Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Làm gì khi bé không chịu đi học

Khi trẻ bắt đầu bước vào lớp 1 đồng nghĩa với chuyện bắt đầu một cuộc sống mới. Học lớp 1, trẻ sẽ không được chơi nhiều như còn học mẫu giáo, phải đi học đúng giờ, phải làm bài tập về nhà, là nhận điểm số, chăm chú nghe cô giáo giảng bài, học cách hòa đồng với đám đông,… Và lúc này trẻ sẽ bắt đầu chịu áp lực của một cuộc sống mới.




Là cha mẹ, bạn nên và sẽ làm gì để việc đi học không trở thành “cơn ác mộng” với trẻ? Thực ra, để trẻ không sợ chuyện đi học, cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ trước cả về tinh thần lẫn sức khoẻ. Hãy tham khảo một số cách sau đây để từng bước giúp con vượt qua nỗi sợ đi học nhé!
Tạo bước trưởng thành cho con
Cha mẹ hãy luôn nhắc nhở trẻ rằng việc vào lớp Một là một sự kiện quan trọng với con. Trẻ cần suy nghĩ rằng mình đang bắt đầu trưởng thành. Cha mẹ cũng nên kể cho con mình nghe về bản thân mình lúc bé đã làm quen với sự kiện vào lớp Một như thế nào để cho trẻ thấy mình phải thực sự trưởng thành. Cũng đừng quên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho trẻ. Hướng dẫn trẻ xếp vở vào cặp, chỉ cách bao sách vở.

Tăng cường sức khỏe cho trẻ
Ngoài việc chuẩn bị về mặt tâm lý, trẻ còn cần được chuẩn bị tốt về mặt thể chất nữa. Bạn hãy nâng cao khả nâng miễn dịch cho trẻ như uống vitamin, cùng trẻ tập thể dục. Cho trẻ làm quen với giờ giấc cố định như mấy giờ ăn cơm, đi học, tối ngủ lúc mấy giờ,… để đảm bảo sức khỏe của trẻ khi học.

Tạo sự tự tin cho trẻ
Có nhiều cách làm trẻ tự tin khi bước vào trường lớp mới. Quần áo gọn gàng, sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ. Khi các bé tranh thủ làm quen với các bạn học cùng lớp, thì còn ba mẹ hãy làm quen với ba mẹ của những trẻ khác để có thể giao lưu, trao đổi thông tin về chăm sóc trẻ. Trò chuyện với cô giáo và nhắc đến cô giáo hằng ngày với sự thân tình, không nên đem cô giáo ra dọa trẻ.

Dạy con ngoan thói quen tập trung khi học
Khi bước vào những ngày đầu tiên đi học ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen tâp trung khi ngồi học từ 10 phút đến 20 phút. Bằng nhiều cách như cùng vẽ với con, cùng con xếp hình nhưng mà ở trên bàn học cứ không phải trên giường hay sàn nhà.

Tâm sự với trẻ
Bất cứ vấn đề nào con gặp ở trường cũng có thể khiến con vào tình trạng căng thẳng. Trước những tình trạng như thế cha mẹ nên kể cho trẻ nghe những kỷ niệm vui của mình lúc đi học, thường xuyên trò chuyện với con về những ngày đầu tiên đi học, hạn chế đưa ra sự đánh giá về con hay bạn con. Hãy tạo cho trẻ cảm xúc thoải mái khi đánh giá một điều gì đó.

Đừng tạo sức ép cho mình và con
Khi bước vào môi trường mới, trẻ thường hay nhõng nhẽo, hay cáu và bướng bỉnh. Đó chỉ là những hành động khi trẻ bị căng thẳng. Bạn có thể giúp trẻ làm những việc mà trước đó trẻ làm một cách tự lập như dọn đồ chơi, xếp tập vở.

Cùng con học bài
Với những ngày đầu không quen với việc học bài, làm bài tập, cha mẹ có thể ngồi cùng con làm toán, đọc bài và từ từ tạo cho con tạo một góc học tự lập nếu không có ba mẹ cho đến khi bé đã làm quen được với môi trường mới. Điều này, khiến trẻ sẽ có trách nhiệm hơn với việc học của mình.

Thư giãn cùng nhau
Các bậc phụ huynh hãy suy nghĩ giản dị hơn, đừng quan trọng hóa vấn đề khi con mình vào lóp 1, mà hãy nghĩ rằng trẻ sẽ còn có một quãng đường dài phải đi. Gia đình hãy cùng nhau vui đùa có thể giúp trẻ giải tỏa căng thẳng thần kinh. Mọi chuyện sẽ đi qua, chỉ có ấn tượng và cảm xúc lưu lại và nhớ mãi về những ngày đầu đến trường của trẻ.

Thanh Trúc
Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-gi-khi-khong-chiu-di-hoc.html

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Làm sao khi bé quá theo mẹ


Việc bé hay bám mẹ là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi bé quá đeo bám, không muốn rời xa mẹ dù trong thời gian rất ngắn thì sẽ không còn việc bình thường nữa. Đó cũng là lúc bạn cần phải “cai mẹ” cho bé!



 



Khi bé chỉ biết đến mẹ, bám rịt và không chịu để ai đụng tới bé sẽ gây ra tâm lí khó chịu, mệt mỏi cho mẹ và cả những người thân trong gia đình. Không những vậy, việc mà trẻ hay bám mẹ hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển tính cách độc lập của bé sau này, và khiến bé trở nên phụ thuộc, thiếu tự tin, khả năng hòa nhập với môi trường không tốt.

=> mời bạn xem thêm sản phẩm: đồ chơi ngoài trời mầm non

Đầu tiên, bạn cần điều chỉnh tâm lý cho con ngay từ nhỏ

  • Thay vì luôn luôn bế bé trên tay và ôm rịt lấy con suốt cả ngày, bạn cần phải tập cho bé thói quen tự nằm chơi một mình với vài món đồ chơi.

  • Bên cạnh người chăm sóc chính cho bé là mẹ, cũng cần có “người thay thế”, có thể là ba, ông bà hoặc người giúp việc,…dành nhiều thời gian trông nom và chơi đùa với bé. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy tự tin và nhận ra rằng còn có rất nhiều người khác cũng quan tâm và chăm sóc bé chứ không chỉ có mẹ.

  • Hãy thường xuyên dẫn bé đến các nơi công cộng như công viên, siêu thị, thư viện hoặc chỉ dạo chơi vòng quanh khu bé ở… để bé tập trung vào việc khám phá những điều mới mẻ thay vì bám riết lấy mẹ.

  • Cho bé chơi với những em bé khác để học tính hòa đồng, dạn dĩ.  Qua những trò vui chơi theo nhóm, các bé vừa học nói, vừa là hình thành khả năng thích nghi xã hội.

  • Mỗi khi thấy bé khóc, hoặc mè nheo vì không có mẹ ở bên, các bà mẹ cũng không nên chạy vào bế con ngay mà nên nói vọng vào để bé biết rằng mẹ đang ở gần, giúp bé vẫn có cảm giác mình an toàn.

Cần “cứng rắn” với chính bản thân:
  • Các bà mẹ thường có tâm lý xót con, dễ mềm lòng khi thấy con quấy khóc quá nhiều, nhưng chính lúc như vậy bạn càng phải cứng rắn, rồi bé sẽ quen. Quan trọng nhất là thái độ của mẹ khi bé khóc, bạn mà quay ra khóc cùng và ôm con thì coi như “phản tác dụng”.

  • Khi cho bé ra ngoài vui chơi với các nhóm bạn, không nên sợ con khóc, lo con bị bạn bắt nạt mà “cách ly” bé với bạn chơi. Để cho bé hòa đồng bằng cách đưa bé đến nơi có nhiều bé cùng tuổi khác. Tôn trọng cách tham gia hòa nhập của bé. Đây cũng là cơ hội để bé mở mang mối quan hệ để “cai mẹ”.…


=> sản phẩm giúp bé vui chơi trong sân trường: bập bênh nhựa

Tuy nhiên, muốn “cai mẹ” cho bé thì bạn cũng nên lưu ý:
  • Không nên biến mất đột ngột: tuyệt đối không tranh thủ khi bé mải chơi, hay say ngủ để trốn đi làm. Vì sự “biến mất” bất ngờ như thế sẽ khiến bé nảy sinh tâm lý bất an và lo sợ nhiều hơn. Việc rời khỏi bé nên được thực hiện một cách tích cực như hôn tạm biệt, mỉm cười hoặc vẫy tay với bé và dạy cho bé cũng đáp lại như vậy.

  • Để bé “cai mẹ” một cách từ từ, không vội vàng, việc này cần phải có thời gian và bạn cần cho bé làm quen. Bạn cũng đừng kỳ vọng việc trẻ bám mẹ sẽ biến mất trong một hai hôm.


Cả hai mẹ con lúc này cùng chấp nhận chuyện mẹ sẽ đi làm, bé sẽ ở nhà với ông bà hoặc những người thân khác trong gia đình. Qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ quen với việc này và hơn hết, bé sẽ quen với việc mẹ không có mặt trong một thời gian trong ngày.

Thủy Chính


Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-sao-khi-qua-theo.html

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Giúp trẻ mầm non giao lưu, kết bạn


Tại nhà trẻ, trẻ em được dạy để phát triển các kỹ năng cơ bản và những kiến thức thông qua sáng tạo và tương tác xã hội giữa các nhóm bạn với nhau. Đây cũng là những bài học sơ khai đầu đời, cho trẻ tập tễnh làm quen với đời sống xã hội, môi trường tập thể.



 



Ít ai nghĩ rằng tình bạn cũng sẽ quan trọng với trẻ, nhưng thực sự là như thế. Các bé cũng lo nghĩ rằng ngày mai ai sẽ là người cùng chơi với mình, và người cùng chơi với ai. Và việc này còn quan trọng hơn là việc chúng sẽ cùng nhau chơi trò gì.

Vì thế chúng ta nên hỗ trợ bé và không buộc bé giao tiếp trước khi bé sẵn sàng mà nên  giúp bé thích nghi nhanh chóng. Bé thích thú làm mọi thứ nếu như bạn là nền tảng vững chắc làm khuôn mẫu cho bé quan sát và noi theo.

Sau đây là một số điều bạn nên làm để giúp bé kết bạn:

  • Khuyến khích các cuộc đối thoại trong một nhóm. Khi các bé tập trung vào các cuộc thảo luận nó có thể trợ giúp các bé thiết lập một sự hợp tác và tình bạn

  • Tạo nên một trò chơi hay hoạt động nào đó mà cần có sự tham gia của nhiều bé. Ví dụ như một cuốn sách sẽ mang đến cho bọn trẻ một cơ hội để cùng xem và bàn luận, tranh cãi với nhau.

  • Các cô giáo có thể tập hợp lớp học lại để cùng nhau thảo luận, giải quyết vần đề. Hoặc khuyến khích sự tham gia của gia đình bé. Việc này rất hữu ích trong lớp học của bé khi cha mẹ mời bạn bè của bé đến chơi cùng trong các buổi ngoại khóa.


Bạn nên nhớ rằng hầu hết đa số các bé từ 7-8 tuổi nhận thức rõ tình bạn hơn đối với các bé ở mẫu giáo. Có một người bạn đặc biệt nào đó để chơi trong giờ giải lao trở thành một điều rất cần thiết đối với một số trẻ em khi họ phải đối mặt với một cuộc sống trường học phá phức tạp (với bọn trẻ).

Và đứa trẻ chỉ lúc này chỉ cảm thấy an toàn hơn khi bạn có một người bạn thân bên cạnh. Đồng thời, sự đồng cảm bắt đầu phát triển. Bé từ 7 – 8 tuổi ý thức hơn về lòng trung thành đối với người khác. Các bé trở nên quan tâm đến cảm xúc của người khác sẽ cố gắng giúp đỡ bạn bè giải quyết vấn đề. Đây là độ tuổi mà nhu cầu là người độc lập, và là một phần của một nhóm rất mạnh mẽ.

Có bạn cùng chơi và làm việc theo nhóm nhỏ là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Vì vậy, cố gắng mang lại cho con trẻ càng nhiều cơ hội làm việc & học tập  liên quan với nhau trong các nhóm gồm hai hoặc ba bạn càng tốt.

MiQi




Nguồn: http://dochoihahuy.com/giup-tre-mam-non-giao-luu-ket-ban.html

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Bé trai 2 tuổi bị bỏ quên trong thực quản cục pin

Do biểu hiện duy nhất của bé là ngạt mũi từ 4 ngày không đỡ sau đó gia đình đưa con đến khám tại bệnh viện Nhi Trung ương , gia đình bé Tuấn (2 tuổi, Long Biên, Hà Nội) hốt hoảng khi biết trong thực quản của con có một cục pin tròn. Hóc pin và hóc xương là hai loại dị vật nguy hiểm nhất ở đường tiêu hóa.


Sau khi thăm khám, bé Tuấn được các bác sĩ chụp X-quang phổi kiểm tra. Kết quả cho thấy có dị vật hình tròn cản quang nằm ở đốt sống ngực. TS.BS Phan Thị Hiền - Trưởng khoa Nội soi - cùng ê-kíp nhanh chóng tiến hành nội soi và phát hiện tại đoạn thực quản trên có hình ảnh dị vật tròn găm vào 2 thành thực quản. Các bác sĩ gắp ra được một cục pin hình tròn, đường kính 1,5 cm, đã hoen gỉ ở các cạnh. Thực quản cháu Tuấn bị loét sâu, có giả mạc và rớm máu. Sau 24 giờ theo dõi, cháu bé đã hồi phục  và được ra viện.

 


Cục pin tròn găm vào thành thực quản (trái) và sau khi được gắp ra (phải).




Theo BS Nguyễn Lợi, khoa Nội soi, đây là trường hợp có dị vật thực quản bỏ quên khá đặc biệt. BS Lợi chia sẻ: “Dị vật tiêu hóa bỏ quên chúng tôi gặp rất nhiều nhưng dị vật thực quản bỏ quên thì đúng là hiếm gặp. Vì thông thường, các bệnh nhân có dị vật thực quản có các biểu hiện như: nôn, nuốt nghẹn, nuốt đau và gần như không ăn uống được gì. Bệnh nhi này hoàn toàn không có các triệu chứng nêu trên, cháu ăn uống tốt, thậm chí gia đình không hề biết trẻ bị hóc bao giờ và trong hoàn cảnh nào.”





Khoa Nội soi thường xuyên tiếp nhận nhiều các trường hợp trẻ hóc dị vật, tuy nhiên, những ca nuốt phải pin được coi là đặc biệt nguy hiểm. Pin tiết ra hóa chất có khả năng ăn mòn cao nên dễ gây loét thực quản, nếu không được phát hiện và gắp ra sớm dị vật này có thể gây viêm, loét, áp xe thành thực quản. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị thủng thực quản, pin di chuyển vào trung thất gây áp xe trung thất, nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, ảnh hưởng đến tính mạng.





“Các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi trông trẻ. Trong các trường hợp hóc dị vật, nhất là hóc pin hoặc xương, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra” – Bs Lợi khuyến cáo.





Khánh Chi




Nguồn: http://dochoihahuy.com/trai-2-tuoi-bi-bo-quen-trong-thuc-quan-cuc-pin.html

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Mẹo nhỏ để giúp trẻ mọc răng mà không bị sốt

Khi trẻ tầm 3-4 tháng tuổi, các mẹ dùng nước ép lá hẹ bôi vào nướu của con sẽ giúp bé không bị sốt khi mọc răng.



Vài tuần trước khi chân răng trăng trắng xuất hiện, trẻ thường có thói quen bú tay, nghiến răng, nghiến lợi đau nướu và có chút sốt nhẹ. Lúc này các mẹ chú ý kỹ càng hơn, kiểm tra bằng cách rà nhẹ vào vùng nướu của trẻ sẽ nhận thấy vết cưng cứng. Đó là dấu hiệu bé đang trong giai đoạn mọc những chiếc răng sữa đầu đời.



Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo lắng khi trẻ em mọc răng sẽ bị sốt, đau nướu dẫn đến biếng ăn, biếng bú, sa sút, gầy gò. Theo dân gian, có rất nhiều cách từ tự nhiên giúp trẻ không bị sốt khi mọc răng. Lá hẹ là một trong những vị thuốc bổ ích có tác dụng tốt trong việc này.


Theo lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, dùng trong trường hợp trẻ bị viêm lợi, răng đau nhức. Khi trẻ thường bú tay, nghiến răng hay chảy nước dãi nhiều hơn bình thường vào tháng thứ 3 hay tháng thứ 4 thì các mẹ chọn mua một ít lá hẹ tươi đem về rửa thật sạch, cắt nhuyễn rồi giã nhỏ, vắt nước cốt lá hẹ cho vào chén sạch.


Sau khi cho trẻ bú được khoảng tầm 30 phút, mẹ rửa tay sạch, quấn gạc tiệt trùng vào đầu ngón tay trỏ. Lấy đầu ngón tay quấn gạc chấm vào chén nước cốt lá hẹ lâu một chút cho băng gạc thấm nước lá hẹ. Mẹ hãy nhẹ nhàng đưa ngón tay chấm nước hẹ vào miệng trẻ, bắt đầu rà sát vào vùng lợi trên, vùng lợi dưới của bé vài lần.


Ngoài ra, mẹ có thể cắt lá hẹ ra cho vào chén rồi đổ nước nóng vào nhưng đừng làm chín lá, rồi đâm lá hẹ ra lọc lấy nước, dùng miếng gạc chấm nước hẹ rồi thoa đều nướu của con. Ngoài lá hẹ thì nha đam hoặc cây dạ cầm cũng có thể giúp phòng tránh sốt khi trẻ đến tuổi mọc răng.


Lương y Hải cũng đã nhấn mạnh, rằng trẻ vào giai đoạn này thường lười bú, quấy khóc, các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ có thể uống thêm nước đỗ đen để cho con bú tốt.




Nguồn: Linh Nga/VNE


Nguồn: http://dochoihahuy.com/meo-nho-de-giup-tre-moc-rang-ma-khong-bi-sot.html

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Để tránh các bệnh răng miệng cần 4 giai đoạn sau

 Để trẻ có một hàm răng đẹp khi trưởng thành, thì việc chăm sóc răng miệng cần cả một quá trình mà không phải những bậc cha mẹ nào cũng chú ý.




Nhiều trẻ em răng sữa rất đẹp và đều nhưng sau khi thời gian thay răng thì hàm răng lại không đều hoặc khấp khểnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và nó không chỉ phụ thuộc vào việc chăm sóc răng miệng, mà còn phụ thuộc vào thói quen của trẻ.

Để tránh các bệnh răng miệng cần 4 giai đoạn sau

Bác sĩ Dương Minh Đạt chia sẻ thông tin về 4 giai đoạn chăm sóc răng miệng cho trẻ mà cha mẹ cần lưu ý:

* Giai đoạn sơ sinh (trước thời điểm mọc răng sữa đầu tiên): Cha mẹ cần vệ sinh sạch nướu răng bằng gạc thấm nước ấm nhằm làm sạch mảng bám thức ăn.

* Giai đoạn răng sữa: Trẻ cần chải răng ngay khi có răng sữa đầu tiên mọc lên. Cha mẹ có thể giúp trẻ làm sạch răng và cả nướu răng bằng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em.

Chú ý kem đánh răng dành cho trẻ em là loại không chứa fluor hoặc nồng độ fluor thấp hơn của người lớn, không vị cay.

Giai đoạn đầu bố mẹ giúp bé chải răng, sau đó hướng dẫn bé chải, cho phép bé tự chải và kiểm tra lại bé chải có tốt không. Cách chải răng chủ yếu là xoay tròn bàn chải (chứ không phải kéo bàn chải ngang qua hai bên như mọi người thường làm).

Giai đoạn này, cha mẹ hạn chế cho trẻ bú bình để tránh tình trạng sâu răng; theo dõi và nhắc nhở bé hạn chế các thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi chen vào giữa hai hàm răng khi nói chuyện, hay thở miệng. Nên cho bé khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các thói quen xấu.



Để kiểm tra vị trí răng trẻ có đúng hay không, cha mẹ nên đưa bé đến nha sĩ ngay khi mọc các răng sữa đầu tiên để phát hiện các sai lệch răng và xương hàm.

Mời bạn xem thêm sản phẩm:
* Giai đoạn răng hỗn hợp (từ khi bắt đầu thay răng đến khi hoàn tất mọc răng vĩnh viễn - trừ răng số 8): ngoài việc chăm sóc răng như trên, trẻ nên khám răng định kỳ 6 tháng một lần đối với những bé vệ sinh răng tốt và 3 tháng một lần đối với những bé răng kém hơn để bác sĩ nha khoa theo dõi tình trạng răng cho trẻ và điều trị kịp thời.

* Giai đoạn răng vĩnh viễn: chải răng bằng bàn chải và kem đánh răng của người lớn, chuyển đổi cách chải răng thích hợp hơn cách xoay tròn. Có thể tập cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa và quét sạch các mảng bám trong kẽ răng… mà không làm tổn hại tới răng và nướu. Đồng thời, cần theo dõi các răng sâu để có hướng điều trị thích hợp.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ: 

- Nguồn nước sử dụng: đa số nước máy tại các thành phố đã có sẵn fluor, nhưng nếu dùng nước giếng thì cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Bé tự chải răng đúng cách và đúng thời điểm là sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

- Phát hiện sớm các bất thường về răng và điều trị sớm. Thông thường, điều trị chỉnh hình răng - xương cho trẻ có thể bắt đầu ngay từ lúc răng cửa vĩnh viễn mọc, một số trường hợp cần điều trị sớm hơn (can thiệp lúc răng sữa mới mọc). Nên cho bé khám răng ngay khi các răng sữa đầu tiên mọc để phát hiện sớm các bất thường về răng và xương hàm.

- Loại bỏ các thói quen xấu của trẻ như mút tay, đẩy lưỡi, thở miệng.

- Tại nước ta, việc chăm sóc răng miệng và khám nha khoa định kỳ chưa phổ biến. Tuy nhiên, việc thăm khám thường xuyên từ 3-6 tháng/lần sẽ giúp các bác sĩ theo dõi sự phát triển răng của trẻ chặt chẽ hơn, giúp bé có hàm răng đều đẹp khi trưởng thành, và quan trọng nhất là gần như tất cả các bệnh lý về răng miệng sẽ được kiểm soát tốt.

Hà Lan - Voh.com.vn




Nguồn: http://dochoihahuy.com/de-tranh-cac-benh-rang-mieng-can-4-giai-doan-sau.html

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Để trẻ phát triển trí não và nhớ lâu

Bên cạnh nhóm các chất dinh dưỡng chính như đạm, đường, bột, béo và chất xơ, trẻ cần được bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất quan trọng, nhằm phát triển thể chất và trí não.



Omega 3


Omega 3 là một trong những thành phần có chất quan trọng của DHA trong việc thúc đẩy hệ thần kinh phát triển. Nếu thiếu Omega 3, cơ thể sẽ không thể tổng hợp DHA và dẫn đến làm giảm chỉ số IQ của trẻ. Theo một số nghiên cứu các trẻ em có lứa tuổi từ bé đến 8-9 tuổi, nếu được bổ sung Omega 3 đầy đủ, trẻ có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh thấp hơn rõ rệt so với trẻ không được bổ sung Omega 3.


Để trẻ phát triển trí não và nhớ lâu


Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Neuron chuyên về thần kinh của Mỹ chứng minh rằng Omega 3 có chức năng bảo vệ các khớp thần kinh, giúp dẫn truyền xung động thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác dễ dàng. Do vậy, nếu cung cấp Omega 3 vừa đủ, không quá 3 gram/ngày, não bộ của trẻ sẽ phát triển toàn diện, tăng trí nhớ và khả năng tư duy.


=> mời bạn xem thêm: đồ chơi thông tư


Vitamin nhóm B


Cùng với Omega 3, các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12…) cũng là vi chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Vitamin nhóm B giữ vai trò quan trọng đối với các dẫn truyền xung thần kinh, duy trì sức khỏe tế bào và trí não; hỗ trợ thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho tế bào và não bộ. Khi bị thiếu chất, chúng ta dễ nổi nóng, thần kinh bị suy nhược, thậm chí bị co giật.


Trong quá trình trẻ hoàn thiện trí não, cần bổ sung đủ lượng vitamin B mỗi ngày thông qua chế độ ăn giàu cá, ức gà, các loại hạt và thực phẩm, sữa chứa vi chất này. Từ đó phòng tránh hư tổn thần kinh, giúp bé đủ năng lượng để tiếp nhận, xử lý thông tin, học nhanh và nhớ lâu.


=> sản phẩm tốt cho bé: bóng nhựa cho bé


Ngoài ra, Tổ chức An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) cùng các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, vitamin nhóm B kết hợp với Omega 3 tạo thành bộ đôi vi chất vàng hỗ trợ phát triển trí não và trau dồi trí nhớ, giúp bé có hệ thần kinh mạnh khỏe, học nhanh, nhớ lâu.




Mặc dù không khó để tìm thấy Omega 3 và vitamin nhóm B trong thực phẩm hàng ngày, nhưng bộ đôi vi chất này khá nhạy cảm với nhiệt độ nên phần lớn bị phân huỷ trong quá trình chế biến. Vì vậy, để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ vi chất, ngoài thực đơn đa dạng qua bữa ăn, mẹ nên cho trẻ uống đủ 3 ly sữa bổ sung Omega 3 và các vitamin nhóm B.




VOH Online (tổng hợp)




Nguồn: http://dochoihahuy.com/de-tre-phat-trien-tri-nao-va-nho-lau.html