Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Khi trẻ bị tay chân miệng có cần tránh gió và nước ?

Nhiều cha mẹ thường nâng ni con từng tí, kiêng tắm, kiêng gió và điều này có thể khiến bệnh của trẻ càng bị trầm trọng hơn.




Để điều trị bệnh hiệu quả, bất cứ căn bệnh nào cũng cần có sự kiêng theo chỉ dẫn của từng bệnh nhất định tuy nhiên, không phải bệnh nào cũng cần kiêng gió, nước, đặc biệt là bệnh tay chân miệng.

Không nhất thiết phải kiêng gió

Bệnh chân tay miệng thường lây từ người này sang ngươi kia một cách dễ dàng khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc cha mẹ cách ly trẻ để không lây lan bệnh cho những trẻ xung quanh là đúng nhưng điều này không có nghĩa phải ủ kín trẻ bên trong và nhốt trong phòng kín.



Trẻ bị tay chân miệng cần được cách ly trong không gian thoáng gió, sạch sẽ (Ảnh minh họa: bancodasaude)

Nhiều cha mẹ khi chăm con bị bệnh chân tay miệng thường không cho trẻ ra gió, cho trẻ mặc nhiều quần áo và giữ con trong phòng, không cho tiếp xúc với bên ngoài.

mời bạn xem thêm sản phẩm : bộ đồ chơi xúc cát

Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Tốt nhất, khi trẻ bị tay chân miệng cha mẹ nên cho trẻ chơi trong căn phòng sạch sẽ, thoáng mát và không để gió quá mạnh tạt vào.

Không cần kiêng nước

Có không ít cha mẹ cho trẻ bị bệnh tay chân miệng kiêng tắm. Tuy nhiên, trẻ bị tay chân miêng cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt để giúp trẻ mau lành bệnh. Vì vậy, cha mẹ vẫn phải tắm cho trẻ và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Trẻ cần được được tắm rửa hàng ngày bằng xà phòng, nước sạch giúp hạn chế sự lan truyền bệnh tay chân miệng cho trẻ lành và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Sản phẩm giúp ích cho bé: bóng nhựa

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh tay chân miệng trên đôi tay của trẻ.

Hà Lan - voh.com.vn




Nguồn: http://dochoihahuy.com/khi-tre-bi-tay-chan-mieng-co-can-tranh-gio-va-nuoc.html

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Trẻ đổ mồ hôi nhiều thì là bệnh gì?

Bé ngủ trước quạt hay thậm chí ngủ trong phòng có máy lạnh mà vẫn đổ mồ hôi. Điều này có đáng lo ngại?




Theo thạc sĩ bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM, cho biết thì thân nhiệt trẻ nhỏ thường cao hơn người lớn.

Nếu như người lớn, cơ thể làm việc và vận động trong công việc khi đi làm, ăn uống nhưng cũng có lúc nghỉ ngơi thì ở trẻ nhỏ, các tế bào sinh trưởng làm việc liên tục cả khi bé thức và đang ngủ, để giúp bé phát triển thể chất. Do đó, việc bé ra mồ hôi nhiều (thải nhiệt) cũng là bình thường .



Tuy nhiên, những bé được thải nhiệt ra ngoài càng khó khăn thì trong lúc ngủ càng đổ mồ hôi nhiều. Ví dụ, trẻ bị thừa cân béo phì, khi đó lớp mỡ dày bao quanh cơ thể ngăn cản sự thải nhiệt qua da, do đó chúng ta thường thấy trẻ này đổ mồ hôi nhiều hơn.

Ngoài ra các bạn cũng nên tìm hiểu một số sản phẩm giúp ích cho bé phát triển như:

-đồ chơi ngoài trời mầm non
-cầu trượt giá rẻ
-nhà bóng cho bé

Ngoài ra, trẻ nhỏ đổ mồ hôi nhiều còn vì lý do khác, chẳng hạn do bệnh lý thường gặp nhất là thiếu canxi và vitamin D.

Cách nhận biết là cùng với hiện tượng đổ mồ hôi ở trẻ, trẻ có một số triệu chứng khác nhau như: nôn trớ, dễ tiêu chảy, ngủ không ngon giấc, khi ngủ các cơ tay, chân hơi bị giật. Nếu cộng thêm yếu tố là trẻ tăng trưởng chiều cao không đủ theo độ tuổi, chậm mọc răng nữa thì có thể xem đó là bệnh lý.

Một bệnh lý khác là rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ. Đa số các trường hợp này, trẻ thường đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân, đổ mồ hôi cả lúc ngủ và thức.

Trong trường hợp này, cha mẹ nên đứa bé đi khám để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp


P.N


Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-mo-hoi-nhieu-thi-la-benh-gi.html

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Có nên cho trẻ sơ sinh tập bơi?

 Với nhiều người Việt Nam, chuyện tập bơi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa tròn một tuổi là điều quá xa lạ với mọi người.



Thế nhưng, hình ảnh bì bõm của các thiên thần đã trở nên khá quen thuộc với nhiều bố mẹ phương Tây. Vậy, thực ra việc học bơi đem lại lợi ích gì cho bé ở tuổi nhỏ này?


sản phẩm : bệp bênh nhựa cho bé


Ở các nước phương Tây, cha mẹ rất quan tâm việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tập bơi. Ở Việt Nam thì không ít phụ huynh chưa dám. Cha mẹ nên biết, bơi là phản xạ tự nhiên của bé.


Nghe Ths - Bác sĩ Đinh Thạc (Trưởng Phòng Công tác Xã hội Bệnh viện Nhi Đồng 1) tư vấn


Bơi là phản xạ tự nhiên của bé. Ảnh minh họa: internet


Các chuyên gia chuyên tập bơi cho trẻ sơ sinh cho biết, chính môi trường lưỡng cư khi còn ở trong bụng mẹ đã giúp những đứa trẻ sơ sinh có được những phản xạ tự nhiên khi chúng được tiếp xúc với nước.


Các bé có thể tự đóng mở thành miệng và nắp thanh quản trong lúc bơi để ngăn cho nước không tràn vào phổi hoặc có thể đập tay, đạp chân để mình không bị nhấn chìm trong nước. Chính vì thế, các bé sơ sinh dưới 2 tháng tuổi khi cho vào bể nước có thể tự bơi mà không cần qua một lớp học hay đào tạo nào.


Tuy nhiên, vì bé chưa đủ nhận thức và cơ thể chưa đạt đến sự hoàn thiện về thể chất nên khi tập bơi cho bé phải làm sao để kích hoạt được khả năng nín thở và quẫy đạp.


Việc tập cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tiếp cận với môi trường nước sớm sẽ giúp trẻ có khả năng chống đuối nước, tuy nhiên, theo Ths - Bác sĩ Đinh Thạc, cần lưu ý:


- Tham khảo trên mạng những hướng dẫn.


- Đi khám bác sĩ Nhi khoa trước, vì có những trẻ rất sợ nước sẽ ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh hoặc trẻ có bệnh hen suyễn.


- Hãy họn cho bé hồ bơi an toàn vệ sinh, có thầy hướng dẫn, có người theo dõi, giám sát để khi có sự cố xảy ra ta kịp thời ứng cứu.


- Với trẻ từ 3 – 8 tháng tuổi, chỉ nên cho bé tập từ 7 – 10 phút/lần; với bé trên 1 tuổi thì có thể tăng từ 10 – 20 phút/lần.


- Nhiệt độ nước phải luôn cân bằng với nhiệt độ của bé (từ 36 – 380c), nên trang bị thêm cho bé ống bịt mũi, tai.


- Sau khi tắm nên làm vệ sinh tai, mắt cho bé. Nên cho bé đi khám tai, mắt định kỳ hàng tháng.


- Hồ bơi nên dùng riêng cho trẻ sơ sinh. Nếu phải tập bơi chung với những trẻ khác, phải đảm bảo đủ khoảng cách hai cánh tay người lớn.


sản phẩm bảo vệ tốt cho bé học mẫu giáo: thanh chắn cầu thang, bóng nhựa giá rẻ


Trẻ học bơi càng sớm thì càng nhanh biết bơi, tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ phát triển vượt trội về thể chất, giúp trẻ tự mình bảo vệ được mình khi gặp tai nạn dưới nước. Tuy nhiên, phải cần thời gian lâu dài nên phụ huynh phải kiên nhẫn trong việc luyện tập cho trẻ.




H.T


Nguồn: http://dochoihahuy.com/co-nen-cho-tre-sinh-tap-boi.html

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Trẻ sơ sinh cần bú bao nhiêu là đủ ?

Đây là thắc mắc của không ít bà mẹ, nhất là những mẹ có con đầu lòng.




Công thức đơn giản từ bác sĩ Đào Thị Yến Phi để các mẹ giúp con phát triển tốt từ những ngày đầu đời.

Khi nào cần cho bé bú ?

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu, khi bé đói.

Nhiều mẹ thường làm theo cách ‘con khóc mẹ mới cho bú’. Tuy nhiên khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.

Cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nóng quá, lạnh quá, vì phấn chấn quá hoặc buồn tẻ quá.

Các dấu hiệu cho thấy bé đã muốn bú như ngọ nguậy đầu, há miệng, lè lưỡi, cho bàn tay hoặc cả nắm tay vào miệng, chụm môi như đang bú hay rúc vào ti mẹ, thể hiện phản xạ tìm kiếm (miệng bé quay về phía có vật chạm vào má)...

Hình minh hoạ. Nguồn: internet




Cách tính lượng sữa cho bé bú hàng ngày

Một độc giả gửi thư về cho chương trình Kỹ năng làm cha mẹ. Chị cho biết con chị được 15 ngày tuổi, bé bú mẹ hoàn toàn nhưng rất ít bú. Khoảng 4 – 5 tiếng bé mới bú 1 cữ sữa, đêm bé ngủ cả đêm mà không đòi bú.

Theo thạc sĩ bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM, bé sơ sinh, trung bình một ngày tăng 50gr.

Vậy nên, sau mỗi tuần, mẹ cân bé để biết bé có lên ký đều không, bú có đủ lượng sữa cần thiết không?

Lượng sữa bú tối thiểu trong ngày sẽ thay đổi phụ thuộc vào cân nặng của bé.

Cách tính là lấy cân nặng hiện tại nhân với 100 ml để biết số ml sữa ít nhất bé bú trong 24 giờ. Cách tính này chỉ ở mức trung bình,  tùy theo nhu cầu, bé có thể bú nhiều hơn.

Trường hợp bé ngủ quá lâu, ngủ cả đêm không đòi bú sữa, mẹ nên đánh thức con dậy để con bú sữa.


Phương Nguyệt


Nguồn: http://dochoihahuy.com/tre-sinh-can-bu-bao-nhieu-la-du.html

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Giúp trẻ thoát khỏi “hội chứng bốn bức tường”

"Hội chứng nằm trong bốn bức tường" chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tật khúc xạ ngày càng tăng ở học sinh. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Xuân, khoa mắt bệnh viện quận Thủ Đức cho biết.




Theo bác sĩ Xuân, khảo sát trên địa bàn quận Thủ Đức có trên 46% học sinh bị tật khúc xạ.

"Thủ Đức là một quận vùng ven mà tỷ lệ đã rất cao, gần như một em phải đeo kính một em không. Ở các quận trung tâm thành phố hay các em học sinh ở các trường chuyên thì tỷ lệ càng cao hơn"- bác sĩ Xuân cho biết.

Do giải trí bằng game, truyện

"Mẹ, cho con chơi game sau khi học bài nha"- bé Trọng Nguyên (7 tuổi, Q. Thủ Đức) "ngả giá" với mẹ. Tất nhiên mẹ trả lời đồng ý liền sau đó. Không phải một lần, mà hầu như đó là thói quen "thương lượng" của bé với mẹ mỗi lần ngồi vào bàn học bài.

Cũng có nhiều gia đình không cần chờ con "ra giá" mà tự thưởng cho con với khi con có thái độ học tập nghiêm túc.

"Ráng làm tập xong hết đi, mẹ cho coi tivi"- chị Thu Sương (Q.Phú Nhuận) lâu lâu thưởng cho con như vậy. Hoặc cuối tuần, con muốn đi hồ bơi nhưng vì mẹ đơn thân, đi làm cả tuần mệt mỏi nên chỉ muốn ở nhà nghỉ ngơi nên "dụ" con: "thôi ở nhà mẹ cho mượn ipad chơi game", vậy là hai đứa con trai, một lớp 6, một lớp 4 dành nhau chiếc ipad chơi game ầm ĩ.

Và để cuộc chiến dừng lại, chị Sương cung cấp thêm một chiếc điện thoại, mỗi đứa cầm một cái chơi để chị được "yên thân".

Cứ thế, cả ba đứa trẻ nêu trên đều mang kính cận.

"Hội chứng bốn bức tường có nghĩa là trẻ chỉ sinh hoạt trong không gian hẹp của bốn bức tường. Ở trường cũng vậy, ở nhà cũng không khá hơn. Trẻ không có không gian để bản thân và cho mắt được thư giãn, được nhìn xa, nhắm mắt để nghỉ ngơi và điều tiết mắt. Trong bốn bức tường đó, trẻ học, học xong thì nhảy qua xem tivi hoặc giải trí bằng game hay đọc truyện… Chính vì vậy tỷ lệ trẻ bị tật khúc xạ ngày một gia tăng"- bác sĩ Xuân phân tích.

Bên cạnh đó, trong không gian bốn bức tường đó, còn có nhiều yếu tố làm cho mắt điều tiết "mệt" hơn. Như ánh sáng không đủ khiến mắt phải làm việc nhiều hơn, ánh sáng nhân tạo từ đèn điện, tivi, ipad, điện thoại… Hoặc bàn ghế cho trẻ không phù hợp độ cao của lứa tuổi khiến trẻ ngồi sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây tật khúc xạ.

Việc học tập của học sinh ngày nay lại nặng, tập trung nhìn gần trong một khoảng thời gian dài, cùng với việc thiếu không gian cho các hoạt động giải trí ngoài trời khiến đôi mắt phải làm việc liên tục. Ăn uống không đủ chất, không quan tâm chăm sóc mắt trong thời gian cũng là những tác nhân dẫn đến cận thị học đường.


Ánh sáng nhân tạo từ các thiết bị điện tử gây hại cho mắt trẻ- Ảnh minh họa internet


45 phút thì nghỉ 1 phút

Chính từ những nguyên nhân trên, bác sĩ Xuân khuyến cáo, cứ mỗi 45 phút hoạt động thì cho mắt nghỉ ngơi 1 phút bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn xa để mắt được điều tiết. Ở trường học, sau mỗi 45 phút giờ học thì trẻ có 5 phút giải lao, phụ huynh hoặc thầy cô nên khuyến khích không đọc hoặc làm gì khác ngoài việc ra sân trường cho mắt được thư giãn. Đây cũng là cách cho mắt cân bằng giữa ánh sáng thiên nhiên và ánh sáng nhân tạo.

Về việc ngồi đúng tư thế, cách đơn giản có thể hướng dẫn cho trẻ là ngồi trên bàn, hai cùi chỏ chống lên bàn, ngón trỏ và ngón cái đưa lên nắm lấy được dái tai là chiều cao ngồi thích hợp. Hoặc tốt nhất là cho trẻ ngồi bàn được thiết kế đúng với độ tuổi và chiều cao của trẻ.

Ngoài thời gian học, bố mẹ cần cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa như học võ, đàn hát, bơi lội… không chỉ tốt cho mắt mà sức khỏe thể chất của bé cũng trẻ cũng được giải phóng phát triển tốt hơn.

Thường xuyên cho trẻ đi khám mắt định kỳ hàng năm. Hoặc đối với trẻ lớn khi than thở là mờ mắt, nhìn mờ kèm theo nhức đầu… thì cho trẻ đi khám mắt. Đối với trẻ nhỏ cần quan sát trẻ có nheo mắt, nghiêng đầu, bị lé hay nhìn gần đồ vật thì cần sớm can thiệp cho trẻ.

=> mời bạn xem thêm sản phẩm: lưới chắn cầu thang

Đặc biệt, bác sĩ khuyến cáo, chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng cho trẻ có đôi mắt khỏe đẹp. Ăn đầy đủ các nhóm chất, không riêng gì nhóm thực phẩm bổ sung vitamin A. Bởi trong các nhóm thực phẩm sẽ bổ sung chất toàn diện cho cơ thể sống.

Lưu ý, có một số phụ huynh dùng nước mắt nhân tạo và bổ sung thêm vitamin A mỗi ngày cho trẻ là không cần thiết, hoặc phải theo chỉ định của bác sĩ. Cảm giác yên tâm của phụ huynh nhưng vô tình khiến cơ thể trẻ bị lệ thuộc vào thuốc.

Nước mắt nhân tạo chỉ sử dụng trong trường hợp phải làm việc trong môi trường máy lạnh liên tục, mắt khô không có thời gian điều tiết.

Còn đối với vitamin A cung cấp quá nhiều sẽ không đào thải ra ngoài cơ thể mà tích tụ trong gan gây ngộ độc.


Lam Xuân/ TTO


Nguồn: http://dochoihahuy.com/giup-tre-thoat-khoi-hoi-chung-bon-buc-tuong.html

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Cách xử trí khi bé mọc răng

Khi bé bị mọc răng, có thể bị sốt, tiêu chảy, sưng nướu... Cha mẹ cần biết và phân biệt các biểu hiện trẻ mọc răng và trẻ đang mắc bệnh khác để có những xử trí phù hợp.




Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình lớn lên và phát triển của trẻ. Không có mốc chuẩn cụ thể nào qui định cho thời gian mọc răng sữa của trẻ nhưng thường bé sẽ mọc răng từ 6 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu mọc răng sữa.



Theo thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thạc – trưởng phòng Công tác xã hội bệnh viện Nhi đồng 1, khi bé mọc răng, có một số biểu hiện xuất hiện nhưng hầu như không gây bất lợi nhiều đến sức khỏe. Có thể kể đến các biểu hiện như:

Sốt: sốt nhẹ (37,5 – 38 độ C), cha mẹ không cần cho uống thuốc hạ sốt mà chỉ cần cho bé uống đủ nước. Nếu bé sốt 38,5 độ C trở lên thì mới cho bé uống thuốc hạ sốt. Không được để trẻ sốt quá cao.

Chuyên cung cấp và phân phối: tủ kệ mầm non

Đi tiêu: Đi tiêu phân lỏng, sệt, một ngày có thể đến 3 – 4 lần (thường gọi là “tướt mọc răng”). Khi bé đi tiêu có máu nhiều lần trong ngày, đi phân toàn nước thì đó có thể là biểu hiện bé mắc bênh khác chứ không phải do mọc răng.

Ngứa nướu: Nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, bé còn bú mẹ thì cắn vào vú mẹ cho đỡ ngứa.

Trường hợp này, cha mẹ nên mua vòng cắn nướu (chọn sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng) cho bé cắn để đỡ khó chịu. Thường xuyên vệ sinh lưỡi, vòm miệng sạch sẽ cho bé.

sản phẩm uy tín: lưới chắn cầu thang cho bé

Trẻ quấy khóc: trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, hay “mè nheo”, nhưng nếu bé khóc nhiều nên lưu ý đưa bé đi khám vì có thể cùng thời điểm mọc răng, bé cũng đang có vấn đề sức khỏe khác.

Các dấu hiệu kể trên do mọc răng thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 7 ngày.

Trong giai đoạn này, mẹ nên nấu các món ăn mềm như cháo, canh,…để trẻ dễ ăn. Và chia nhỏ, và ra tăng số bữa ăn hằng ngày cho trẻ. Đặc biệt, giai đoạn này mẹ cần bổ sung nhiều hàm lượng canxi trong thực đơn của trẻ như cá, tôm,… và các loại quả như: cam, dâu, kiwi,.. Ngoài ra, mẹ cần cho bé uống thêm sữa, nước ép trái cây để bổ sung vitamin.


Phương Nguyệt




Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-xu-tri-khi-moc-rang.html

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Khi nào cần tiêm ngừa bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ?

Để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ em, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng Khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 thì, trẻ nên được chích ngừa.




Ở Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1952. Bệnh bùng phát nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch phần lớn tập trung ở những vùng trồng nhiều lúa nước kết hợp với chăn nuôi lợn hoặc vùng trung du bán sơn địa có trồng nhiều hoa quả và nuôi lợn.

Chủ động đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để phòng ngừa bệnh. Ảnh: internet


Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản khi gây dịch ở nước này với số lượng người mắc và tử vong rất cao. Năm 1935 các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra căn nguyên gây bệnh là một loại vi rút được đặt tên là vi rút viêm não Nhật Bản và từ đó tên bệnh cũng được gọi là viêm não Nhật Bản.

Nghe tư vấn của bác sĩ Trương Hữu Khanh

Bệnh thường có những biểu hiện rất cấp tính, bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở nhiều các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ngủ li bì, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 10% - 20%.

Đối với vi rút gây bệnh ở viêm não Nhật Bản đã có vắc xin phòng bệnh, thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản làm cho đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm.

Do đó, trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau:

- Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi;
- Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
- Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm.

Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Đối với trẻ trên 5 tuổi, nếu chưa từng được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản:

- Mũi 1: càng sớm càng tốt;
- Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
- Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm.

Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Các cha mẹ hãy chủ động đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tất cả các loại vắc xin trong đó có vắc xin viêm não Nhật Bản, vì vắc xin chính là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất cho trẻ khi trẻ lớn lên, hiệu quả nhất và chỉ có tỷ lệ tiêm chủng cao mới có khả năng bảo vệ được cá nhân và cộng đồng trước các dịch bệnh nguy hiểm trong đó có viêm não Nhật Bản.

Muỗi được xác định chính là nguồn gây bệnh, do đó cần làm vệ sinh môi trường xung quanh, thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại hộ gia đình, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà.

Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, hướng dẫn và phòng lây nhiễm cho người khác.

Mời bạn xem thêm sản phẩm: bình ủ nước inox


H.T


Nguồn: http://dochoihahuy.com/khi-nao-can-tiem-ngua-benh-viem-nao-nhat-ban-cho-tre.html