Để giúp con đương đầu với những kẻ bắt nạt thì cũng có rất nhiều cách. Bằng cách nói chuyện và chia sẻ cùng bé, những giải pháp mà công ty Hà Huy chúng tôi chia sẻ giúp trẻ không bị bắt nạt ở trường. Nhà trường cũng góp một phần to lớn trong việc giúp giải quyết nạn bắt nạt, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự chủ động của bạn và con
Để con nói
Nếu con không tự nói ra những vấn đề mình gặp phải, bạn có thể chủ động hỏi han bé vài ngày một lần. Hỏi bé về những buổi học ở trường, môn học bé yêu thích, những người bạn của bé… Đồng thời, kể cho bé nghe một ngày của bạn như thế nào, những trường hợp gần giống như bắt nạt mà bạn gặp phải: “Khi mẹ lái xe về thì có mấy người đi đằng sau cứ bấm còi liên tục, rất là cáu kỉnh nhé.”
Lưu ý, việc hỏi về việc con bị bắt nạt ngay khi mới tan trường có vẻ không phải là giải pháp hay. Bạn cần đợi một thời gian đến khi bé đã được thư giãn. “Con chơi với ai vào bữa trưa thế? Hôm nay con có gặp bạn Bình không ? Rồi hai con đã chơi trò gì với nhau?”
Giúp bé trình bày với giáo viên
Cũng giống như việc nói chuyện với bạn bè, bé con cũng cần nói chuyện với giáo viên và những nhân viên có thể giúp chúng ở trường. Đây là phần khó nhất, bởi việc tìm sự giúp đỡ làm cho trẻ cảm thấy mình hèn nhát – rằng mình không cần giúp đỡ hoặc các bạn sẽ khinh thường mình nếu làm vậy. Bé cũng sợ hậu quả của lời tố cáo này sẽ tình trạng bắt nạt có thể tồi tệ hơn. Bạn cần cho con thấy người lớn có thể hỗ trợ bé như thế nào trong việc chấm dứt tình trạng bắt nạt.
Luyện tập với trẻ
Việc chỉ cho bé những từ nên nói và hành động cần làm khi bị bắt nạt là một cách tốt để cải thiện tình trạng này. Nếu bé con của bạn liên tục bị trêu chọc, tỏ ra phớt lờ những lời khiêu khích có thể làm những kẻ bắt nạt thấy chán, nhưng việc này khá là khó với một đứa trẻ chỉ mới lên 6.
Cử chỉ quay đi và bước sang chỗ khác là những điểu đầu tiên bạn và bé nên thử – bước đi với cái đầu ngẩng cao, và một thái độ dửng dưng, kiểu như những kẻ châm chọc chỉ là bọn ngốc.
Sau đó thử một hành động cứng rắn hơn và hét lên “Không” hay điều gì đại khái như là “Bạn thật là ích kỷ” sau đó bước đi thật nhanh. Điều đó sẽ làm tên bắt nạt ngạc nhiên và làm suy nghĩ liệu có nên làm như thế một lần nữa hay không.
Trong lớp học có thể sẽ khó hơn một chút. Làm sao để kẻ bắt nạt bị chê cười đây? Những câu nói hài hước có thể là một giải pháp.
Đề cử một vài sự trả đũa cho trẻ và xem trẻ thích kiểu nào, sau đó luyện tập cùng với trẻ. Chẳng hạn, làm mặt xấu và nói với những tay bắt nạt: “Ooo, đó là những gì bạn có thể làm à, chẳng hay ho gì cả!”
Bé sẽ cần một thời gian để thành thạo, nên đừng vội buồn khi bạn thất bại trong lần đầu tiên. Tuy vậy, sự an toàn vẫn là quan trọng nhất. Khi một nhóm kẻ bắt nạt đang vòi tiền và đe dọa bạo lực, tốt hơn là nên đưa cho chúng thứ mà chúng đang đòi hỏi và tìm cách thích hợp sau đó.
Bạn và bé sẽ còn phải cùng nhau chỉ ra thời điểm nào cần phải gọi người hỗ trợ, và người giúp sức này là ai.
Ghi chép
Viết lại mỗi việc xảy ra bao gồm địa điểm và những điều đã xảy ra, sự ứng phó của con của bạn và của cả giáo viên nếu có. Sẽ có ích khi nói chuyện với nhà trường với một bản ghi chép về những điều đã xảy ra trong tay – nó cũng giúp cho bạn và bé biết được mọi chuyện đang tốt dần lên hay xấu dần đi.
Biểu đạt cảm xúc
Tranh vẽ, những bài thơ… có thể là một kênh hiệu quả để bé giãi bày cảm xúc của mình. Điều này cũng hỗ trợ trong quá trình giải quyết nạn bắt nạt khi phối hợp cùng nhà trường.
Gây dựng lòng tự tin
Bị bắt nạt có thể khiến bé mất lòng tin vào bản thân. Bé có thể cảm thấy mình bị cô lập, không có ai muốn chơi với bé. Lúc này, việc xây dựng tình bạn với những trẻ em khác sẽ khiến bé mạnh mẽ hơn. Bạn nên tổ chức những bữa tiệc nhỏ và để bé mời bạn bè đến nhà chơi, hoặc tìm đến các vị phụ huynh có con học cùng lớp để tổ chức một cuộc đi chơi chung. Một nhóm bạn bè sẽ tốt hơn là đơn thương độc mã trước kẻ bắt nạt.
Bắt nạt không phải là một hiện tượng hiếm gặp ở các trường học. Ở mức độ nhẹ, bé có thể tự xử lý và những ký ức xấu sẽ mờ đi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, ba mẹ chính là người đóng vai trò quan trọng nhất giúp bé vượt qua thử thách này.
MarryBaby
Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-nao-khi-con-bi-bat-nat-o-truong.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét