Cung cấp đồ chơi trên toàn quốc

Công ty Hà Huy chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối đồ trơi mầm non giá tốt trên toàn quốc.

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Những trò chơi cho trẻ con khi nhà cúp điện



Khi nhà bị cúp điện, nhiều trẻ thường bị sợ hãi, khóc thét hoặc đơn giản, cả nhà sẽ không biết làm gì khi chiếc TV, máy tính, máy nghe nhạc... lúc này bỗng trở nên vô dụng. Những lúc này, sao mẹ không phát huy sự sáng tạo, óc hài hước và mang đến cho con những trò chơi thú vị khi xưa?



 Bắt chước điệu bộ

Ở trò này, mỗi thành viên sẽ phải thực hiện qua những cử chỉ, điệu bộ nào đó và những người khác sẽ phải đoán xem nhân vật nào trong gia đình đang được bắt chước. Ai là người đoán trúng nhanh nhất sẽ thắng và các thành viên còn lại phải làm theo yêu cầu của người chiến thắng. Trò này phù hợp với những trẻ (từ 3 tuổi trở lên) đã có sự quan sát và óc nhận thức nhất định. Nếu nhà cúp điện vào buổi tối thì các thành viên có thể giả tiếng, còn nếu mất điện vào ban ngày thì sẽ là bắt chước điệu bộ.

=> Chúng tôi cung cấp sản phẩm: chắn cầu thang cho bé

Nghệ thuật làm bóng

Đây là trò phổ biến nhất mỗi khi nhà cúp điện cũng như luôn tạo được sự thích thú nơi con trẻ vì những khám phá mới lạ từ ba mẹ đem lại. Chỉ với đôi bàn tay khéo léo, bạn có thể dắt con đi vào thế giới tưởng tượng đầy thú vị. Hãy từ tốn và khuyến khích bé làm theo. Đây sẽ là kỷ niệm tuổi thơ thú vị của bé cũng như trải nghiệm ngọt ngào về tình mẫu tử của bạn đó

Tiết mục kể chuyện

Hình ảnh quen thuộc ở những khoảnh khắc đèn điện đi vắng là các bé con cùng quây quần bên ba mẹ để mở to đôi mắt ngây thơ và chăm chú lắng nghe những câu chuyện cổ tích hoặc thần thoại ưa thích của chúng. Nếu bạn thường kể chuyện con nghe trước lúc đi ngủ thì hãy nhân dịp nhà mất điện mà khuyến mãi thêm cho con những câu chuyện thú vị. Ngoài ra, bạn cũng có thể khuyến khích trẻ tập đóng vai trò người kể chuyện và kể bạn nghe bất cứ mẩu chuyện nào mà bé nhớ. Đó có thể là hoạt động vui chơi ở trường hoặc những rắc rối trẻ nít của con. Dù cho đó là bất kỳ chuyện nào, việc bé tự kể liền mạch cũng giúp hoàn thiện khả năng ngôn từ và giao tiếp của trẻ.

Ghép hình cùng nhau

Không gì thu hút sự tập trung và nâng cao tinh thần đồng đội bằng việc cả nhà cùng chơi trò ghép hình. Bạn có thể tự ghép nhanh hơn bé rất nhiều nhưng hãy lùi về sau đóng vai trò cố vấn tìm những mảnh ghép phù hợp và động viên bé chinh phục dần từng mảng ghép. Ngoài tác dụng giải khuây và thư giãn cùng nhau trong lúc mất điện, đây còn là trò chơi kích thích sự phát triển trí não, tính chuyên cần cũng như sự tỉ mỉ của trẻ.

=> Sản phẩm: cầu trượt giá rẻ

Trổ tài hoạ sĩ

Mọi người sẽ chọn ra một chủ đề chung và phân công các thành viên cùng vẽ theo chủ đề chung ấy, với điều kiện là mỗi người sẽ vẽ phần của mình một cách bí mật. Ví dụ chủ đề chung được chọn là Buổi Cắm Trại, bố có thể được phân công vẽ cảnh mẹ nướng thịt; mẹ thì vẽ bố dựng lều ra sao, còn con thì vẽ khoảnh khắc đi nhặt củi. Xong xuôi, cả nhà cùng ghép lại thành một bức tranh tổng thể và tiếng cười sẽ vang lên sảng khoái khi thành viên này vẽ về thành viên khác một cách ngộ nghĩnh và hài hước.

Truy tìm kho báu

Mọi người sẽ đề cử ra một danh sách gồm những đồ vật cần tìm. Các đồ vật này nên nằm trong phạm vi an toàn và không đòi hỏi những nỗ lực phải leo trèo để tìm kiếm như muỗng gỗ, chén nhựa, khăn mặt, chìa khoá, gối ôm,…. Khi danh sách đã được thống nhất, lần lượt mỗi thành viên sẽ được quyền sử dụng đèn pin và hành trình săn tìm kho báu gia đình bắt đầu.

Trên đây chúng tôi chỉ gợi ý nho nhỏ cho hoạt động gia đình khi nhà mất điện. Bằng những sự sáng tạo và quan trọng hơn là tình yêu thương con tha thiết, có thể bạn sẽ còn nghĩ ra nhiều trò khác và đa dạng, hấp dẫn hơn. Khi đó đừng quên chia sẻ với Marry.vn và các bậc phụ huynh khác để mỗi khi rủi nhà bị điện tắt thì niềm vui sẽ lập tức được bật lên, bạn nhé!

Bảo My



Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-tro-choi-cho-tre-con-khi-nha-cup-dien.html

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Bố mẹ làm thế nào để giúp con bỏ thói quen bắt chước


Trẻ nhỏ thường bắt chước mọi người rất nhanh, cả điều tốt lẫn điều xấu, điều không hay. Vì trẻ lúc này vẫn chưa phân biệt được điều đúng sai để mà học theo. Tuy nhiên, để trẻ chỉ học và làm theo những điều tốt thì không phải là điều đơn giản. Mời các bạn tham khảo một số thông tin sau:





Học rất nhanh cả điều xấu lẫn tốt

Anh Phạm Minh Tiến ở Nam Định làm kỹ sư xây dựng chia sẻ câu chuyện của con trai mình: “Con tôi rất hiếu động thích học hỏi và làm theo người lớn. Một hôm cháu thấy trong nhà có bộ bài Tây liền rủ bố chơi cùng. Tôi hơi ngạc nhiên vì trước giờ không ai dạy cháu chơi đánh bài cả. Tôi liền ngồi chơi với cháu để xem sao thì thấy cháu cũng chia bài cho cả tôi rồi ngồi đánh. Mỗi khi rút ra một lá bài để đánh cháu thường hay kèm theo câu: “Mày nè! Mày nè!” khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Hỏi ra mới biết cháu thường ra trước nhà chơi và xem mấy đứa trẻ hàng xóm chơi đánh bài và học theo mấy câu nói đó. Ngay lập tức tôi cũng giả vờ đánh bài của mình nhưng mỗi lần đánh tôi nói kèm theo câu: “Thương nè! Thương nè!”. Cháu thấy tôi cứ liên tục nói “Thương nè” như thế thì cũng học theo nói: “Thương nè”.

Một lần khác cháu rủ bà ngoại chơi bài cùng, bà vui vẻ ngồi chơi với cháu. Một lúc sau cháu tát vào má bà mà kêu: “Mày nè”. Bà ngoại rất ngạc nhiên và nói lại với tôi. Tôi dò hỏi thì nghe cháu kể thấy mấy anh chơi bài làm như thế. Tôi liền giả vờ chơi với cháu trong lúc chơi tiếp tục nói: “Thương nè”. Một lát thì vuốt má cháu nói “Thương nè”. Sau lần đó cháu chơi với bà nội và vuốt ve má bà và nói: “Thương nè”, làm bà rất vui và khen cháu ngoan.”



Bé Quang Huy khi đi chơi công viên


Còn chị Phan Thị Kim Loan (Q. Bình Tân, TP.HCM) hiện là giảng viên chia sẻ thêm trường hợp bé nhà chị: “Bé Tina nhà tôi nay đã được 23 tháng tuổi. Bé học hỏi rất nhanh nên giờ đã biết làm một số việc nhỏ như quét nhà, lau bàn, ăn kẹo thì  bỏ rác vào giỏ. Mọi hành động và lời nói của người lớn bé đều học theo rất nhanh. Nhiều lúc trước khi đi ngủ ba bé ra lệnh cho mẹ theo khiểu đùa vui là: “Mẹ! Tắt đèn”. Ấy thế mà, tối hôm sau, bé nhà tôi vào mùng rồi và cũng lệnh cho mẹ y như thế “Mẹ! Tắt đèn” bằng giọng chắc nịch. Nhiều khi đi học ở nhà trẻ về bé chỉ vào mặt anh của bé bảo “ Lì lợm”, rồi đánh vào lòng bàn tay ba và nói “Lì lợm”.

Chia sẻ những sản phẩm : bập bênh nhựa cho bé

Tôi nghĩ có lẽ bé học được khi nghe cô giáo nhà trẻ mắng bạn ở lớp. Bé học hỏi người lớn nhanh như vậy tôi cảm thấy rất vui đồng thời cũng rất lo lắng vì điều tốt, điều xấu gì bé cũng học cả vì chưa biết phân biệt cái gì nên và không nên làm. Vì bé đang ở giai đoạn khám phá thế giới xung quanh nên không thể ngăn bé nghe, nhìn và học hỏi được.”

Vậy bố mẹ phải làm thế nào?

Như các bạn thấy đấy, trẻ nhỏ rất ham học hỏi thế giới xung quanh và tập làm theo mọi thứ mình nhìn thấy. Nhưng với trí não non nớt của trẻ thì vẫn chưa nhận biết được đâu là việc tốt, đâu là việc nên và không nên làm. Vậy bạn cần làm gì khi trẻ nhà bạn rơi vào trường hợp tương tự?

Anh Vĩnh chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Khi thấy trẻ tập theo những hành động xấu bạn đừng nên nóng vội, la mắng trẻ mà phải từ từ tìm hiểu trẻ đã học những điều ấy ở đâu. Vì trẻ còn nhỏ nên giải thích từ từ, tốt nhất là bẻ những việc ấy theo hướng tốt kết hợp việc lặp lại nhiều lần những hành động, lời nói đẹp để trẻ nghe, thấy nhiều thì ắt sẽ học theo.”

Còn với chị Kim Loan, sau khi quan sát và tìm hiểu những hành động và lời nói của bé chị đã làm những việc như sau:
  • Bàn với mọi người trong nhà nên chú ý hành xử trước mặt bé thật khéo léo, để tránh cho bé làm theo đôi khi không tốt.

  • Khi ra đường chỉ cho bé thấy những điều hay, đẹp và khuyến khích bé vỗ tay. Điều sai thì bảo là xấu, là hư và giải thích cho bé là không nên học theo.

  • Khi bé làm những hành động như ra lệnh cho mẹ, hay trừng mắt nói “Lì lợm” thì nói với trẻ là không tốt, khuyên trẻ đừng làm.


Sau những cố gắng như trên, chị Kim Loan thấy bé rất biết nghe lời người lớn. Khi ba mẹ dặn dò, khuyên bé làm gì bé cũng “Dạ”. Những lần sau không thấy bé có những hành động ra lệnh hay nói mọi người “Lì lợm” nữa.

Ông Đặng Trung Hậu, Giảng viên Quốc gia về Sức khỏe sinh sản, Cựu chuyên viên tư vấn Tâm lý trung tâm FDC bổ sung thêm: Trên thực tế, trẻ gần 2 tuổi chỉ biết nói bập bẹ. Ở lứa tuổi này, khả năng bắt chước của trẻ còn rất hạn chế. Ta có giải thích cho trẻ thì cũng không hiệu quả bằng lời nói đi chung với hành động. Hành động đi đôi với lời nói sẽ làm trẻ hiểu và làm theo hơn. Ví dụ như khi bạn dạy trẻ cách tắt đèn, bạn phải làm kèm theo hành động tắt đèn thì trẻ sẽ hiểu và làm theo được. Hoặc khi bạn tắm cho trẻ, thì dạy cho cách kỳ cọ và bôi xà bông luôn thì sẽ trẻ sẽ nhớ.

Sản phẩm tốt bảo vệ cho bé: chắn cầu thang cho bé

Còn với trẻ từ 3 tới 6 tuổi là tuổi bắt chước, có khi trẻ làm như thế này, và nói như thế kia, nhưng trẻ không hiểu hết hành động và lời nói của mình. Đồng thời, lứa tuổi này là giai đoạn hình thành cái nên nhân cách của trẻ, nên trường học thường dạy trẻ những điều chuẩn mực nhất từ cử chỉ tới lời nói. Và trẻ cũng học luôn các thói quen không tốt của cha mẹ, thầy cô giáo, những người xung quanh,… Và nhiều khi ta dạy trẻ làm thế này thế kia nhưng lại mâu thuẫn với mục đích của mình. Ví như như khi bạn nói con không được đánh bạn, nhưng bây giờ chính bạn lại đánh con cho con chừa… Như thế thì trẻ lại mâu thuẫn và sẽ học theo bố mẹ và khi thấy ai có lỗi thì đánh người đó. Các bậc cha mẹ cần chú ý những điều này khi dạy dỗ con.

Thu My – Thy Thy


Nguồn: http://dochoihahuy.com/bo-lam-nao-de-giup-con-bo-thoi-quen-bat-chuoc.html

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Sắp đến tết rồi cha mẹ nên dậy bé chúc tết như thế nào ?


Khi chúc Tết không phải chỉ có người lớn mới cần phải chúc nhau mà trẻ em cũng nên học cách chào hỏi đầu năm để tạo thêm thật nhiều may mắn cho mọi người. Khi trẻ nhỏ đã bắt đầu có thể nói lưu loát và rõ ràng thì cha mẹ nên bắt đầu tập cho trẻ cách chúc Tết nhé!



 Sắp đến tết rồi cha mẹ nên dậy bé chúc tết như thế nào ?



Dạy trẻ biết lịch sự và lễ phép
Trẻ em thường rất hiếu động và tinh nghịch, chưa ý thức được lịch sự, tôn kính là như thế nào? Cha mẹ nên dạy trẻ những phép lịch sự ngay từ khi còn nhỏ để tạo thành thói quen tốt cho trẻ. Khi có khách tới nhà người lớn cần có không gian riêng để trò chuyện, trẻ nhỏ có thể cùng ngồi với người lớn nhưng phải giữ trật tự, không xen ngang hoặc làm ồn khi người lớn nói chuyện. Để dạy được cho trẻ thói quen này thì ngay từ khi trẻ còn nhỏ, khi nhà có khách cha mẹ không nên tán thành chuyện trẻ được phép nghịch ngợm trong phòng khách. Ngoài ra, cha mẹ nên dạy trẻ gặp người lớn thì phải vòng tay, cúi đầu nhẹ chào hỏi đầu tiên để rèn cho trẻ sự lễ phép.

Tạo cho trẻ sự tự tin trước người lạ
Tết là dịp gia đình đưa trẻ đi nhiều nơi và gặp gỡ nhiều người, trẻ nhỏ lần đầu gặp người lạ sẽ cảm thấy lạ lẫm và thiếu tự tin. Để một đứa trẻ gặp người lạ nào cũng có thể giao tiếp được bình thường là chuyện không hề đơn giản, cha mẹ thường phải nhắc nhở trẻ mới chào hỏi chứ đừng nói tới chuyện chúc Tết này nọ. Để tránh tình trạng trẻ thiếu tự tin khi gặp người lạ, cha mẹ nên giới thiệu cho trẻ biết về người trẻ sẽ được gặp, nên dùng đại từ nhân xưng mang tính gia đình cho trẻ cảm thấy gần gũi, quen thuộc (cô, chú, bác…). Khi nói chuyện, người lớn nên chủ động hỏi han và cùng trò chuyện cùng trẻ để trẻ cảm thấy gần gũi và dễ dàng hòa nhập hơn. Nếu người lớn chủ động chúc Tết trẻ thì nên dùng những câu đơn giản, không quá cầu kỳ cho trẻ dễ hiểu và cảm nhận được thành ý của mọi người. Khi trẻ đã cảm thấy gần gũi với người mình mới gặp lần đầu thì không có gì khó khăn để trẻ đem những lời chúc tốt đẹp gửi tới người đó.
Dạy trẻ những câu chúc Tết đơn giản
Trẻ nhỏ khi mới bắt đầu có thể nói rõ ràng cũng chưa thể nhớ được những câu nói quá dài. Khi dạy trẻ những câu chúc Tết thì cha mẹ nên chọn những câu đơn giản nhất cho trẻ dễ nhớ. Ngoài những câu chúc Tết thông thường cha mẹ có thể sưu tầm những câu chúc Tết theo dạng vè, các câu thơ, ca dao dân gian có vần có điệu để dạy cho trẻ học thuộc vì dạng câu như vậy rất dễ thuộc lòng. Sau đây là một số câu chúc Tết vui vui bạn có thể dạy cho trẻ:

Chúc các ông, các bà, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới / Vạn sự như ý / Tỷ sự như mơ / Làm việc như thơ / Đời vui như nhạc.

Năm hết tết đến / Rước hên vào nhà / Quà cáp bao la / Một nhà không đủ / Vàng bạc đầy tủ / Gia chủ phát tài / Già trẻ trai gái / Sum vầy hạnh phúc / An lành thịnh vượng.

Chúc ông bà một  tô như ý/ Chúc cô chú một  chén an khang / Chúc anh chị một dĩa, một  dĩa tài lộc!

Cung chúc tân niên / Vạn sự bình yên / Hạnh phúc vô biên / Vui vẻ triền miên / Kiếm được nhiều tiền / Sung sướng như tiên

Người lớn thường rất thích trẻ nhỏ, nếu đầu năm được nghe những câu chúc Tết đáng yêu từ trẻ thì chắc chắn ai cũng cảm thấy may mắn tràn đầy.

Những câu chúc Tết nó có ý nghĩa như lời nói đẹp cầu mong may mắn đến với người thân bạn bè. Nếu trẻ nhỏ mà biết chúc mọi người những lời tốt đẹp đầu năm, thì không những khiến người được chúc vui vẻ mà còn thêm yêu quý trẻ nữa, sẽ tạo ra không khí đầm ấm và vui tươi hơn cho ngày Tết. Chúc các bạn có một cái tết vui vẻ và hạnh phúc bên những đứa con đáng yêu.

Hiểu Minh


Nguồn: http://dochoihahuy.com/sap-den-tet-roi-cha-nen-day-chuc-tet-nhu-nao.html

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Những điều cha mẹ cần dạy con khi đi ”làm khách”


Thỉnh thoảng bạn có nhận được những lời mời sang nhà bạn bè, bà con dùng bữa. Khi đó bạn dẫn con đi lúc này trẻ sẽ được hòa vào một không gian mới với nhiều người lạ. Do đó cha mẹ phải dạy trẻ biết cư xử phải phép và lịch sự khi đến nhà người khác.





Những phép lịch sự cơ bản mà bạn cần uốn nắn cho trẻ:

  • Chào hỏi người lớn đàng hoàng


  • Tự rửa tay trước bữa ăn


  • Ngồi nghiêm túc trên bàn ăn hoặc bàn khách


  • Nói và thể hiện lời cảm ơn thông qua hành động, cử chỉ


  • Biết sắp xếp đồ cá nhân, đồ chơi và những vật dụng khác một cách ngăn nắp sau khi được chủ nhà cho mượn


  • Nếu có nhu cầu đi vệ sinh, hãy lịch sự hỏi xem nhà vệ sinh ở đâu. Trong quá trình sử dụng, có gì thắc mắc, hãy hỏi chủ nhà để giữ gìn sự sạch sẽ và tránh làm hư hại các vật dụng.


Những kỹ năng này không hề khó nhưng cần phải luyện tập nhiều lần mới có thể ăn sâu vào trí nhớ của trẻ. Bạn có thể dẫn con cùng đi chơi bạn bè người thân nhưng phải theo dõi từng cử chỉ của trẻ để có thể nhắc nhở khi cần thiết. Hay khi có ai đó đến nhà bạn phải tập cho bé chào hỏi khách để thể hiện sự lịch sự.
Rửa tay trước khi ăn là một trong những phép lịch sự mẹ cần dạy cho bé

Hầu hết những đứa trẻ ở trong độ tuổi từ 3-6  thường đi cùng bố mẹ khi đến nhà người khác. Nhưng vì một lí do nào đó mà có những đứa bé chỉ đi chơi một mình. Khi đó cha mẹ không thể trực tiếp theo dõi những hành động cử chỉ của trẻ nên các bậc phụ huynh cần thiết lập mối quan hệ với những gia đình mà con thường tới chơi để có thể hỏi han tình hình con mình như thế nào khi đến đó và phối hợp uốn nắn kịp thời.

Điều này không thể làm một hai lần là trẻ đi vào nề nếp mà cần có khoảng thời gian để trẻ tiếp thu ”bài học”. Ở những lứa tuổi khác nhau chúng ta nên có những bài học khác nhau để trẻ có thể tiếp thu những điều mới mẻ và thực hành tốt. Nếu làm được điều này, bạn sẽ có được niềm hạnh phúc và tự hào của một bậc cha mẹ với đứa con ngoan ngoãn và cư xử khéo léo.

Những điểm chính cần lưu ý:
  • Trẻ từ 2 đến 6 tuổi nên cần được học các kỹ năng ứng xử cơ bản. Tùy thuộc vào từng thời điểm mà bạn có thể tập trung vào dạy trẻ những kỹ năng phù hợp.

  • Các bậc phụ huynh cần tỏ ra gương mẫu không chỉ khi làm khách mà ngay cả trong chính ngôi nhà của mình. Nếu bạn là một tấm gương tốt, các con của bạn sẽ học hỏi theo và tiến bộ rất nhanh.

  • Hãy tỏ ra bình tĩnh khi trẻ có những sai phạm và tuyệt đối không la mắng trẻ trước mặt người khác. Cách tốt nhất là nhắc nhở con một cách kín đáo để trẻ không bị xấu hổ và có thể tiếp thu một cách tốt nhất.

Thu Thúy


Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-dieu-cha-can-day-con-khi-di-lam-khach.html

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Làm gì khi bé không chịu đi học

Khi trẻ bắt đầu bước vào lớp 1 đồng nghĩa với chuyện bắt đầu một cuộc sống mới. Học lớp 1, trẻ sẽ không được chơi nhiều như còn học mẫu giáo, phải đi học đúng giờ, phải làm bài tập về nhà, là nhận điểm số, chăm chú nghe cô giáo giảng bài, học cách hòa đồng với đám đông,… Và lúc này trẻ sẽ bắt đầu chịu áp lực của một cuộc sống mới.




Là cha mẹ, bạn nên và sẽ làm gì để việc đi học không trở thành “cơn ác mộng” với trẻ? Thực ra, để trẻ không sợ chuyện đi học, cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ trước cả về tinh thần lẫn sức khoẻ. Hãy tham khảo một số cách sau đây để từng bước giúp con vượt qua nỗi sợ đi học nhé!
Tạo bước trưởng thành cho con
Cha mẹ hãy luôn nhắc nhở trẻ rằng việc vào lớp Một là một sự kiện quan trọng với con. Trẻ cần suy nghĩ rằng mình đang bắt đầu trưởng thành. Cha mẹ cũng nên kể cho con mình nghe về bản thân mình lúc bé đã làm quen với sự kiện vào lớp Một như thế nào để cho trẻ thấy mình phải thực sự trưởng thành. Cũng đừng quên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho trẻ. Hướng dẫn trẻ xếp vở vào cặp, chỉ cách bao sách vở.

Tăng cường sức khỏe cho trẻ
Ngoài việc chuẩn bị về mặt tâm lý, trẻ còn cần được chuẩn bị tốt về mặt thể chất nữa. Bạn hãy nâng cao khả nâng miễn dịch cho trẻ như uống vitamin, cùng trẻ tập thể dục. Cho trẻ làm quen với giờ giấc cố định như mấy giờ ăn cơm, đi học, tối ngủ lúc mấy giờ,… để đảm bảo sức khỏe của trẻ khi học.

Tạo sự tự tin cho trẻ
Có nhiều cách làm trẻ tự tin khi bước vào trường lớp mới. Quần áo gọn gàng, sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ. Khi các bé tranh thủ làm quen với các bạn học cùng lớp, thì còn ba mẹ hãy làm quen với ba mẹ của những trẻ khác để có thể giao lưu, trao đổi thông tin về chăm sóc trẻ. Trò chuyện với cô giáo và nhắc đến cô giáo hằng ngày với sự thân tình, không nên đem cô giáo ra dọa trẻ.

Dạy con ngoan thói quen tập trung khi học
Khi bước vào những ngày đầu tiên đi học ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen tâp trung khi ngồi học từ 10 phút đến 20 phút. Bằng nhiều cách như cùng vẽ với con, cùng con xếp hình nhưng mà ở trên bàn học cứ không phải trên giường hay sàn nhà.

Tâm sự với trẻ
Bất cứ vấn đề nào con gặp ở trường cũng có thể khiến con vào tình trạng căng thẳng. Trước những tình trạng như thế cha mẹ nên kể cho trẻ nghe những kỷ niệm vui của mình lúc đi học, thường xuyên trò chuyện với con về những ngày đầu tiên đi học, hạn chế đưa ra sự đánh giá về con hay bạn con. Hãy tạo cho trẻ cảm xúc thoải mái khi đánh giá một điều gì đó.

Đừng tạo sức ép cho mình và con
Khi bước vào môi trường mới, trẻ thường hay nhõng nhẽo, hay cáu và bướng bỉnh. Đó chỉ là những hành động khi trẻ bị căng thẳng. Bạn có thể giúp trẻ làm những việc mà trước đó trẻ làm một cách tự lập như dọn đồ chơi, xếp tập vở.

Cùng con học bài
Với những ngày đầu không quen với việc học bài, làm bài tập, cha mẹ có thể ngồi cùng con làm toán, đọc bài và từ từ tạo cho con tạo một góc học tự lập nếu không có ba mẹ cho đến khi bé đã làm quen được với môi trường mới. Điều này, khiến trẻ sẽ có trách nhiệm hơn với việc học của mình.

Thư giãn cùng nhau
Các bậc phụ huynh hãy suy nghĩ giản dị hơn, đừng quan trọng hóa vấn đề khi con mình vào lóp 1, mà hãy nghĩ rằng trẻ sẽ còn có một quãng đường dài phải đi. Gia đình hãy cùng nhau vui đùa có thể giúp trẻ giải tỏa căng thẳng thần kinh. Mọi chuyện sẽ đi qua, chỉ có ấn tượng và cảm xúc lưu lại và nhớ mãi về những ngày đầu đến trường của trẻ.

Thanh Trúc
Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-gi-khi-khong-chiu-di-hoc.html

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Làm sao khi bé quá theo mẹ


Việc bé hay bám mẹ là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi bé quá đeo bám, không muốn rời xa mẹ dù trong thời gian rất ngắn thì sẽ không còn việc bình thường nữa. Đó cũng là lúc bạn cần phải “cai mẹ” cho bé!



 



Khi bé chỉ biết đến mẹ, bám rịt và không chịu để ai đụng tới bé sẽ gây ra tâm lí khó chịu, mệt mỏi cho mẹ và cả những người thân trong gia đình. Không những vậy, việc mà trẻ hay bám mẹ hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển tính cách độc lập của bé sau này, và khiến bé trở nên phụ thuộc, thiếu tự tin, khả năng hòa nhập với môi trường không tốt.

=> mời bạn xem thêm sản phẩm: đồ chơi ngoài trời mầm non

Đầu tiên, bạn cần điều chỉnh tâm lý cho con ngay từ nhỏ

  • Thay vì luôn luôn bế bé trên tay và ôm rịt lấy con suốt cả ngày, bạn cần phải tập cho bé thói quen tự nằm chơi một mình với vài món đồ chơi.

  • Bên cạnh người chăm sóc chính cho bé là mẹ, cũng cần có “người thay thế”, có thể là ba, ông bà hoặc người giúp việc,…dành nhiều thời gian trông nom và chơi đùa với bé. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy tự tin và nhận ra rằng còn có rất nhiều người khác cũng quan tâm và chăm sóc bé chứ không chỉ có mẹ.

  • Hãy thường xuyên dẫn bé đến các nơi công cộng như công viên, siêu thị, thư viện hoặc chỉ dạo chơi vòng quanh khu bé ở… để bé tập trung vào việc khám phá những điều mới mẻ thay vì bám riết lấy mẹ.

  • Cho bé chơi với những em bé khác để học tính hòa đồng, dạn dĩ.  Qua những trò vui chơi theo nhóm, các bé vừa học nói, vừa là hình thành khả năng thích nghi xã hội.

  • Mỗi khi thấy bé khóc, hoặc mè nheo vì không có mẹ ở bên, các bà mẹ cũng không nên chạy vào bế con ngay mà nên nói vọng vào để bé biết rằng mẹ đang ở gần, giúp bé vẫn có cảm giác mình an toàn.

Cần “cứng rắn” với chính bản thân:
  • Các bà mẹ thường có tâm lý xót con, dễ mềm lòng khi thấy con quấy khóc quá nhiều, nhưng chính lúc như vậy bạn càng phải cứng rắn, rồi bé sẽ quen. Quan trọng nhất là thái độ của mẹ khi bé khóc, bạn mà quay ra khóc cùng và ôm con thì coi như “phản tác dụng”.

  • Khi cho bé ra ngoài vui chơi với các nhóm bạn, không nên sợ con khóc, lo con bị bạn bắt nạt mà “cách ly” bé với bạn chơi. Để cho bé hòa đồng bằng cách đưa bé đến nơi có nhiều bé cùng tuổi khác. Tôn trọng cách tham gia hòa nhập của bé. Đây cũng là cơ hội để bé mở mang mối quan hệ để “cai mẹ”.…


=> sản phẩm giúp bé vui chơi trong sân trường: bập bênh nhựa

Tuy nhiên, muốn “cai mẹ” cho bé thì bạn cũng nên lưu ý:
  • Không nên biến mất đột ngột: tuyệt đối không tranh thủ khi bé mải chơi, hay say ngủ để trốn đi làm. Vì sự “biến mất” bất ngờ như thế sẽ khiến bé nảy sinh tâm lý bất an và lo sợ nhiều hơn. Việc rời khỏi bé nên được thực hiện một cách tích cực như hôn tạm biệt, mỉm cười hoặc vẫy tay với bé và dạy cho bé cũng đáp lại như vậy.

  • Để bé “cai mẹ” một cách từ từ, không vội vàng, việc này cần phải có thời gian và bạn cần cho bé làm quen. Bạn cũng đừng kỳ vọng việc trẻ bám mẹ sẽ biến mất trong một hai hôm.


Cả hai mẹ con lúc này cùng chấp nhận chuyện mẹ sẽ đi làm, bé sẽ ở nhà với ông bà hoặc những người thân khác trong gia đình. Qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ quen với việc này và hơn hết, bé sẽ quen với việc mẹ không có mặt trong một thời gian trong ngày.

Thủy Chính


Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-sao-khi-qua-theo.html

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Giúp trẻ mầm non giao lưu, kết bạn


Tại nhà trẻ, trẻ em được dạy để phát triển các kỹ năng cơ bản và những kiến thức thông qua sáng tạo và tương tác xã hội giữa các nhóm bạn với nhau. Đây cũng là những bài học sơ khai đầu đời, cho trẻ tập tễnh làm quen với đời sống xã hội, môi trường tập thể.



 



Ít ai nghĩ rằng tình bạn cũng sẽ quan trọng với trẻ, nhưng thực sự là như thế. Các bé cũng lo nghĩ rằng ngày mai ai sẽ là người cùng chơi với mình, và người cùng chơi với ai. Và việc này còn quan trọng hơn là việc chúng sẽ cùng nhau chơi trò gì.

Vì thế chúng ta nên hỗ trợ bé và không buộc bé giao tiếp trước khi bé sẵn sàng mà nên  giúp bé thích nghi nhanh chóng. Bé thích thú làm mọi thứ nếu như bạn là nền tảng vững chắc làm khuôn mẫu cho bé quan sát và noi theo.

Sau đây là một số điều bạn nên làm để giúp bé kết bạn:

  • Khuyến khích các cuộc đối thoại trong một nhóm. Khi các bé tập trung vào các cuộc thảo luận nó có thể trợ giúp các bé thiết lập một sự hợp tác và tình bạn

  • Tạo nên một trò chơi hay hoạt động nào đó mà cần có sự tham gia của nhiều bé. Ví dụ như một cuốn sách sẽ mang đến cho bọn trẻ một cơ hội để cùng xem và bàn luận, tranh cãi với nhau.

  • Các cô giáo có thể tập hợp lớp học lại để cùng nhau thảo luận, giải quyết vần đề. Hoặc khuyến khích sự tham gia của gia đình bé. Việc này rất hữu ích trong lớp học của bé khi cha mẹ mời bạn bè của bé đến chơi cùng trong các buổi ngoại khóa.


Bạn nên nhớ rằng hầu hết đa số các bé từ 7-8 tuổi nhận thức rõ tình bạn hơn đối với các bé ở mẫu giáo. Có một người bạn đặc biệt nào đó để chơi trong giờ giải lao trở thành một điều rất cần thiết đối với một số trẻ em khi họ phải đối mặt với một cuộc sống trường học phá phức tạp (với bọn trẻ).

Và đứa trẻ chỉ lúc này chỉ cảm thấy an toàn hơn khi bạn có một người bạn thân bên cạnh. Đồng thời, sự đồng cảm bắt đầu phát triển. Bé từ 7 – 8 tuổi ý thức hơn về lòng trung thành đối với người khác. Các bé trở nên quan tâm đến cảm xúc của người khác sẽ cố gắng giúp đỡ bạn bè giải quyết vấn đề. Đây là độ tuổi mà nhu cầu là người độc lập, và là một phần của một nhóm rất mạnh mẽ.

Có bạn cùng chơi và làm việc theo nhóm nhỏ là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Vì vậy, cố gắng mang lại cho con trẻ càng nhiều cơ hội làm việc & học tập  liên quan với nhau trong các nhóm gồm hai hoặc ba bạn càng tốt.

MiQi




Nguồn: http://dochoihahuy.com/giup-tre-mam-non-giao-luu-ket-ban.html