Suyễn hay còn được gọi là hen phế quản là một loại dị ứng đường hô hấp thường gặp ở trẻ. Bệnh có thể diễn biến nặng, thậm chí gây ra các biến chứng như như xẹp phổi, ngừng hô hấp, tràn khí màng phổi...
Bác sĩ Đào Thị Yến Phi -Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM lý giải về vấn đề này. Đọc giả có thể nghe tư vấn hoặc đọc chi tiết.
Tình trạng này sẽ làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau và khi lên cơn, đường thở của trẻ sẽ phù nề, co thắt, bị tắc nghẽn sẽ khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.
Mời bạn xem thêm sản phẩm:
- Thú nhún lò xo
- lưới chắn cầu thang
- giá để đồ chơi
Dị ứng là một lĩnh vực cực kỳ phức tạp, đặc biệt là rất khó tìm ra nguyên nhân dị ứng là gì. Tuy nhiên, với những trẻ bị hen suyễn, bị dị ứng thức ăn hay chàm thì việc tìm nguyên nhân là vô cùng cần thiết để giúp trẻ tránh bị dị ứng. Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi, có 2 cách sau để tìm nguyên nhân trẻ bị suyễn
Cách 1: Tự tìm
Người nuôi dưỡng cần ghi chép lại đầy đủ tất cả các lần mà trẻ lên cơn của trẻ và truy lại tất cả những thứ mà bé đã tiếp xúc trước đó chẳng hạn như trẻ mới bị nhiễm siêu vi, mới chơi với chó, mèo hay với bụi khí gì đó. Cách ghi chép này sẽ giúp chúng ta khoanh vùng được một số nguy cơ.
Cách 2: Cho trẻ đến bệnh viện test nguyên nhân
Khoa học thường sử dụng phương pháp chích (test lẫy da) hoặc test dán để dán vào da của trẻ một loại dị ứng nguyên và coi thử phần da thử nghiệm phản ứng như thế nào, đến chuẩn nào… để khẳng định trẻ bị dị ứng.
Tuy nhiên, cái khó ở chỗ, dị ứng nguyên có hàng ngàn loại nhưng chúng ta chỉ có một số test lẫy da. Có khi cho bé thứ 50-60 mẫu mà bé không dị ứng với mẫu nào cả, còn những nguyên nhân khiến trẻ dị ứng thực sự thì không có test. Cho nên, với những trẻ lên cơn suyễn thường xuyên thì vẫn có thể dùng những test này để xác định tối đa nguyên nhân nhưng kết quả không đạt 100%.
Trong thực tế người ta thấy rằng những dị ứng của đường hô hấp như hen suyễn thường liên quan đến những thứ nhỏ xíu – bay được vào đường hô hấp của trẻ như khói, bụi, lông chó mèo, con mạt nhà hoặc những thứ bay hơi (dầu thơm, khói thuốc lá, khói nhang, khói đốt lá…).
Do đó, trong điều trị dự phòng cho trẻ bị suyễn, các bác sĩ chỉ định các bậc cha mẹ ngăn trẻ tiếp xúc với tất cả nguyên nhân này. Sau đó, khi trẻ lên cơn suyễn, cha mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc tìm ra nguyên nhân khác gây ra suyễn ở trẻ.
Xử lý khi trẻ lên cơn hen Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen đang đến: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Trong trường hợp này nếu đã được thầy thuốc hướng dẫn, cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông) Dù trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghĩ ngơi trong 1 giờ Trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu Thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn , trẻ vẫn còn khó thở Nói năng khó nhọc Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở Cánh mũi phập phồng Tím tái môi hay đầu ngón tay: Đây là dấu hiệu rất nguy kịch |
Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-nhan-biet-nguyen-nhan-tre-bi-suyen.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét