Cách tốt để giữ sức khỏe bé yêu là cho bé chơi những đồ chơi hợp vệ sinh. Nhưng vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho các bé cũng không phải là điều dễ dàng nếu bạn không biết cách.
[caption id="attachment_4203" align="aligncenter" width="320"] Baby playing with toys --- Image by © John-Francis Bourke /Corbis[/caption]
Hầu như em bé nào cũng có rất nhiều đồ chơi để lựa chọn chơi nên việc lấy đồ chơi của bé mang đi làm vệ sinh cũng không quá khó khăn. Bạn có thể làm theo những cách và những mẹo sau:
- Bạn cho đồ chơi muốn làm sạch vào nước xà phòng và ngâm trong khoảng 5 phút. Bạn có thể dùng xà phòng hoặc nước rửa chén bát. Đồ chơi sau khi được ngâm nước xà phòng thì cần phải chà xát lại cho hết nhữngbụi bẩn cả trên bề mặt và bên trong. Tiếp theo, bạn phải giũ sạch nước xà phòng.
- Chuẩn bị hỗn hợp nước khử trùng gồm thuốc tẩy clo và nước. Hòa thuốc tẩy trùng vào nước sạch. Thuốc tẩy hòa tan được xem là an toàn trong việc làm sạch đồ chơi trẻ em vì loại nước này có chứa clo bốc hơi nhanh chóng. Bạn ngâm đồ chơi vào nước có thuốc tẩy, sau đó giũ sạch và sấy khô.
- Ngâm những đồ chơi của trẻ trong dung dịch khử trùng một khoảng thời gian từ 2 đến 5 phút. Quá ít thời gian sẽ không giết được tối đa lượng vi trùng và thời gian quá nhiều có thể ảnh hưởng đến chất liệu của đồ chơi.
- Rửa sạch đồ chơi cho trẻ sơ sinh sau khi ngâm không quá 5 phút, rồi đặt phơi khô chúng ở chỗ có không khí khô ráo.
- Đồ chơi bằng gỗ không nên ngâm nước quá lâu bởi lẽ gỗ ngâm nước dễ mủn và nhanh hỏng. Không những vậy, đồ chơi gỗ ngâm nước cũng không tốt cho sức khỏe bé yêu.
- Đồ chơi trong các cửa hàng cũng không đảm bảo vệ sinh nên khi mang về cho bé chơi bạn cũng cần làm sạch và khử trùng trước.
- Những đồ chơi cho bé ngậm ví dụ ti giả, đồ ngậm cho bé ngứa lợi… bạn lại càng nên giữ vệ sinh cẩn thận. Bất kỳ lúc nào đồ chơi rơi xuống đất, bạn cũng cần tiệt trùng bằng nước sôi trước khi đưa trở lại vào miệng của bé.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-sao-de-giu-choi-cho-luon-duoc-sach-se.html
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017
Làm sao để giữ đồ chơi cho bé luôn được sạch sẽ
Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017
Mỏi chân, mờ mắt khi tìm đồ chơi trẻ em cho con
Dành cả buổi sáng Chủ nhật để dẫn con đi mua đồ chơi cho bé trai hơn 1 tuổi, anh chị Khiêm - Thu ở Ngọc Lâm, Long Biên (Hà Nội) đành lắc đầu quay về mà không được một món nào. Cả một dãy phố chuyên bán đồ chơi cho trẻ em từ Hàng Lược đến, Lương Văn Can, Hàng Quạt... tràn ngập Do choi tre em Trung Quốc. "Tìm mãi mới thấy cửa hàng LEGO ở 17 Lương Văn Can thì chỉ bán đồ cho trẻ lớn 3 tuổi trở lên. Một cửa hàng ở Hàng Quạt bánđồ chơiMỹ, Nhật thì giá trên trời. 195.000 đồng một con vịt cao su to chỉ bằng nắm tay", chị Thu kể.
Chị Thu cho biết thêm, ngay trên phố Hàng Lược một con vịt giống hệt như thế giá chỉ 15.000 đồng. Nếu mua loại nhỏ hơn, thì 60.000 - 70.000 đồng một túi 12 con. "Giá cả quá chênh lệch khiến mình thực sự đắn đo", chị Thu nói. Anh Khiêm chồng chị thì giữ quan điểm, thà mua ít nhưng chất còn hơn là mua nhiều mà mua đồ độc hại. Nhưng chị Thu cũng có lý lẽ riêng: "Trẻ con cần nhiều đồ chơi vì chúng mau chán. Một món đồ chơi trẻ em vài hôm là chán, mà nếu mua toàn đồ hiệu thì lương hai vợ chồng không thể kham nổi".
Một ông chủ shop đồ chơi trẻ em ở phố Lương Văn Can thẳng thắn tuyên bố rằng: "Cửa hàng nhà tôi chỉ bán đồ Trung Quốc. Anh nào nói bán đồ Việt Nam là nói láo. Nếu anh mua được đồ Việt Nam thật về đây tôi sẽ trả tiền gấp đôi cho". Cửa hàng của ông chuyên bán các loại xe, nôi cho , từ xe đẩy, xe ăn bột, đến xe chim tập đi... Ông chủ cửa hàng này giải thích, trước đây cửa hàng ông cũng bán xe ăn bột của một doanh nghiệp ở Sài Gòn, nhưng giá cao, mà lại không chắc chắn bằng hàng Trung Quốc nên ế dài. "Dần dần thì chẳng ai mua, chắc hãng đó cũng đóng cửa nên không thấy giao hàng nữa", ông nói.
Bà chủ cửa hàng đồ chơi trẻ em ở 22 Hàng Lược cũng cùng quan điểm. Chị cho rằng, nhiều người cứ ấn tượng Do choi tre em Trung Quốc là độc hại, nguy hiểm nhưng thực tế thì đồ chơi nhựa Việt Nam chất lượng kém hơn nhiều. "Bằng mắt thường cũng có thể thấy nhựa hàng Trung Quốc trong hơn hẳn hàng Việt. NhựaTrung Quốc được lọc tốt hơn nhiều", chị này vừa nói vừa đưa hai hộp xếp hình lên làm chứng. Tuy nhiên, khi kiểm tra kỹ ngay món đồ được gọi là hàng Việt, ngoài mẩu giấy nhỏ ghi sản xuất tại Việt Nam còn lại toàn chữ, nhãn hiệu Trung Quốc. Chị này giải thích rằng: "Hàng Việt nhưng mượn nhãn hiệuTrung Quốc".
Theo các chủ cửa hàng ở Hàng Lược, Lương Văn Can... họ chủ yếu bán buôn cho các đại lý, các cửa hàng nhỏ lẻ của các tỉnh. Ngay cả các hiệu sách, cửa hàng văn phòng phẩm lớn cũng đến lấy lại đồ chơi từ các đầu nậu này. Chị Hiền, nhân viên hiệu sách Đông Tây, Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) cho biết, cũng có nhiều người hỏi đồ chơi trẻ em Việt Nam nhưng họ hỏi rồi xem, rồi lại lắc đầu không mua. Cuối cùng thì họ vẫn thường chọn mua do choi tre em củaTrung Quốc. Đồ chơi trẻ em của Việt Nam chủ yếu bằng gỗ, các bảng tính ít mẫu mã. Trong khi đó, theo chị Hiền, đồ chơi trẻ em Trung Quốc nhỏ xinh, đa dạng màu sắc, chủng loại đáp ứng mọi nhu cầu, mọi lứa tuổi nên dễ dàng cho người mua lựa chọn.
Hôm nay công ty Hà Huy chúng tôi cũng xin giới thiệu tới các bạn một số sản phẩm:
Có nhiều cách để chủ cửa hàng giải thích về sự thiếu vắng đồ chơi Việt Nam trong cửa hàng của mình. Tuy nhiên, có một thực tế không thể chối cãi là lợi nhuận lớn từ việc buôn đồ chơi Trung Quốc. Mức giá bán cho người tiêu dùng đã rẻ, nhưng đồ chơi trẻ em Trung Quốc mua ở nguồn còn rẻ hơn gấp nhiều lần. Tại các cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái, giá mỗi món bán 60.000 - 70.000 đồng như túi 12 con vịt thả chậu tắm bán ở Hà Nội thì ở cửa khẩu giá chỉ 20.000 - 30.000 đồng. Chỉ hơn 100 km từ Lạng Sơn về Hà Nội, giá cả đã có thể tăng gấp 2-3, thậm chí 4 lần một món hàng.
Hiện nay, để đối phó với lực lượng kiểm tra, các cửa hàng bán đồ chơi trẻ em đều có tem ghi xuất xứ, nguồn gốc, nhưng khó có thể kiểm chứng độ chính xác của các loại tem này. Ngay cả trường hợp tem giả, bị phát hiện thì mức phạt cũng không đáng với mức lời. Theo Nghị định 06/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, vi phạm nhãn mác hàng hóa bị phạt từ 50.000 đến 200.000 đồng và mức cao nhất là 10 triệu đồng nhưng điều kiện là số lượng vi phạm trị giá đến 100 triệu đồng.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/moi-chan-mo-mat-khi-tim-choi-tre-em-cho-con.html
Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017
Có phải cách hay khi thuê đồ chơi trẻ em ?
Thay vì bỏ ra một số tiền lớn để cho con sở hữu những món Đồ chơi mà chúng có thể chán bỏ ngay ngày nay hoặc mai, nhiều người Singapore chọn cách đi thuê để tiết kiệm.
Thấy thằng bé con của hàng xóm ké bên có chiếc xe hơi thật đẹp, ngồi vào nhấn nút một cái là xe lắc lư, xoay tròn 360 độ và phát ra những điệu nhạc ngúng nguẩy, chị Sophie Choi khoái lắm. Còn cháu Po thì cứ núp vào một góc nhìn sang nhà bên, thèm thuồng. Thương con, nhưng túi tiền bà nội trợ eo hẹp, trong khi chiếc xe có giá cao đến gần 300 SGD (5 triệu đồng), Sophie đắn đo mãi. “Nhiều tiền thế mà chẳng biết thằng bé thích được bao lâu”, chị tính toán với chồng. Cả hai ngậm ngùi lắc đầu.
Tình cờ trên mạng, Sophie tìm được trang web Rent That Toy (rent-that-toy.com) chuyên cho thuê Đồ chơi trẻ em. Thành lập năm 2006, trang web này được nhiều gia đình Singapore yêu thích bởi bố cục rõ ràng và màu sắc sặc sỡ của nó. Hàng trăm món Đồ chơi được phân loại theo 4 bậc tuổi (0-6 tháng, 6-12 tháng, 1-2 tuổi, và trên 2 tuổi) và 16 thể loại (ghế ngồi, xe hơi, bộ xếp hình, hộp nhạc…) rất tiện lợi cho việc tìm kiếm món đồ yêu thích. Mỗi món đều có hình ảnh, mô tả, hướng dẫn sử dụng, khuyến cáo và giá cho thuê (tính bằng tháng) cũng như giá bán lẻ ở cửa hàng.
Chiếc xe mà chị Sophie muốn mua cho con có giá bán 269 SGD, trong khi nếu thuê một tháng thì chỉ có 48 SGD. Chị chọn cách đi thuê. “Một tháng, hay cùng lắm là hai tháng chắc chắn thằng bé đã chán è ra rồi. Tội gì mà phải mua đứt cái xe nhiều tiền thế! Mà đến khi nó chán rồi thì biết bỏ vào đâu? Nhà mình có rộng rãi gì cho cam”, Sophie chia sẻ.
Không chỉ đồ chơi trẻ em
Ngoài những lý do như chị Sophie đưa ra, các nhà môi trường và xã hội học đã phân tích rằng còn có nhiều lý do khác để khuyến khích việc thuê, xài chung, trao đổi một số mặt hàng tiêu dùng, thay vì mỗi người đều mua riêng cho cá nhân mình. “Lợi ích rõ ràng của việc chia sẻ đồ dùng là giảm thiểu nguồn tài nguyên dùng để sản xuất và phân phối hàng hóa, đồng thời tiết giảm rác thải và hạn chế lãng phí. Trong khi đó, người Singapore đang ngày càng trở nên quan tâm đến môi trường và các chi phí”, chuyên gia tư vấn giải pháp môi trường Eugene Tay nói.
Một số sản phẩm tốt cho bé như :
Vì thế, dịch vụ cho thuê, chia sẻ đồ dùng đang bén rễ ở Singapore. Theo thống kê, riêng trong năm 2010, có ít nhất 7 mô hình dịch vụ như thế ra đời. Ngoài thuêĐồ chơicho con, các bà mẹ cũng có thể thuê các thiết bị phục vụ trẻ như xe đẩy, cân sức khỏe, bình pha sữa… tại The Baby Specialist (thebabyspecialist.com.sg). Bà bầu thì có thể thuê áo bầu, nịt ngực, nịt bụng... tại Maternity Exchange (maternityexchange.sg).
Người ta cũng có thể dùng chung phương tiện đi lại như xe hơi, một mô hình đã có từ lâu ở Mỹ và châu Âu, thông qua hai trang web Clean Mobility (clean-mobility.com.sg)và MyRideBuddy (myridebuddy.com). Với những đồ dùng không còn cần thiết, người ta có thể đổi lấy thứ khác, hoặc đơn giản là nhờ chuyển miễn phí đến một nơi mà những người khác có thể cần.
Hai dịch vụ SG Freecycle (sgfreecycle.org) và Barterfolks (barterfolks.sg) sẽ giúp làm việc này.
Chưa hết, việc học một ngôn ngữ mới, như một kỹ năng như lái xe hơi cũng có thể hoàn toàn miễn phí bằng cách dạy qua dạy lại nhau. Sau một thời gian cùng dạy cho nhau tiếng Hindi và tiếng Quan thoại, một anh chàng người Ấn Độ đã cưới với một cô gái gốc Hoa . Để tìm “mối” trao đổi sự học như thế, người ta có thể tìm đến trang web learnemy.com.
Thục Minh
Nguồn: http://dochoihahuy.com/co-phai-cach-hay-khi-thue-choi-tre-em.html
Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017
Bạn dại gì mà lại vứt thú nhún của con
Sao mới nghe tin thú nhún lò xo: Loại đồ chơi làm cho trẻ em có độc, nhiều mẹ đã vội vã 'gom sạch vứt ráo' thế.
Thông tin về chất phthalates trong thú nhún lò xo có thể gây hại cho trẻ em khiến không ít bậc cha mẹ vội vã đem vứt bỏ món Đồ chơi trẻ em này của con, mặc cho bé khóc ngằn ngặt vì bỗng nhiên phải chia tay “người bạn” thân thiết. Vẫn biết đó là vì lo lắng cho sức khỏe của con, nhưng thiết nghĩ liệu có phải các bậc cha mẹ đang quá nhạy cảm?
Tôi nhớ, mới đợt rằm tháng 8 năm cũ vừa rồi cũng rộ tin đồn rằng Đồ chơi bằng nhựa có chứa chất độc, và sau đó thì rất nhiều em bé ngậm ngùi vì không có Đồ chơi mới, thậm chí những món Đồ chơi cũ cũng bị bố mẹ vứt bỏ không thương tiếc. Chẳng biết tới đây có thêm bao nhiêu tin thế này nữa, chứ cứ tình hình thế này chắc trẻ em Việt Nam chẳng còn gì mà chơi!
Nhưng vấn đề tôi muốn nói không phải ở chỗ đó, mà là sau khi những tin đồn đó lắng xuống thì sao? Giống như đợt có tin giá đỗ có độc, người ta thi nhau tẩy chay dù có thèm đến mấy. Người “quyết tâm” hơn thì tự ủ giá để ăn. Nhưng chỉ một thời gian sau, các sạp giá ngoài chợ lại hết vèo vèo, các bà nội trợ mua xong tặc lưỡi: “Gớm, đã thấy ai chết vì ăn giá đâu”.
Còn Đồ chơi cho trẻ con thì sao? Cũng đấy, sau những ngày bị cha mẹ cấm tiệt không cho tiếp xúc thì kết quả là trẻ em vẫn có những món Đồ chơi bằng nhựa bắt mắt, với mác “made in China” to tướng. Và lí do các phụ huynh đưa ra là: “Con nó cứ đòi nên đành mua vậy, cũng đã thấy đứa nào mắc bệnh vì Đồ chơi đâu”.
Tóm lại là cẩn thận quá hóa thừa! Cứ vừa nghe đồn cái gì không tốt là vội vã vứt đi, rồi sau đó lại mua về cho con dùng. Tôi cứ thắc mắc là tại sao mọi người không dành một chút thời gian để tìm hiểu về tin đồn, thay vì cuống cuồng nghe theo mà chả biết đúng sai thế nào. Đơn cử như vụ tin đồn thú nhún có độc trước nhé! Đúng là chất phthalates có thế gây ảnh hưởng tới sức khỏe củatrẻ em, nhưng phải với hàm lượng rất cao. Mà ảnh hưởng đến mức nào thì đến nay cũng chưa có một bằng chứng, thử nghiệm nào trên người cả.
Theo các chuyên gia về hóa học cho biết, chất phthalates được sử dụng trong nhựa để làm mềm, dẻo nhựa. Chất này được sử dụng rộng rãi, gần như mọi nơi mọi chỗ bởi đây là một chất dẻo hóa tương đối an toàn trong ngành nhựa. Đồng thời, nó cũng được sử dụng trong mỹ phẩm, trong thực phẩm (làm cho nhũ hóa, làm không bị lắng) với hàm lượng nhất định không gây hại.
Thông thường người ta quy định 0,1- 0,2% trong nhựa, nhưng ở một số trường hợp vì muốn nhựa dẻo hơn họ có thể trộn phthalates với hàm lượng cao hơn. Chất này rất dễ tách ra khỏi nhựa, bởi nó chỉ là chất để làm dẻo hóa, rất dễ thôi ra. Khi bị thôi ra, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng phải với hàm lượng rất cao.
Cũng theo các chuyên gia phân tích thì một đứa trẻ 10kg thì phải ăn chừng 30g chất này (tương đương với nửa cốc sữa to) thì mới có thể gây ngộ độc. Vậy nên, nếu cẩn thận thì phụ huynh chỉ cần nhắc trẻ không được mút những Đồ chơi đó và tránh tiếp xúc quá nhiều thôi, chứ vứt ngay thú nhún đi như thế liệu có hợp lí? Để rồi sau này khi những tin đồn lắng xuống, khi có những cái nhìn cụ thể hơn về ảnh hưởng của chất phthalates tới trẻ nhỏ, không biết bao nhiêu người sẽ lại ra cửa hàng mua về cho con một chú hươu (hay tuần lộc?) mới bằng nhựa dẻo? Và lúc ấy, không biết bao nhiêu em bé đã phải khóc lóc, giận dỗi ba mẹ vì không có Đồ chơi . Đáng ngại nhất là việc giải thích với chúng ra sao trước những câu hỏi: “Sao mẹ vứt đi rồi lại mua về?”
Giờ tôi lo nhất là sắp tới sẽ có tin đồn rằng bát, đĩa đựng thức ăn bằng nhựa cho trẻ em cũng chứa phthalates hay một chất độc nào khác, không chừng bà xã tôi cũng sẽ ném luôn thì không biết con ăn bằng gì, bởi cháu chỉ thích ăn trong những chiếc đĩa nhựa hình thù ngộ nghĩnh, bắt mắt thôi.
Mời bạn xem thêm sản phẩm : giường ngủ mầm non
Nguồn: http://dochoihahuy.com/ban-dai-gi-ma-lai-vut-thu-nhun-cua-con.html
Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017
Đồ chơi gây tiếng ồn có gây hại cho trẻ không ?
Hiện nay, đa số các đồ chơi trẻ em liên quan đến điện tử đều có tiếng ồn lớn ngày càng trở nên nhiều và phổ biến hơn. Theo PGS/TS Phạm Thị Minh Hồng, Đại học Y dược TPHCM cho biết ở trẻ em giới hạn tiếp xúc an toàn với âm thanh chỉ ở mức dưới 70 decibels (dBA). Nếu cường độ âm thanh của Đồ chơi quá giới hạn trên sẽ tác động có hại đến trẻ em.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/choi-gay-tieng-co-gay-hai-cho-tre-khong.html
Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017
Những lưu ý cho bố mẹ cần chú ý khi trẻ chơi đồ chơi
Dưới đây công ty Hà Huy chúng tôi xin gửi tới các bạn một số lưu ý cho bố mẹ khi trẻ chơi đồ chơi.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-luu-y-cho-bo-can-chu-y-khi-tre-choi-choi.html
Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017
Bí quyết giúp các mẹ chọn lựa đồ chơi an toàn cho bé
Nguồn: http://dochoihahuy.com/bi-quyet-giup-cac-chon-lua-choi-toan-cho.html