Trẻ nhỏ thường bắt chước mọi người rất nhanh, cả điều tốt lẫn điều xấu, điều không hay. Vì trẻ lúc này vẫn chưa phân biệt được điều đúng sai để mà học theo. Tuy nhiên, để trẻ chỉ học và làm theo những điều tốt thì không phải là điều đơn giản. Mời các bạn tham khảo một số thông tin sau:
Học rất nhanh cả điều xấu lẫn tốt
Anh Phạm Minh Tiến ở Nam Định làm kỹ sư xây dựng chia sẻ câu chuyện của con trai mình: “Con tôi rất hiếu động thích học hỏi và làm theo người lớn. Một hôm cháu thấy trong nhà có bộ bài Tây liền rủ bố chơi cùng. Tôi hơi ngạc nhiên vì trước giờ không ai dạy cháu chơi đánh bài cả. Tôi liền ngồi chơi với cháu để xem sao thì thấy cháu cũng chia bài cho cả tôi rồi ngồi đánh. Mỗi khi rút ra một lá bài để đánh cháu thường hay kèm theo câu: “Mày nè! Mày nè!” khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Hỏi ra mới biết cháu thường ra trước nhà chơi và xem mấy đứa trẻ hàng xóm chơi đánh bài và học theo mấy câu nói đó. Ngay lập tức tôi cũng giả vờ đánh bài của mình nhưng mỗi lần đánh tôi nói kèm theo câu: “Thương nè! Thương nè!”. Cháu thấy tôi cứ liên tục nói “Thương nè” như thế thì cũng học theo nói: “Thương nè”.
Một lần khác cháu rủ bà ngoại chơi bài cùng, bà vui vẻ ngồi chơi với cháu. Một lúc sau cháu tát vào má bà mà kêu: “Mày nè”. Bà ngoại rất ngạc nhiên và nói lại với tôi. Tôi dò hỏi thì nghe cháu kể thấy mấy anh chơi bài làm như thế. Tôi liền giả vờ chơi với cháu trong lúc chơi tiếp tục nói: “Thương nè”. Một lát thì vuốt má cháu nói “Thương nè”. Sau lần đó cháu chơi với bà nội và vuốt ve má bà và nói: “Thương nè”, làm bà rất vui và khen cháu ngoan.”
Còn chị Phan Thị Kim Loan (Q. Bình Tân, TP.HCM) hiện là giảng viên chia sẻ thêm trường hợp bé nhà chị: “Bé Tina nhà tôi nay đã được 23 tháng tuổi. Bé học hỏi rất nhanh nên giờ đã biết làm một số việc nhỏ như quét nhà, lau bàn, ăn kẹo thì bỏ rác vào giỏ. Mọi hành động và lời nói của người lớn bé đều học theo rất nhanh. Nhiều lúc trước khi đi ngủ ba bé ra lệnh cho mẹ theo khiểu đùa vui là: “Mẹ! Tắt đèn”. Ấy thế mà, tối hôm sau, bé nhà tôi vào mùng rồi và cũng lệnh cho mẹ y như thế “Mẹ! Tắt đèn” bằng giọng chắc nịch. Nhiều khi đi học ở nhà trẻ về bé chỉ vào mặt anh của bé bảo “ Lì lợm”, rồi đánh vào lòng bàn tay ba và nói “Lì lợm”.
Chia sẻ những sản phẩm : bập bênh nhựa cho bé
Tôi nghĩ có lẽ bé học được khi nghe cô giáo nhà trẻ mắng bạn ở lớp. Bé học hỏi người lớn nhanh như vậy tôi cảm thấy rất vui đồng thời cũng rất lo lắng vì điều tốt, điều xấu gì bé cũng học cả vì chưa biết phân biệt cái gì nên và không nên làm. Vì bé đang ở giai đoạn khám phá thế giới xung quanh nên không thể ngăn bé nghe, nhìn và học hỏi được.”
Vậy bố mẹ phải làm thế nào?
Như các bạn thấy đấy, trẻ nhỏ rất ham học hỏi thế giới xung quanh và tập làm theo mọi thứ mình nhìn thấy. Nhưng với trí não non nớt của trẻ thì vẫn chưa nhận biết được đâu là việc tốt, đâu là việc nên và không nên làm. Vậy bạn cần làm gì khi trẻ nhà bạn rơi vào trường hợp tương tự?
Anh Vĩnh chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Khi thấy trẻ tập theo những hành động xấu bạn đừng nên nóng vội, la mắng trẻ mà phải từ từ tìm hiểu trẻ đã học những điều ấy ở đâu. Vì trẻ còn nhỏ nên giải thích từ từ, tốt nhất là bẻ những việc ấy theo hướng tốt kết hợp việc lặp lại nhiều lần những hành động, lời nói đẹp để trẻ nghe, thấy nhiều thì ắt sẽ học theo.”
Còn với chị Kim Loan, sau khi quan sát và tìm hiểu những hành động và lời nói của bé chị đã làm những việc như sau:
- Bàn với mọi người trong nhà nên chú ý hành xử trước mặt bé thật khéo léo, để tránh cho bé làm theo đôi khi không tốt.
- Khi ra đường chỉ cho bé thấy những điều hay, đẹp và khuyến khích bé vỗ tay. Điều sai thì bảo là xấu, là hư và giải thích cho bé là không nên học theo.
- Khi bé làm những hành động như ra lệnh cho mẹ, hay trừng mắt nói “Lì lợm” thì nói với trẻ là không tốt, khuyên trẻ đừng làm.
Sau những cố gắng như trên, chị Kim Loan thấy bé rất biết nghe lời người lớn. Khi ba mẹ dặn dò, khuyên bé làm gì bé cũng “Dạ”. Những lần sau không thấy bé có những hành động ra lệnh hay nói mọi người “Lì lợm” nữa.
Ông Đặng Trung Hậu, Giảng viên Quốc gia về Sức khỏe sinh sản, Cựu chuyên viên tư vấn Tâm lý trung tâm FDC bổ sung thêm: Trên thực tế, trẻ gần 2 tuổi chỉ biết nói bập bẹ. Ở lứa tuổi này, khả năng bắt chước của trẻ còn rất hạn chế. Ta có giải thích cho trẻ thì cũng không hiệu quả bằng lời nói đi chung với hành động. Hành động đi đôi với lời nói sẽ làm trẻ hiểu và làm theo hơn. Ví dụ như khi bạn dạy trẻ cách tắt đèn, bạn phải làm kèm theo hành động tắt đèn thì trẻ sẽ hiểu và làm theo được. Hoặc khi bạn tắm cho trẻ, thì dạy cho cách kỳ cọ và bôi xà bông luôn thì sẽ trẻ sẽ nhớ.
Sản phẩm tốt bảo vệ cho bé: chắn cầu thang cho bé
Còn với trẻ từ 3 tới 6 tuổi là tuổi bắt chước, có khi trẻ làm như thế này, và nói như thế kia, nhưng trẻ không hiểu hết hành động và lời nói của mình. Đồng thời, lứa tuổi này là giai đoạn hình thành cái nên nhân cách của trẻ, nên trường học thường dạy trẻ những điều chuẩn mực nhất từ cử chỉ tới lời nói. Và trẻ cũng học luôn các thói quen không tốt của cha mẹ, thầy cô giáo, những người xung quanh,… Và nhiều khi ta dạy trẻ làm thế này thế kia nhưng lại mâu thuẫn với mục đích của mình. Ví như như khi bạn nói con không được đánh bạn, nhưng bây giờ chính bạn lại đánh con cho con chừa… Như thế thì trẻ lại mâu thuẫn và sẽ học theo bố mẹ và khi thấy ai có lỗi thì đánh người đó. Các bậc cha mẹ cần chú ý những điều này khi dạy dỗ con.
Thu My – Thy Thy
Nguồn: http://dochoihahuy.com/bo-lam-nao-de-giup-con-bo-thoi-quen-bat-chuoc.html