Mối quan hệ giữa cô giáo và cha mẹ rất quan trọng. Nếu cả hai cùng biết kết hợp thì việc nuôi dạy trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Dưới đây Hà Huy xin gửi tới các bậc cha mẹ một vài điều mà giáo viên mong bố mẹ hiểu được.
Kiểm tra cặp sách của con vào buổi tối
Điều này vô cùng cần thiết vì cô giáo có thể có một số điều gì đó muốn truyền đạt tới gia đình và bạn cũng cần kiểm tra xem cặp sách của con còn thiếu những gì để bổ sung cho con, chuẩn bị đi học cho ngày hôm sau. Đối với trẻ mầm non, thì 2-3 bộ quần áo kèm theo tất, khăn… trong mùa lạnh như thế này là vô cùng cần thiết. Nếu thiếu các cô sẽ phải “mượn” tạm của bạn nào đó để dùng cho con sẽ rất bất tiện. Bố mẹ cần chuẩn bị đủ để các cô đỡ vất vả hơn và sức khỏe của các con cũng cần đảm bảo hơn.
Cho cô giáo biết tình trạng của con ngày hôm nay
Có thể bạn không cần quá chi tiết những hãy bằng cách đơn giản và ngắn gọn nhất cho chúng tôi biết tình trạng của con bạn hôm nay. Điều đó sẽ giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc nuôi dạy trẻ.
Hãy chú ý đến giấc ngủ của con
Nếu trẻ thức khuya đẻ xem ti vi hay chơi điện tử thì sẽ ảnh hưởng đến việc tập trung và chú ý của trẻ vào ngày hôm sau, Vì thế bố mẹ hãy chắc chắn để con được ngủ đủ giấc. Điều này sẽ quyết định gần như năng lượng vui chơi và học tập của trẻ trong ngày.
Trao đổi với cô giáo nhiều hơn
Nhiều bậc cha mẹ do vì bận, sáng vội vàng đưa con đến trường trong tình trạng sắp muộn làm và chiều về thì đã nhá nhem tối chỉ kịp đón con mà không trao đổi gì thêm với cô. Thực tế, giáo viên vẫn mong bố mẹ quan tâm đến việc học của con. Bởi vì điều này rất quan trọng trong những năm sau nữa và đó là cầu nói để bố mẹ hiểu con hơn. Hơn nữa việc trao đổi với cô giáo sẽ giúp bố mẹ nắm bắt được một cách tóm tắt về các hoạt động trong ngày của con và cùng nhau nói chuyện về điều đó vào buổi tối vừa để ôn lại vừa thêm gắn kết với con.
Bố mẹ có thể hỏi cô giáo bất kỳ điều gì
Giao tiếp, trao đổi, tương tác nhiều hơn với nhà trường là điều mà giáo viên nào cũng mong muốn ở các bậc cha mẹ. Thầy cô xem giáo dục là một quá trình hợp tác giữa họ và bố mẹ vì vậy nếu bạn có những câu hỏi, hay vấn đề gì quan tâm hãy nói với giáo viên. Bố mẹ trao đổi và hợp tác càng rõ ràng thì việc học tập của con ở trường sẽ càng tốt hơn.
Nắm vững về quá trình học tập của con
Biết về giáo viên của trẻ và chắc chắn rằng bạn có thể dễ dàng liên lạc với họ qua điện thoại hoặc email. Tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh. Và quan trọng nhất hãy luôn hỏi thăm và trò chuyện với con về những việc xảy ra trên trường và lớp.
Thông cảm nếu trẻ có “mách”khi bị đánh
Tất nhiên, không bố mẹ nào muốn con mình có vết xây xước nào đó mỗi chiều đón con sau khi tan sở. Nhưng việc trẻ con vui chơi, va chạm và có “tranh giành” là điều hết sức bình thường. Dù các cô đã cố gắng kiểm soát nhưng không thể triệt để được. Nếu hậu quả không quá lớn như chỉ một vết xước nhỏ thì bố mẹ cũng vui vẻ và thông cảm hơn.
Tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường
Đừng bỏ lỡ những sự kiện quan trọng hay các hoạt động ngoại khóa của trường học ví dụ như cuộc thi tài năng, đêm hội vật lý… Phụ huynh sẽ giúp con hiểu được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của các hoạt động ngoại khóa. Điều này chắc chắn không chỉ giúp cho con của bạn thành công hơn ở trường mà còn giúp con lưu giữ được những kỉ niệm đẹp của cuộc đời học sinh.
Theo Seatimes
Nguồn: http://dochoihahuy.com/co-giao-mam-non-muon-noi-voi-cac-bo-8-dieu-nay.html
Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018
Cô giáo mầm non muốn nói với các bố mẹ 8 điều này
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018
10 món đồ cha mẹ không nên mua cho con
Tổ chức phản đối đồ chơi gây hại cho trẻ em. Ở (Mỹ) vừa lên danh sách những đồ chơi cha mẹ thiếu kiến thức mới mua cho con.
Những danh sách những món đồ chơi cho bé mà có trong nhà, cha mẹ hãy đảm bảo không xuất hiện những thứ này – đó là lời cảnh báo của tổ chức phản đối những đồ chơi gây hại cho trẻ Hoa Kỳ (WATCH). Bảng danh sách được thiết lập sau cuộc thanh tra hàng trăm đồ chơi không an toàn do một nhóm người tiêu dùng thực nghiệm và rút ra.
Nếu con có những món đồ chơi này hoặc gần giống những món đồ này, cha mẹ nên loại bỏ chúng ngay lập tức:
Súng
Súng là một trong những loại đồ chơi…dở và không an toàn nhất cho trẻ. Chưa nói đến những loại súng có thể bắn đạn giả hay nước gây nguy hiểm, súng cũng không an toàn với trí não và tâm hồn trẻ. Mua súng cho con chưa bao giờ là hành động được đánh giá cao của các bậc cha mẹ
Mời bạn xem thêm sản phẩm của chúng tôi:
- đồ chơi ngoài trời
- giường ngủ mầm non
- rào chắn cầu thang
Xe lắc với bánh xe quá trơn
Với loại xe lắc này, trẻ em chỉ cần ngồi lên, dùng ghi đông để điều khiển và đạp chân là có thể lao đi vun vút. Xe lắc có bánh xe quá trơn có thể khiến trẻ bị trượt xa, dễ gây tai nạn. Vì sàn xe thấp, nếu bé chơi dưới lòng đường hay xỉa hè, một số phương tiện xe cộ có thể không quan sát kịp, rất nguy hiểm cho trẻ. Tốt nhất, mẹ nên chọn loại xe lắc có tốc độ phù hợp với con, đồng thời cho bé chơi tại những khu vực bằng phẳng, tránh xa đường phố.
Tên lửa pháo bông
Loại tên lửa này được thiết kế dưới dạng một thân chai, phía trong chứa rất nhiều ruy băng đủ sắc phào. Khi được bắn lên trời, những ruy băng này sẽ vỡ tung rất đẹp. Tuy nhiên, nhà sản xuất đã “quên” không bán kèm kính bảo hộ mắt cho trẻ em
Thú bông lông mềm
Những chú nhím lông mềm được quảng cáo là đồ chơi dành cho bé sơ sinh của hãng S . Vậy nhưng nếu những sợi “lông mềm” của chú nhím này bay vào mũi hay họng của trẻ thì mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng rắc rối.
Búp bê sơ sinh
Dạy trẻ 6-24 tháng tuổi cách nhận biết các bộ phận trên gương mặt và cơ thể là lời quảng cáo rất hấp dẫn của hãng JC. Tuy nhiên một số búp bê dành cho trẻ sơ sinh này lại có phần đầu gắn nơ vô cùng nguy hiểm nếu trẻ gặm và nuốt phải – gây hóc nghẹn hoặc thậm chí tử vong.
Bộ dụng cụ đa sắc cho trẻ học nhạc
Bộ đồ chơi này được bán cho trẻ sơ sinh trên 12 tháng tuổi. Tuy nhiên không một ai có thể cảnh báo thanh dùi gỗ dài kia có thể chọc và miệng và gây nghẹt đường thở của trẻ.
Bút chì kết hợp súng cao su
Nhà sản xuất đã ghi chú dặn dò trẻ em là “chơi an toàn”, vậy nhưng nhiều người vẫn không hiểu súng cao su sẽ chơi ban toàn bằng cách nào !?
Cung tên
Cung tên có thể gây tổn thương mắt nếu trẻ vô tình bắn trúng bạn bè.
Theo Khám Phá
Nguồn: http://dochoihahuy.com/10-mon-cha-khong-nen-mua-cho-con.html
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018
Vì sao trẻ ở thành thị biếng ăn hơn ?
Sự phát triển của trẻ sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tôi chỉ đề cập đến vấn đề ăn uống của trẻ. Ai cũng thừa nhận rằng cha mẹ ở thành thị có nhiều kiến thức về nuôi dưỡng con cái hơn cha mẹ ở nông thôn, chất dinh dưỡng bổ sung cần thiết cho trẻ ở thành thị cũng tốt hơn ở nông thôn… Nhưng lại có một nghịch lý: trẻ thành thị biếng ăn hơn trẻ nông thôn. Vì sao?
Bụng lúc nào cũng no
Ở thành thị, điều kiện sống các gia đình thường tốt nên việc chăm sóc con cái cũng thuận lợi. Tuy nhiên, chính vì sung sướng quá, một số trẻ không còn cảm giác thèm thuồng. Trong nhà, thức gì cũng có sẵn, trẻ muốn ăn, uống là được đáp ứng ngay. Đến bữa cơm, cha mẹ lại muốn con ăn nhiều, đủ chất nhưng bản thân trẻ chẳng hề mong muốn, chỉ còn cách ép chúng ăn. Điệp khúc lặp lại nhiều lần khiến ăn uống trở thành một cực hình với trẻ. Khi trẻ quá đầy đủ, bụng dạ lúc nào cũng no thì không bao giờ có được cảm giác đói và ngon miệng.
Thực đơn cứng nhắc
Thực đơn thường được xây dựng trên nguyên tắc chung, áp dụng cho số đông. Một số cha mẹ thực hiện quá máy móc khi dựa vào những thực đơn này mà không hiểu con mình thích ăn gì, uống gì, thể chất, tâm trạng của con ra sao. Mỗi đứa trẻ là một trường hợp khác biệt. Việc ăn uống luôn gắn liền với chế độ sinh hoạt, tâm lý của trẻ, ứng xử trong gia đình, điều kiện sống… Có trẻ dù đã no nhưng khi mẹ xúc cơm vẫn thích ăn, trong khi trẻ khác thì đói mấy cũng vẫn quay đầu bên này, bên kia để tránh cái muỗng. Có bác sĩ khuyên: nếu trẻ không uống sữa bình thì đừng cho bú mẹ mà cứ bỏ đói, đói quá trẻ sẽ bú bình. Đó là lý thuyết. Còn thực tế, những bà mẹ từng tập cho con bú bình sẽ hiểu cảm giác con khóc ngằn ngặt vì khát sữa mẹ, nhưng vẫn kiên quyết không mút cái núm cao su. Vì vậy cho con ăn uống là một nghệ thuật, phải kết hợp sự tư vấn, giúp đỡ của chuyên gia, nhưng đồng thời cũng nên áp dụng thật khéo với con mình.
Cha mẹ bất hòa
Không khí tâm lý trong gia đình ảnh hưởng rõ rệt đến việc ăn uống của trẻ. Nếu gia đình vui vẻ thì trẻ thường háo hức, còn gia đình căng thẳng sẽ khiến trẻ không muốn ăn, thậm chí có cảm xúc sợ sệt, lo âu. Hơn nữa, khi gia đình bất hòa, chắc chắn việc cho con trẻ ăn uống cũng khó có được sự âu yếm, dỗ dành, thay vào đó là sự cục cằn, làm trẻ sợ hãi và biếng ăn.
Ăn vì điều kiện
Một số trẻ biếng ăn có thể do cha mẹ ít có thời gian quan tâm chăm sóc, nên bé biếng ăn để mong muốn được sự quan tâm nhiều hơn của cha mẹ. Một số trẻ khác lại xem việc ăn uống như một điều kiện để buộc cha mẹ đáp ứng. Chẳng hạn: ăn hết bát cơm này mẹ sẽ mua cho con chiếc ô tô có điều khiển… Nhiều lần như thế trẻ sẽ coi việc ăn uống như là một sự ràng buộc mà không còn thích thú.
“Ông hoàng con”
Điều này diễn ra phổ biến. Ở thành thị, cha mẹ có khi chăm chút thái quá việc ăn uống của con. Dường như trẻ dưới năm tuổi thì cha mẹ ít khi để con tự xúc cơm, tự uống sữa, mà lại “cung phụng” trẻ. Còn ở nông thôn, đứa trẻ ba tuổi có thể tự xúc cơm, tự uống sữa, khá hoàn thiện những động tác cầm đũa, cầm thìa. Ngoài ra, một số cha mẹ thành thị thích con tròn trịa nên cố ép con ăn nhiều. Báo hại, trẻ càng lúc càng lười ăn uống.
Đó là một vài nguyên nhân khiến trẻ thành thị biếng ăn. Ở nông thôn có nhiều lý do khiến trẻ ham thích ăn uống. Chẳng hạn, trẻ lâu ngày được ăn món mới nên háo hức. Trẻ được ăn ít bữa, không có điều kiện ăn vặt, trẻ lại chạy nhảy, vận động chân tay nhiều nên nhanh đói. Cha mẹ nông thôn ít khi bắt ép con phải ăn thế này thế kia, trẻ thích thì ăn không thì thôi. Không quan tâm thái quá đến trọng lượng, dinh dưỡng của con nên cha mẹ ở nông thôn cũng xem chuyện ăn uống là việc nhẹ nhàng…
Tóm lại, các bà mẹ hãy nuôi con không chỉ theo khoa học mà còn phải có nghệ thuật. Hãy lắng nghe để hiểu con mình và đừng áp đặt cảm giác chủ quan của người lớn cho những thiên thần bé bỏng.
Theo PN
Nguồn: http://dochoihahuy.com/vi-sao-tre-o-thanh-thi-bieng-hon.html
Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018
Đồ chơi Hà Huy - Niềm tin của sự phát triển
Các bậc phụ huynh vì thương con nên thường lo sợ bé gặp những ảnh hưởng bên ngoài cũng như những ảnh hưởng khi các bé tham gia những hoạt động ngoài trời tại các khu vui chơi trẻ em nên các bậc phụ huynh ngại, nên không cho các bé vui chơi qua những hoạt động đó thay vào đó là cho các bé coi và chơi những trò chơi điện tử bằng ipad, điện thoại ít vận động cơ thể khiến cho cơ thể của các bé trở nên thụ động trong việc giao tiếp kể cả học tập. Sau những giờ học căng thẳng các bé có thể cùng nhau vui chơi những trò như: đồ chơi ngoài trời, bóng nhựa, với những em trẻ nhỏ thì có thể tham gia những trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn như hồ câu cá.
Không chỉ ở những trẻ nhỏ mà ngay kể cả bản thân người lớn cũng phải có một không gian để giải trí đầu óc sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Việc cho các bé tham gia những trò chơi tại các khu vui chơi trẻ em hay xe điện đụng cũng là nhu cầu cấp thiết. Nếu chúng ta cứ khăng khăng giữ chúng ở trong nhà thì chính chúng ta đã và đang hủy hoại đến sự phát triển của các bé. Đồ Chơi Hà Huy một trong những thương hiệu được thị trường tiếp nhận một cách đông đảo.
Chuyên cung cấp và cung ứng những thiết bị sản phẩm thiết bị, đồ chơi mầm non chất lượng uy tín và đảm bảo an toàn cho các bé khi tham gia trò chơi.
Vấn đề lựa chọn những trò chơi sao cho phù hơp với lứa tuổi của các bé cũng là vấn đề khá là quan trọng. Nên khi các bé tham gia trò chơi như đồ chơi cảm giác mạnh, xe điện đụng, nhà phao – nhà hơi…. các bậc phụ huynh nên lưu ý đọc những thông tin hướng dẫn mà nhà sản xuất cung cấp đề phòng những rủi ro không đáng đến với các bé.
Với đội ngũ nhân viên thiết kế và sản xuất chuyên nghiệp. Luôn lựa chọn những nguyên vật liệu nhập khẩu có chất lượng và luôn luôn thấu hiểu tâm lí của quý khách các bậc phụ huynh và các bé nhỏ. Đồ chơi Hà Huy sẽ đem lại những khoẳng khắc vui chơi thoải mái cho các bé mà các bậc phụ huynh không phải lo ngại về sự an toàn.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/choi-ha-huy-niem-tin-cua-su-phat-trien.html
Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018
Những bất thường ở trẻ em 6-8 tuổi
Nếu bé yêu nhà bạn đang có nhiều biểu hiện chậm phát triển dưới đây, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra để có được những lời khuyên xác đáng từ các chuyên gia. Đôi khi một vài điểm bất thường so với những bạn đồng trang lứa không phải là thảm họa vì mỗi bé có tốc độ phát triển riêng.
Kỹ năng vận động
“Vận động” ở đây gồm cả những hoạt động toàn thân như chạy nhảy, lăn, trườn, xoay và vận động riêng của đôi bàn tay, các ngón tay. Một vài dấu hiệu cho thấy trẻ đang tuột lại so với các bạn đồng trang lứa:
-Trẻ không thể tự bật nhảy, nhảy dây, nhảy lò cò hay chạy một cách bình thường
-Trẻ thường hay va đập vào đồ vật trong nhà, vấp và ngã
-Không điều khiển được những quả banh nhỏ
-Không thể chạy xe đạp 2 bánh mà phải gắn bánh phụ khi đã sau 8 tuổi.
-Dễ mỏi mệt khi vận động
-Không viết chữ trên một hàng được, chữ viết to và không ngay ngắn
-Không thể tự cột dây giày và tự mặc quần áo
-Cần phải có người giúp tắm rửa, đi vệ sinh và ăn uống
-Không phân biệt được phương hướng bên phải và trái
Khả năng nói và hiểu
Trong khi nhiều trẻ nói rất nhiều và tỏ ra vô cùng lanh lợi, một số trẻ lại chậm chạp hơn trong việc phát triển khả năng này. Dưới đây là một số biểu hiện bất thường mà mẹ cần chú ý:
-Nhận được những phản hồi không tốt từ giáo viên về khả năng diễn đạt của bé
-Buồn phiền khi đi học hoặc tham gia các sân chơi vì không thể diễn đạt hay thể hiện bản thân
-Không tìm được từ chính xác để diễn tả những gì mình muốn nói
-Nói những câu sai ngữ pháp cơ bản
-Không hiểu được lời cô giáo hay các bạn cùng lớp nói
-Gặp khó khăn khi tập đọc
Ngoài ra cha mẹ nên để cho bé chơi những trò chơi tốt như :
- Bộ đồ chơi xúc cát
- Bóng nhựa
- Xe chòi chân cho bé
Khả năng giao tiếp
Những bé 6 đến 8 tuổi rất hoạt bát và thích kết bạn, hỏi han và nói chuyện ngay cả với những người mới lần đầu gặp gỡ. Nếu bé gặp những vấn đề trong giao tiếp xã hội như dưới đây, bạn nên lưu ý theo dõi và đưa con đến gặp bác sĩ nếu cần thiết.
-Bé chỉ thích chơi một mình
-Bé không biết giải quyết tình huống khi gặp thử thách, hoặc không thể đưa ra giải pháp riêng của mình
-Không quan tâm đến việc vui chơi, thờ ơ với những trẻ em khác
-Chỉ tập trung mối quan tâm vào bản thân mình
Bất thường về trí tuệ
Những bài kiểm tra IQ hay EQ là một cách để mẹ biết bé có bất thường nào không. Ngoài ra, mẹ có thể căn cứ trên những biểu hiện dưới đây để biết bé có gặp vấn đề gì hay không.
-Bé phải “vật lộn” vất vả để giới thiệu bản thân
-Mẹ nhận được những phản ánh của giáo viên, chẳng hạn như cô lặp đi lặp lại yêu cầu nhưng bé không hiểu
-Bé chán nản và thất vọng khi học hay không thích lớp học
Nguồn: http://dochoihahuy.com/nhung-bat-thuong-o-tre-em-6-8-tuoi.html
Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018
Làm thế nào khi con bị bắt nạt ở trường
Để giúp con đương đầu với những kẻ bắt nạt thì cũng có rất nhiều cách. Bằng cách nói chuyện và chia sẻ cùng bé, những giải pháp mà công ty Hà Huy chúng tôi chia sẻ giúp trẻ không bị bắt nạt ở trường. Nhà trường cũng góp một phần to lớn trong việc giúp giải quyết nạn bắt nạt, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự chủ động của bạn và con
Để con nói
Nếu con không tự nói ra những vấn đề mình gặp phải, bạn có thể chủ động hỏi han bé vài ngày một lần. Hỏi bé về những buổi học ở trường, môn học bé yêu thích, những người bạn của bé… Đồng thời, kể cho bé nghe một ngày của bạn như thế nào, những trường hợp gần giống như bắt nạt mà bạn gặp phải: “Khi mẹ lái xe về thì có mấy người đi đằng sau cứ bấm còi liên tục, rất là cáu kỉnh nhé.”
Lưu ý, việc hỏi về việc con bị bắt nạt ngay khi mới tan trường có vẻ không phải là giải pháp hay. Bạn cần đợi một thời gian đến khi bé đã được thư giãn. “Con chơi với ai vào bữa trưa thế? Hôm nay con có gặp bạn Bình không ? Rồi hai con đã chơi trò gì với nhau?”
Giúp bé trình bày với giáo viên
Cũng giống như việc nói chuyện với bạn bè, bé con cũng cần nói chuyện với giáo viên và những nhân viên có thể giúp chúng ở trường. Đây là phần khó nhất, bởi việc tìm sự giúp đỡ làm cho trẻ cảm thấy mình hèn nhát – rằng mình không cần giúp đỡ hoặc các bạn sẽ khinh thường mình nếu làm vậy. Bé cũng sợ hậu quả của lời tố cáo này sẽ tình trạng bắt nạt có thể tồi tệ hơn. Bạn cần cho con thấy người lớn có thể hỗ trợ bé như thế nào trong việc chấm dứt tình trạng bắt nạt.
Luyện tập với trẻ
Việc chỉ cho bé những từ nên nói và hành động cần làm khi bị bắt nạt là một cách tốt để cải thiện tình trạng này. Nếu bé con của bạn liên tục bị trêu chọc, tỏ ra phớt lờ những lời khiêu khích có thể làm những kẻ bắt nạt thấy chán, nhưng việc này khá là khó với một đứa trẻ chỉ mới lên 6.
Cử chỉ quay đi và bước sang chỗ khác là những điểu đầu tiên bạn và bé nên thử – bước đi với cái đầu ngẩng cao, và một thái độ dửng dưng, kiểu như những kẻ châm chọc chỉ là bọn ngốc.
Sau đó thử một hành động cứng rắn hơn và hét lên “Không” hay điều gì đại khái như là “Bạn thật là ích kỷ” sau đó bước đi thật nhanh. Điều đó sẽ làm tên bắt nạt ngạc nhiên và làm suy nghĩ liệu có nên làm như thế một lần nữa hay không.
Trong lớp học có thể sẽ khó hơn một chút. Làm sao để kẻ bắt nạt bị chê cười đây? Những câu nói hài hước có thể là một giải pháp.
Đề cử một vài sự trả đũa cho trẻ và xem trẻ thích kiểu nào, sau đó luyện tập cùng với trẻ. Chẳng hạn, làm mặt xấu và nói với những tay bắt nạt: “Ooo, đó là những gì bạn có thể làm à, chẳng hay ho gì cả!”
Bé sẽ cần một thời gian để thành thạo, nên đừng vội buồn khi bạn thất bại trong lần đầu tiên. Tuy vậy, sự an toàn vẫn là quan trọng nhất. Khi một nhóm kẻ bắt nạt đang vòi tiền và đe dọa bạo lực, tốt hơn là nên đưa cho chúng thứ mà chúng đang đòi hỏi và tìm cách thích hợp sau đó.
Bạn và bé sẽ còn phải cùng nhau chỉ ra thời điểm nào cần phải gọi người hỗ trợ, và người giúp sức này là ai.
Ghi chép
Viết lại mỗi việc xảy ra bao gồm địa điểm và những điều đã xảy ra, sự ứng phó của con của bạn và của cả giáo viên nếu có. Sẽ có ích khi nói chuyện với nhà trường với một bản ghi chép về những điều đã xảy ra trong tay – nó cũng giúp cho bạn và bé biết được mọi chuyện đang tốt dần lên hay xấu dần đi.
Biểu đạt cảm xúc
Tranh vẽ, những bài thơ… có thể là một kênh hiệu quả để bé giãi bày cảm xúc của mình. Điều này cũng hỗ trợ trong quá trình giải quyết nạn bắt nạt khi phối hợp cùng nhà trường.
Gây dựng lòng tự tin
Bị bắt nạt có thể khiến bé mất lòng tin vào bản thân. Bé có thể cảm thấy mình bị cô lập, không có ai muốn chơi với bé. Lúc này, việc xây dựng tình bạn với những trẻ em khác sẽ khiến bé mạnh mẽ hơn. Bạn nên tổ chức những bữa tiệc nhỏ và để bé mời bạn bè đến nhà chơi, hoặc tìm đến các vị phụ huynh có con học cùng lớp để tổ chức một cuộc đi chơi chung. Một nhóm bạn bè sẽ tốt hơn là đơn thương độc mã trước kẻ bắt nạt.
Bắt nạt không phải là một hiện tượng hiếm gặp ở các trường học. Ở mức độ nhẹ, bé có thể tự xử lý và những ký ức xấu sẽ mờ đi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, ba mẹ chính là người đóng vai trò quan trọng nhất giúp bé vượt qua thử thách này.
MarryBaby
Nguồn: http://dochoihahuy.com/lam-nao-khi-con-bi-bat-nat-o-truong.html
Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 4 tuổi đến 8 tuổi
Để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện thì dinh dưỡng là một phần không thể thiếu được. Cho trẻ ăn như thế nào để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, bạn đã biết chưa?
Rau củ: Một khẩu phần bằng nửa củ: khoai tây, khoai lang, bắp hoặc nửa chén rau bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ đã qua chế biến hoặc 1 chén xà lách hay rau lá xanh; hoặc nửa chén đậu (khô hay đóng hộp) đã qua chế biến.
Ngũ cốc và cơm: Một khẩu phần gồm 1 lát bánh mì hoặc nửa chén cơm, nui, mì hoặc nửa chén cháo hoặc 2/3 chén ngũ cốc lúa mì hoặc 1 bánh bông lan.
Nhóm thực phẩm: Sữa, đạm và một số thức ăn hạn chế
Sữa: Một khẩu phần bằng 1 ly 250ml sữa ít béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi hoặc 2 lát phô mai hoặc 3/4 ly khoảng 200g yaourt hoặc nửa chén phô mai mềm.
Thịt, cá, trứng, đậu hạt: Một khẩu phần gồm 65g thịt bò nạc, cừu, bê, heo đã qua chế biến, một tuần chỉ nên ăn tối đa 455g hoặc 80g thịt gà nạc đã qua chế biến hoặc 100g phi lê cá hoặc 170g đậu hũ hoặc 2 cái trứng hoặc 30g đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương.
Các loại thực phẩm hạn chế: Không nên ăn thực phẩm có chất béo cao, nhiều đường và muối như bánh ngọt, bánh quy, bánh xốp và đồ chiên. Có thể dùng một lượng nhỏ từ 7-10g dầu, bơ chưa bão hoà để nấu ăn.
Trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 8 cần nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ ở cả 5 nhóm dinh dưỡng. Lượng thực phẩm tiêu thụ sẽ tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ hoạt động của mỗi trẻ. Trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, trẻ nên có một phần trái cây, bốn phần rau củ, một đến hai phần sữa, bốn phần bánh mì, ngũ cốc hoặc cơm và một phần thịt, cá.
Các em cần uống nhiều nước lọc để đảm bảo sức khoẻ và giải khát tốt nhất, đặc biệt vào những ngày nóng nực hay khi hoạt động ra nhiều mồ hôi. Tránh các loại nước ngọt, nước trái cây, nước và sữa pha hương liệu, nước uống thể thao và nước tăng lực.
Gợi ý thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ:
Nhóm thực phẩm: Trái cây, rau củ, ngũ cốc và cơm
Trái cây: Một khẩu phần gồm 1 trái táo hay chuối, cam, lê hoặc 2 trái mận hay kiwi , mơ hoặc 1 chén trái cây đóng hộp xắt miếng không đường.
Nguồn: http://dochoihahuy.com/che-dinh-duong-cho-tre-tu-4-tuoi-den-8-tuoi.html