằng Đồ chơi bằng nhựa có chứa chất độc, và sau đó thì rất nhiều em bé ngậm ngùi vì không có Đồ chơi mới, thậm chí những món Đồ chơi cũ cũng bị bố mẹ vứt bỏ không thương tiếc. Chẳng biết tới đây có thêm bao nhiêu tin thế này nữa, chứ cứ tình hình thế này chắc trẻ em Việt Nam chẳng còn gì mà chơi!
Nhưng vấn đề tôi muốn nói không phải ở chỗ đó, mà là sau khi những tin đồn đó lắng xuống thì sao? Giống như đợt có tin giá đỗ có độc, người ta thi nhau tẩy chay dù có thèm đến mấy. Người “quyết tâm” hơn thì tự ủ giá để ăn. Nhưng chỉ một thời gian sau, các sạp giá ngoài chợ lại hết vèo vèo, các bà nội trợ mua xong tặc lưỡi: “Gớm, đã thấy ai chết vì ăn giá đâu”.
Còn Đồ chơi cho trẻ con thì sao? Cũng đấy, sau những ngày bị cha mẹ cấm tiệt không cho tiếp xúc thì kết quả là trẻ em vẫn có những món Đồ chơi bằng nhựa bắt mắt, với mác “made in China” to tướng. Và lí do các phụ huynh đưa ra là: “Con nó cứ đòi nên đành mua vậy, cũng đã thấy đứa nào mắc bệnh vì Đồ chơi đâu”.
Tóm lại là cẩn thận quá hóa thừa! Cứ vừa nghe đồn cái gì không tốt là vội vã vứt đi, rồi sau đó lại mua về cho con dùng. Tôi cứ thắc mắc là tại sao mọi người không dành một chút thời gian để tìm hiểu về tin đồn, thay vì cuống cuồng nghe theo mà chả biết đúng sai thế nào. Đơn cử như vụ tin đồn thú nhún có độc trước nhé! Đúng là chất phthalates có thế gây ảnh hưởng tới sức khỏe củatrẻ em, nhưng phải với hàm lượng rất cao. Mà ảnh hưởng đến mức nào thì đến nay cũng chưa có một bằng chứng, thử nghiệm nào trên người cả.
Theo các chuyên gia về hóa học cho biết, chất phthalates được sử dụng trong nhựa để làm mềm, dẻo nhựa. Chất này được sử dụng rộng rãi, gần như mọi nơi mọi chỗ bởi đây là một chất dẻo hóa tương đối an toàn trong ngành nhựa. Đồng thời, nó cũng được sử dụng trong mỹ phẩm, trong thực phẩm (làm cho nhũ hóa, làm không bị lắng) với hàm lượng nhất định không gây hại.
Thông thường người ta quy định 0,1- 0,2% trong nhựa, nhưng ở một số trường hợp vì muốn nhựa dẻo hơn họ có thể trộn phthalates với hàm lượng cao hơn. Chất này rất dễ tách ra khỏi nhựa, bởi nó chỉ là chất để làm dẻo hóa, rất dễ thôi ra. Khi bị thôi ra, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng phải với hàm lượng rất cao.
Cũng theo các chuyên gia phân tích thì một đứa trẻ 10kg thì phải ăn chừng 30g chất này (tương đương với nửa cốc sữa to) thì mới có thể gây ngộ độc. Vậy nên, nếu cẩn thận thì phụ huynh chỉ cần nhắc trẻ không được mút những Đồ chơi đó và tránh tiếp xúc quá nhiều thôi, chứ vứt ngay thú nhún đi như thế liệu có hợp lí? Để rồi sau này khi những tin đồn lắng xuống, khi có những cái nhìn cụ thể hơn về ảnh hưởng của chất phthalates tới trẻ nhỏ, không biết bao nhiêu người sẽ lại ra cửa hàng mua về cho con một chú hươu (hay tuần lộc?) mới bằng nhựa dẻo? Và lúc ấy, không biết bao nhiêu em bé đã phải khóc lóc, giận dỗi ba mẹ vì không có Đồ chơi . Đáng ngại nhất là việc giải thích với chúng ra sao trước những câu hỏi: “Sao mẹ vứt đi rồi lại mua về?”
Giờ tôi lo nhất là sắp tới sẽ có tin đồn rằng bát, đĩa đựng thức ăn bằng nhựa cho trẻ em cũng chứa phthalates hay một chất độc nào khác, không chừng bà xã tôi cũng sẽ ném luôn thì không biết con ăn bằng gì, bởi cháu chỉ thích ăn trong những chiếc đĩa nhựa hình thù ngộ nghĩnh, bắt mắt thôi.
Mời bạn xem thêm sản phẩm : giường ngủ mầm non
Nguồn: http://dochoihahuy.com/ban-dai-gi-ma-lai-vut-thu-nhun-cua-con.html
Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017
Home »
» Bạn dại gì mà lại vứt thú nhún của con
0 nhận xét:
Đăng nhận xét