Việc bé hay bám mẹ là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi bé quá đeo bám, không muốn rời xa mẹ dù trong thời gian rất ngắn thì sẽ không còn việc bình thường nữa. Đó cũng là lúc bạn cần phải “cai mẹ” cho bé!
Khi bé chỉ biết đến mẹ, bám rịt và không chịu để ai đụng tới bé sẽ gây ra tâm lí khó chịu, mệt mỏi cho mẹ và cả những người thân trong gia đình. Không những vậy, việc mà trẻ hay bám mẹ hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển tính cách độc lập của bé sau này, và khiến bé trở nên phụ thuộc, thiếu tự tin, khả năng hòa nhập với môi trường không tốt.
=> mời bạn xem thêm sản phẩm: đồ chơi ngoài trời mầm non
Đầu tiên, bạn cần điều chỉnh tâm lý cho con ngay từ nhỏ
- Thay vì luôn luôn bế bé trên tay và ôm rịt lấy con suốt cả ngày, bạn cần phải tập cho bé thói quen tự nằm chơi một mình với vài món đồ chơi.
- Bên cạnh người chăm sóc chính cho bé là mẹ, cũng cần có “người thay thế”, có thể là ba, ông bà hoặc người giúp việc,…dành nhiều thời gian trông nom và chơi đùa với bé. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy tự tin và nhận ra rằng còn có rất nhiều người khác cũng quan tâm và chăm sóc bé chứ không chỉ có mẹ.
- Hãy thường xuyên dẫn bé đến các nơi công cộng như công viên, siêu thị, thư viện hoặc chỉ dạo chơi vòng quanh khu bé ở… để bé tập trung vào việc khám phá những điều mới mẻ thay vì bám riết lấy mẹ.
- Cho bé chơi với những em bé khác để học tính hòa đồng, dạn dĩ. Qua những trò vui chơi theo nhóm, các bé vừa học nói, vừa là hình thành khả năng thích nghi xã hội.
- Mỗi khi thấy bé khóc, hoặc mè nheo vì không có mẹ ở bên, các bà mẹ cũng không nên chạy vào bế con ngay mà nên nói vọng vào để bé biết rằng mẹ đang ở gần, giúp bé vẫn có cảm giác mình an toàn.
- Các bà mẹ thường có tâm lý xót con, dễ mềm lòng khi thấy con quấy khóc quá nhiều, nhưng chính lúc như vậy bạn càng phải cứng rắn, rồi bé sẽ quen. Quan trọng nhất là thái độ của mẹ khi bé khóc, bạn mà quay ra khóc cùng và ôm con thì coi như “phản tác dụng”.
- Khi cho bé ra ngoài vui chơi với các nhóm bạn, không nên sợ con khóc, lo con bị bạn bắt nạt mà “cách ly” bé với bạn chơi. Để cho bé hòa đồng bằng cách đưa bé đến nơi có nhiều bé cùng tuổi khác. Tôn trọng cách tham gia hòa nhập của bé. Đây cũng là cơ hội để bé mở mang mối quan hệ để “cai mẹ”.…
=> sản phẩm giúp bé vui chơi trong sân trường: bập bênh nhựa
Tuy nhiên, muốn “cai mẹ” cho bé thì bạn cũng nên lưu ý:
- Không nên biến mất đột ngột: tuyệt đối không tranh thủ khi bé mải chơi, hay say ngủ để trốn đi làm. Vì sự “biến mất” bất ngờ như thế sẽ khiến bé nảy sinh tâm lý bất an và lo sợ nhiều hơn. Việc rời khỏi bé nên được thực hiện một cách tích cực như hôn tạm biệt, mỉm cười hoặc vẫy tay với bé và dạy cho bé cũng đáp lại như vậy.
- Để bé “cai mẹ” một cách từ từ, không vội vàng, việc này cần phải có thời gian và bạn cần cho bé làm quen. Bạn cũng đừng kỳ vọng việc trẻ bám mẹ sẽ biến mất trong một hai hôm.
Cả hai mẹ con lúc này cùng chấp nhận chuyện mẹ sẽ đi làm, bé sẽ ở nhà với ông bà hoặc những người thân khác trong gia đình. Qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ quen với việc này và hơn hết, bé sẽ quen với việc mẹ không có mặt trong một thời gian trong ngày.
Thủy Chính
Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-sao-khi-qua-theo.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét