Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Nguyên nhân trẻ đi tiêu ra máu và cách phòng

Đi tiêu ra máu ở trẻ thường do bệnh tiêu chảy nhiễm trùng nhưng cũng có khi là dị ứng với protein sữa bò.




Ngay khi trẻ bắt đầu bú sữa mẹ mà mẹ uống sữa bò thì vẫn xảy ra tình trạng dị ứng protein này và trẻ cũng đi tiêu ra máu như bị nhiễm trùng tiêu hóa.
Còn khi trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa thì chắc chắn một điều là trẻ bị vi trùng bên ngoài xâm nhập vào cơ thể từ một đường nào đó. Đường xâm nhập thường gặp nhất là từ miệng do người lớn chưa vệ sinh dụng cụ cho trẻ bú sạch sẽ đúng cách hay trẻ có thói quen ngậm tay, ngậm đồ chơi vào miệng.


Tình trạng đi tiêu ra máu ở trẻ con thường do tiêu chảy nhiễm trùng

=> Chúng tôi cung cấp sản phẩm: xà đu đa năng

Giữ vệ sinh là bảo vệ chúng ta

Thông thường, chúng ta không thể nhìn thấy vi trùng vì chúng rất nhỏ, tuy nhiên chúng hiện diện xung quanh môi trường sống của trẻ. Do đó, việc giữ vệ sinh môi trường vô cùng quan trọng vì nhiễm trùng tiêu hóa đa phần đều đi từ miệng của trẻ.
Người chăm sóc trẻ cần chú ý việc giữ vệ sinh cho mình, nhất là đôi tay vì đây chính là nơi truyền vi trùng từ nơi này sang nơi khác kinh khủng nhất.
Chúng ta thường được khuyến cáo phải rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay khi chạm vào những vật xung quanh, nhất là tiền. Tránh tình trạng bồng, ẵm, chơi đùa với trẻ mà không giữ gìn vệ sinh của người giữ trẻ.
Khi trẻ nhỏ đi tiêu ra máu được xác định nguyên nhân là kiết lỵ thì có 2 loại thường gặp nhất: lỵ trực khuẩn (lỵ trực trùng) hoặc lỵ ký sinh trùng amip.

=> Sản phẩm: đồ chơi vận động thể chất
Bệnh rất dễ gặp nhất là khi trẻ ăn phải thực phẩm hoặc uống nước ở nguồn không đảm bảo vệ sinh. Trong hai loại kể trên thì bệnh lỵ do nhiễm amip là phổ biến ở nước ta do đặc điểm khí hậu và vệ sinh môi trường.
Với 2 loại bệnh này, thời gian điều trị trung bình kéo dài đến 14 ngày.
Tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ảnh: internet

Phòng ngừa bệnh lỵ ở trẻ em

– Luôn cho bé ăn chín, uống sôi.
– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Cắt ngắn móng tay, không để móng tay bẩn sẽ thành nơi “nuôi” amip.
– Nguồn nước sử dụng cần có bộ lọc xử lý đảm bảo vệ sinh. Nếu chỉ sử dụng nước khử bằng Clo thì không diệt trừ được amip.
– Thường xuyên khử trùng dụng cụ ăn uống của bé như: bình sữa, bát, thìa…
– Mẹ hãy vệ sinh tay sạch sẽ trước khi pha sữa và cho bé ăn.
– Thức ăn của bé cần được bảo quản đúng cách, tránh ruồi, muỗi, kiến, gián,…
– Luôn đảm bảo vệ sinh nhà cửa, sân vườn, ngõ phố, cống rãnh,…
– Diệt trừ côn trùng có khả năng gây bệnh bằng thuốc hoặc sử dụng cửa lưới chống ruồi muỗi.


N.T - Voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/nguyen-nhan-tre-di-tieu-ra-mau-va-cach-phong.html

Cách nhận biết nguyên nhân trẻ bị suyễn

Suyễn hay còn được gọi là hen phế quản là một loại dị ứng đường hô hấp thường gặp ở trẻ. Bệnh có thể diễn biến nặng, thậm chí gây ra các biến chứng như như xẹp phổi, ngừng hô hấp, tràn khí màng phổi...


Cách nhận biết nguyên nhân trẻ bị suyễn

Bác sĩ Đào Thị Yến Phi -Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM lý giải về vấn đề này. Đọc giả có thể nghe tư vấn hoặc đọc chi tiết.

Tình trạng này sẽ làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau và khi lên cơn, đường thở của trẻ sẽ phù nề, co thắt, bị tắc nghẽn sẽ khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.

Mời bạn xem thêm sản phẩm:
- Thú nhún lò xo
- lưới chắn cầu thang
- giá để đồ chơi


Dị ứng là một lĩnh vực cực kỳ phức tạp, đặc biệt là rất khó tìm ra nguyên nhân dị ứng là gì. Tuy nhiên, với những trẻ bị hen suyễn, bị dị ứng thức ăn hay chàm thì việc tìm nguyên nhân là vô cùng cần thiết để giúp trẻ tránh bị dị ứng. Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi, có 2 cách sau để tìm nguyên nhân trẻ bị suyễn

Cách 1: Tự tìm

Người nuôi dưỡng cần ghi chép lại đầy đủ tất cả các lần mà trẻ lên cơn của trẻ và truy lại tất cả những thứ mà bé đã tiếp xúc trước đó chẳng hạn như trẻ mới bị nhiễm siêu vi, mới chơi với chó, mèo hay với bụi khí gì đó. Cách ghi chép này sẽ giúp chúng ta khoanh vùng được một số nguy cơ.

Cách 2: Cho trẻ đến bệnh viện test nguyên nhân

Khoa học thường sử dụng phương pháp chích (test lẫy da) hoặc test dán để dán vào da của trẻ một loại dị ứng nguyên và coi thử phần da thử nghiệm phản ứng như thế nào, đến chuẩn nào… để khẳng định trẻ bị dị ứng.

Tuy nhiên, cái khó ở chỗ, dị ứng nguyên có hàng ngàn loại nhưng chúng ta chỉ có một số test lẫy da. Có khi cho bé thứ 50-60 mẫu mà bé không dị ứng với mẫu nào cả, còn những nguyên nhân khiến trẻ dị ứng thực sự thì không có test. Cho nên, với những trẻ lên cơn suyễn thường xuyên thì vẫn có thể dùng những test này để xác định tối đa nguyên nhân nhưng kết quả không đạt 100%.

Trong thực tế người ta thấy rằng những dị ứng của đường hô hấp như hen suyễn thường liên quan đến những thứ nhỏ xíu – bay được vào đường hô hấp của trẻ như khói, bụi, lông chó mèo, con mạt nhà hoặc những thứ bay hơi (dầu thơm, khói thuốc lá, khói nhang, khói đốt lá…).

Do đó, trong điều trị dự phòng cho trẻ bị suyễn, các bác sĩ chỉ định các bậc cha mẹ ngăn trẻ tiếp xúc với tất cả nguyên nhân này. Sau đó, khi trẻ lên cơn suyễn, cha mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc tìm ra nguyên nhân khác gây ra suyễn ở trẻ.

Xử lý khi trẻ lên cơn hen

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen đang đến: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm.

Trong trường hợp này nếu đã được thầy thuốc hướng dẫn, cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông)

Dù trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghĩ ngơi trong 1 giờ

Trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu

Thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn , trẻ vẫn còn khó thở

Nói năng khó nhọc

Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở

Cánh mũi phập phồng

Tím tái môi hay đầu ngón tay: Đây là dấu hiệu rất nguy kịch

Hà Lan - Voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-nhan-biet-nguyen-nhan-tre-bi-suyen.html

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Muốn trẻ con ăn rau thì hãy cho chúng chơi với rau

Nghiên cứu vừa qua đã cho thấy, nếu muốn trẻ thích ăn rau thì cha mẹ hãy để trẻ chơi với loại rau mà cha mẹ muốn chúng ăn, theo Dailymail.




Hầu hết các bậc cha mẹ trong bữa ăn đều căn dặn trẻ “đừng nghịch đồ ăn”. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học De ​​Montfort ở Leicester cho thấy, việc trẻ chơi trong bữa ăn và để lộn xộn trái cây, rau sẽ làm tăng khả năng chúng ăn các loại thực phẩm này.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, trẻ em được phép chạm vào, nhặt rau, rửa rau cũng tạo nên khuynh hướng ăn rau cho trẻ.

Các phát hiện được công bố trên tạp chí Appetite gợi ý, loại hình chơi với rau của giúp trẻ vượt qua bất kỳ sự đề phòng nào với thực phẩm chúng không muốn ăn.

=> cùng tìm hiểu sản phẩm : bàn ghế mầm non


Các chuyên gia từ lâu tin rằng, chìa khoá để tăng lượng rau củ trong những bữa ăn của trẻ là cho chúng nếm thử và việc chơi với rau tạo ra cảm giác tốt như thể một chất xúc tác cho việc ăn uống lành mạnh hơn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hoạt động của 62 trẻ em từ 3 đến 4 tuổi.

Cha mẹ được yêu cầu ghi lại các loại trái cây điển hình và rau mà trẻ ăn trong vài tuần trước khi thử nghiệm.

=> cung cấp: bập bênh cho bé

Một số trẻ em sau đó được đưa cho bông cải xanh, cà rốt, rau bina, chuối, củ cải, đậu xanh, cam, chanh, dưa chuột, cà chua, quả việt quất và được khuyến khích tự rửa sạch và thay đổi hình dáng thực phẩm nếu thích.

Một nhóm khác được yêu cầu chơi với đồ chơi có hình dạng bọt, lông...

Một nhóm thứ ba được phép chơi một trò chơi tương tự như một nhà nghiên cứu thực phẩm. Ngay sau khi chơi, các em muốn thử các thức ăn đó.

Kết quả cho thấy, những trẻ đã chơi với rau cố gắng ăn nhiều hơn trái cây và rau quả hơn những trẻ trong nhóm khác.

Một giải thích hợp lý là trẻ cần có thời gian để làm quen và tương tác với thực phẩm. Cảm giác tốt giúp trẻ dễ dàng thử các món rau mà chúng đã chơi hơn.


Minh Nghĩa (Theo Dailymail)




Nguồn: http://dochoihahuy.com/muon-tre-con-rau-thi-hay-cho-chung-choi-voi-rau.html

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Hướng dẫn tập để giúp trẻ thẳng lưng

 Thính giả có thắc mắc, trẻ nhỏ (7 tháng tuổi) có biểu hiện lưng hơi bị cong. Có cách nào để điều chỉnh cột sống của bé thẳng lại?




Tư vấn của bác sĩ Đào Thị Yến Phi -Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM.

Đọc giả có thể nghe hoặc đọc chi tiết phần tư vấn


Cột sống của trẻ nhỏ (dưới 12 tháng tuổi) còn mềm, mỏng, rất dễ trở về tư thế thẳng. Nếu cột sống bé cong, có thể có vấn đề di truyền. Do đó, không thể can thiệp bằng cách tập vật lý trị liệu.

Cách chữa tốt nhất là cung cấp đủ lượng Canxi và vitamin D cho bé hàng ngày và giữ cho bé nằm đúng cách để phát triển cột sống thẳng.

Cung cấp sản phẩm:

- cầu trượt trẻ em
- bóng nhựa cho bé
- bập bênh nhựa

Chế độ dinh dưỡng

+ Cho bé uống đủ lượng sữa theo nhu cầu (7 tháng tuổi dùng khoảng 800ml- 1000ml sữa/ ngày.) Ngoài ra dùng thêm 2 bữa ăn nhỏ (bột, cháo).
+Phơi nắng cho bé (trước 8 giờ sáng). Bé có da trắng phơi nắng 15 phút, bé có da đen phơi nắng 30 phút. Khi phơi, bỏ nón, quần áo để nắng chiếu thẳng vào da.

Điều chỉnh tư thế bé ngủ

+ Khi bé ngủ, không bồng, ẵm, không cho bé lên nôi, lên võng ru lắc
+ Đầu không kê gối quá cao
+ Không để bé nằm nghiêng
+ Cho bé nằm ngủ trên mặt phẳng cứng (giường, sàn). Nếu trên sàn thì trải tấm nệm mỏng, chiếu. Nếu trên giường thì nệm mỏng.
+ Cho bé nằm ngửa, chèn gối 2 bên để giữ bé nằm thẳng. Dùng khăn, chăn mỏng đắp lên ngực bụng để bé khỏi giật mình khi ngủ.

Bài tập giúp cột sống bé thẳng

+ Khi bé chơi, phụ huynh để bé nằm thẳng và dùng tay xoa trên bụng và nắm chân bé tập động tác đạp xe. Cách tập này nhằm giúp các khối cơ cứng hơn, giữ cho cột sống của bé cứng cáp hơn.


Vũ Sơn - Voh.com.vn




Nguồn: http://dochoihahuy.com/huong-dan-tap-de-giup-tre-thang-lung.html

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

4 sai lầm khi cha mẹ pha sữa con cần đặc biệt chú ý !

Lo cho trẻ bị thiếu chất, nhiều cha mẹ pha thêm các chất dinh dưỡng khác vào sữa của trẻ nhưng điều này rất hại cho sức khỏe trẻ.




Các công ty, hãng sữa đều đã có quy định về lượng nước, lượng sữa phù hợp và để đảm bảo em bé nhận được đầy đủ dinh dưỡng.



Tuy nhiên, có không ít cha mẹ vì muốn con bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng khác hay muốn đổi vị sữa cho trẻ đã tự ý thêm các thực phẩm khác vào sữa như sữa mẹ, nước trái cây, nước cơm, chocolate, ca cao… Điều này không tốt cho sức khỏe của trẻ và dưới đây là tác hại.

Pha sữa mẹ vào sữa công thức


Sữa mẹ và sữa công thức có thành phần, tỉ lệ nước, đạm hoàn toàn khác nhau. Trong đó, sữa mẹ gần như là thức uống hoàn hảo cho bé, còn sữa công thức chỉ được chỉ định pha theo hướng dẫn.

Mời bạn xem thêm bài viết khác:

- đồ chơi vận động thể chất cho bé
- xà đu đa năng
- thảm xốp cho bé

Nếu cha mẹ trộn lẫn hai loại sữa này vào chung một bình, các thành phần trong hai loại sữa có thể bị dư thừa, không hề tốt cho bé. Nguy hiểm hơn, với những bé từ 0-6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn yếu, bé có thể sẽ bị nhiễm độc và ảnh hưởng tới tính mạng của bé.

Pha nước trái cây vào sữa công thức


Nếu cha mẹ pha sữa công thức với nước trái cây như một cách để bổ sung nguồn vitamin cho trẻ thì đây là một sai lầm vì điều này sẽ khiến sữa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng do một số loại trái cây có tính axit (cam, chanh, quýt, bưởi, xoài...).

Hơn nữa, khi pha sữa với trái cây chua, chất casein có trong protein của sữa sẽ kết tủa làm cho protein trong sữa bị biến chất, cản trở quá trình hấp thu của trẻ, gây đầy bụng, khó tiêu hóa.

Pha nước cháo loãng, nước cơm vào sữa công thức


Pha nước cháo loãng, nước cơm vào sữa công thức là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng do trong sữa có nhiều vitamin A, còn trong nước cơm/cháo thì lại chứa chủ yếu là chất bột và chất lipoxidase – một loại chất sẽ phá hủy vitamin A.

Nếu uống loại hỗn hợp này lâu dài, trẻ sẽ bị thiếu vitamin A gây ra rất nhiều hậu quả cho sức khỏe. Hơn nữa, tinh bột trong nước cơm sẽ khiến trẻ khó hấp thu canxi, dẫn đến thiếu canxi và các hệ lụy của nó như chậm tăng trưởng chiều cao, rối loạn tiêu hóa, còi xương, suy dinh dưỡng...

Pha nhiều loại sữa với nhau


Việc pha trộn nhiều loại sữa với nhau có 2 điều hại, một là làm mất đi tính cân đối của mỗi loại sữa, hai là thời gian mở hộp sẽ lâu hơn, sữa dễ bị vón cục và mất chất dinh dưỡng cũng như dễ bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, một số mẹ có thói quen pha bột ca cao vào sữa công thức cho trẻ để đổi khẩu vị. Việc pha thêm một chút xíu lượng ca cao không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu pha quá nhiều lại gây ra các tác hại không mong muốn cho cơ thể.

Khi kết hợp các loại này với sữa công thức dễ gây dư thừa chất dinh dưỡng, béo phì.

Hà Lan - Voh.com.vn




Nguồn: http://dochoihahuy.com/4-sai-lam-khi-cha-pha-sua-con-can-dac-biet-chu-y.html

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Hãy tăng chiều cao cho con ngay khi còn nhỏ

Chất lượng cuộc sống ngày nay càng được tăng cao, chiều cao của trẻ không còn phụ thuộc quá nhiều vào gen bố bố mẹ, mà có thể cải thiện tột bậc nhờ chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học.



Điều quan trọng là cha mẹ cần phải biết chọn những cách nào hiệu quả tối ưu từ khi con còn nhỏ.



Ngoài những yếu tố di truyền, những yếu tố khác liên quan đến sự phát triển chiều cao như: dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, vận cân nặng, động thể lực,  môi trường sống… Và chiều cao chỉ phát triển tối đa đến hết tuổi dậy thì.


Đi ngủ sớm giúp tăng chiều cao


Cần cho bé đi ngủ sớm trước 9h tối, mỗi ngày ngủ ít nhất là 8h về ban đêm.


Vì sao ngủ sớm giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt?


Giấc ngủ chiếm từ 14% đến 20% chiều cao trưởng thành của một người. Khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố tăng trưởng chiều cao (growth hormone) - đây là hormone quan trọng trong việc đưa canxi vào xương, kéo dài xương và giúp tăng trưởng chiều cao cho trẻ. Nếu trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc, nội tiết tố này sẽ tiết ra đầy đủ trong suốt giấc ngủ và trẻ sẽ dài ra đến mức tối đa. Nếu ngủ trễ, thời gian nội tiết tố tiết ra và tác động lên xương ngắn hơn, do đó, trẻ sẽ bị mất chiều cao. Cho nên chúng ta thường nghe câu “trẻ em dài ra trong giấc ngủ”.


=> cung cấp:  bập bênh nhựa


Theo cơ chế sinh lý, từ khoảng 24 giờ đêm đến 4 giờ sáng là thời điểm mà nội tiết tố tăng trưởng chiều cao tiết ra nhiều nhất. Trong ngày, hormone tăng trưởng có 2 khoảng thời gian tiết ra nhiều nhất (đạt đỉnh): buổi sáng và đầu giấc ngủ. Do đó, nếu trẻ ngủ đủ giấc và buổi sáng thức dậy sớm, tập thể dục ngay lúc nội tiết tố tăng trưởng tiết ra, sẽ tốt hơn cho chiều cao của trẻ.


Chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung thực phẩm giàu canxi


Chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên lưu ý cho con ăn đầy đủ, cân bằng các nhóm chất, bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin D và MK7. Canxi là chất hình thành và cấu tạo nên xương, có nhiều trong trứng, hải sản như tôm, cua, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa…Vitamin D có vai trò tăng cường sự hấp thu canxi từ ruột vào máu. Để bổ sung vitamin D, cha mẹ nên cho con tắm nắng hàng ngày, từ 6-8h vào mùa hè và 7-9h vào các mùa khác trong năm.


Không thể thiếu Iốt trong bữa ăn là thành phần của nội tiết tố tuyến giáp, nội tiết tố này có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, khi thiếu iốt trẻ sẽ bị thiểu năng tuyến giáp, có thể bị lùn do suy giáp trạng.


Sữa là yếu tố hỗ trợ tăng chiều cao không thể bỏ qua


Trong đời người, có 3 giai đoạn “vàng” để có chiều cao tốt nhất là giai đoạn trong bào thai, giai đoạn dưới 2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (trẻ trai 13-16 tuổi, trẻ gái 10-13 tuổi). Đáng chú ý, cả 3 giai đoạn “vàng” đó, sữa luôn đóng vai trò quan trọng.


Ngoài 3 bữa chính, trẻ cần được bổ sung thêm 2 - 3 cữ sữa xen kẽ.


Có thể thay đổi nhiều loại sữa với các hương vị khác nhau để trẻ không bị ngán.


Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM - cho biết một “bí kíp” để các bậc cha mẹ giúp con chịu uống sữa. Đó là khi con khát nước thì cho con uống sữa (để ngăn mát tủ lạnh giúp bé đã khát), sau đó con vẫn còn khát thì mới uống nước.


=> cung cấp:  Nhà chòi cầu trượt


Để con thích uống sữa và ý thức được việc uống sữa tốt cho mình, cha mẹ hãy để bé chọn loại sữa mình thích uống và tôn trọng lựa chọn của bé


Có thể bổ sung các chế phẩm từ sữa, chế biến các món ăn từ chế phẩm sữa để trẻ hứng thú hơn: pho mai, sữa chua, bơ.


Vận động khoa học:

Tăng cường cho trẻ được vận động thể lực ngay từ khi còn nhỏ.


Trẻ đến tuổi dậy thì cần được hướng chơi một vài môn thể thao yêu thích và phù hợp với độ tuổi, hỗ trợ tăng chiều cao như: chạy, bơi lội, tập xà, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, nhảy dây, yoga.




Những yếu tố có thể làm bé thấp lùn:


- Không vận động hoặc vận động thụ động quá nhiều: Ngồi máy tính, xem tivi, chơi game trên 2,5 tiếng/lần. Tổng thời gian tiếp xúc với điện tử trên 4 tiếng/ngày.


- Uống quá nhiều nước ngọt: 1 lon (220ml)/ngày là quá nhiều cho bé ở dưới 12 tuổi. Bé mà độ tuổi dưới 12 tuổi chỉ nên tối đa 2 lon/tuần, tức là <65ml/ngày. Tốt nhất là không nên giới thiệu nước ngọt cho bé trước 5 tuổi.


- Trẻ bị béo phì, trẻ ít được tắm nắng, trẻ không thích uống sữa và các chế phẩm từ sữa


Môi trường sống: không khí bị ô nhiễm trẻ dễ nhiễm bệnh sẽ dẫn đến chậm tăng trưởng, do biếng ăn trong thời gian bệnh, biếng ăn do dùng thuốc kháng sinh quá nhiều, sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi…




Phương Nguyệt (tổng hợp) - Voh.com.vn




Nguồn: http://dochoihahuy.com/hay-tang-chieu-cao-cho-con-ngay-khi-con-nho.html

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Thực phẩm dinh dưỡng tốt cho trẻ tập đi

 Khi trẻ đến tuổi tập đi (tuổi tầm 6 tháng trở lên) là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển.




Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nằm trong từng độ tuổi, từng giai đoạn là không hề giống nhau. Nhất là giai đoạn khi trẻ mới tập đi, tốn rất nhiều năng lượng để vận động vì vậy cha mẹ nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho trẻ ở giai đoạn này.


Trứng

Trứng là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, men, enzyme, các hormone và dễ mua nhất. Trong trứng có nhiều Acid amin hỗ trợ cho sự phát triển cơ bắp của trẻ. Chất đạm ở lòng đỏ rất dễ hòa tan, còn chất đạm ở lòng trắng có vai trò quan trọng cho cơ thể trẻ nhỏ.

Trái cây tươi

Trái cây nhiều loại rất tốt cho sức khỏe của trẻ, giàu chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, làm sạch răng miệng tự nhiên, là nguồn cung cấp dưỡng chất và các vitamin. Ăn trái cây hàng ngày sẽ giúp cho đường ruột làm việc hiệu quả hơn. Vì vậy, cha mẹ cần phải bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu chất xơ này trong thực đơn hàng ngày của bé nhé!

Ngũ cốc

Ngũ cốc từ lâu đã được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ sử dụng ngũ cốc không chỉ giúp cơ thể phát triển cân đối, mà còn phòng ngừa một số bệnh như tim mạch, tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ béo phì, phòng ngừa loãng xương….

=> mời bạn xem thêm sản phẩm: nhà bóng cho bé

Cho trẻ thường xuyên ăn ngũ cốc không những cải thiện cơ nhai của răng, mà còn có tác dụng loại bỏ các chất bẩn bám trong răng, làm cho răng miệng sạch sẽ hơn, ngăn ngừa sâu răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé.

Sữa

Các nghiên cứu cho thấy, sữa cung cấp những giá trị dinh dưỡng cân bằng đầy đủ năng lượng, protein, giàu vitamin, khoáng chất, chất béo….canxi tự nhiên cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của xương. Cho trẻ bổ sung thêm sữa từ thời bé và trong suốt cuộc đời có thể giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.

Việt quất (Berry xanh)

Các nghiên cứu cho thấy, việt quất có rất nhiều công dụng, nhiều chất bổ dưỡng bảo vệ tim mạch, chống lại bệnh tiểu đường, giảm cholesterol, chống oxy hóa và nhất là hiện tượng lão hóa của tế bào. Việt quất còn được mệnh danh là loại quả để bào chế thuốc trường sinh, mang lại tuổi thọ cho con người. Vì vậy bạn nên bổ sung loại quả này vào bữa sáng cho trẻ hoặc sinh tố vào mùa nắng nóng nhé!

Đậu nành

Đậu nành là một trong những thực phẩm lành tính, giàu dinh dưỡng, được các chuyên gia khuyến khích nên cho trẻ sử dụng.Với thành phần dinh dưỡng cao, đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành nhiều tác động tích cực đến thể chất và trí tuệ của trẻ. Canxi trong đậu nành, được cơ thể hấp thu tốt và ngang với hàm lượng canxi 113mg/100g trong sữa bò. Vì vậy cha mẹ nên bổ sung thêm sữa đậu nành vào bữa ăn hàng ngày, để thúc xương trẻ được cứng cáp hơn và gia tăng chiều cao.

Cà chua

Với thành phần chống oxy hóa phong phú, cà chua được chứng minh là phòng chống hiệu quả nhiều loại ung thư. Cà chua chứa một lượng lớn lycopene, hoạt chất này rất hiệu quả loại bỏ các gốc tự do - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là ung thư. Ngoài ra, vitamin A có nhiều trong cà chua rất tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của trẻ nhỏ cũng như người lớn….

Cá hồi

Ngày càng có nhiểu bà mẹ lựa chọn cá hồi để chế biến thức ăn cho trẻ, vì đây là loại thực phẩm có lợi trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. DHA có trong cá hồi, đóng vai trò quan trọng quá trình sinh trưởng của tế bào não và thần kinh. Omega 3 và axit amin có trong cá hồi giúp cải thiện sức khỏe mắt, ngăn ngừa các vấn đề về thị lực.

Ngoài ra, cá hồi còn chứa nhiều chất EPA giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Cho trẻ ăn cá hồi 2 lần/tuần có thể giảm nguy cơ trụy tim và các chứng rối loạn tim mạch.

Phi Nga  - Voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/thuc-pham-dinh-duong-tot-cho-tre-tap-di.html