Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Phạt con sai cách bằng hại con

Khi một số phụ huynh phê phán nhiều cách dạy con trong đó bằng đòn roi là bạo lực, không ít người truyền nhau cách dạy đánh vào tâm lý “sợ” của con. Giải pháp này có khả thi?


Phạt con sai cách bằng hại con


Những khuyến cáo với các phụ huynh khi “thương cho roi cho vọt”:

Một bé gái 8 tuổi ở Thiểm Tây (Trung Quốc) đã tử vong không lâu sau khi ăn chân gà muối. Gia đình cho rằng món ăn này là nguyên nhân khiến bé chết sau khi nôn mửa và chóng mặt. Tuy nhiên, khám nghiệm tử thi cho thấy bé bị 1 lực tác động ở vùng gáy gây tổn thương ở não.

Thực tế, mẹ cháu bé tức giận vì con không nghe lời nên đã bạt tai con từ phía sau đầu. Sau đó bé khóc quá thì mẹ bé mua chân gà muối – món ăn yêu thích của bé để dỗ con gái nín.

Nhiều bậc cha mẹ khi dạy con do không kiềm chế đã đánh con. Tuy nhiên, những bộ phận sau đây được khuyến cáo rằng cha mẹ không nên đánh phạt:

1. Không nên đánh/ tát vào bất cứ vị trí nào trên đầu trẻ.

Đầu là nơi tập trung hệ thần kinh trung ương nên việc đánh lên đầu trẻ có thể gây ra những hậu quả không lường cho não bộ. Đánh vào mặt trẻ cũng dễ gây tổn thương hệ thần kinh ngoại vi, ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.

2. Không nên véo mũi, vặn tai.

Mô mũi của trẻ còn non và dễ tổn thương, có chứa nhiều mạch máu. Nếu véo mũi trẻ có thể khiển trẻ tổn xương phần xoang và mao mạch mũi, tác động đến hệ thống phòng vệ của mũi. Ngoài ra véo và vặn tai đôi khi ảnh hưởng đến màng nhĩ và có khả năng gây ra tình trạng bị điếc.

3. Không đánh vào lưng trẻ.

Lưng tập trung hệ thần kinh quan trọng và xương sống lưng trẻ chưa đủ chắc chắn để chịu tác động mạnh. Do đó, tuyệt đối không đánh vào lưng trẻ để tránh bị tổn thương hệ thần kinh có thể gây tàn tật.

4. Không nên dùng roi đánh vào mông bé vì ở một số phương nhất định với một lực đủ mạnh có thể gây liệt.

Phạt con bằng cách đánh vào tâm lý “sợ” của con

Một người cha ở Nhật phạt con bằng cách bỏ lại con trong khu rừng có gấu và thời tiết giá lạnh để con sợ. Nhưng chỉ năm phút sau quay lại người cha đã không tìm thấy con mình. Cuối cùng phải cần đến sự hỗ trợ của 130 nhân viên cứu hộ mới tìm thấy cậu bé vào 6 ngày sau đó.

mời bạn xem thêm:

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên – chuyên viên tư vấn hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, một số phụ huynh phạt bằng cách đánh vào nỗi sợ của con.

Chẳng hạn nhốt con vào phòng kín, toilet khiến con sợ bóng tối, sợ kiến, gián hay sợ bị nhốt lâu. Tuy nhiên, đây là phương pháp có thể thích hợp với đứa trẻ này nhưng không phù hợp với đứa trẻ khác.

Như trong câu chuyện vị phụ huynh ở Nhật Bản phạt con, với đứa trẻ có bản lĩnh không mạnh, bị bố mẹ bỏ lại trong rừng sẽ ngồi khóc cho đến lúc bố mẹ quay lại. Nhưng những cậu bé có tính hiếu động, nghịch ngợm thì sẽ không chịu ngồi yên mà sẽ bỏ đi tìm.

Trong trường hợp này, “kịch bản” tiếp theo của các vị phụ huynh là nói với con nếu con còn hư, con sẽ bị phạt như vậy và đứa trẻ sẽ ngoan ngoãn vâng lời. Nhưng có khi phụ huynh đã tính sai nước cờ.

Đó là do phụ huynh không hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ em từng độ tuổi vốn rất khác nhau và mỗi đứa trẻ lại có những cách ứng xử cũng khác nhau.

Trong giáo dục con, đôi khi phụ huynh phải dùng biện pháp mạnh nhưng đến mức độ nào và hình thức nào thì phải căn cứ vào độ chịu đựng của trẻ chứ không có một công thức chung. Nhất thiết không được vượt qua “ngưỡng” đó.

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, những lời dặn bố mẹ với trẻ em cao nhất chỉ đọng lại chừng 20%. Thậm chí, có những độ tuổi các bé thích làm ngược lại lời người lớn. Cho nên cùng với việc dạy con, còn phải tạo môi trường thuận lợi cho sự lớn lên của con.

Ví dụ bố mẹ phải bo các cạnh góc nhọn ở mép bàn, ghế để bảo vệ trẻ không bị té vào thay vì chúng ta cứ để như vậy và dặn con phải biết tránh. Nhiều phụ huynh có con hiếu động, cố gắng uốn nắn con nhiều hơn vì lo ngại con lớn lên sẽ quậy phá. Nhưng không hẳn đứa bé nào khi còn nhỏ nghịch ngợm nhiều thì lớn lên sẽ hư hỏng.

Việc giáo dục con từ nhỏ là tốt nhưng cha mẹ không nên quá áp lực và có nhiều biện pháp mạnh với con.

VOH Online




Nguồn: http://dochoihahuy.com/phat-con-sai-cach-bang-hai-con.html

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Cha mẹ có nên cho bé ngậm núm vú bằng cao su không ?



Theo như bác sĩ Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng, Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ có nên cho bé ngậm núm vú bằng cao su hay không :

Độ tuổi từ 5 tuổi đến 6 tuổi, bé bắt đầu thay bộ răng sữa bằng hàm răng vĩnh viễn. Thông tin mà bạn đọc cho thấy, bé có chiều cao cân nặng “đẹp” so với lứa tuổi, tức là lúc này bé không có vấn đề gì về dinh dưỡng. Bé chỉ gặp vấn đề thiểu sản men răng. Nguyên nhân thường gặp nhất là do mầm răng có di truyền thiểu sản men răng. Do vậy, chúng ta chỉ có thể chữa bằng cách trám các phần siết ăn và có khi chúng ta phải phủ lên một lớp men răng khi bé trưởng thành.



Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý với bé bị thiểu sản men răng cần giữ gìn răng miệng kỹ:

Đánh răng ít nhất hai lần vào buổi sáng khi bé ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tốt hơn nữa là cho bé đánh răng vào sau buổi ăn trưa nữa.

Không nên cho trẻ ăn vặt sau khi đã đánh răng. Đây là điều kiện tốt cho vi khuẩn tấn công, nhất là với bé bị thiểu sản men răng rất dễ bị sâu, siết răng.

=> mời bạn xem thêm sản phẩm: bóng nhựa cho bé

Tập cho bé súc miệng bằng nước súc miệng có Flour để giữ men răng tốt hơn.

Với bé từng ngậm núm vú cao su nhiều thì cũng có thể giảm lượng máu nuôi men răng, làm thay đổi cấu trúc mạch máu ở vùng xương hàm, làm cho răng bé được nuôi dưỡng kém hơn. Do vậy, các vị phụ huynh muốn cho con nín nên nói chuyện với bé  thay vì cho con ngậm núm vú cao su. Như vậy không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của bé mà còn tác động không tốt đến sự phát triển tới khung hàm và men răng của bé.


Phương Nguyệt ghi - Voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cha-co-nen-cho-ngam-num-vu-bang-cao-su-khong.html

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Theo thống kê thì 13% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu Vitamin A

Nghiên cứu mới đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết thì, còn 13 % trẻ dưới 5 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng, trong đó tỷ lệ vitamin A trong sữa mẹ khoảng 35% và chỉ hơn 40% bà mẹ sau sinh trong 1 tháng được uống vitamin A liều cao có bổ sung.



Đây là một con số đáng báo động vì qua 20 năm thực hiện chương trình phòng, chống thiếu vitamin A cho trẻ trên toàn quốc nhưng hiệu quả vẫn chưa cao ở nhóm đối tượng này.





Bổ sung vitamin A liều cao là một giải pháp nhằm phòng, chống các tác hại do thiếu vitamin A ở trẻ em. Mỗi liều dự phòng có thể bảo vệ trẻ trong vòng 4 đến 6 tháng.


Mời bạn xem thêm sản phẩm:
- ghế mầm non
- cầu trượt cho bé
- đồ chơi ngoài trời mầm non

Quý phụ huynh có con em nhỏ tuổi từ 6 đến 36 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đến Trung tâm Dinh dưỡng, các xã phường, thành phố hoặc các điểm uống Vitamin A liều cao trong hai ngày 1 và 2/12 để bổ sung theo chiến dịch của bộ y tế khuyến cáo.




Nhất Hương


Nguồn: http://dochoihahuy.com/theo-thong-ke-thi-13-tre-em-duoi-5-tuoi-bi-thieu-vitamin.html

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Nguyên nhân trẻ đi tiêu ra máu và cách phòng

Đi tiêu ra máu ở trẻ thường do bệnh tiêu chảy nhiễm trùng nhưng cũng có khi là dị ứng với protein sữa bò.




Ngay khi trẻ bắt đầu bú sữa mẹ mà mẹ uống sữa bò thì vẫn xảy ra tình trạng dị ứng protein này và trẻ cũng đi tiêu ra máu như bị nhiễm trùng tiêu hóa.
Còn khi trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa thì chắc chắn một điều là trẻ bị vi trùng bên ngoài xâm nhập vào cơ thể từ một đường nào đó. Đường xâm nhập thường gặp nhất là từ miệng do người lớn chưa vệ sinh dụng cụ cho trẻ bú sạch sẽ đúng cách hay trẻ có thói quen ngậm tay, ngậm đồ chơi vào miệng.


Tình trạng đi tiêu ra máu ở trẻ con thường do tiêu chảy nhiễm trùng

=> Chúng tôi cung cấp sản phẩm: xà đu đa năng

Giữ vệ sinh là bảo vệ chúng ta

Thông thường, chúng ta không thể nhìn thấy vi trùng vì chúng rất nhỏ, tuy nhiên chúng hiện diện xung quanh môi trường sống của trẻ. Do đó, việc giữ vệ sinh môi trường vô cùng quan trọng vì nhiễm trùng tiêu hóa đa phần đều đi từ miệng của trẻ.
Người chăm sóc trẻ cần chú ý việc giữ vệ sinh cho mình, nhất là đôi tay vì đây chính là nơi truyền vi trùng từ nơi này sang nơi khác kinh khủng nhất.
Chúng ta thường được khuyến cáo phải rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay khi chạm vào những vật xung quanh, nhất là tiền. Tránh tình trạng bồng, ẵm, chơi đùa với trẻ mà không giữ gìn vệ sinh của người giữ trẻ.
Khi trẻ nhỏ đi tiêu ra máu được xác định nguyên nhân là kiết lỵ thì có 2 loại thường gặp nhất: lỵ trực khuẩn (lỵ trực trùng) hoặc lỵ ký sinh trùng amip.

=> Sản phẩm: đồ chơi vận động thể chất
Bệnh rất dễ gặp nhất là khi trẻ ăn phải thực phẩm hoặc uống nước ở nguồn không đảm bảo vệ sinh. Trong hai loại kể trên thì bệnh lỵ do nhiễm amip là phổ biến ở nước ta do đặc điểm khí hậu và vệ sinh môi trường.
Với 2 loại bệnh này, thời gian điều trị trung bình kéo dài đến 14 ngày.
Tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ảnh: internet

Phòng ngừa bệnh lỵ ở trẻ em

– Luôn cho bé ăn chín, uống sôi.
– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Cắt ngắn móng tay, không để móng tay bẩn sẽ thành nơi “nuôi” amip.
– Nguồn nước sử dụng cần có bộ lọc xử lý đảm bảo vệ sinh. Nếu chỉ sử dụng nước khử bằng Clo thì không diệt trừ được amip.
– Thường xuyên khử trùng dụng cụ ăn uống của bé như: bình sữa, bát, thìa…
– Mẹ hãy vệ sinh tay sạch sẽ trước khi pha sữa và cho bé ăn.
– Thức ăn của bé cần được bảo quản đúng cách, tránh ruồi, muỗi, kiến, gián,…
– Luôn đảm bảo vệ sinh nhà cửa, sân vườn, ngõ phố, cống rãnh,…
– Diệt trừ côn trùng có khả năng gây bệnh bằng thuốc hoặc sử dụng cửa lưới chống ruồi muỗi.


N.T - Voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/nguyen-nhan-tre-di-tieu-ra-mau-va-cach-phong.html

Cách nhận biết nguyên nhân trẻ bị suyễn

Suyễn hay còn được gọi là hen phế quản là một loại dị ứng đường hô hấp thường gặp ở trẻ. Bệnh có thể diễn biến nặng, thậm chí gây ra các biến chứng như như xẹp phổi, ngừng hô hấp, tràn khí màng phổi...


Cách nhận biết nguyên nhân trẻ bị suyễn

Bác sĩ Đào Thị Yến Phi -Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM lý giải về vấn đề này. Đọc giả có thể nghe tư vấn hoặc đọc chi tiết.

Tình trạng này sẽ làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau và khi lên cơn, đường thở của trẻ sẽ phù nề, co thắt, bị tắc nghẽn sẽ khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.

Mời bạn xem thêm sản phẩm:
- Thú nhún lò xo
- lưới chắn cầu thang
- giá để đồ chơi


Dị ứng là một lĩnh vực cực kỳ phức tạp, đặc biệt là rất khó tìm ra nguyên nhân dị ứng là gì. Tuy nhiên, với những trẻ bị hen suyễn, bị dị ứng thức ăn hay chàm thì việc tìm nguyên nhân là vô cùng cần thiết để giúp trẻ tránh bị dị ứng. Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi, có 2 cách sau để tìm nguyên nhân trẻ bị suyễn

Cách 1: Tự tìm

Người nuôi dưỡng cần ghi chép lại đầy đủ tất cả các lần mà trẻ lên cơn của trẻ và truy lại tất cả những thứ mà bé đã tiếp xúc trước đó chẳng hạn như trẻ mới bị nhiễm siêu vi, mới chơi với chó, mèo hay với bụi khí gì đó. Cách ghi chép này sẽ giúp chúng ta khoanh vùng được một số nguy cơ.

Cách 2: Cho trẻ đến bệnh viện test nguyên nhân

Khoa học thường sử dụng phương pháp chích (test lẫy da) hoặc test dán để dán vào da của trẻ một loại dị ứng nguyên và coi thử phần da thử nghiệm phản ứng như thế nào, đến chuẩn nào… để khẳng định trẻ bị dị ứng.

Tuy nhiên, cái khó ở chỗ, dị ứng nguyên có hàng ngàn loại nhưng chúng ta chỉ có một số test lẫy da. Có khi cho bé thứ 50-60 mẫu mà bé không dị ứng với mẫu nào cả, còn những nguyên nhân khiến trẻ dị ứng thực sự thì không có test. Cho nên, với những trẻ lên cơn suyễn thường xuyên thì vẫn có thể dùng những test này để xác định tối đa nguyên nhân nhưng kết quả không đạt 100%.

Trong thực tế người ta thấy rằng những dị ứng của đường hô hấp như hen suyễn thường liên quan đến những thứ nhỏ xíu – bay được vào đường hô hấp của trẻ như khói, bụi, lông chó mèo, con mạt nhà hoặc những thứ bay hơi (dầu thơm, khói thuốc lá, khói nhang, khói đốt lá…).

Do đó, trong điều trị dự phòng cho trẻ bị suyễn, các bác sĩ chỉ định các bậc cha mẹ ngăn trẻ tiếp xúc với tất cả nguyên nhân này. Sau đó, khi trẻ lên cơn suyễn, cha mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc tìm ra nguyên nhân khác gây ra suyễn ở trẻ.

Xử lý khi trẻ lên cơn hen

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen đang đến: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm.

Trong trường hợp này nếu đã được thầy thuốc hướng dẫn, cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông)

Dù trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghĩ ngơi trong 1 giờ

Trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu

Thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn , trẻ vẫn còn khó thở

Nói năng khó nhọc

Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở

Cánh mũi phập phồng

Tím tái môi hay đầu ngón tay: Đây là dấu hiệu rất nguy kịch

Hà Lan - Voh.com.vn


Nguồn: http://dochoihahuy.com/cach-nhan-biet-nguyen-nhan-tre-bi-suyen.html

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Muốn trẻ con ăn rau thì hãy cho chúng chơi với rau

Nghiên cứu vừa qua đã cho thấy, nếu muốn trẻ thích ăn rau thì cha mẹ hãy để trẻ chơi với loại rau mà cha mẹ muốn chúng ăn, theo Dailymail.




Hầu hết các bậc cha mẹ trong bữa ăn đều căn dặn trẻ “đừng nghịch đồ ăn”. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học De ​​Montfort ở Leicester cho thấy, việc trẻ chơi trong bữa ăn và để lộn xộn trái cây, rau sẽ làm tăng khả năng chúng ăn các loại thực phẩm này.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, trẻ em được phép chạm vào, nhặt rau, rửa rau cũng tạo nên khuynh hướng ăn rau cho trẻ.

Các phát hiện được công bố trên tạp chí Appetite gợi ý, loại hình chơi với rau của giúp trẻ vượt qua bất kỳ sự đề phòng nào với thực phẩm chúng không muốn ăn.

=> cùng tìm hiểu sản phẩm : bàn ghế mầm non


Các chuyên gia từ lâu tin rằng, chìa khoá để tăng lượng rau củ trong những bữa ăn của trẻ là cho chúng nếm thử và việc chơi với rau tạo ra cảm giác tốt như thể một chất xúc tác cho việc ăn uống lành mạnh hơn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hoạt động của 62 trẻ em từ 3 đến 4 tuổi.

Cha mẹ được yêu cầu ghi lại các loại trái cây điển hình và rau mà trẻ ăn trong vài tuần trước khi thử nghiệm.

=> cung cấp: bập bênh cho bé

Một số trẻ em sau đó được đưa cho bông cải xanh, cà rốt, rau bina, chuối, củ cải, đậu xanh, cam, chanh, dưa chuột, cà chua, quả việt quất và được khuyến khích tự rửa sạch và thay đổi hình dáng thực phẩm nếu thích.

Một nhóm khác được yêu cầu chơi với đồ chơi có hình dạng bọt, lông...

Một nhóm thứ ba được phép chơi một trò chơi tương tự như một nhà nghiên cứu thực phẩm. Ngay sau khi chơi, các em muốn thử các thức ăn đó.

Kết quả cho thấy, những trẻ đã chơi với rau cố gắng ăn nhiều hơn trái cây và rau quả hơn những trẻ trong nhóm khác.

Một giải thích hợp lý là trẻ cần có thời gian để làm quen và tương tác với thực phẩm. Cảm giác tốt giúp trẻ dễ dàng thử các món rau mà chúng đã chơi hơn.


Minh Nghĩa (Theo Dailymail)




Nguồn: http://dochoihahuy.com/muon-tre-con-rau-thi-hay-cho-chung-choi-voi-rau.html

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Hướng dẫn tập để giúp trẻ thẳng lưng

 Thính giả có thắc mắc, trẻ nhỏ (7 tháng tuổi) có biểu hiện lưng hơi bị cong. Có cách nào để điều chỉnh cột sống của bé thẳng lại?




Tư vấn của bác sĩ Đào Thị Yến Phi -Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM.

Đọc giả có thể nghe hoặc đọc chi tiết phần tư vấn


Cột sống của trẻ nhỏ (dưới 12 tháng tuổi) còn mềm, mỏng, rất dễ trở về tư thế thẳng. Nếu cột sống bé cong, có thể có vấn đề di truyền. Do đó, không thể can thiệp bằng cách tập vật lý trị liệu.

Cách chữa tốt nhất là cung cấp đủ lượng Canxi và vitamin D cho bé hàng ngày và giữ cho bé nằm đúng cách để phát triển cột sống thẳng.

Cung cấp sản phẩm:

- cầu trượt trẻ em
- bóng nhựa cho bé
- bập bênh nhựa

Chế độ dinh dưỡng

+ Cho bé uống đủ lượng sữa theo nhu cầu (7 tháng tuổi dùng khoảng 800ml- 1000ml sữa/ ngày.) Ngoài ra dùng thêm 2 bữa ăn nhỏ (bột, cháo).
+Phơi nắng cho bé (trước 8 giờ sáng). Bé có da trắng phơi nắng 15 phút, bé có da đen phơi nắng 30 phút. Khi phơi, bỏ nón, quần áo để nắng chiếu thẳng vào da.

Điều chỉnh tư thế bé ngủ

+ Khi bé ngủ, không bồng, ẵm, không cho bé lên nôi, lên võng ru lắc
+ Đầu không kê gối quá cao
+ Không để bé nằm nghiêng
+ Cho bé nằm ngủ trên mặt phẳng cứng (giường, sàn). Nếu trên sàn thì trải tấm nệm mỏng, chiếu. Nếu trên giường thì nệm mỏng.
+ Cho bé nằm ngửa, chèn gối 2 bên để giữ bé nằm thẳng. Dùng khăn, chăn mỏng đắp lên ngực bụng để bé khỏi giật mình khi ngủ.

Bài tập giúp cột sống bé thẳng

+ Khi bé chơi, phụ huynh để bé nằm thẳng và dùng tay xoa trên bụng và nắm chân bé tập động tác đạp xe. Cách tập này nhằm giúp các khối cơ cứng hơn, giữ cho cột sống của bé cứng cáp hơn.


Vũ Sơn - Voh.com.vn




Nguồn: http://dochoihahuy.com/huong-dan-tap-de-giup-tre-thang-lung.html